Mục 3 Chương 2 Luật Giáo dục 2005
MỤC 3: GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Điều 32. Giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
1. Trung cấp chuyên nghiệp được thực hiện từ ba đến bốn năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, từ một đến hai năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
2. Dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ một đến ba năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng.
Điều 33. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh.
Trung cấp chuyên nghiệp nhằm đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng thực hành cơ bản của một nghề, có khả năng làm việc độc lập và có tính sáng tạo, ứng dụng công nghệ vào công việc.
Dạy nghề nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo.
Điều 34. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp
1. Nội dung giáo dục nghề nghiệp phải tập trung đào tạo năng lực thực hành nghề nghiệp, coi trọng giáo dục đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu đào tạo của từng nghề, nâng cao trình độ học vấn theo yêu cầu đào tạo.
2. Phương pháp giáo dục nghề nghiệp phải kết hợp rèn luyện kỹ năng thực hành với giảng dạy lý thuyết để giúp người học có khả năng hành nghề và phát triển nghề nghiệp theo yêu cầu của từng công việc.
Điều 35. Chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp
1. Chương trình giáo dục nghề nghiệp thể hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục nghề nghiệp, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm yêu cầu liên thông với các chương trình giáo dục khác.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định ngành về chương trình trung cấp chuyên nghiệp, quy định chương trình khung về đào tạo trung cấp chuyên nghiệp bao gồm cơ cấu nội dung, số môn học, thời lượng các môn học, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, thực tập đối với từng ngành, nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung, trường trung cấp chuyên nghiệp xác định chương trình đào tạo của trường mình.
Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan, trên cơ sở thẩm định của hội đồng thẩm định ngành về chương trình dạy nghề, quy định chương trình khung cho từng trình độ nghề được đào tạo bao gồm cơ cấu nội dung, số lượng, thời lượng các môn học và các kỹ năng nghề, tỷ lệ thời gian giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm mục tiêu cho từng ngành, nghề đào tạo. Căn cứ vào chương trình khung, cơ sở dạy nghề xác định chương trình dạy nghề của cơ sở mình.
2. Giáo trình giáo dục nghề nghiệp cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức, kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục đối với mỗi môn học, ngành, nghề, trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục nghề nghiệp.
Giáo trình giáo dục nghề nghiệp do Hiệu trưởng nhà trường, Giám đốc trung tâm dạy nghề tổ chức biên soạn và duyệt để sử dụng làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng, Giám đốc trung tâm dạy nghề thành lập.
Điều 36. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
1. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp bao gồm:
a) Trường trung cấp chuyên nghiệp;
b) Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề, lớp dạy nghề (sau đây gọi chung là cơ sở dạy nghề).
2. Cơ sở dạy nghề có thể được tổ chức độc lập hoặc gắn với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, cơ sở giáo dục khác.
Điều 37. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp
1. Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp, chương trình bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề, có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự kiểm tra và nếu đạt yêu cầu thì được Thủ trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp cấp chứng chỉ nghề.
2. Học sinh học hết chương trình trung cấp chuyên nghiệp, có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp.
3. Học sinh học hết chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp trung cấp nghề. Sinh viên học hết chương trình dạy nghề trình độ cao đẳng, có đủ điều kiện theo quy định của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước về dạy nghề thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Hiệu trưởng nhà trường cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề.
Luật Giáo dục 2005
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Mục tiêu giáo dục
- Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
- Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân
- Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
- Điều 6. Chương trình giáo dục
- Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ
- Điều 8. Văn bằng, chứng chỉ
- Điều 9. Phát triển giáo dục
- Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
- Điều 11. Phổ cập giáo dục
- Điều 12. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
- Điều 13. Đầu tư cho giáo dục
- Điều 14. Quản lý nhà nước về giáo dục
- Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo
- Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục
- Điều 17. Kiểm định chất lượng giáo dục
- Điều 18. Nghiên cứu khoa học
- Điều 19. Không truyền bá tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác
- Điều 20. Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục
- Điều 21. Giáo dục mầm non
- Điều 22. Mục tiêu của giáo dục mầm non
- Điều 23. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
- Điều 24. Chương trình giáo dục mầm non
- Điều 25. Cơ sở giáo dục mầm non
- Điều 26. Giáo dục phổ thông
- Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
- Điều 28. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
- Điều 29. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa
- Điều 30. Cơ sở giáo dục phổ thông
- Điều 31. Xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học và cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông
- Điều 32. Giáo dục nghề nghiệp
- Điều 33. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
- Điều 34. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp
- Điều 35. Chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp
- Điều 36. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Điều 37. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp
- Điều 38. Giáo dục đại học
- Điều 39. Mục tiêu của giáo dục đại học
- Điều 40. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học
- Điều 41. Chương trình, giáo trình giáo dục đại học
- Điều 42. Cơ sở giáo dục đại học
- Điều 43. Văn bằng giáo dục đại học
- Điều 44. Giáo dục thường xuyên
- Điều 45. Yêu cầu về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên
- Điều 46. Cơ sở giáo dục thường xuyên
- Điều 47. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên
- Điều 48. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
- Điều 49. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 50. Thành lập nhà trường
- Điều 51. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
- Điều 52. Điều lệ nhà trường
- Điều 53. Hội đồng trường
- Điều 54. Hiệu trưởng
- Điều 55. Hội đồng tư vấn trong nhà trường
- Điều 56. Tổ chức Đảng trong nhà trường
- Điều 57. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường
- Điều 58. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
- Điều 59. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học trong nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội
- Điều 60. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học
- Điều 61. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học
- Điều 62. Trường chuyên, trường năng khiếu
- Điều 63. Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật
- Điều 64. Trường giáo dưỡng
- Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường dân lập, trường tư thục
- Điều 66. Chế độ tài chính
- Điều 67. Quyền sở hữu tài sản, rút vốn và chuyển nhượng vốn
- Điều 68. Chính sách ưu đãi
- Điều 70. Nhà giáo
- Điều 71. Giáo sư, phó giáo sư
- Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo
- Điều 73. Quyền của nhà giáo
- Điều 74. Thỉnh giảng
- Điều 75. Các hành vi nhà giáo không được làm
- Điều 76. Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Điều 77. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
- Điều 78. Trường sư phạm
- Điều 79. Nhà giáo của trường cao đẳng, trường đại học
- Điều 80. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
- Điều 81. Tiền lương
- Điều 82. Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Điều 83. Người học
- Điều 84. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non
- Điều 85. Nhiệm vụ của người học
- Điều 86. Quyền của người học
- Điều 87. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước
- Điều 88. Các hành vi người học không được làm
- Điều 89. Học bổng và trợ cấp xã hội
- Điều 90. Chế độ cử tuyển
- Điều 91. Tín dụng giáo dục
- Điều 92. Miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
- Điều 93. Trách nhiệm của nhà trường
- Điều 94. Trách nhiệm của gia đình
- Điều 95. Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh
- Điều 96. Ban đại diện cha mẹ học sinh
- Điều 97. Trách nhiệm của xã hội
- Điều 98. Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục
- Điều 101. Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục
- Điều 102. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục
- Điều 103. Ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học
- Điều 104. Khuyến khích đầu tư cho giáo dục
- Điều 105. Học phí, lệ phí tuyển sinh
- Điều 106. Ưu đãi về thuế trong xuất bản sách giáo khoa, sản xuất thiết bị dạy học, đồ chơi
- Điều 107. Hợp tác quốc tế về giáo dục
- Điều 108. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với nước ngoài
- Điều 109. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam
- Điều 110. Công nhận văn bằng nước ngoài
- Điều 111. Thanh tra giáo dục
- Điều 112. Quyền hạn, trách nhiệm của Thanh tra giáo dục
- Điều 113. Tổ chức, hoạt động của Thanh tra giáo dục