Mục 1 Chương 3 Luật Thủy sản 2017
1. Giống thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam;
b) Được công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định;
c) Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng;
d) Được kiểm dịch theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giống thủy sản; quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ; trình Chính phủ ban hành Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam;
b) Hướng dẫn kiểm tra về điều kiện của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; chất lượng giống thủy sản trong sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của Luật này và pháp luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa; quy định trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp kỹ thuật xử lý vi phạm chất lượng giống thủy sản; hướng dẫn cập nhật thông tin giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập;
b) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
c) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;
d) Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
2. Tổ chức, cá nhân ương dưỡng giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản thực hiện kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở.
3. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy chứng nhận.
4. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy chứng nhận;
b) Cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại
c) Cơ sở có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy chứng nhận.
5. Chính phủ quy định chi tiết điều kiện, thời gian kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; nội dung, trình tự, thủ tục cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.
Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có quyền sau đây:
b) Được tham gia tập huấn về quy định liên quan đến giống thủy sản;
c) Quảng cáo giống thủy sản theo quy định của pháp luật về quảng cáo;
d) Khiếu nại, tố cáo, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố sự phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng theo quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lượng giống thủy sản đã công bố;
b) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng để bảo đảm chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã công bố;
c) Sản xuất giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; bảo đảm an toàn sinh học trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản;
d) Thực hiện ghi nhãn giống thủy sản theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
đ) Cập nhật thông tin, báo cáo trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo quy định;
e) Thực hiện ghi chép, lưu giữ hồ sơ trong quá trình sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản phục vụ truy xuất nguồn gốc;
g) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
h) Tuân thủ quy định về thời hạn sử dụng giống thủy sản bố mẹ.
Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
1. Giống thủy sản nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; trường hợp nhập khẩu giống thủy sản không có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
3. Tổ chức, cá nhân được xuất khẩu giống thủy sản trong các trường hợp sau đây:
a) Không có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;
b) Đáp ứng điều kiện trong Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện;
c) Trường hợp vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế cần xuất khẩu giống thủy sản có tên trong Danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu hoặc Danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất giống thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, môi trường, an toàn sinh học đối với giống thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam.
Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
1. Giống thủy sản phải được khảo nghiệm trong trường hợp sau đây:
a) Giống thủy sản lần đầu được tạo ra trong nước thông qua việc chọn, lai, thụ tinh hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật khác, trừ giống thủy sản được tạo ra từ kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
b) Giống thủy sản nhập khẩu để đưa vào sản xuất, kinh doanh chưa có tên trong Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
a) Có ít nhất hai nhân viên kỹ thuật trình độ đại học trở lên về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;
b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với loài thủy sản khảo nghiệm;
c) Đáp ứng điều kiện về an toàn sinh học, bảo vệ môi trường.
3. Cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tham gia vào hoạt động khảo nghiệm giống thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Được thanh toán chi phí khảo nghiệm theo thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có nhu cầu khảo nghiệm;
c) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả khảo nghiệm giống thủy sản cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả khảo nghiệm;
đ) Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình khảo nghiệm;
e) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này; quy định việc đặt tên giống, nội dung, trình tự, thủ tục khảo nghiệm giống thủy sản.
Điều 29. Kiểm định giống thủy sản
1. Giống thủy sản được kiểm định trong trường hợp sau đây:
a) Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố cơ sở khảo nghiệm giống thủy sản đủ điều kiện kiểm định giống thủy sản.
3. Cơ sở thực hiện việc kiểm định giống thủy sản có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Được tham gia vào hoạt động kiểm định giống thủy sản theo quy định của pháp luật;
b) Được thanh toán chi phí kiểm định theo quy định;
c) Từ chối cung cấp thông tin liên quan đến kết quả kiểm định giống thủy sản cho bên thứ ba, trừ trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
d) Chịu trách nhiệm về kết quả kiểm định;
đ) Bảo đảm an toàn sinh học, bảo vệ môi trường trong quá trình kiểm định.
Điều 30. Nhãn, hồ sơ vận chuyển giống thủy sản
1. Giống thủy sản khi vận chuyển phải ghi nhãn theo quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
2. Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển giống thủy sản phải có hồ sơ về chất lượng, kiểm dịch giống thủy sản theo quy định của pháp luật.
Luật Thủy sản 2017
- Số hiệu: 18/2017/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 21/11/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1059 đến số 1060
- Ngày hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Sở hữu nguồn lợi thủy sản
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động thủy sản
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản
- Điều 8. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thủy sản
- Điều 9. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản
- Điều 10. Đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Điều 11. Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản
- Điều 12. Điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của loài thủy sản
- Điều 13. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Điều 14. Tái tạo nguồn lợi thủy sản và phục hồi môi trường sống của loài thủy sản
- Điều 15. Khu bảo tồn biển
- Điều 16. Thành lập khu bảo tồn biển
- Điều 17. Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Điều 18. Quản lý nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái thủy sinh trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ
- Điều 19. Quản lý nguồn lợi thủy sản trong khu bảo tồn đất ngập nước
- Điều 20. Nguồn tài chính bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 21. Quỹ bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Điều 22. Quỹ cộng đồng
- Điều 23. Quản lý giống thủy sản
- Điều 24. Điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
- Điều 25. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
- Điều 26. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
- Điều 27. Nhập khẩu, xuất khẩu giống thủy sản
- Điều 28. Khảo nghiệm giống thủy sản
- Điều 29. Kiểm định giống thủy sản
- Điều 30. Nhãn, hồ sơ vận chuyển giống thủy sản
- Điều 31. Quản lý thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 32. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 33. Điều kiện cơ sở mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 34. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 35. Khảo nghiệm thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 36. Nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 37. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán, nhập khẩu, sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
- Điều 38. Điều kiện cơ sở nuôi trồng thủy sản
- Điều 39. Thẩm quyền cấp phép nuôi trồng thủy sản trên biển
- Điều 40. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 41. Quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản
- Điều 42. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản
- Điều 43. Giao, cho thuê, thu hồi đất để nuôi trồng thủy sản
- Điều 44. Giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
- Điều 45. Thu hồi, trưng dụng khu vực biển đã giao để nuôi trồng thủy sản
- Điều 46. Quyền của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
- Điều 47. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản
- Điều 48. Quản lý vùng khai thác thủy sản
- Điều 49. Hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản trên biển
- Điều 50. Giấy phép khai thác thủy sản
- Điều 51. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi Giấy phép khai thác thủy sản
- Điều 52. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản
- Điều 53. Điều kiện khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
- Điều 54. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam
- Điều 55. Điều kiện cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 56. Cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 58. Giám sát viên trên tàu nước ngoài hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam
- Điều 59. Quyền và trách nhiệm của giám sát viên
- Điều 60. Khai thác thủy sản bất hợp pháp
- Điều 61. Xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác
- Điều 62. Quản lý đóng mới, cải hoán, thuê, mua tàu cá
- Điều 63. Điều kiện cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 64. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá
- Điều 66. Xuất khẩu tàu cá, nhập khẩu tàu cá, thuê tàu trần
- Điều 67. Bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá
- Điều 68. Điều kiện cơ sở đăng kiểm tàu cá
- Điều 69. Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện đăng kiểm tàu cá
- Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá
- Điều 71. Đăng ký tàu cá
- Điều 72. Xóa đăng ký tàu cá
- Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của chủ tàu cá
- Điều 74. Thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
- Điều 75. Thuyền trưởng tàu cá
- Điều 76. Quản lý tàu công vụ thủy sản
- Điều 77. Quy hoạch, đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- Điều 78. Phân loại cảng cá
- Điều 79. Mở, đóng cảng cá
- Điều 80. Quản lý cảng cá
- Điều 81. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức quản lý cảng cá
- Điều 82. Quy định đối với tàu cá Việt Nam ra, vào cảng cá
- Điều 83. Quy định đối với tàu nước ngoài hoạt động thủy sản tại Việt Nam ra, vào cảng cá
- Điều 84. Phân loại khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- Điều 85. Quản lý khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- Điều 86. Công bố danh sách khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá
- Điều 87. Chức năng của Kiểm ngư
- Điều 88. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm ngư
- Điều 89. Tổ chức Kiểm ngư
- Điều 90. Kiểm ngư viên
- Điều 91. Thuyền viên tàu kiểm ngư
- Điều 92. Cộng tác viên kiểm ngư
- Điều 93. Phương tiện, trang thiết bị, trang phục của kiểm ngư
- Điều 94. Nguồn kinh phí bảo đảm hoạt động kiểm ngư
- Điều 95. Điều động, huy động lực lượng, phương tiện trong hoạt động kiểm ngư
- Điều 96. Mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản
- Điều 97. Bảo quản thủy sản, sản phẩm thủy sản
- Điều 98. Nhập khẩu, xuất khẩu thủy sản, sản phẩm thủy sản
- Điều 99. Chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm
- Điều 100. Chợ thủy sản đầu mối