Điều 75 Luật Thủy sản 2017
1. Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất ở trên tàu cá, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng.
2. Thuyền trưởng có quyền quy định tại
a) Đại diện cho chủ tàu cá và những người có lợi ích liên quan đến tài sản hoặc sản phẩm thủy sản trong quá trình hoạt động hoặc khai thác thủy sản;
b) Không cho tàu cá hoạt động trong trường hợp xét thấy chưa đủ điều kiện an toàn cho người và tàu cá, an toàn thực phẩm, an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;
c) Từ chối tiếp nhận hoặc buộc phải rời khỏi tàu cá đối với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không đủ trình độ chuyên môn theo chức danh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật;
d) Yêu cầu cứu nạn, cứu hộ trong trường hợp tàu cá gặp nguy hiểm;
đ) Quyết định sử dụng biện pháp cấp bách để đưa tàu cá đến nơi an toàn trong tình thế cấp thiết.
3. Thuyền trưởng có nghĩa vụ quy định tại
a) Phổ biến, hướng dẫn, phân công, đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá thực hiện quy định an toàn hàng hải, an toàn lao động, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường;
b) Kiểm tra thuyền viên, người làm việc trên tàu cá và trang thiết bị, giấy tờ của tàu cá, thuyền viên, người làm việc trên tàu cá trước khi tàu cá rời bến;
c) Cập nhật thông tin về vị trí tàu cá, số thuyền viên, người làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật; xuất trình giấy tờ với cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
d) Trường hợp thiên tai xảy ra phải đôn đốc thuyền viên, người làm việc trên tàu cá sẵn sàng ứng phó, điều động tàu tránh trú an toàn;
đ) Trường hợp tàu cá bị tai nạn phải có biện pháp ứng phó kịp thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền;
e) Trên tàu cá có người bị nạn phải tìm mọi biện pháp cứu chữa; trường hợp có người chết phải giữ gìn tài sản, di chúc, đồng thời thông báo với đài thông tin duyên hải gần nhất, chủ tàu cá, gia đình người bị nạn hoặc cơ quan có thẩm quyền;
g) Chỉ cho tàu cá cập cảng có tên trong danh sách cảng cá chỉ định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố đối với tàu cá hoạt động từ vùng khơi trở ra;
h) Trường hợp bất khả kháng phải bỏ tàu cá, thuyền trưởng phải là người cuối cùng rời tàu;
i) Trường hợp phát hiện tàu cá khác bị tai nạn, phải đưa tàu cá đến hỗ trợ ứng cứu kịp thời và thông báo cho đài thông tin duyên hải gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền; chấp hành lệnh điều động tàu thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn của cơ quan có thẩm quyền;
k) Ghi, nộp nhật ký khai thác thủy sản; nộp báo cáo khai thác thủy sản; xác nhận sản lượng thủy sản khai thác;
l) Chịu trách nhiệm trong trường hợp tàu cá vi phạm quy định về khai thác thủy sản bất hợp pháp.
4. Trường hợp phát hiện hành vi phạm tội quả tang, người đang bị truy nã trên tàu khi tàu cá đã rời cảng, thuyền trưởng có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Bắt hoặc ra lệnh bắt người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã;
b) Áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết, lập hồ sơ theo quy định của pháp luật;
c) Bảo vệ chứng cứ; chuyển giao người bị bắt, hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền khi cập cảng cá Việt Nam đầu tiên hoặc cho tàu công vụ của Việt Nam đang thực thi nhiệm vụ trên biển hoặc thông báo cho cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan này nếu tàu hoạt động thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam.
Luật Thủy sản 2017
- Số hiệu: 18/2017/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 21/11/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1059 đến số 1060
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Sở hữu nguồn lợi thủy sản
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động thủy sản
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản
- Điều 8. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản
- Điều 9. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản
- Điều 10. Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Điều 11. Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
- Điều 12. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
- Điều 13. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Điều 14. Tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản
- Điều 15. Khu bảo tồn biển
- Điều 16. Thành lập khu bảo tồn biển
- Điều 17. Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Điều 18. Quản lý nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
- Điều 19. Quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 20. Nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 21. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 22. Quỹ cộng đồng
- Điều 23. Quản lý giống thủy sản
- Điều 24. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
- Điều 25. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
- Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
- Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
- Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
- Điều 29. Kiểm định giống thủy sản
- Điều 30. Nhãn, hồ sơ vận chuyển giống thủy sản
- Điều 31. Quản lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 32. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 33. Điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 34. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 35. Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 36. Nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 37. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán, nhập khẩu, sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Điều 39. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
- Điều 40. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 41. Quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
- Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản
- Điều 43. Giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thủy sản
- Điều 44. Giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
- Điều 45. Thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản
- Điều 46. Quyền của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
- Điều 47. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
- Điều 48. Quản lý vùng khai thác thủy sản
- Điều 49. Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển
- Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
- Điều 51. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản
- Điều 52. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
- Điều 53. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
- Điều 54. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
- Điều 55. Điều kiện cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 56. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 58. Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 59. Quyền và trách nhiệm của giám sát viên
- Điều 60. Khai thác thủy sản bất hợp pháp
- Điều 61. Xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác
- Điều 62. Quản lý đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá
- Điều 63. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 66. Xuất khẩu tàu cá, nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần
- Điều 67. Bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá
- Điều 68. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
- Điều 69. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
- Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá
- Điều 71. Đăng ký tàu cá
- Điều 72. Xóa đăng ký tàu cá
- Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá
- Điều 74. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
- Điều 75. Thuyền trưởng tàu cá
- Điều 76. Quản lý tàu công vụ thủy sản
- Điều 77. Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- Điều 78. Phân loại cảng cá
- Điều 79. Mở, đóng cảng cá
- Điều 80. Quản lý cảng cá
- Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức quản lý cảng cá
- Điều 82. Quy định đối với tàu cá Việt Nam ra, vào cảng cá
- Điều 83. Quy định đối với tàu nước ngoài hoạt động thủy sản tại Việt Nam ra, vào cảng cá
- Điều 84. Phân loại khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- Điều 85. Quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- Điều 86. Công bố danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- Điều 87. Chức năng của Kiểm ngư
- Điều 88. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm ngư
- Điều 89. Tổ chức Kiểm ngư
- Điều 90. Kiểm ngư viên
- Điều 91. Thuyền viên tàu kiểm ngư
- Điều 92. Cộng tác viên kiểm ngư
- Điều 93. Phương tiện, trang thiết bị, trang phục của kiểm ngư
- Điều 94. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động kiểm ngư
- Điều 95. Điều động, huy động lực lượng, phương tiện trong hoạt động kiểm ngư
- Điều 96. Mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản
- Điều 97. Bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản
- Điều 98. Nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản
- Điều 99. Chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 100. Chợ thủy sản đầu mối