Mục 2 Chương 2 Luật Giáo dục 2005
1. Giáo dục phổ thông bao gồm:
a) Giáo dục tiểu học được thực hiện trong năm năm học, từ lớp một đến lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là sáu tuổi;
b) Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học, từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi;
c) Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong ba năm học, từ lớp mười đến lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, có tuổi là mười lăm tuổi.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định những trường hợp có thể học trước tuổi đối với học sinh phát triển sớm về trí tuệ; học ở tuổi cao hơn tuổi quy định đối với học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, học sinh người dân tộc thiểu số, học sinh bị tàn tật, khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh trong diện hộ đói nghèo theo quy định của Nhà nước, học sinh ở nước ngoài về nước; những trường hợp học sinh học vượt lớp, học lưu ban; việc học tiếng Việt của trẻ em người dân tộc thiểu số trước khi vào học lớp một.
Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
3. Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
4. Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Điều 28. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
1. Nội dung giáo dục phổ thông phải bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học.
Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật.
Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.
Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh.
2. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Điều 29. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa
1. Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông.
2. Sách giáo khoa cụ thể hóa các yêu cầu về nội dung kiến thức và kỹ năng quy định trong chương trình giáo dục của các môn học ở mỗi lớp của giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục phổ thông.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình giáo dục phổ thông, duyệt sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông, trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa.
Điều 30. Cơ sở giáo dục phổ thông
Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
1. Trường tiểu học;
2. Trường trung học cơ sở;
3. Trường trung học phổ thông;
4. Trường phổ thông có nhiều cấp học;
5. Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.
1. Học sinh học hết chương trình tiểu học có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Hiệu trưởng trường tiểu học xác nhận trong học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học.
2. Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng phòng giáo dục và đào tạo huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện) cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
3. Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông có đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Luật Giáo dục 2005
- Số hiệu: 38/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/06/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 3 đến số 4
- Ngày hiệu lực: 01/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Mục tiêu giáo dục
- Điều 3. Tính chất, nguyên lý giáo dục
- Điều 4. Hệ thống giáo dục quốc dân
- Điều 5. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
- Điều 6. Chương trình giáo dục
- Điều 7. Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số; dạy ngoại ngữ
- Điều 8. Văn bằng, chứng chỉ
- Điều 9. Phát triển giáo dục
- Điều 10. Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
- Điều 11. Phổ cập giáo dục
- Điều 12. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục
- Điều 13. Đầu tư cho giáo dục
- Điều 14. Quản lý nhà nước về giáo dục
- Điều 15. Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo
- Điều 16. Vai trò và trách nhiệm của cán bộ quản lý giáo dục
- Điều 17. Kiểm định chất lượng giáo dục
- Điều 18. Nghiên cứu khoa học
- Điều 19. Không truyền bá tôn giáo trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác
- Điều 20. Cấm lợi dụng các hoạt động giáo dục
- Điều 21. Giáo dục mầm non
- Điều 22. Mục tiêu của giáo dục mầm non
- Điều 23. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục mầm non
- Điều 24. Chương trình giáo dục mầm non
- Điều 25. Cơ sở giáo dục mầm non
- Điều 26. Giáo dục phổ thông
- Điều 27. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
- Điều 28. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
- Điều 29. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa
- Điều 30. Cơ sở giáo dục phổ thông
- Điều 31. Xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học và cấp văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông
- Điều 32. Giáo dục nghề nghiệp
- Điều 33. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
- Điều 34. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục nghề nghiệp
- Điều 35. Chương trình, giáo trình giáo dục nghề nghiệp
- Điều 36. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp
- Điều 37. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp
- Điều 38. Giáo dục đại học
- Điều 39. Mục tiêu của giáo dục đại học
- Điều 40. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học
- Điều 41. Chương trình, giáo trình giáo dục đại học
- Điều 42. Cơ sở giáo dục đại học
- Điều 43. Văn bằng giáo dục đại học
- Điều 44. Giáo dục thường xuyên
- Điều 45. Yêu cầu về chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục thường xuyên
- Điều 46. Cơ sở giáo dục thường xuyên
- Điều 47. Văn bằng, chứng chỉ giáo dục thường xuyên
- Điều 48. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
- Điều 49. Trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân
- Điều 50. Thành lập nhà trường
- Điều 51. Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể nhà trường
- Điều 52. Điều lệ nhà trường
- Điều 53. Hội đồng trường
- Điều 54. Hiệu trưởng
- Điều 55. Hội đồng tư vấn trong nhà trường
- Điều 56. Tổ chức Đảng trong nhà trường
- Điều 57. Đoàn thể, tổ chức xã hội trong nhà trường
- Điều 58. Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường
- Điều 59. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học trong nghiên cứu khoa học, phục vụ xã hội
- Điều 60. Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học
- Điều 61. Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường dự bị đại học
- Điều 62. Trường chuyên, trường năng khiếu
- Điều 63. Trường, lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật
- Điều 64. Trường giáo dưỡng
- Điều 65. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường dân lập, trường tư thục
- Điều 66. Chế độ tài chính
- Điều 67. Quyền sở hữu tài sản, rút vốn và chuyển nhượng vốn
- Điều 68. Chính sách ưu đãi
- Điều 70. Nhà giáo
- Điều 71. Giáo sư, phó giáo sư
- Điều 72. Nhiệm vụ của nhà giáo
- Điều 73. Quyền của nhà giáo
- Điều 74. Thỉnh giảng
- Điều 75. Các hành vi nhà giáo không được làm
- Điều 76. Ngày Nhà giáo Việt Nam
- Điều 77. Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo
- Điều 78. Trường sư phạm
- Điều 79. Nhà giáo của trường cao đẳng, trường đại học
- Điều 80. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ
- Điều 81. Tiền lương
- Điều 82. Chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
- Điều 83. Người học
- Điều 84. Quyền của trẻ em và chính sách đối với trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non
- Điều 85. Nhiệm vụ của người học
- Điều 86. Quyền của người học
- Điều 87. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước
- Điều 88. Các hành vi người học không được làm
- Điều 89. Học bổng và trợ cấp xã hội
- Điều 90. Chế độ cử tuyển
- Điều 91. Tín dụng giáo dục
- Điều 92. Miễn, giảm phí dịch vụ công cộng cho học sinh, sinh viên
- Điều 93. Trách nhiệm của nhà trường
- Điều 94. Trách nhiệm của gia đình
- Điều 95. Quyền của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh
- Điều 96. Ban đại diện cha mẹ học sinh
- Điều 97. Trách nhiệm của xã hội
- Điều 98. Quỹ khuyến học, Quỹ bảo trợ giáo dục
- Điều 101. Các nguồn tài chính đầu tư cho giáo dục
- Điều 102. Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục
- Điều 103. Ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học
- Điều 104. Khuyến khích đầu tư cho giáo dục
- Điều 105. Học phí, lệ phí tuyển sinh
- Điều 106. Ưu đãi về thuế trong xuất bản sách giáo khoa, sản xuất thiết bị dạy học, đồ chơi
- Điều 107. Hợp tác quốc tế về giáo dục
- Điều 108. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với nước ngoài
- Điều 109. Khuyến khích hợp tác về giáo dục với Việt Nam
- Điều 110. Công nhận văn bằng nước ngoài
- Điều 111. Thanh tra giáo dục
- Điều 112. Quyền hạn, trách nhiệm của Thanh tra giáo dục
- Điều 113. Tổ chức, hoạt động của Thanh tra giáo dục