Chương 4 Luật Hóa chất 2025
1. Hóa chất mới là chất chưa có trong Danh mục hóa chất quốc gia và danh mục hóa chất nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thừa nhận. Hóa chất mới chỉ được đưa vào sử dụng, lưu thông trên thị trường sau khi được đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ đăng ký hóa chất mới bao gồm:
a) Văn bản đăng ký hóa chất mới;
b) Kết quả đánh giá hóa chất mới gồm thông tin về tính chất vật lý, hóa học và đặc tính nguy hiểm của hóa chất được cung cấp bởi tổ chức đánh giá hóa chất mới quy định tại Điều 21 của Luật này.
Hồ sơ đăng ký hóa chất mới sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thông tin quy định tại điểm này được bổ sung trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký.
3. Chính phủ quy định lộ trình xây dựng Danh mục hóa chất quốc gia và thừa nhận danh mục hóa chất nước ngoài; quy định trình tự, thủ tục đăng ký hóa chất mới quy định tại khoản 1 Điều này; quy định chi tiết khoản 2 Điều này.
Điều 21. Tổ chức đánh giá hóa chất mới
1. Tổ chức đánh giá hóa chất mới bao gồm:
a) Tổ chức đánh giá sự phù hợp có đủ điều kiện để đánh giá hóa chất mới, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định;
b) Tổ chức thử nghiệm của nước ngoài được quốc gia là thành viên của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thừa nhận về đánh giá hóa chất;
c) Tổ chức thử nghiệm của quốc gia đã ký kết với nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau kết quả đánh giá sự phù hợp.
2. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 Điều này.
1. Hóa chất mới sau khi được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền được phân loại và quản lý như hóa chất cần kiểm soát đặc biệt.
2. Trong thời hạn 05 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải cập nhật thông tin, dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hóa chất về quá trình hoạt động với hóa chất mới.
3. Căn cứ kết quả đánh giá hóa chất mới và báo cáo quá trình hoạt động với hóa chất mới trong thời gian 05 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm đánh giá mức độ rủi ro về an toàn, an ninh hóa chất để đề xuất Chính phủ xem xét, quyết định phương thức quản lý phù hợp và thông báo với tổ chức, cá nhân đăng ký hóa chất mới.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 23. Phân loại, ghi nhãn hóa chất
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất có nghĩa vụ phân loại, ghi nhãn hóa chất trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả phân loại hóa chất và thông tin thể hiện trên nhãn hóa chất.
2. Việc phân loại hóa chất thực hiện theo quy tắc, hướng dẫn kỹ thuật của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất (GHS) và theo quy định chi tiết của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương về hóa chất.
3. Việc ghi nhãn hóa chất thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.
4. Việc ghi nhãn hóa chất nguy hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này và hướng dẫn của Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất.
5. Khi phát hiện đặc tính nguy hiểm mới của hóa chất chưa được thể hiện trong thông tin phân loại hóa chất, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có nghĩa vụ kịp thời thông báo cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất đó để thực hiện lại việc phân loại, ghi nhãn hóa chất theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương về hóa chất.
Điều 24. Bao bì, thiết bị chứa và hoạt động đóng gói hóa chất
Bao bì, thiết bị chứa và hoạt động đóng gói hóa chất phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
1. Đáp ứng yêu cầu về phân loại, ghi nhãn hóa chất quy định tại Điều 23 của Luật này;
2. Bao bì, thiết bị chứa và hoạt động đóng gói hóa chất phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm không bị rò rỉ, thất thoát hóa chất trong vận chuyển, tồn trữ;
3. Bao bì, thiết bị chứa hóa chất nhập khẩu thực hiện theo khuyến cáo và yêu cầu của nhà sản xuất;
4. Bao bì, thiết bị chứa hóa chất phải bảo đảm không bị hóa chất chứa bên trong ăn mòn, phá hủy.
Điều 25. Phiếu an toàn hóa chất
1. Tổ chức sản xuất hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất nguy hiểm phải lập phiếu an toàn hóa chất khi nhập khẩu hóa chất, trước khi đưa hóa chất vào sử dụng, lưu thông trên thị trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin thể hiện trong phiếu an toàn hóa chất.
2. Tổ chức bán hóa chất nguy hiểm có nghĩa vụ cung cấp phiếu an toàn hóa chất cho tổ chức, cá nhân mua hóa chất. Tổ chức, cá nhân mua hóa chất nguy hiểm có nghĩa vụ yêu cầu tổ chức bán hóa chất cung cấp phiếu an toàn hóa chất, lưu giữ phiếu an toàn hóa chất tại địa điểm tồn trữ hóa chất.
3. Tổ chức sản xuất hóa chất nguy hiểm, tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất nguy hiểm có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung phiếu an toàn hóa chất khi có thay đổi về nội dung hoặc phát hiện đặc tính nguy hiểm mới của hóa chất trước khi tiếp tục lưu thông hóa chất trên thị trường, đưa hóa chất vào sử dụng.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương về hóa chất quy định chi tiết về nội dung, biểu mẫu phiếu an toàn hóa chất.
1. Tổ chức, cá nhân khai báo, đăng ký, báo cáo, cập nhật thông tin, cập nhật dữ liệu theo quy định của Luật này có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức tiếp nhận có trách nhiệm bảo mật thông tin có liên quan đến bí quyết công nghệ, bí mật thương mại và thông tin bảo mật khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Tổ chức, cá nhân yêu cầu bảo mật có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu liên quan gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để đánh giá sự phù hợp của yêu cầu bảo mật thông tin.
2. Những thông tin không được bảo mật bao gồm:
a) Tên thương mại của hóa chất;
b) Tên của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hóa chất; tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 5 Điều 29 của Luật này;
c) Phiếu an toàn hóa chất quy định tại Điều 25 của Luật này;
d) Thông tin phục vụ phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất; ngăn chặn và hạn chế ảnh hưởng xấu do độc tính của hóa chất; thông tin cảnh báo khi sử dụng, tiếp xúc với hóa chất và cách xử lý sơ bộ trong trường hợp xảy ra sự cố hóa chất;
đ) Phương pháp phân tích để xác định khả năng phơi nhiễm đối với con người và môi trường; tóm tắt kết quả thử nghiệm độc tính của hóa chất;
e) Độ tinh khiết của hỗn hợp chất và mức độ nguy hại của phụ gia, tạp chất.
3. Cơ quan, người tiếp nhận thông tin của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cung cấp thông tin bảo mật khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 27. Lưu trữ thông tin hóa chất nguy hiểm
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải thiết lập, thường xuyên cập nhật, lưu trữ thông tin về hóa chất nguy hiểm trong hoạt động hóa chất của mình và lưu giữ hồ sơ trong thời hạn ít nhất 03 năm kể từ ngày kết thúc hoạt động đối với hóa chất đó.
2. Nội dung thông tin cần lưu trữ gồm tên khoa học, tên thương mại của hóa chất; khối lượng sản xuất, nhập khẩu, sử dụng, thải bỏ; mục đích sử dụng; phân loại nguy hiểm theo Hệ thống hài hòa toàn cầu về phân loại và ghi nhãn hóa chất; thông tin liên quan đến sự cố hóa chất, an toàn hóa chất tại cơ sở hoạt động hóa chất.
3. Trường hợp cơ sở hoạt động hóa chất có nhiều chi nhánh thì dữ liệu thông tin hóa chất nguy hiểm phải gồm tất cả các thông tin có liên quan quy định tại khoản 2 Điều này đối với cơ sở hoạt động hóa chất, các chi nhánh.
Điều 28. Nghĩa vụ cung cấp thông tin
1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp sau đây:
a) Sự cố hóa chất xảy ra trong hoạt động hóa chất;
b) Phục vụ yêu cầu phòng ngừa thảm họa tự nhiên có khả năng gây ra sự cố hóa chất trong hoạt động hóa chất;
c) Phục vụ điều tra, khảo sát để xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất, kế hoạch về phát triển ngành công nghiệp hóa chất;
d) Phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động hóa chất.
2. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin hàm lượng hóa chất nguy hiểm trong hóa chất, sản phẩm, hàng hóa chứa hóa chất nguy hiểm cho cơ quan có thẩm quyền và người sử dụng.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm cung cấp thông tin về hóa chất nguy hiểm thuộc lĩnh vực quản lý của mình theo yêu cầu để phục vụ cứu chữa, điều trị cho người chịu ảnh hưởng của sự cố hóa chất.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 29. Chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về hóa chất
1. Nhà nước thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về hóa chất; bảo đảm công khai, minh bạch, liên thông, đồng bộ và kịp thời trong việc thu thập, xử lý, khai thác và chia sẻ thông tin, dữ liệu.
2. Cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương về hóa chất công bố công khai, vận hành, nâng cấp, cập nhật thường xuyên, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng cho Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hóa chất; xây dựng cơ chế chia sẻ, sử dụng thông tin Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hóa chất.
3. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hóa chất được sử dụng để phục vụ lưu trữ, quản lý, cập nhật, tích hợp thống nhất dữ liệu về hóa chất; về hoạt động hóa chất; ngành công nghiệp hóa chất; hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm, hàng hóa; an toàn, an ninh trong hoạt động hóa chất; Danh mục hóa chất quốc gia; danh mục hóa chất nước ngoài được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận và dữ liệu khác theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương về hóa chất.
4. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hóa chất được thiết kế bảo đảm khả năng tích hợp, liên thông và chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin quốc gia, hệ thống thông tin chuyên ngành có liên quan theo quy định của pháp luật. Thông tin trên Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hóa chất được phân cấp, phân quyền cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khai thác, sử dụng cho công tác quản lý nhà nước, điều tra và xử lý vi phạm.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện chế độ cập nhật thông tin, dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hóa chất bảo đảm đầy đủ, chính xác, đúng thời hạn.
6. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm đồng bộ, chia sẻ dữ liệu liên quan đến hóa chất trên Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hóa chất.
7. Việc truy cập, khai thác và sử dụng dữ liệu trên Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hóa chất phải bảo đảm đúng thẩm quyền, đúng mục đích, tuân thủ quy định về bảo vệ bí mật nhà nước, bảo vệ dữ liệu cá nhân, bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng.
8. Nhà nước bảo đảm nguồn lực để đầu tư, xây dựng, vận hành, duy trì và phát triển Cơ sở dữ liệu chuyên ngành hóa chất; bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng và khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin quốc gia, hệ thống thông tin chuyên ngành có liên quan theo quy định của pháp luật.
9. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Hoạt động quảng cáo hóa chất được thực hiện theo quy định của pháp luật về quảng cáo đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
2. Hoạt động quảng cáo hóa chất nguy hiểm được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này. Nội dung quảng cáo hóa chất nguy hiểm phải bao gồm thông tin cảnh báo về đặc tính nguy hiểm của hóa chất, chỉ dẫn phòng ngừa tác hại của hóa chất.
Luật Hóa chất 2025
- Số hiệu: 69/2025/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/06/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/01/2026
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất
- Điều 5. Dự án hóa chất
- Điều 6. Lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm
- Điều 7. Hoạt động tư vấn chuyên ngành hóa chất
- Điều 8. Điều kiện tư vấn chuyên ngành hóa chất
- Điều 9. Phạm vi, yêu cầu đối với hóa chất có điều kiện, hóa chất cần kiểm soát đặc biệt, hóa chất cấm
- Điều 10. Sản xuất hóa chất
- Điều 11. Kinh doanh hóa chất
- Điều 12. Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh và hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế đối với hóa chất
- Điều 13. Vận chuyển hóa chất
- Điều 14. Tồn trữ hóa chất
- Điều 15. Sử dụng hóa chất
- Điều 16. Xử lý chất thải từ hoạt động hóa chất
- Điều 17. Kiểm soát mua, bán hóa chất cần kiểm soát đặc biệt
- Điều 18. Miễn cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện; Giấy phép sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; Giấy phép sản xuất, nhập khẩu hóa chất cấm; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ tồn trữ hóa chất
- Điều 19. Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh hóa chất có điều kiện; Giấy phép sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu hóa chất cần kiểm soát đặc biệt; Giấy phép sản xuất, nhập khẩu hóa chất cấm; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ tồn trữ hóa chất
- Điều 20. Đăng ký hóa chất mới
- Điều 21. Tổ chức đánh giá hóa chất mới
- Điều 22. Quản lý hóa chất mới
- Điều 23. Phân loại, ghi nhãn hóa chất
- Điều 24. Bao bì, thiết bị chứa và hoạt động đóng gói hóa chất
- Điều 25. Phiếu an toàn hóa chất
- Điều 26. Bảo mật thông tin
- Điều 27. Lưu trữ thông tin hóa chất nguy hiểm
- Điều 28. Nghĩa vụ cung cấp thông tin
- Điều 29. Chuyển đổi số trong quản lý nhà nước về hóa chất
- Điều 30. Quảng cáo hóa chất
- Điều 31. Quy định chung về hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm, hàng hóa
- Điều 32. Công bố thông tin về hàm lượng hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm, hàng hóa
- Điều 33. Bảo đảm an toàn, an ninh trong hoạt động hóa chất
- Điều 34. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về bảo đảm an toàn, an ninh hóa chất
- Điều 35. Khoảng cách an toàn
- Điều 36. Huấn luyện an toàn về chuyên ngành hóa chất
- Điều 37. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 38. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 39. Thực hiện Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 40. Trang thiết bị, nhân lực ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 41. Phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
- Điều 42. Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh
- Điều 43. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hóa chất trong bảo vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng
- Điều 44. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nơi có cơ sở hoạt động hóa chất trong bảo vệ môi trường và an toàn cho cộng đồng
- Điều 45. Công khai thông tin về an toàn hóa chất
- Điều 46. Trách nhiệm xử lý hóa chất, sản phẩm chứa chất độc không rõ nguồn gốc; hóa chất, sản phẩm chứa chất độc bị tịch thu; xử lý chất độc tồn dư của chiến tranh