Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CÀ MAU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 95/KH-UBND

Cà Mau, ngày 07 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU

Thực hiện Công văn số 718/BKHCN-KHTC ngày 31/3/2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

A. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2021

Trên cơ sở thực hiện kế hoạch khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo (KH,CN&ĐMST) năm 2020; tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán 06 tháng đầu năm và ước thực hiện 06 tháng cuối năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch KH,CN&ĐMST và dự toán ngân sách KH&CN năm 2021 với các yêu cầu cụ thể sau đây:

1. Thực hiện việc đánh giá kế hoạch KH,CN&ĐMST năm 2021:

1.1. Kết quả nổi bật của các hoạt động quản lý nhà nước, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong từng lĩnh vực:

a) Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng:

- Quản lý chất lượng: Trong năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021, lấy 153 mẫu1 sản phẩm, hàng hóa để khảo sát, theo dõi tình hình chất lượng. Kết quả có 18 mẫu không đạt về chất lượng và ghi nhãn hàng hóa (tập trung vào nhóm sản phẩm như: xăng E5 - RON 92, mũ bảo hiểm, dầu nhờn, thiết bị điện - điện tử, đồ chơi trẻ em). Các mẫu không đạt đã thông tin đến các cơ sở sản xuất được biết để có biện pháp quản lý tốt hơn sản phẩm của mình và đồng thời thông tin đến các cơ quan chức năng biết để tiến hành kiểm tra, thanh tra xử lý theo quy định. Ước 06 tháng cuối năm lấy 90 mẫu, đạt 100% kế hoạch.

- Lĩnh vực hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical barriers to trade - TBT): Năm 2020, cập nhật và đề nghị đưa 148 tin liên quan đến các hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng và hàng rào kỹ thuật trong thương mại lên Trang Thông tin điện tử của Sở để thông tin, cảnh báo đến các doanh nghiệp; 06 tháng đầu năm 2021 đưa 71 tin lên Trang Thông tin điện tử của Sở. Ước đến cuối năm đưa 130 tin, đạt 100% kế hoạch.

- Hoạt động tư vấn, dịch vụ công: Tư vấn và lập hồ sơ tiêu chuẩn cơ sở cho các sản phẩm: bánh phồng tôm, mắm cá lóc, dưa bồn bồn; sản phẩm công nghệ: vàng trang sức; đăng ký mã số mã vạch cho các sản phẩm: bánh phồng tôm, tôm đông, dưa bồn bồn, mắm cá lóc, nước mắm, tương hạt; góp phần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

- Hoạt động kiểm định phương tiện đo: Năm 2020 đã kiểm định được 23.269 phương tiện đo các loại; 06 tháng đầu năm 2021, kiểm định được 11.727 phương tiện đo. Ước 06 tháng cuối năm kiểm định 10.273 PTĐ, đạt 100% kế hoạch. Thông qua hoạt động kiểm định góp phần đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ sức khỏe, an toàn trong sản xuất.

- Giải thưởng Chất lượng Quốc gia (GTCLQG): Năm 2020, đã tham mưu đề xuất Hội đồng GTCLQG xét tặng Giải Vàng cho 01 doanh nghiệp; 06 tháng đầu năm 2021, tiếp nhận bản đăng ký tham dự của 02 doanh nghiệp và hướng dẫn 02 doanh nghiệp trên viết báo cáo theo 07 tiêu chí của giải thưởng.

- Công bố hợp chuẩn: Năm 2020, đã hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn cho 02 doanh nghiệp với các sản phẩm: Gạo ST 24 hữu cơ; Cọc bê tông ly tâm dự ứng lực, Cống hộp bê tông cốt thép và Ống cống bê tông cốt thép.

- Kết quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 đối với cơ quan hành chính nhà nước theo Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ: tổng số cơ quan hành chính nhà nước đang áp dụng và công bố HTQLCL theo TCVN ISO 9001:2015 trong giải quyết thủ tục hành chính là 137 đơn vị (gồm 36 đơn vị cấp tỉnh; 101 đơn vị cấp xã, phường, thị trấn). Năm 2020, kiểm tra và hướng dẫn việc áp dụng, duy trì ISO tại 137 đơn vị (kiểm tra thực tế tại trụ sở cơ quan, trên phần mềm và qua hồ sơ báo cáo). Nhìn chung, đa số các cơ quan đã thực hiện đúng và đầy đủ theo yêu cầu của Quyết định 19/2014/QĐ-TTg ngày 05/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chưa kịp thời cập nhật, bổ sung đầy đủ các nội dung theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO lên phần mềm ISO điện tử. Đoàn kiểm tra đã nhắc nhở các đơn vị tiến hành cập nhật, bổ sung các nội dung lên phần mềm ISO điện tử đầy đủ theo quy định.

- Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành: Kế hoạch thực hiện Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất (Đề án 100) giai đoạn 2021 - 2025. Đến nay đã triển khai cho 03 huyện U Minh, Năm Căn, Ngọc Hiển với 03 Nhãn hiệu tập thể đã được bảo hộ gồm: Cua Năm Căn, Tôm khô Rạch gốc và Mật ong U Minh Hạ và 04 sản OCOP, tiếp nhận 18 bản đăng ký tham gia áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc của các Hộ kinh doanh sử dụng các nhãn hiệu trên; Kế hoạch triển khai “Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025” theo Quyết định số 1322/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 và Quyết định số 36/QĐ-TTg ngày 11/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

b) Sở hữu trí tuệ, đánh giá - thẩm định và giám định công nghệ; Ứng dụng năng lượng nguyên tử, đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân, Ứng dụng và đổi mới công nghệ:

- Đánh giá - thẩm định và giám định công nghệ: Năm 2020 và 06 tháng đầu năm 2021 đã tổ chức 02 Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ để thẩm định công nghệ dự án đầu tư2; gửi lấy ý kiến chuyên gia tư vấn độc lập thẩm định công nghệ cho 01 dự án đầu tư 3, có ý kiến về công nghệ cho 86 dự án đầu tư. Phần lớn các dự án thẩm định công nghệ đạt và triển khai thực hiện.

- Ứng dụng năng lượng nguyên tử, đảm bảo an toàn bức xạ và hạt nhân: Năm 2020 và 6 tháng đầu năm năm 2021, đã cấp mới được 21 giấy phép cho 33 thiết bị X-quang; cấp 13 chứng chỉ nhân viên bức xạ cho người phụ trách an toàn cơ sở X-quang chẩn đoán trong y tế. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 01 đơn vị sử dụng 14 nguồn phóng xạ (Nhà máy Đạm Cà Mau) đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép sử dụng. Nhìn chung, các tổ chức cá nhân trên địa bàn nghiêm túc chấp hành tốt các quy định của pháp luật về an toàn bức xạ và hạt nhân.

- Về sở hữu trí tuệ:

Triển khai thực hiện Chương trình xây dựng bảo hộ và quản lý phát triển các sản phẩm đặc thù và đặc sản địa phương: tổ chức 03 Hội đồng tư vấn tuyển chọn tổ chức chủ trì thực hiện dự án4; 03 Hội đồng nghiệm thu dự án5, kết quả: 03 dự án đạt loại khá; kiểm tra tiến độ, nội dung và kinh phí thực hiện của 05 dự án6; ban hành 05 quyết định công nhận kết quả dự án7. Phối hợp triển khai thực hiện 01 dự án8 thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ của Trung ương. Việc xây dựng và thực hiện các dự án thuộc Chương trình đã mang lại cho các doanh nghiệp giá trị kinh tế cao như: quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm ra công chúng, việc đăng ký, xác lập và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã từng bước xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm bảo hộ trên thị trường.

Thực hiện Phương án Hỗ trợ phát triển các nhãn hiệu đã được bảo hộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2019 - 2020 đã hỗ trợ 07 cơ sở, hợp tác xã công bố hợp quy, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; xây dựng mã số mã vạch; 70.000 tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; kiểm mẫu, phân tích giám sát chất lượng sản phẩm; thiết kế nhãn hàng hóa cho sản phẩm nhằm đáp ứng quy định về ghi nhãn hàng hóa và xây dựng hoàn thành Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Cà Mau. Nhìn chung, Phương án có tính khả thi và hiệu quả cao, góp phần phát triển thương hiệu đối với các sản phẩm đặc sản, đặc thù trong tỉnh được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; sàn giao dịch thương mại điện tử với các tính năng cho việc giao dịch thương mại điện tử, tích hợp và liên kết chuỗi các sản phẩm đặc sản để giao dịch online, hướng đến cung cấp các dịch vụ thương mại điện tử cho các sản phẩm khác của tỉnh khi các tổ chức và cá nhân có nhu cầu.

Tổ chức 03 lớp tập huấn9 và 01 cuộc Hội thảo10 với tổng số 185 đại biểu gồm đại diện các cơ quan quản lý nhà nước; Ban quản lý nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận; Hợp tác xã; các cơ sở, doanh nghiệp đã sử dụng nhãn hiệu và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến các nhãn hiệu đã được bảo hộ. Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về sở hữu trí tuệ đã được quan tâm đúng hướng; triển khai hiệu quả, phù hợp, đúng đối tượng, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra.

c) Phát triển doanh nghiệp KH&CN, thị trường KH&CN và hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, Hợp tác và hội nhập quốc tế về KH&CN:

- Trên địa bàn đến nay có 07 đơn vị đã đăng ký hoạt động KH&CN theo Nghị định 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật khoa học và công nghệ11. Nhìn chung, các đơn vị đăng ký hoạt động KH&CN chủ yếu là các đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh và của trung ương hoạt động trên địa bàn tỉnh, chưa có các đơn vị ngoài công lập đăng ký.

- Trên địa bàn tỉnh hiện có 02 doanh nghiệp KH&CN gồm: Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng Cà Mau và Công ty cổ phần Việt Nam FOOD. Riêng Công ty cổ phần Việt Nam FOOD đã triển khai thực hiện dự án “Hoàn thiện công nghệ và hệ thống thiết bị sản xuất Chitosan từ phụ phẩm tôm quy mô công nghiệp”, với tổng kinh phí thực hiện dự án 77 tỷ đồng, Bộ KH&CN hỗ trợ 19,250 tỷ đồng từ chương trình đổi mới công nghệ. Sản phẩm là dịch tôm thủy phân (Shrimp Soluble Extract - SSE) được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền quy trình chiết xuất).

- Thực hiện Quyết định số 844/QĐ-TTG ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 06/11/2017 về hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn tỉnh Cà Mau đến năm 2025; Kế hoạch số 26/KH-BCĐ ngày 07/5/2021 về Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau năm 2021, đồng thời thành lập Ban Chỉ đạo hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau và xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm. Trong năm 2020, phối hợp với VCCI Chi nhánh Cần Thơ và các đơn vị có liên quan tổ chức cuộc thi “Ý tưởng, dự án khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Cà Mau năm 2020”, ban tổ chức đã nhận hơn 80 bài dự thi của các thí sinh đến từ nhiều tỉnh khác nhau trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, qua đó có 05 ý tưởng, dự án được trao giải; trong đó có 02 dự án vào vòng chung kết Cuộc thi khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long 2020 và có 01 dự án đạt giải nhất, 01 dự án đạt giải ba. Được sự quan tâm và chỉ đạo sâu sát của các cấp, các ngành hoạt động khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh diễn ra thuận lợi, có nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, hệ sinh thái hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh chưa hoàn thiện, còn thiếu nhiều thành phần quan trọng, số lượng và chất lượng các doanh nghiệp khởi nghiệp còn ít và quy mô nhỏ.

- Về Hợp tác quốc tế: Năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 do tình hình dịch Covid-19 lĩnh vực KH&CN nên ngành khoa học và công nghệ không có nội dung hợp tác với các đối tác nước ngoài.

d) Thông tin và thống kê KH&CN:

Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, thông tin KH&CN được thực hiện thường xuyên, năm 2020 và 06 tháng đầu năm 2021, đã xuất bản online Tập san thông tin KH&CN định kỳ 06 số, cập nhật tin tức KH&CN trên 500 tin, xây dựng và phát sóng chuyên mục KH&CN trên Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau 19 chuyên mục, trên Báo Cà Mau 10 chuyên mục, tổ chức tập huấn ứng dụng KH&CN cho người dân 30 lớp với trên 1.500 lượt người tham dự. Ước 6 tháng cuối năm, xuất bản online Tập san thêm 02 số, cập nhật tin tức KH&CN trên 220 tin; phát sóng chuyên mục KH&CN trên Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau 07 chuyên mục, trên Báo Cà Mau 06 chuyên mục. Nội dung thông tin KH&CN tập trung vào kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt; kỹ thuật sản xuất ứng dụng công nghệ cao; cung cầu và đổi mới công nghệ,... đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức, cá nhân trong tỉnh.

Thực hiện Thông tư số 14/2014/TT-BKHCN ngày 11/6/2014 của Bộ KH&CN quy định về việc thu thập, đăng ký, lưu giữ và công bố thông tin về nhiệm vụ KH&CN, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 cấp 18 Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước; tổ chức điều tra, báo cáo thống kê KH&CN đúng quy định theo Thông tư số 15/2018/TT-BKHCN ngày 15/11/2018 của Bộ KH&CN Quy định chế độ báo cáo thống kê ngành KH&CN.

1.2. Tình hình thực hiện các cơ chế và chính sách quản lý KH, CN & ĐMST:

- Việc triển khai thực hiện Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14/6/2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức KH&CN công lập; Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN đã được triển khai, phổ biến cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương, đến nay tỉnh chưa nhận được những phản hồi về khó khăn, vướng mắc cần đề xuất bổ sung, điều chỉnh.

- Đối với Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 của liên Bộ Tài chính - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ KH&CN có sử dụng ngân sách nhà nước và Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 30/12/2015 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước; Nghị định số 70/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng tài sản được hình thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng vốn nhà nước... được triển khai thực hiện kịp thời, đúng quy định.

- Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương, năm 2020, tỉnh đã phê duyệt và triển khai thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy cho các (03) đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ. Về cơ chế hoạt động, các đơn vị sự nghiệp chủ động xây dựng phương án tự chủ tài chính và đảm bảo kinh phí hoạt động, có lộ trình phát triển. Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện cơ chế tài chính theo Thông tư số 90/2017/TT-BTC ngày 30/8/2017 của Bộ Tài chính gồm: Trung tâm Phân tích, kiểm nghiệm, đảm bảo một phần chi thường xuyên; Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Khoa học Công nghệ, đảm bảo chi thường xuyên từ năm 2022 (ngân sách hỗ trợ tiền lương năm 2020, 2021); Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đang thực hiện cơ chế tài chính đảm bảo chi thường xuyên từ năm 2019 đến nay.

1.3. Kết quả nổi bật của hoạt động KH,CN&ĐMST thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo:

a) Một số kết quả nổi bật bước đầu như: Ứng dụng công nghệ sinh học trong lai tạo và phục tráng một số giống lúa đặc sản có giá trị tại Cà Mau; sản xuất giống cây lâm nghiệp cấy mô; sản xuất chuối cấy mô; ứng dụng công nghệ Biofloc trong sản xuất giống tôm sú phục vụ nuôi trồng thủy sản.

Trong hoạt động sản xuất giống thủy sản, hầu hết các cơ sở sản xuất giống thủy sản trên địa bàn tỉnh Cà Mau sử dụng chế phẩm sinh học thay thế cho hóa chất và kháng sinh trong hoạt động sản xuất giống, tạo ra con giống chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, ứng dụng quy trình sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) theo công nghệ Biofloc cho các trại giống tại các huyện Ngọc Hiển và Phú Tân đạt tỷ lệ sống và năng suất khá cao.

Trong bảo vệ môi trường giảm thiểu lượng nước thải ra môi trường bên ngoài cũng được ứng dụng rộng rãi trên địa bàn tỉnh. Đến năm 2020, hoạt động xử lý nước thải, chất thải trong nuôi trồng thủy sản bằng chế phẩm sinh học được thay thế cho hóa chất. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật và phát triển các mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để nuôi tôm sú quảng canh cải tiến; nuôi tôm, cua kết hợp với các đối tượng thủy sản khác đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Về giống cây trồng: Diện tích trồng chuối bằng cây giống cấy mô đạt 320 ha (giống chuối già Nam Mỹ và chuối xiêm). Thực hiện đề tài nghiên cứu ứng dụng CNSH (Marker phân tử) vào chọn giống lúa thơm (Cà Mau 3) có khả năng chịu mặn, chất lượng cao và năng suất cao cho vùng sản xuất lúa và lúa - tôm của tỉnh Cà Mau. Về sử dụng các sản phẩm CNSH, khuyến cáo nông dân sử dụng các dòng phân bón hữu cơ vi sinh; khoáng hữu cơ... hiện nay, nông dân đã sử dụng phân bón hữu cơ khoảng 10% diện tích cây trồng.

b) Chương trình Xây dựng bảo hộ và quản lý phát triển cho các sản phẩm đặc thù và đặc sản ở địa phương (giai đoạn 2015-2020) với trung bình khoảng 03 dự án/03 sản phẩm/năm. Đến nay, toàn tỉnh có 19 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (10 nhãn hiệu tập thể, 09 nhãn hiệu chứng nhận), hiện đang triển khai thêm các dự án khác. Tư vấn hướng dẫn từ 60 đến 80 cơ sở lập hồ sơ đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp và có khoảng từ 40 đến 60 cơ sở được cấp văn bằng bảo hộ/năm. Thực hiện Phương án Hỗ trợ phát triển các nhãn hiệu đã được bảo hộ trên địa bàn tỉnh Cà Mau nhằm hỗ trợ cơ sở, hợp tác xã trong việc công bố hợp quy, xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; xây dựng mã số mã vạch; phân tích giám sát chất lượng sản phẩm; thiết kế nhãn hàng hóa cho sản phẩm;... Thông qua chương trình, nội dung hỗ trợ, việc đăng ký, xác lập và bảo hộ quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã mang lại cho các doanh nghiệp nhiều giá trị kinh tế, từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường..., góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Hàng năm, số lượng đơn và văn bằng bảo hộ đã tăng lên, hình thức bảo hộ cũng đa dạng hơn như: bảo hộ kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích...

c) Hiện nay, công nghệ chính trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp tập trung vào các nhóm lĩnh vực như: chế biến xuất khẩu thủy sản, thi công công trình xây dựng, thiết kế, in ấn quảng cáo, bao bì, trồng, khai thác và chế biến gỗ. Trong đó, công nghệ làm lạnh bằng không khí và tiếp xúc, công nghệ làm lạnh không khí Chiller; công nghệ lạnh đông Block, hệ thống cấp đông băng chuyền IQF, công nghệ cấp đông nhanh IQF & RF; công nghệ dò kim loại, tạp chất; sử dụng môi chất lỏng NH3 trong các nhà máy chế biến thủy sản được doanh nghiệp đầu tư với giá trị khá lớn. Đa số các doanh nghiệp sử dụng công nghệ trong nước, riêng đối với lĩnh vực chế biến xuất nhập khẩu thủy sản và in ấn hầu hết được các doanh nghiệp nhập ngoại từ các nước như G7, Hàn Quốc và các nước tiên tiến khác với mục tiêu tạo ra sản phẩm mới, nâng cấp chất lượng và giảm giá thành, giảm tỷ lệ lỗi và tiết kiệm năng lượng.

1.4. Đối với các bộ, cơ quan trung ương có các phòng thí nghiệm trọng điểm, cần đánh giá tình hình thực hiện các nội dung và kinh phí hỗ trợ chi thường xuyên cho hoạt động của phòng thí nghiệm trọng điểm:

Tỉnh Cà Mau chưa có các phòng thí nghiệm trọng điểm do Trung ương đầu tư. Tuy nhiên, xác định vai trò, tầm quan trọng của hoạt động kiểm nghiệm tại địa phương, nên trong năm 2018 tỉnh Cà Mau quyết định thành lập Trung tâm Phân tích, kiểm nghiệm trực thuộc Sở Khoa học và Công nghệ trên cơ sở sáp nhập các phòng thí nghiệm thuộc các sở, ngành trên địa bàn tỉnh (theo Quyết định số 2076/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau), đồng thời đang đầu tư thực hiện Dự án đầu tư tăng cường năng lực thử nghiệm đáp ứng yêu cầu quản lý của địa phương.

Tuy nhiên, phòng thử nghiệm còn đang trong lộ trình đầu tư hoàn thiện; nguồn lực còn hạn chế, nguồn thu chưa đảm bảo hoạt động; tỉnh đang tiếp tục hỗ trợ ngân sách chi tiền lương, kinh phí để duy trì hoạt động hàng năm. Định hướng đến năm 2025, Trung tâm Phân tích kiểm nghiệm trở thành phòng kiểm nghiệm tập trung của tỉnh, hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực; phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác quản lý ngành, phát triển sản xuất, kinh doanh, tập trung khai thác tối đa tiềm năng thế mạnh của tỉnh, đồng thời thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

1.5. Những khó khăn, tồn tại, vướng mắc cần khắc phục:

- Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN ngày 18/12/2019 về việc Quy định quy trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ. Tuy nhiên, đến nay Bộ KH&CN chưa ban hành văn bản quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước thuộc ngành, nhóm ngành lĩnh vực KH&CN. Do đó, Ủy ban nhân dân tỉnh chưa ban hành Quy định các quy trình theo Thông tư số 21/2019/TT-BKHCN.

- Thực hiện Quyết định số 37/2015/QĐ-TTg ngày 08/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định điều kiện thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Tại điều 5 quy định điều kiện về vốn, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn đối với Quỹ bao gồm kinh phí từ ngân sách nhà nước và kinh phí hỗ trợ, đóng góp từ bên ngoài. Tại thời điểm thành lập Quỹ, vốn tối thiểu là 5 tỷ đồng, trong đó phần kinh phí hỗ trợ, đóng góp từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước tối thiểu đạt 10%; Nguồn vốn của Quỹ do ngân sách nhà nước cấp lần đầu, vốn bổ sung để thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ hàng năm được phân bổ từ dự toán chi sự nghiệp khoa học và công nghệ, các nguồn thu từ kết quả hoạt động của Quỹ, kinh phí đóng góp từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước trực thuộc, các nguồn nhận ủy thác từ Quỹ của Bộ hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khác và khả năng huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước hợp pháp bảo đảm Quỹ hoạt động ổn định, lâu dài và hiệu quả. Quỹ có trách nhiệm duy trì, bảo toàn và phát triển nguồn vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước. Với các quy định này, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong việc huy động nguồn vốn ngoài ngân sách để thành lập và duy trì Quỹ hoạt động nên chưa thành lập.

- Việc thành lập doanh nghiệp KH&CN ở tỉnh còn hạn chế, do theo quy định tại Điều 6 về điều kiện cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ của Nghị định số 13/2019/NĐ-CP quy định: “Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định này; Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu. Có phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định”. Vì vậy, các doanh nghiệp trong tỉnh không đáp ứng được các điều kiện theo quy định khi chuyển sang doanh nghiệp KH&CN.

- Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp về tham gia giải thưởng chất lượng vẫn còn thấp, từ đó chưa thật sự khuyến khích được doanh nghiệp tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia.

1.6. Các kiến nghị về việc tổ chức, quản lý điều hành các hoạt động KH,CN&ĐMST:

Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời giao chỉ tiêu cho các đơn vị thực hiện, trong đó có việc tăng cường ứng dụng KH,CN&ĐMST coi đây là vấn đề trọng tâm để phát triển. Tuy nhiên, hoạt động đổi mới sáng tạo hiện nay còn khá mới đối với các địa phương, trong đó có tỉnh Cà Mau. Do đó, các hoạt động triển khai còn lúng túng, Bộ Khoa học và Công nghệ cần có hướng dẫn khung các nội dung để các địa phương áp dụng, triển khai thực hiện.

2. Đánh giá một số nội dung hoạt động KH&CN khác như:

2.1. Đánh giá kết quả của việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN của các chương trình và nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, chương trình và nhiệm vụ KH&CN trọng điểm cấp bộ, cấp tỉnh, cấp cơ sở và nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng, các chương trình phối hợp với Bộ KH&CN:

a) Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia:

Tiếp tục thực hiện 01 dự án nông thôn miền núi chuyển tiếp từ năm 2017, và 01 dự án bắt đầu thực hiện từ năm 2020 gồm:

- Dự án: Chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình trồng chuối già Philiphine đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở vùng U Minh Hạ tỉnh Cà Mau. Kết quả đã tiếp nhận và làm chủ 04 quy trình công nghệ về nuôi cấy mô, trồng thâm canh chuối già Philiphine, chuối Xiêm địa phương; xây dựng được mô hình nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô, tạo ra được 39.049 cây, mô hình trồng thâm canh và phòng trừ sâu bệnh hại trên chuối quy mô 100 ha, trong đó 30 ha trồng chuối Xiêm với tổng năng suất đạt 686,1 tấn, năng suất bình quân đạt 23 tấn trái/ha và 70 ha trồng chuối già Phillippine với tổng năng suất đạt 5.302,2 tấn, năng suất bình quân đạt 37,5 tấn trái/ha; đào tạo 12 cán bộ kỹ thuật, tập huấn 4 lớp về kỹ thuật trồng chuối già phillippine và chuối Xiêm địa phương cho hơn 200 lượt người dân. Dự án đang chờ nghiệm thu cấp Bộ theo quy định.

- Dự án: Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực theo tiêu chuẩn Vietgap tại vùng bắc Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Triển khai thực hiện từ năm 2020, với mục tiêu: Ứng dụng khoa học, kỹ thuật ương dưỡng giống tôm càng xanh toàn đực và nuôi trồng xen canh tôm - lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Kết quả nuôi vụ thứ nhất năm 2020, quy mô 200 ha, 136 hộ. Năng suất lúa trung bình: 3,12 tấn/ha; Sản lượng lúa năm 2020: 624 tấn. Tổng thu từ sản xuất lúa: 4.960.000.000 đồng; Năng suất tôm trung bình: 273 kg/ha; Sản lượng tôm năm 2020: 54.600 kg, tổng thu từ vụ tôm: 6.006.000.000 đồng. Tổng kinh phí thu được từ vụ sản xuất thứ nhất đạt 10.966.000.000 đồng.

Ngoài ra, tỉnh còn phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ triển khai dự án cấp quốc gia Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý “Cà Mau” cho sản phẩm tôm sú của tỉnh Cà Mau. Đến nay, đơn vị chủ trì cũng đã hoàn tất các thủ tục liên quan, nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định.

b) Tình hình thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh:

Năm 2020, tỉnh đã phê duyệt 09 nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh, cùng 08 nhiệm vụ xác lập từ Chương trình Ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới và Chương trình Ứng dụng nhân rộng kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào sản xuất và đời sống, nâng tổng số nhiệm vụ triển khai trong năm lên 17 nhiệm vụ (có phụ lục kèm theo).

Năm 2021, triển khai thực hiện 09 đề tài, dự án cấp tỉnh. Đã tổ chức hội đồng xét duyệt 08/09 đề tài, dự án12.

c) Thực hiện các dự án thuộc 03 chương trình (Chương trình Ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP, Chương trình Ứng dụng nhân rộng kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào sản xuất và đời sống, Chương trình Xây dựng bảo hộ và quản lý phát triển các sản phẩm đặc thù và đặc sản địa phương). Năm 2021, đã triển khai 1313 dự án.

d) Kết quả nghiệm thu một số đề tài, dự án:

Trong năm 2021, có nhiều mô hình ứng dụng KH&CN vào sản xuất đã được nghiệm thu14 có khả năng nhân rộng trên địa bàn, phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tập trung trong lĩnh vực nông nghiệp. Các mô hình này sẽ chuyển giao các kết quả để ứng dụng vào sản xuất và đời sống.

2.2. Tình hình và kết quả thực hiện việc xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn - quy chuẩn kỹ thuật và tác động của việc thực hiện các tiêu chuẩn - quy chuẩn kỹ thuật, các quy định của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa đến sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu v.v...

Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Luật Đo lường... ban hành đã tạo ra hành lang pháp lý cần thiết cho công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; từ đó đạt được một số kết quả nhất định, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tỉnh đã triển khai xây dựng 01 quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) và được Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế cho ý kiến đối với Kế hoạch xây dựng QCĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.

2.3. Tình hình xây dựng và thực thi chính sách hỗ trợ chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam. Đề xuất định hướng ưu tiên chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội và khả năng làm chủ, sáng tạo công nghệ trong nước:

Việc triển khai thực hiện Quyết định số 1851/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển công nghệ từ nước ngoài trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai đoạn đến năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 04/5/2019 để triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Cà Mau và lồng ghép thực hiện với Kế hoạch triển khai Chương trình phát triển công nghệ cao đến năm 2030. Tỉnh định hướng ưu tiên về các công nghệ như công nghệ số; công nghệ chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản; công nghệ trồng trọt và nuôi trồng thủy sản; công nghệ trong lĩnh vực bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản; công nghệ tái chế, tái sử dụng chất thải rắn; công nghệ xử lý nước thải...

2.4. Tình hình và kết quả thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm, trung tâm hoặc trạm, trại nghiên cứu đối với các bộ, cơ quan trung ương và Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng v.v...thuộc các Sở KH&CN tỉnh, thành phố:

Lĩnh vực kiểm nghiệm: Hiện trạng năng lực kiểm nghiệm được chứng nhận phù hợp theo ISO/IEC 17025:2017, Mã số VILAS 617 lĩnh vực sinh học, hóa học; lĩnh vực hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường được chứng nhận số hiệu: VIMCERTS 232; lĩnh vực đánh giá, chứng nhận hợp quy chỉ định phạm vi hoạt động (theo Quyết định số 179/QĐ-QLCL ngày 16/7/2019).

3. Đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ bản, nhiệm vụ tăng cường năng lực hỗ trợ nghiên cứu và nâng cấp trang thiết bị cho các phòng thí nghiệm, chống xuống cấp các tổ chức KH&CN, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng v.v... có sử dụng kinh phí sự nghiệp KH&CN hoặc kinh phí đầu tư phát triển cho KH&CN:

Lĩnh vực kiểm nghiệm: Năm 2020 thực hiện Dự án “Đầu tư tăng cường năng lực thử nghiệm đáp ứng yêu cầu quản lý của địa phương”; thời gian thực hiện năm 2020-2021; tổng nguồn vốn 8.947.599.960 đồng (Nguồn vốn sự nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ của tỉnh năm 2020, 2021 và nguồn vốn đầu tư công năm 2021)15. Chủ đầu tư tổ chức thực hiện các hạng mục kế hoạch theo tiến độ dự án trong năm 2020-2021.

Lĩnh vực ứng dụng khoa học công nghệ: Đầu tư xây dựng, nâng cấp khu nuôi cấy mô thực vật gồm các hạng mục: Vườn cây đầu dòng, xây dựng nhà lưới, phòng nuôi cây mô, nhà thuần cây và trang thiết bị máy móc chuyên dùng, tổng chi phí đầu tư trên 2,6 tỷ đồng.

4. Báo cáo tình hình phân bổ và đánh giá kết quả thực hiện dự toán ngân sách cho hoạt động KH&CN năm 2021:

Tình hình phân bổ kinh phí khoa học công nghệ năm 2021 luôn kịp thời, đảm bảo nhu cầu thực hiện nhiệm vụ. Cụ thể, Hội đồng nhân dân tỉnh giao đầu năm 2021 là 34,736 tỷ đồng, trong đó chi hoạt động KHCN cấp tỉnh 22,254 tỷ đồng, các hội khoa học kỹ thuật 1,2 tỷ đồng, KHCN cấp huyện 5,964 tỷ đồng.

B. KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH SỰ NGHIỆP KH&CN NĂM 2022

Về dự toán ngân sách năm 2022, chi cho sự nghiệp khoa học và công nghệ là 30,791 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là chi cho các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh và các chương trình phục vụ phát triển kinh tế xã hội, phần còn lại cân đối để chi đối ứng các nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia, cấp bộ.

1. Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia:

Quản lý việc thực hiện 02 dự án16 thuộc Chương trình nông thôn miền núi chuyển tiếp được phê duyệt thực hiện từ năm 2017 đến nay.

Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục đề xuất với Bộ KH&CN đối với các nhiệm vụ đã kiến nghị nhưng chưa được phê duyệt và nhiệm vụ thuộc danh mục Bộ đã chấp thuận hỗ trợ (12 nhiệm vụ KHCN cấp bộ) và đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội tại địa phương đối với các chương trình trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Năm 2020 và 2021 trên cơ sở các nhiệm vụ được Bộ KH&CN chấp thuận, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề xuất 07 nhiệm vụ17: trong đó, 05 nhiệm vụ thuộc danh mục Bộ hỗ trợ và đề xuất thêm 02 nhiệm vụ cấp thiết18. Đến nay, Bộ KH&CN đã phê duyệt 03 nhiệm vụ19 triển khai từ năm 2021. Các nhiệm vụ còn lại20, đang tiếp tục hoàn thiện hồ sơ và nộp cho Bộ KH&CN nhưng chưa có ý kiến. Ngoài ra, còn phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ đối ứng kinh phí địa phương triển khai dự án cấp quốc gia Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý “Cà Mau” cho sản phẩm sò huyết của tỉnh Cà Mau.

2. Đối với nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh:

Trong giai đoạn 2021 - 2025 xây dựng và triển khai Chương trình khoa học công nghệ của tỉnh gắn với nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, để phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế, ứng dụng mạnh mẽ khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tỉnh đang xây dựng Chương trình khoa học công nghệ và Đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tập trung vào các nội dung lớn như: Đẩy mạnh Ứng dụng KHCN phát triển kinh tế biển; Ứng dụng KHCN vào sản xuất và đời sống thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển, đổi mới, chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh; phát triển năng lượng tái tạo và phát triển nuôi trồng thủy sản...

Đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục với khoảng 07 - 09 nhiệm vụ tập trung vào lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, phát triển các đối tượng nuôi biển và phát triển kinh tế - xã hội... Các nhiệm vụ tập trung giải quyết các vấn đề bức xúc của tỉnh.

Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ thuộc các Chương trình Dự án nâng cao năng suất và chất lượng; Chương trình Ứng dụng nhân rộng kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào sản xuất và đời sống; Chương trình Ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới và phát triển sản phẩm OCOP; Chương trình xây dựng bảo hộ và quản lý phát triển cho các sản phẩm đặc thù và đặc sản ở địa phương; Chương trình truy xuất nguồn gốc. Dự kiến thực hiện từ 03 - 04 dự án/chương trình trong năm 2022 thuộc các Chương trình nêu trên, kinh phí thực hiện 03 tỷ đồng/Chương trình.

Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ để xem xét, tổng hợp./.

 


Nơi nhận:
- Bộ KHCN (báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Các PCT UBND tỉnh;
- Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố Cà Mau;
- LĐVP UBND tỉnh (theo dõi);
- KGVX (AD14.7);
- Lưu: VT, KL01/7.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Sử

 

DANH MỤC

CÁC PHỤ LỤC
(Kèm theo Kế hoạch số: 95/KH-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)

Phụ lục 1:

Biểu TK1-1: Kết quả hoạt động KH&CN năm 2020 và 06 tháng đầu năm 2021.

Biểu TK1-2: Kết quả hoạt động KH&CN nổi bật 2020 và 06 tháng đầu năm 2021.

Biểu TK1-3: Kết quả Chương trình KH&CN cấp quốc gia năm 2020 và 06 tháng đầu năm 2021 (nếu có).

Biểu TK1-4: Nhân lực và tổ chức KH&CN.

Biểu TK1-5: Kết quả hoạt động quản lý nhà nước về KH&CN.

Biểu TK1-6: Văn bản về KH&CN được ban hành.

Biểu TK1-7: Kết quả triển khai thực hiện cơ chế khoán đối với nhiệm vụ KH&CN

Biểu TK1-8: Kết quả hoạt động của Quỹ phát triển KH&CN bộ, ngành, địa phương

Phụ lục 2:

Biểu TK2-1: Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ KH&CN thuộc các Chương trình KH&CN cấp quốc gia thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành năm 2022 (nếu có).

Biểu TK2-2: Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ KH&CN cấp bộ, tỉnh năm 2022.

Biểu TK2-3: Kế hoạch vốn đầu tư phát triển KH&CN năm 2022.

Biểu TK2-4: Dự kiến kinh phí KH&CN năm 2022 của các bộ, ngành, cơ quan trung ương.

Biểu TK2-5: Dự kiến kinh phí KH&CN năm 2022 của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

 


Phụ lục 1
Biểu TK1-1

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2020 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

Số TT

Nội dung

Đơn vị chủ trì, Tác giả

Tóm tắt nội dung

Ghi chú

I

Bài báo, công bố, giải pháp, kiến nghị, ấn phẩm khoa học: Không có

 

 

Ghi rõ các bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế trong danh sách ISI, Scopus

II

Sáng chế, giải pháp hữu ích; Các loại giống mới; Các loại vắc xin mới, chế phẩm mới; Các bản vẽ thiết kế mới, mẫu máy, thiết bị mới

 

 

Ngày, tháng, năm (nộp đơn, tiếp nhận đơn, công nhận của Cơ quan có thẩm quyền)

1

Dụng cụ dạy học môn bóng chuyền

Đặng Thành Long

Dụng cụ dạy học môn bóng chuyền bao gồm: hai thanh đế, ổ khớp, hai đinh ốc cỡ vừa gắn lò xo, trục ổ khớp, cần nối dài, cần giữ bóng, bộ dây ràng thanh đế, dây ràng bóng, ốc xoáy. Dụng cụ dạy học môn bóng chuyền theo sáng chế giúp cho quá trình học tập, rèn luyện kỹ thuật “chuyền và đệm bóng” của học sinh, sinh viên, những người mới tiếp cận môn bóng chuyền trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.

- Ngày nộp đơn: 09/12/2016

- Ngày công bố đơn: 25/5/2017

- Năm cấp văn bằng: 2020

2

Máy cày dùng cho vùng đất ngập nước

Nguyễn Văn Rô

Máy cày dùng cho vùng đất ngập nước để nuôi thủy sản hoặc trồng trọt, bao gồm: động cơ (1) được nối với thùng chứa nhiên liệu nằm ở phía trên nó; trục truyền động qua hộp số (2) để tạo ra truyền động quay; trục lấp bánh lồng (8) quay theo phương nằm ngang; các bánh lồng (4) hình trụ được lắp ráp quay được vào hai bên của trục lắp bánh lồng (8), trên bánh lồng (4) có các cánh bám đất (4.2) để tạo độ bám với mặt đất; tay cầm (7) nối với cán tay cầm (5) để điều khiển hướng chuyển động của máy cày; tay gạt số (9) để điều khiển tốc độ của động cơ (1); lưỡi cày (17) được lắp cố định vào phần giữa của máy, lưỡi cày có thể điều chỉnh được độ cao theo phương thẳng đứng; khác biệt ở chỗ: phía trong khung hình trụ của mỗi bánh lồng (4) được lắp một phao nổi (4.1) có thể chứa chất lỏng ở trong để điều chỉnh độ nổi của máy; trong quá trình di chuyển máy qua sông hoặc kênh rạch, và trong quá trình thao tác trên vùng đất ngập nước để nuôi thủy sản hoặc trồng trọt, phao nổi (4.1) nêu trên được tháo toàn bộ chất lỏng để tạo độ nổi cho máy; và trong quá trình thao tác trên vùng đất cứng có nhiều cây cỏ, phao nổi (4.1) nêu trên được thêm chất lỏng vào trong để tạo sức nén xuống mặt đất.

- Ngày nộp đơn: 06/10/2016

- Ngày công bố đơn: 25/7/2017

- Năm cấp văn bằng: 2020

 

 

 

 

III

Doanh nghiệp khoa học và công nghệ được hình thành: Không có

 

 

Tên và loại hình doanh nghiệp; địa chỉ; giấy phép kinh doanh; số quyết định công nhận, nhân lực hiện có...

IV

Hoạt động ứng dụng đổi mới công nghệ điển hình

 

 

 

1

Sản phẩm chủ lực, sản phẩm trọng điểm đang được hỗ trợ phát triển thông qua các nhiệm vụ KH&CN

Chủ nhiệm: Ths. Đinh Hùng Anh

Chủ trì: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Cà Mau

- Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận.

- Xây dựng các văn bản phục vụ cho công tác xác lập, quản lý và sử dụng nhãn hiệu.

Dự án: Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá lóc - Cà Mau”.

(Dự án đang triển khai thực hiện)

Chủ nhiệm: Quách Quang Trung

Chủ trì: Trung tâm Phân tích, kiểm nghiệm tỉnh Cà Mau

- Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận.

- Xây dựng các văn bản phục vụ cho công tác xác lập, quản lý và sử dụng nhãn hiệu.

Dự án: Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Muối trắng Tân Thuận - Đầm Dơi” dùng cho sản phẩm muối của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

(Dự án đang triển khai thực hiện)

Chủ nhiệm: Ks. Lê Thị Bích Thủy

Chủ trì: Công ty TNHH Sở hữu trí tuệ AGL.

- Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chứng nhận.

- Xây dựng các văn bản phục vụ cho công tác xác lập, quản lý và sử dụng nhãn hiệu.

Dự án: Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Mắm cá mào gà - Đầm Dơi” dùng cho sản phẩm mắm cá mào gà của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

(Dự án đang triển khai thực hiện)

2

Đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Không có

Không có

 

3

Dự án đầu tư trang thiết bị, công nghệ; dự án tăng cường năng lực nghiên cứu

Không có

Không có

 

V

Kết quả khác

 

 

Ghi rõ các thông tin có liên quan đến kết quả

 

Biểu TK1-2

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NỔI BẬT NĂM 2020 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

STT

Tên sản phẩm/ công trình/công nghệ

Xuất xứ
(Ghi rõ xuất xứ của nhiệm vụ ...)

Hiệu quả kinh tế-xã hội
(Giải trình chi tiết giá trị làm lợi so sánh với sản phẩm công nghệ cùng loại, ý nghĩa kinh tế xã hội, môi trường...)

Ghi chú

1

Dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau.

Xã Phú Thuận là 1 trong 5 xã được Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau chọn chỉ đạo hoàn thành xây dựng nông thôn mới trong năm 2019. Năm 2017 xã Phú Thuận chỉ đạt 10/19 tiêu chí (theo quyết định 705/QĐ-UBND ngày 13/4/2017 của UBND tỉnh Cà Mau). Sở Khoa học Công nghệ Cà Mau được UBND tỉnh giao hỗ trợ xã Phú Thuận xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới. Qua đó, Sở đã ban hành kế hoạch số 25/KH-SKHCN ngày 25/2/2019 về việc hỗ trợ xã Phú Thuận xây dựng nông thôn mới năm 2019, trong đó sẽ xây dựng các mô hình sản xuất như: mô hình nuôi tôm sú QCCT ít thay nước sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi tôm sú cua biển kết hợp và nuôi cua theo hình thức bán thâm canh 02 giai đoạn.

Kết quả dự án: nuôi tôm sú QCCT ít thay nước sử dụng chế phẩm sinh học: Năng suất tôm đạt 384 kg/ha/vụ, kích cỡ 18-30 con/kg, sau thời gian 5 tháng nuôi; nuôi kết hợp tôm sú - cua biển theo hình thức QCCT: Năng suất tôm đạt 207 kg/ha/vụ, kích cỡ 25-40 con/kg; năng suất cua biển đạt 157,27 kg/ha/vụ, kích cỡ 3-5 con/kg, sau thời gian 5 tháng nuôi; nuôi cua biển 02 đoạn trong ao đất nuôi tôm công nghiệp kém hiệu quả: Năng suất cua đạt 1.160 kg/ha/vụ, kích cỡ 3-5 con/kg, sau thời gian 5 tháng nuôi.

 

2

Dự án: Mô hình nuôi cua biển (Scylla paramamosain) quảng canh cải tiến hai giai đoạn tại xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau.

Để từng bước nâng cao tay nghề nuôi cua cho người dân, cũng như tăng năng suất, sản lượng, chất lượng và hiệu quả để ổn định kinh tế gia đình, nhằm góp phần phát triển nghề nuôi cua ở huyện Thới Bình, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và thực hiện thành công mục tiêu Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2017 - 2020. Vì vậy việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất để xây dựng mô hình nuôi cua quảng canh cải tiến hai giai đoạn là rất cần thiết và có ý nghĩa trong việc phát triển kinh tế địa phương.

- Kết quả dự án: cua biển ương giai đoạn 1 đạt tỷ lệ sống 44,9%, Cua nuôi thương phẩm giai đoạn 2 đạt năng suất 524,7 kg/ha/vụ (đạt 116,6% so với mục tiêu), trọng lượng trung bình từ 3 - 4 con/kg. Hiệu quả kinh tế đạt trên 70 triệu đồng/ha/vụ.

 

3

Dự án: Nuôi sò huyết (Anadara granosa) kết hợp tôm sú trong vuông nuôi quảng canh tại xã Đất Mới, Hiệp Tùng và Hàng Vịnh huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.

Từ thực tiễn sản xuất của bà con nông dân trong tỉnh, trong thời gian qua đối với huyện Năm Căn nghề nuôi sò huyết kết hợp tôm sú trong những vuông nuôi tôm quảng canh của bà con cho kết quả khá tốt. Hình thức nuôi này đã góp phần cải tạo môi trường đáy rất có hiệu quả. Đứng trước tình hình tôm nuôi theo hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến trong thời gian gần đây năng suất có chiều hướng giảm và dịch bệnh thường xuyên xảy ra ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân. Nhằm giúp cho người dân có thêm thu nhập, tránh trường hợp độc canh chỉ một đối tượng khi bị thiệt hại là trắng tay. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn xây dựng dự án “Nuôi sò huyết kết hợp tôm sú trong vuông nuôi quảng canh tại 3 xã: Đất Mới, Hiệp Tùng và Hàng Vịnh huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau” để giúp người dân nuôi trồng thủy sản ở 3 xã trên cải thiện điều kiện kinh tế. Đây là đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện đất đai thổ nhưỡng trên địa bàn huyện, thành công của dự án sẽ làm cơ sở để phát triển diện tích nuôi sò huyết trong thời gian tới.

- Kết quả dự án thực hiện năng suất sò huyết đạt 620,5 kg/ha/vụ, kích cỡ sò thương phẩm 50 - 70 con/kg, sau 12 tháng nuôi; tôm sú đạt năng suất 294,7 kg/ha/năm, kích cỡ tôm thương phẩm 20-30 con/kg.

 

4

Dự án: Ứng dụng công nghệ biofloc nhằm tăng tỷ lệ sống của tôm sú trong giai đoạn ương giống từ 1,2 - 1,5 cm lên 3 - 4 cm tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau.

- Ứng dụng công nghệ biofloc ương tôm sú giống với các mật độ khác nhau “Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ” .

- Nghiên cứu ương tôm thể chân trắng trong hệ thống biofloc với các chế độ che sáng khác nhau “Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ”.

- Dự án nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh năng suất cao ứng dụng công nghệ semi- biofloc tại xã Phú Thuận, huyện Phú Tân và xã Hòa Mỹ, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau”.

- Các nghiên cứu ứng dụng công nghệ biofloc trong ương ấu trùng và giống tôm sú của tác giả Châu Tài Tảo và ctv (2016), (2017), (2019).

- Kết quả dự án: Tỷ lệ sống sau 03 lần ương đạt trung bình 92,6% cao hơn mục tiêu đề ra 85%. Giá bán 98 đ/con, lợi nhuận 112 triệu đồng/03 đợt ương.

 

5

Dự án: Nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh năng suất cao theo công nghệ Semi - Biofloc tại xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

Để hỗ trợ cho các Hợp Tác xã nuôi tôm thực hiện các quy trình sản xuất mới, có tính ổn định nhằm nhân rộng vào sản xuất và đời sống cần hỗ trợ để giải quyết một số vấn đề sau:

- Hệ thống nuôi và quy trình nuôi cần được cải thiện để giảm thiểu tác động bất lợi từ biến đổi khí hậu, tối ưu hóa trong quy hoạch bố trí diện tích để nuôi tôm thâm canh.

- Có quy trình công nghệ mới, phù hợp để áp dụng vào mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh theo hướng: ổn định năng suất, sản lượng kết hợp với tối ưu hóa chi phí sản xuất.

- Tạo ra sản phẩm sạch, không nhiễm hóa chất, kháng sinh để phục vụ cho xuất khẩu. Trên cơ sở đó, Hợp tác xã nuôi tôm công nghiệp Tắc Văn đề xuất thực hiện dự án “Nuôi tôm chân trắng thâm canh theo công nghệ semi - biofloc tại xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau”.

- Kết quả dự án: Năng suất đạt 51,68 tấn/ha/vụ (sản lượng thu hoạch của dự án đạt 14.470kg/ 0,28 ha ao nuôi), kích cỡ tôm thương phẩm 40-45 con/kg, sau 100 ngày nuôi.

 

6

Dự án: Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 03 giai đoạn trên vùng đất lúa - tôm tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Hiện nay, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình trạng nắng hạn kéo dài và mưa lớn thất thường đang tác động xấu đến tôm nuôi, đặc biệt là giai đoạn postlarvae mới thả vào ruộng nuôi. Một số nơi người dân áp dụng hình thức nuôi ngắt đoạn kết hợp gối vụ nhằm rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm trên ruộng và việc ương dưỡng tôm giai đoạn post đã nâng cao tỷ lệ sống của tôm, cải thiện năng suất và sản lượng.

Trên cơ sở đó, Trung tâm Khuyến nông nhận thấy việc triển khai dự án nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 03 giai đoạn vào sản xuất là một trong những giải pháp từng bước giúp nâng cao tỷ lệ sống, tăng năng suất, tăng hiệu quả của mô hình nuôi tôm sú quảng canh cải tiến trên vùng đất lúa tôm, đặc biệt là thích ứng với biến đổi khí hậu như hiện nay.

- Kết quả dự án thực hiện đạt năng suất 501,63 kg/ha/vụ, kích cỡ tôm thương phẩm từ 30-50 con/kg. Năng suất, kích cỡ tôm thương đạt khá cao so với hình thức nuôi tôm QCCT tại vùng sản xuất lúa - tôm tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

 

 

Biểu TK1-3

KẾT QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH KH&CN CẤP QUỐC GIA NĂM 2020 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2021 (NẾU CÓ)

Không có

STT

Tên Chương Trình/Đề án

Chỉ tiêu/Mục tiêu đề ra

Kết quả đã đạt được

Đánh giá mức độ hoàn thành (%)

Lý do

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu TK1-4

NHÂN LỰC VÀ TỔ CHỨC KH&CN

Số TT

Tên tổ chức nghiên cứu & phát triển

Số giấy phép đăng ký hoạt động KH&CN và cơ chế hoạt động1

Nhân lực hiện có đến 30/6/2021

Kinh phí chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng từ NSNN năm 2021 (tr.đ)

Ghi chú (công lập/ ngoài công lập)

Tổng số

Trong đó hưởng lương SNKH

Tổng số

Nghiên cứu viên cao Cấp/Kỹ sư cao cấp

Nghiên cứu viên chính/Kỹ sư chính

Nghiên cứu viên/Kỹ sư

Trợ lý nghiên cứu/Kỹ thuật viên

(1)

(2)

(3)

(4)

(5) =(6÷9)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

I

Các đơn vị do cấp bộ, ngành, địa phương quyết định thành lập

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Các đơn vị do cấp khác thành lập được giao cho bộ, ngành, địa phương trực tiếp quản lý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Biểu TK1-5

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KH&CN NĂM 2020 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

Số TT

Nội dung công việc

Đơn vị

Kết quả đạt được
(số lượng)

Năm 2020

6 tháng đầu năm 2021

I

Số nhiệm vụ KH&CN được triển khai

 

17

0

1

Lĩnh vực tự nhiên

N.vụ

0

0

2

Lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ

N.vụ

03

0

3

Lĩnh vực nông nghiệp

N.vụ

11

0

4

Lĩnh vực y, dược

N.vụ

01

0

5

Lĩnh vực xã hội

N.vụ

0

0

6

Lĩnh vực nhân văn

N.vụ

02

0

II

Công tác đánh giá, thẩm định, giám định và chuyển giao công nghệ

 

64

25

1

Thẩm định/có ý kiến về công nghệ dự án đầu tư

DA

Thẩm định 03 Ý kiến 61

25

2

Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ

0

0

3

Giám định công nghệ

CN

0

0

III

Công tác phát triển năng lượng nguyên tử, an toàn bức xạ hạt nhân

 

40

31

1

Số nguồn phóng xạ kín

 

14

14

-

Số nguồn phóng xạ được lắp đặt mới

Nguồn

0

0

-

Số nguồn phóng xạ đã qua sử dụng

Nguồn

14

14

2

Số thiết bị bức xạ được lắp đặt mới

 

05

04

-

Trong lĩnh vực Y tế

Thiết bị

05

04

-

Trong lĩnh vực Công nghiệp

Thiết bị

0

0

-

Trong An ninh hải quan

Thiết bị

0

0

3

Lượng đồng vị, dược chất phóng xạ được sử dụng trong Y tế

Curie (Ci)

0

0

4

Thẩm định công nghệ các dự án đầu tư ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ

Dự án

0

0

5

Thẩm định hợp đồng chuyển giao công nghệ bức xạ và đồng vị phóng xạ

Hợp đồng

0

0

6

Hướng dẫn hồ sơ cấp phép cho các cơ sở

Cơ sở

10

5

7

Thẩm định, cấp phép hoạt động cho các cơ sở đạt tiêu chuẩn An toàn bức xạ

Giấy phép

11

8

IV

Công tác Sở hữu trí tuệ

 

 

 

1

Số hồ sơ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xác lập và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Hồ sơ

71

40

2

Số đơn nộp đăng ký

Đơn

83

23

3

Số văn bằng được cấp

Văn bằng

74

24

4

Số vụ xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

Vụ

0

0

5

Số các dự án phát triển tài sản trí tuệ được hỗ trợ

DA

03

0

6

Số sáng kiến, cải tiến được công nhận

SK

0

0

V

Công tác thông tin và thống kê KH&CN

 

 

 

1

Bổ sung, phát triển nguồn tài liệu (tài liệu giấy, tài liệu điện tử, cơ sở dữ liệu trực tuyến,...)

Tài liệu/biểu ghi/CSDL

 

 

2

Ấn phẩm thông tin đã phát hành

Ấn phẩm, phút

 

 

2.1

Tạp chí/bản tin KH&CN

Tạp chí/bản tin

04 tập san/ 403 bản tin

02 tập san/169 bản tin

2.2

Phóng sự trên đài truyền hình

Buổi phát

25

10

3

Xây dựng CSDL (CSDL mới, cập nhập biểu ghi trong CSDL, số hóa tài liệu đưa vào CSDL,...)

CSDL/biểu ghi/trang tài liệu

 

 

4

Thông tin về nhiệm vụ KH&CN

 

 

 

4.1

Nhiệm vụ KH&CN đang tiến hành

N.vụ

54

26

4.2

Nhiệm vụ KH&CN đã đăng ký kết quả thực hiện

N.vụ

14

8

4.3

Nhiệm vụ KH&CN được ứng dụng

N.vụ

14

10

5

Thống kê KH&CN

 

 

 

5.1

Số cuộc điều tra/ số phiếu thu được tương ứng

Số cuộc/số phiếu

02/32

 

5.2

Báo cáo thống kê cơ sở

Báo cáo

01

 

5.3

Báo cáo thống kê tổng hợp

Báo cáo

01

 

6

Kết quả khác (nếu nổi trội)

 

 

 

VI

Công tác tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng

 

 

 

1

Số phương tiện đo được kiểm định

Phương tiện

23.269

11.727

2

Số lượng Tiêu chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng

Tiêu chuẩn

0

0

3

Số lượng Quy chuẩn kỹ thuật mới được áp dụng

Quy chuẩn

0

0

4

Số đơn vị hành chính nhà nước đã công bố áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2008, ISO 9001:2015

Đơn vị

137

137

5

Số cuộc kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Cuộc

04

01

6

Số mẫu được thử nghiệm và thông báo kết quả

Mẫu

143

10

VII

Công tác thanh tra

 

 

 

1

Số cuộc thanh tra

Cuộc

09

02

2

Số lượt đơn vị thanh tra

Đơn vị

272

68

3

Số vụ vi phạm phát hiện xử lý (nếu có)

Vụ

10

04

4

Số tiền xử phạt (nếu có)

Trđ

100

28

VIII

Hoạt động đổi mới công nghệ

 

 

 

1

Số nhiệm vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp do các bộ, tỉnh/thành phố trực thuộc TW phê duyệt

N.vụ

0

0

2

Số doanh nghiệp có hoạt động đổi mới công nghệ2

Doanh nghiệp

0

0

3

Số doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm

Doanh nghiệp

-

-

4

Số công nghệ được chuyển giao, đưa vào ứng dụng

Công nghệ

0

0

5

Số hợp đồng chuyển giao công nghệ được thực hiện

0

0

6

Tổng giá trị hợp đồng chuyển giao công nghệ

Tr.đ

-

-

IX

Công tác sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN

 

 

 

1

Bổ nhiệm đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ

Người

0

0

2

Thăng hạng đặc cách vào hạng chức danh nghiên cứu khoa học, chức danh công nghệ

Người

0

0

3

Kéo dài thời gian công tác

Người

0

0

4

Trọng dụng nhà khoa học đầu ngành

Người

0

0

5

Trọng dụng nhà khoa học trẻ tài năng

Người

0

0

6

Trọng dụng nhà khoa học được giao chủ trì nhiệm vụ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng

Người

0

0

X

Công tác hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp KH&CN

 

 

 

1

Hỗ trợ và hình thành phát triển doanh nghiệp KH&CN

Doanh nghiệp

0

0

2

Thành lập cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN

Cơ sở

0

0

3

Hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, các nhóm nghiên cứu mạnh được ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN tại các cơ sở và đầu mối ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp KH&CN

Đối tượng

0

0

4

Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho đối tượng thành lập doanh nghiệp KH&CN

Đối tượng

0

0

5

Hỗ trợ các tổ chức khoa học và công nghệ công lập chưa chuyển đổi thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Đơn vị

0

0

XI

Công tác phát triển thị trường KH&CN

 

 

 

1

Giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN trên thị trường

Tr.đ

0

0

2

Tỷ trọng giao dịch mua bán tài sản trí tuệ trên giá trị giao dịch mua bán các sản phẩm và dịch vụ KH&CN

%

0

0

XII

Hỗ trợ Hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST quốc gia

 

 

 

1

Số doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được hình thành (doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ, mô hình kinh doanh mới)

Doanh nghiệp

0

0

2

Số lượng dự án khởi nghiệp ĐMST được hỗ trợ

Dự án

05

0

3

Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp ĐMST được hỗ trợ

Doanh nghiệp

0

0

4

Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tham gia gọi vốn được từ các nhà đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và sáp nhập/tổng giá trị

Doanh nghiệp/ tổng giá trị

0

0

5

Số lượng các tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST

Tổ chức

0

0

 

Biểu TK1-6

VĂN BẢN VỀ KH&CN ĐƯỢC BAN HÀNH NĂM 2020 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

Số TT

Tên văn bản

Ngày tháng ban hành

Cơ quan ban hành

Bộ/Tỉnh ủy

HĐND

UBND

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu TK1-7

KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CƠ CHẾ KHOÁN ĐỐI VỚI NHIỆM VỤ KH&CN NĂM 2020 VÀ 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2021

Số nhiệm vụ triển khai năm 2020 và 06 tháng đầu năm 2021

Tổng số

Khoán đến sản phẩm cuối cùng

Khoán từng phần

Cấp Bộ, Tỉnh

0

17

Cấp cơ sở

0

20

 

Biểu TK1-8

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ PHÁT TRIỂN KH&CN BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG, ĐỊA PHƯƠNG

Quyết định thành lập
(số, ngày tháng năm)

Vốn điều lệ
(Triệu đồng)

Hoạt động tài trợ, cho vay, bảo lãnh vốn vay,....

Giải ngân
(Triu đồng)

Ghi chú

Nội dung

Tổng kinh phí
(Triệu đồng)

Năm 2020

06 tháng đầu năm 2021

 

 

 

Tài trợ

0

0

0

 

 

 

Cho vay

0

0

0

 

 

 

Bảo lãnh vốn vay

0

0

0

 

 

 

………………

 

 

 

 

 


Phụ lục 2
Biểu TK2-1

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2022 CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ CỦA BỘ NGÀNH (NẾU CÓ)

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ

Quyết định phê duyệt nhiệm vụ (số ngày tháng năm)

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí đã phê duyệt thực hiện nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Tổng số

Nguồn NSNN

Nguồn khác

Tổng số

Đã bố trí đến hết năm 2021

Dự kiến năm 2022

Số còn lại

Số đã thực hiện năm trước

Dự kiến thực hiện trong năm 2022

A

B

1

2

3

4

5

6

7=4-5-6

8

9

10

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Nhiệm vụ chuyển tiếp sang năm 2022

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng Bắc Cà Mau, tỉnh Cà Mau,

1733/QĐ-BKHCN ngày 21/6/2019

24

8000

4000

1.540

1.240

1.220

2.000

2.000

Trung tâm Giống nông nghiệp Cà Mau

1.2

Dự án Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ phát triển nguồn lợi cá đồng vùng U Minh Hạ tỉnh Cà Mau

1525/QĐ-BKHCN ngày 4/6/2020

36

7.500

2.910

 

1.500

 

 

2.000

Trung tâm Ứng dụng KH&CN Cà Mau

1.3

Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý nước tuần hoàn và xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà Mau và một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long

2752/QĐ-BKHCN ngày 24/9/2019

36

9.200

8.264

 

920

 

 

 

Viện Công nghệ Môi trường

II

Nhiệm vụ mở mới năm 2022: Không có

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu TK2-2

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH/NHIỆM VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ, TỈNH NĂM 2022

Đơn vị: Triệu đồng

TT

Tên nhiệm vụ

Quyết định phê duyệt nhiệm vụ
(số ngày tháng năm)

Thời gian thực hiện

Tổng kinh phí đã phê duyệt thực hiện nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì

Tổng số

Nguồn NSNN

Nguồn khác

Tổng số

Đã bố trí đến hết năm 2021

Dự kiến năm 2022

Số còn lại

Số đã thực hiện năm trước

Dự kiến thực hiện trong năm 2022

A

B

1

2

3

4

5

6

7=4-5-6

8

9

10

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I

Nhiệm vụ chuyển tiếp sang 2022

 

 

 

16.487,7

6.810

8.646,3

1.031,4

 

 

 

1.1

Dự án: Xây dựng mô hình lúa - tôm càng xanh toàn đực theo tiêu chuẩn VietGap vùng Bắc Cà Mau tỉnh Cà Mau

Số 1773/QĐ-BKHCN

24 tháng

8.000

4.000

1.600

1.600

800

 

 

Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau

1.2

Đề tài: Sàng lọc, chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại tỉnh Cà Mau

Số 2106/QĐ-UBND ngày 27/11/2019

30 tháng

805,7

805,7

300

400

105,7

 

 

Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

1.3

Dự án: Hoàn thiện qui trình sản xuất giống và nuôi ba khía (Sesarma mederi) tại tỉnh Cà Mau

Số 2106/QĐ-UBND ngày 27/11/2019

24 tháng

1.080,7

388

180

208

-

 

 

Trường Đại học Cần Thơ

1.4

Đề tài: Phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau đáp ứng với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

Số 2106/QĐ-UBND ngày 27/11/2019

18 tháng

394,6

394,6

190

204,6

-

 

 

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cà Mau

1.5

Dự án: Cải tạo vườn tạp trồng dừa kết hợp nuôi cá đồng và nuôi gà thả vườn tại ấp 1, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

Số 2823/UBND- KGVX ngày 07/5/2020

30 tháng

1.289,2

605,7

300

280

25,7

 

 

Cơ sở Cai nghiện ma túy tỉnh Cà Mau

1.6

Dự án: Xây dựng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt trên địa bàn tỉnh Cà Mau

Số 61/QĐ- SKHCN ngày 31/3/2020

18 tháng

976,9

450,7

220

230,7

-

 

 

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Cà Mau

1.7

Đề tài: Số hóa công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật bằng công nghệ BIM phục vụ cho công tác quản lý vận hành ở tỉnh Cà Mau

số 1979/QĐ-UBND ngày 19/10/2020

dự kiến 12 tháng

dự kiến 1.250

dự kiến 1.250

500

750

-

 

 

Sở Giao thông vận tải tỉnh Cà Mau

1.8

Đề tài: So sánh tình hình sức khỏe mẹ và con ở hai nhóm sanh thường và mổ lấy thai của những bà mẹ có con từ 24 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi và đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng lên tỷ lệ mổ lấy thai tại tỉnh Cà Mau

số 1979/QĐ-UBND ngày 19/10/2020

dự kiến 24 tháng

dự toán 373

dự toán 373

170

203

-

 

 

Trường Cao đẳng y tế tỉnh Cà Mau

1.9

Đề tài: Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường trong các trường trung học phổ thông thành phố Cà Mau

số 1979/QĐ-UBND ngày 19/10/2020

dự kiến 15 tháng

dự toán 350

dự toán 350

150

200

-

 

 

Phân hiệu Đại học Bình Dương tại Cà Mau

1.10

Đề tài: Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với phát triển thị trường lao động và xuất khẩu lao động

số 1979/QĐ-UBND ngày 19/10/2020

dự kiến 18 tháng

dự toán 750

dự toán 750

300

350

100

 

 

Sở Lao động, Thương binh và xã hội tỉnh Cà Mau

1.11

Đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển một số mô hình phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn tỉnh Cà Mau

số 1979/QĐ-UBND ngày 19/10/2020

dự kiến 18 tháng

dự toán 420

dự toán 420

200

220

-

 

 

Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cà Mau

1.12

Dự án: Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Semi - Biofloc

Số 81/QĐ-SKHCN ngày 25/5/2021

Chưa xác định, do chưa nộp hồ sơ thuyết minh

dư kiến 1.000

dư kiến 1.000

400

600

-

 

 

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phú Tân

1.13

Dự án: Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh 03 giai đoạn.

Số 81/QĐ- SKHCN ngày 25/5/2021

Chưa xác định, do chưa nộp hồ sơ thuyết minh

dự kiến 1.000

dự kiến 1.000

400

600

-

 

 

Trung tâm Thông tin và Ứng dụng KHCN Cà Mau

1.14

Dự án: Nuôi thử nghiệm tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến 02 giai đoạn kết hợp với rong câu chỉ vàng (Gracilaria sp.) trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

Số 81/QĐ-SKHCN ngày 25/5/2021

Chưa xác định, do chưa nộp hồ sơ thuyết minh

dự kiến 700

dự kiến 700

300

400

-

 

 

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi

1.15

Dự án: Nuôi gà nòi lai, kết hợp trồng nấm bào ngư tại ấp Cây Trâm, xã Định Bình, TP. Cà Mau.

Số 81/QĐ- SKHCN ngày 25/5/2021

Chưa xác định, do chưa nộp hồ sơ thuyết minh

dự kiến 500

dự kiến 500

200

300

-

 

 

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Cà Mau

1.16

Dự án: Nhân rộng mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến hai giai đoạn kết hợp cá đối mục (Mugil cephalus) trên địa bàn huyện Năm Căn.

Số 81/QĐ-SKHCN ngày 25/5/2021

Chưa xác định, do chưa nộp hồ sơ thuyết minh

dự kiến 500

dự kiến 500

200

300

-

 

 

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Năm Căn

1.17

Dự án: Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 02 giai đoạn dưới tán rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Số 81/QĐ-SKHCN ngày 25/5/2021

Chưa xác định, do chưa nộp hồ sơ thuyết minh

dự kiến 1.000

dự kiến 1.000

400

600

-

 

 

Phòng Nông nghiệp và PTNT Ngọc Hiển

1.18

Dự án: Nuôi cua biển kết hợp với nuôi tôm sú QCCT dưới tán rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Số 81/QĐ-SKHCN ngày 25/5/2021

Chưa xác định, do chưa nộp hồ sơ thuyết minh

Dự kiến 1.000

Dự kiến 1.000

400

600

-

 

 

Phòng Nông nghiệp và PTNT Ngọc Hiển

II

Nhiệm vụ mở mới 2022: Không có

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Biểu TK2-3

KẾ HOẠCH VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KH&CN NĂM 2022

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

Tên Dự án/ công trình

Căn cứ pháp lý (QĐ phê duyệt)

Chủ đầu tư

Địa điểm xây dựng

Thời gian thực hiện

Kinh phí

Khởi công

Hoàn thành

Tổng vốn đầu tư được duyệt

Kinh phí được phân bổ lũy kế hết năm 2021

Kế hoạch vốn năm 2022

I

Dự án chuyển tiếp

 

 

 

 

 

 

6.810

8.646,3

1

Dự án: Xây dựng mô hình lúa-tôm càng xanh toàn đực theo tiêu chuẩn VietGap vùng Bắc Cà Mau tỉnh Cà Mau.

Số 1773/QĐ-BKHCN

Bộ Khoa học và Công nghệ; Sở Khoa học và Công nghệ

Huyện Thời Bình và huyện U Minh

4/2020

03/2022

4.000

1.600

1.600

2

Đề tài: Sàng lọc, chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại tỉnh Cà Mau.

Số 2106/QĐ-UBND ngày 27/11/2019

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

8/2020

02/2023

805,7

300

400

3

Dự án: Hoàn thiện qui trình sản xuất giống và nuôi ba khía (Sesarma mederi) tại tỉnh Cà Mau.

Số 2106/QĐ-UBND ngày 27/11/2019

Sở Khoa học và Công nghệ

Huyện Ngọc Hiển

7/2020

6/2022

692.5

180

208

4

Đề tài: Phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau đáp ứng với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Số 2106/QĐ-UBND ngày 27/11/2019

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

11/2020

4/2022

394,6

190

204,6

5

Dự án: Cải tạo vườn tạp trồng dừa kết hợp nuôi cá đồng và nuôi gà thả vườn tại ấp 1, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau.

Số 2823/UBND- KGVX ngày 07/5//2020

Sở Khoa học và Công nghệ

Huyện U Minh

8/2020

02/2023

605,7

300

280

6

Dự án: Xây dựng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt trên địa bàn tỉnh Cà Mau.

Số 61/QĐ-SKHCN ngày 31/3/2020

Sở Khoa học và Công nghệ

Phường 9 và phường Tân Thành

9/2020

3/2022

450,7

220

230,7

7

Đề tài: Số hóa công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật bằng công nghệ BIM phục vụ cho công tác quản lý vận hành ở tỉnh Cà Mau.

số 1979/QĐ-UBND ngày 19/10/2020

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

Chưa xác định, do chưa ký hợp đồng

 

Dự kiến 1.250

500

750

8

Đề tài: So sánh tình hình sức khỏe mẹ và con ở hai nhóm sanh thường và mổ lấy thai của những bà mẹ có con từ 24 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi và đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng lên tỉ lệ mổ lấy thai tại tỉnh Cà Mau.

số 1979/QĐ-UBND ngày 19/10/2020

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

Chưa xác định, do chưa ký hợp đồng

 

Dự kiến 373

170

203

9

Đề tài: Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường trong các trường trung học phổ thông thành phố Cà Mau.

số 1979/QĐ-UBND ngày 19/10/2020

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

Chưa xác định, do chưa ký hợp đồng

 

dự toán 350

150

200

10

Đề tài: Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với phát triển thị trường lao động và xuất khẩu lao động.

số 1979/QĐ-UBND ngày 19/10/2020

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

Chưa xác định, do chưa ký hợp đồng

 

dự toán 750

300

350

11

Đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển một số mô hình phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn tỉnh Cà Mau.

số 1979/QĐ-UBND ngày 19/10/2020

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

Chưa xác định, do chưa ký hợp đồng

 

dự toán 420

200

220

12

Dự án: Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Semi - Biofloc.

Số 81/QĐ- SKHCN ngày 25/5/2021

Sở Khoa học và Công nghệ

Huyện Phú Tân

Chưa xác định, do chưa nộp hồ sơ thuyết minh

 

dự kiến 1.000

400

600

13

Dự án: Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh 03 giai đoạn.

Số 81/QĐ-SKHCN ngày 25/5/2021

Sở Khoa học và Công nghệ

Huyện Trần Văn Thời, Năm Căn

Chưa xác định, do chưa nộp hồ sơ thuyết minh

 

dự kiến 1.000

400

600

14

Dự án: Nuôi thử nghiệm tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến 02 giai đoạn kết hợp với rong câu chỉ vàng (Gracilaria sp.) trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

Số 81/QĐ-SKHCN ngày 25/5/2021

Sở Khoa học và Công nghệ

Huyện Đầm Dơi

Chưa xác định, do chưa nộp hồ sơ thuyết minh

 

dự kiến 700

300

400

15

Dự án: Nuôi gà nòi lai, kết hợp trồng nấm bào ngư tại ấp Cây Trâm, xã Định Bình, TP. Cà Mau.

Số 81/QĐ- SKHCN ngày 25/5/2021

Sở Khoa học và Công nghệ

Xã Định Bình, Tp Cà Mau

Chưa xác định, do chưa nộp hồ sơ thuyết minh

 

dự kiến 500

200

300

16

Dự án: Nhân rộng mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến hai giai đoạn kết hợp cá đối mục (Mugil cephalus) trên địa bàn huyện Năm Căn.

Số 81/QĐ-SKHCN ngày 25/5/2021

Sở Khoa học và Công nghệ

Huyện Năm Căn

Chưa xác định, do chưa nộp hồ sơ thuyết minh

 

dự kiến 500

200

300

17

Dự án: Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 02 giai đoạn dưới tán rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau

Số 81/QĐ-SKHCN ngày 25/5/2021

Sở Khoa học và Công nghệ

Huyện Ngọc Hiển

Chưa xác định, do chưa nộp hồ sơ thuyết minh

 

dự kiến 1.000

400

600

18

Dự án: Nuôi cua biển kết hợp với nuôi tôm sú QCCT dưới tán rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Số 81/QĐ-SKHCN ngày 25/5/2021

Sở Khoa học và Công nghệ

Huyện Ngọc Hiển

Chưa xác định, do chưa nộp hồ sơ thuyết minh

 

Dự kiến 1.000

400

600

II

Dự án mới

 

 

 

 

 

 

 

22.145,4

1

Nhiệm vụ KHCN cấp tỉnh năm 2022 (dự kiến 08 nhiệm vụ)

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

2022

2023

 

 

3.500

2

Chương trình Ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp và phát triển sản phẩm OCOP

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

2022

2023

 

 

3.000

3

Chương trình Ứng dụng nhân rộng kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào sản xuất và đời sống,

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

2022

2023

 

 

3.000

4

Chương trình Xây dựng bảo hộ và quản lý phát triển các sản phẩm đặc thù và đặc sản địa phương

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

2022

2023

 

 

3.000

5

Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng dựa trên nền tảng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo tỉnh Cà Mau giai đoạn 2021 - 2025

Quyết định số 866/QĐ-UBND ngày 05/5/2021của UBND tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

2022

2023

 

 

3.800

6

Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất

Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

2022

2023

 

 

2.620

7

Công trình xây dựng Trạm IPPlatform

Công văn số 89/VSHTT-VP ngày 14/5/2021

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ

4/2022

6/2022

 

 

105,4

8

Nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng

 

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

2022

2022

 

 

1.500

9

Tổ chức Hội thảo kết nối cung cầu công nghệ trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng sản xuất bền vững

Kế hoạch số 84/KH-UBND, ngày 11/6/2021 của UBND tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Khoa học và Công nghệ

6/2022

10/2022

 

 

120

10

Nghiên cứu xây dựng mô hình “Fermaculture Farm” trên vùng đất lợ, mặn

Kế hoạch số 84/KH-UBND, ngày 11/6/2021 của UBND tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

3/2022

9/2022

 

 

500

11

Nghiên cứu thử nghiệm và vận hành ứng dụng thiết bị điện phân muôi Clo (CI2) xử lý nước đầu vào và đầu ra cho mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tại Cà Mau

Kế hoạch số 84/KH-UBND, ngày 11/6/2021 của UBND tỉnh

Sở Khoa học và Công nghệ

Tỉnh Cà Mau

11/2021

2/2022

 

 

1.000

 


Biểu TK2-4

DỰ KIẾN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2022

Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

NỘI DUNG

KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2021

DỰ KIẾN KINH PHÍ NĂM 2022

A

Kinh phí sự nghiệp KH&CN

(Tổng số)

(Tổng số)

I

Nhiệm vụ KH&CN cấp Quốc gia (các Chương trình/Đề án được tiếp tục giao kinh phí về Bộ, ngành quản lý - nếu có)

(Tổng số)

(Tổng số)

1.1

Chương trình/Đề án 1

 

 

1.2

Chương trình/Đề án 2

 

 

 

 

 

II

Nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ

(Tổng số)

(Tổng số)

1

Chi nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng Gồm các nội dung:

* Năm 2021:

- Kinh phí thực hiện tự chủ (MNNS 13): 1.816 triệu (QĐ 11/QĐ-SKHCN ngày 20/01/2021 của Sở KH&CN)

- Nhiệm vụ TXTCN: Tập huấn, Lưu giữ giống, Thông tin, Thống kê: 620 triệu

- Tổng: 2.436 triệu.

* Năm 2022:

- Nhiệm vụ TXTCN: Tập huấn, Lưu giữ giống, Thông tin, Thống kê, Điều tra trình độ và năng lực sản xuất của doanh nghiệp, Đánh giá chỉ số tốc độ đổi mới công nghệ: 1.500 triệu

2.436

1.500

2

Chi nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ

 

 

3

Các hoạt động KH&CN khác

 

 

3.1

 

 

 

3.2

 

 

 

 

 

 

4

Các dự án có tính chất đặc biệt

 

 

4.1

 

 

 

4.2

 

 

 

 

 

 

5

Nhiệm vụ KH&CN được Thủ tướng Chính phủ giao

 

 

5.1

 

 

 

...

 

 

 

B

Kinh phí đầu tư phát triển

(Tổng số)

(Tổng số)

1

Dự án 1

 

 

2

Dự án 2

 

 

 

 

 

 

Tổng số (A B)

 

 

 

Biểu TK2-5

DỰ KIẾN KINH PHÍ SỰ NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2022

 Đơn vị: Triệu đồng

Số TT

NỘI DUNG

KINH PHÍ UBND TỈNH, TP PHÊ DUYỆT 2021

KINH PHÍ THỰC HIỆN NĂM 2021

KINH PHÍ DỰ KIẾN NĂM 2022

I

Kinh phí sự nghiệp KH&CN

22.254

22.254

30.791,7

1

Chi nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh,

13,684

13,684

23.771,7

2

Chi hoạt động KH&CN phục vụ quản lý nhà nước

3.105

3.105

7.020

 

Hoạt động Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng

540

540

600

 

Truy xuất nguồn gốc

2.565

2.565

2.620

 

Dự án NSCL

-

-

3.800

3

Chi tăng cường tiềm lực, chống xuống cấp

3.935

3.935

-

4

Chi khác (họp HĐKHCN, hội thảo, tập huấn, kiểm tra ĐT, DA )

1,530

1,530

1.700

 

 

 

 

 

II

Kinh phí đầu tư phát triển

5.624

5.624

-

1

Dự án đầu tư tăng cường năng lực thử nghiệm đáp ứng yêu cầu quản lý của địa phương

5.624

5.624

-

 

Tổng số

27.878

27.878

30.791,7

 


PHỤ LỤC:

DANH MỤC NHIỆM VỤ XÉT DUYỆT, NGHIỆM THU NĂM 2020

TT

Tên đề tài/dự án

Năm thực hiện

Tiến độ

KẾT QUẢ

Xét duyệt

Kiểm tra

Nghiệm thu

 

A

NGHIỆM THU

 

Cấp Trung ương

1

Dự án: Ứng dụng KHCN xây dựng mô hình sản xuất lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn VietGap cho hệ canh tác lúa tôm tỉnh Cà Mau

2017

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: Đạt loại Khá

 

Cấp tỉnh

2

Dự án: Xây dựng mô hình trồng xen canh chanh không hạt với đu đủ ruột vàng trên vùng đất phèn nặng U Minh hạ.

2016

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: Đạt.

3

Dự án: Mô hình nuôi trâu sinh sản qui mô nông hộ theo hướng an toàn sinh học

2016

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: Đạt.

4

Đề tài: Giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị Cua biển và Chuối Cà Mau.

2017

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: Đạt.

5

Dự án: Thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm ghẹ xanh (Portunus pelagicus) tại tỉnh Cà Mau

2018

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: Đạt.

6

Dự án: Rượu Tân Lộc ngâm với các cây dược liệu có sẵn tại tỉnh Cà Mau.

2018

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: Đạt.

 

Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh

7

Dự án: Nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh theo quy trình công nghệ Biofloc tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

2018

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: không đạt.

8

Dự án: Nuôi tôm sú Moana thâm canh ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

2018

 

 

x

Kết quả nghiệm thu: Đạt

9

Dự án: Nuôi tôm sú Moana thâm canh theo quy trình công nghệ Biofloc tại huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

2018

 

 

x

Dự án ngưng thực hiện, đã thanh lý hợp đồng.

10

Dự án: Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 03 giai đoạn trên vùng đất lúa - tôm tại xã Khánh Thuận, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

2019

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: Đạt.

11

Dự án: Nuôi tôm chân trắng siêu thâm canh 03 giai đoạn theo quy trình công nghệ Semi - Biofloc tại xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

2019

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: Đạt.

12

Dự án: Nuôi tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) thâm canh năng suất cao theo công nghệ Semi - Biofloc tại xã Tắc Vân, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau

2019

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: Đạt.

 

Chương trình Ứng dụng nhân rộng kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào sản xuất và đời sống

 

 

 

 

 

13

Dự án: Ứng dụng công nghệ biofloc nhằm tăng tỷ lệ sống của tôm sú trong giai đoạn ương giống từ 1,2 - 1,5 cm lên 3 - 4 cm tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

2019

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: Đạt.

 

Chương trình Ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp

 

 

 

 

 

14

Dự án: Nuôi sò huyết (Anadara granosa) kết hợp tôm sú trong vuông nuôi quảng canh tại xã Đất Mới, Hiệp Tùng và Hàng Vịnh huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau

2018

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: Đạt.

15

Dự án: Mô hình nuôi cua biển (Scylla paramamosain) quảng canh cải tiến hai giai đoạn tại xã Tân Lộc Bắc, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau

2018

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: Đạt.

16

Dự án: Nâng cao năng suất mô hình nuôi của (Scylla paramamosain) bán thâm canh trong ao đất bằng phương pháp nuôi 02 giai đoạn tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau

2019

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: Không đạt

17

Dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi trồng thủy sản góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

2019

 

 

x

Kết quả bỏ phiếu đánh giá: Đạt.

B

XÉT DUYỆT

 

Cấp tỉnh

1

Đề tài: Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ kè li tâm giảm sóng tạo bãi bảo vệ bờ biển

2020

x

 

 

Đã ký hợp đồng, đang triển khai thực hiện

2

Đề tài: Sàng lọc, chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ tại tỉnh Cà Mau

2020

x

 

 

Đã ký hợp đồng, đang triển khai thực hiện

3

Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh học (Marker phân tử) vào chọn giống lúa thơm (Cà Mau Thơm 3) có khả chịu mặn, chất lượng cao và năng suất cao cho vùng sản xuất lúa và lúa tôm của tỉnh Cà Mau.

2020

x

 

 

Đã ký hợp đồng, đang triển khai thực hiện

4

Dự án SXTN: Hoàn thiện qui trình sản xuất giống và nuôi ba khía (Sesarma mederi) tại tỉnh Cà Mau

2020

x

 

 

Dự án đang thử nghiệm sản xuất giống theo các độ mặn tại Trường Đại học Cần Thơ

5

Đề tài: Phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Cà Mau đáp ứng với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

2020

x

 

 

Đã ký hợp đồng, đang triển khai thực hiện

6

Đề tài: Giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục các Trường Phổ thông dân tộc trong tỉnh Cà Mau đáp ứng với yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới

2020

x

 

 

Đã ký hợp đồng, đang triển khai thực hiện

7

Đề tài: Xây dựng hệ thống truyền thanh công nghệ số cho cấp cơ sở

2020

x

 

 

Đã ký hợp đồng, đang triển khai thực hiện

8

Dự án: Cải tạo vườn tạp trồng dừa kết hợp nuôi cá đồng và nuôi gà thả vườn tại ấp 1, xã Khánh An, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau

2020

x

 

 

Kết quả: Mô hình nuôi cá nước ngọt: do mưa nhiều, nước ao nuôi cá rô và cá trê tràn vào nhau, cá ở 2 ao nuôi này tràn qua lại. Tuy nhiên, số lượng cá giống thả nuôi vẫn đảm bảo trong khuôn viên của 02 ao nuôi, vẫn đảm bảo triển khai mô hình theo tiến độ; Mô hình trồng dừa: phát triển bình thường, chưa thấy hiện tượng dừa bị chết do ngập úng; Mô hình nuôi gà: đã thả nuôi 1000 con gà, gà được che chắn và chăm sóc, phát triển tốt.

 

Dự án nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của tỉnh

9

Dự án: Ứng dụng công nghệ Semi - Biofloc nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh 3 giai đoạn tại xã Tân Hưng Tây, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

2020

x

 

 

Đã ký hợp đồng, đang triển khai thực hiện

10

Dự án: Nuôi cua 02 giai đoạn trong đầm nuôi tôm công nghiệp bỏ trống

2020

x

 

 

Đã ký hợp đồng, đang triển khai thực hiện

11

Dự án: Phát triển quy trình sản xuất giống tôm sú theo công nghệ Biofloc tại tỉnh Cà Mau

2020

x

 

 

Đã hoàn thành triển khai đợt 1 ở 02 cơ sở sản xuất giống tôm là Công ty tôm giống Hảo Cà Mau và Công ty giống thủy sản Thảo Nguyên. Đang triển khai ở Công ty tôm giống Mũi Cà Mau. Đang tiếp tục lấy mẫu tôm sú mẹ ở 03 cơ sở còn lại (Công ty cổ phần thủy sản GTS Sú Chân Đỏ, Trại giống Tấn Cường và Trại giống Thanh Trung).

 

Chương trình Ứng dụng nhân rộng kết quả nghiên cứu thử nghiệm vào sản xuất và đời sống

12

Dự án: Xây dựng mô hình nuôi cua đinh (Amyda cartilagiena) thương phẩm tại Phường Tân Thành - thành phố Cà Mau

2020

x

 

 

Dự án đã hoàn thành thả giống cho các hộ nuôi. Đến nay có 7/10 hộ Cua Đinh bị bệnh, chết. Tỷ lệ hao hụt tại thời điểm kiểm tra khoảng 50%. Đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp thực hiện dự án đang tích cực xử lý, khắc phục sự cố.

13

Dự án: Xây dựng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt trên địa bàn tỉnh Cà Mau

2020

x

 

 

Đã ký hợp đồng, đang triển khai thực hiện

14

Dự án: Nuôi sò huyết (Anadara granosa) kết hợp tôm sú trong vuông rừng - tôm kết hợp tại xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

2020

x

 

 

Đã ký hợp đồng, đang triển khai thực hiện

 

Chương trình Ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp

15

Dự án: Ứng dụng và hoàn thiện kỹ thuật lắp đặt và vận hành hệ thống biogas xử lý chất thải chăn nuôi để xử lý chất thải xi - phông của ao nuôi tôm siêu thâm canh tại Cà Mau

2020

x

 

 

 

16

Dự án: Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến hai giai đoạn sử dụng chế phẩm sinh học tại xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau

2020

x

 

 

 

17

Dự án: Nuôi sò huyết (Anadara granosa) tại xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

2020

x

 

 

 

 

 

 



1 Gồm các nhóm sản phẩm hàng hóa: Đồ điện - điện tử, mũ bảo hiểm, đồ chơi trẻ em, hàng bao gói sẵn, xăng RON 95, xăng E5, dầu DO, dầu nhờn, nước sinh hoạt, nước uống đóng chai, dầu thực vật, chuối khô, thức ăn tôm, vàng trang sức.

2 Dự án: Đầu tư xây dựng Nhà máy điện rác và Năng lượng AMN của Công ty TNHH Xử lý môi trường Quang Bến. Kết quả Hội đồng không chấp thuận công nghệ dự án; Hạng mục hệ thống xử lý nước thải (thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện Lao và bệnh Phổi tỉnh Cà Mau). Kết quả Hội đồng chấp thuận công nghệ dự án; tuy nhiên cần chỉnh sửa theo góp ý của các thành viên hội đồng.

3 Dự án: Nhà máy điện gió Tân Thuận - giai đoạn 1 do Công ty Cổ phần Đầu tư năng lượng tái tạo Cà Mau làm chủ đầu tư. Kết quả các chuyên gia chấp thuận công nghệ dự án.

4 Dự án: Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá lóc Cà Mau”; Dự án: Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Muối trắng Tân Thuận - Đầm Dơi” dùng cho sản phẩm muối của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau; Dự án: Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Mắm cá mào gà” dùng cho sản phẩm mắm cá mào gà của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

5 Dự án: Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Lúa sạch Thới Bình”; Dự án: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Cá bớp Hòn Chuối - Cà Mau”; Dự án: Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho 02 sản phẩm “Mực Sông Đốc Cà Mau” và “Cá thòi lòi Đất Mũi”.

6 Dự án: Xây dựng chỉ dẫn địa lý “Cà Mau” dùng cho sản phẩm của thương phẩm của tỉnh Cà Mau; Dự án: “Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Lúa sinh thái Cà Mau” dùng cho sản phẩm lúa trồng trên đất nuôi tôm của tỉnh Cà Mau; Dự án: Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Khô cá lóc Cà Mau”; Dự án: Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Muối trắng Tân Thuận - Đầm Dơi” dùng cho sản phẩm muối của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau; Dự án: Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Mắm cá mào gà” dùng cho sản phẩm mắm cá mào gà của huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.

7 Dự án: Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận “Lúa sạch Thới Bình”; Dự án: Xây dựng nhận hiệu chứng nhận “Cá bớp Hòn Chuối - Cà Mau”; Dự án: Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho 02 sản phẩm “Mực Sông Đốc Cà Mau” và “Cá thòi lòi Đất Mũi”; Dự án: Xây dựng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm “Chuối Xiêm sinh thái - Cà Mau”; Dự án: Xây dựng nhãn hiệu tập thể “Chuối khô Trần Hợi” và “Bánh phồng tôm Mũi Cà Mau”.

8 Dự án: Xây dựng và quản lý chỉ dẫn địa lý “Cà Mau” cho sản phẩm tôm sú của tỉnh Cà Mau.

9 “Nâng cao chất lượng quản lý và khai thác có hiệu quả đối với nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận được bảo hộ tại địa phương”; “Cập nhật các kiến thức mới về Sở hữu trí tuệ và an toàn thực phẩm”; “Nâng cao kiến thức về phát triển thương hiệu, thông tin và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc”.

10 “Tổng kết hiệu quả hỗ trợ phát triển các nhãn hiệu đã được bảo hộ giai đoạn 2019-2020 và đề ra kế hoạch, giải pháp thực hiện trong thời gian tới”.

11 (1) Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Cà Mau; (2) Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh Cà Mau; (3) Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Cà Mau; (4) Trung tâm Phân tích, Kiểm nghiệm tỉnh Cà Mau; (5) Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ; (6) Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Nam Sông Hậu; (7) Trung tâm xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp.

12 (1) Đề tài: Số hóa công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật bằng công nghệ BIM phục vụ cho công tác quản lý vận hành ở tỉnh Cà Mau. Với mục tiêu giúp các đơn vị quản lý, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công nắm bắt được công nghệ mới; tính chính xác và ưu điểm của BIM so với quản lý truyền thống, từ đó làm cơ sở triển khai ứng dụng BIM tại tỉnh Cà Mau trong việc lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, quản lý điều hành dự án và quản lý vận hành dự án, công trình. Chuẩn bị cơ sở dữ liệu BIM cho công trình cầu, đường và hạ tầng kỹ thuật, để số hóa tất cả các công trình cầu, đường, nhà cửa và hạ tầng kỹ thuật; là bộ phận quan trọng của Dữ liệu lớn (Big Data) tiến tới xây dựng đô thị thông minh tại tỉnh Cà Mau. Kết quả xếp loại: Đạt. (2) Đề tài: So sánh tình hình sức khỏe mẹ và con ở hai nhóm sanh thường và mổ lấy thai của những bà mẹ có con từ 24 tháng tuổi đến 60 tháng tuổi và đánh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng lên tỷ lệ mổ lấy thai tại tỉnh Cà Mau. Đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ như tình trạng kinh nguyệt, lượng sữa mẹ, tình trạng mang thai lần sau, giữa 2 nhóm sanh thường và sanh mổ. Đánh giá tình trạng sức khỏe của con như tình trạng dinh dưỡng, các bệnh lý như dị ứng, suy dinh dưỡng, số lần nằm viện, số lần đi khám bệnh trong năm, hen suyễn... giữa 2 nhóm sanh thường và sanh mổ để có biện pháp can thiệp cộng đồng lên tỷ lệ mổ lấy thai của nhóm can thiệp và nhóm chứng tại tỉnh Cà Mau. Kết quả xếp loại: Đạt. (3) Đề tài: Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường trong các trường trung học phổ thông thành phố Cà Mau. Mục tiêu xây dựng quy trình, biện pháp, nội dung, cách thức và hình mẫu phát triển văn hóa nhà trường trong trường Phổ thông trung học; xây dựng thí điểm hình mẫu tại 3 trường THPT ở thành phố Cà Mau (đô thị, vùng ven, nông thôn). Mở rộng thí điểm ở 8 trường THPT tại 8 huyện tỉnh Cà Mau (01 trường/huyện); Phát triển hình mẫu văn hóa nhà trường trong các trường THPT tại thành phố Cà Mau và các huyện. Kết quả xếp loại: Đạt. (4) Đề tài: Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp gắn với phát triển thị trường lao động và xuất khẩu lao động. Mục tiêu đẩy mạnh hoạt động Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao gắn với nhu cầu doanh nghiệp trong cung ứng thị trường lao động trong nước và ngoài nước. Kết quả xếp loại: Đạt. (5) Đề tài: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển một số mô hình phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết sản xuất góp phần giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn tỉnh Cà Mau. Mục tiêu đánh giá hiện trạng sản xuất của một số mô hình sản xuất phi nông nghiệp (mô hình làng nghề truyền thống và mô hình sản xuất mới) của phụ nữ nông thôn tỉnh Cà Mau đang hoạt động; Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của phụ nữ nông thôn trong việc tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp. Đề xuất nhóm giải pháp phát triển, tăng hiệu quả tài chính của các mô hình phi nông nghiệp theo chuỗi liên kết sản xuất nhằm nâng cao đời sống, nâng cao cơ hội tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh giải quyết việc làm, an sinh xâ hội cho lao động nữ nông thôn tại tỉnh Cà Mau. Kết quả xếp loại: Đạt. (6) Dự án SXTN: Thử nghiệm sản xuất giống sò huyết (Anadara granosa) phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau. Mục tiêu thử nghiệm sản xuất giống sò huyết phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng ven biển tỉnh Cà Mau để cung cấp giống cho nghề nuôi sò huyết của tỉnh đang phát triển. (7) Dự án SXTN: Ứng dụng tiến bộ công nghệ trong bảo quản sản phẩm trên tàu khai thác thủy sản đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng. Mục tiêu ứng dụng công nghệ sản xuất nước đá sệt từ nước biển để bảo quản các sản phẩm thủy hải sản sau khai thác trên tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên. Kết quả không đạt. Do dự án không đạt hiệu quả kinh tế và huy động nguồn vốn đối ứng để thực hiện, nên Cơ quan chủ trì đề nghị không thực hiện. (8) Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm Lịch (Ophisternon bengalense) tại tỉnh Cà Mau. Mục tiêu nhằm sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm Lịch góp phần làm đa dạng thêm đối tượng nuôi mới trong nghề nuôi thủy sản của tỉnh. Từ đó, góp phần tăng thêm thu nhập cho người dân, góp phần giảm khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Kết quả không đạt, do đối tượng mới và chưa có nhiều nghiên cứu về đối tượng này, nên đơn vị xin không thực hiện.

13 (1) Dự án: Ứng dụng hệ thống biogas xử lý chất thải xi - phông của ao nuôi tôm siêu thâm canh tại Cà Mau. Đã triển khai thực hiện 04 hệ thống/ 04 hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Đầm Dơi, các hệ thống đang vận hành để phục vụ cho nuôi tôm; (2) Dự án: Nuôi sò huyết (Anadara granosa) tại xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Triển khai nuôi tại 34 hộ, đến nay sò huyết đạt 5 tháng tuổi, kích cỡ đạt khoảng 100 con/kg, đang phát triển tốt. (3) Dự án: Nhân rộng mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến hai giai đoạn kết hợp cá đối mục (Mugil cephalus) trên địa bàn huyện Năm Căn. (4) Dự án: Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến 02 giai đoạn dưới tán rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. (5) Dự án: Nuôi của biển kết hợp với nuôi tôm sú QCCT dưới tán rừng tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. (6) Dự án: Xây dựng mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Kết quả: xây dựng mới và sửa chữa 02 nhà màng tổng diện tích 1.000m2. Kết thúc canh tác dưa lưới vụ 01, năng suất thu được là 3.046 kg, đạt được mục tiêu dự án đề ra. Được cấp giấy chứng nhận cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho dưa lưới. Được siêu thị Coopmart Cà Mau tiêu thụ sản phẩm Dưa lưới do dự án sản xuất. (7) Dự án: Nuôi sò huyết (Anadara granosa) kết hợp tôm sú trong vuông rừng- tôm kết hợp tại xã Tam Giang Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Triển khai nuôi tại 60 hộ, đến nay sò huyết đạt 5 tháng tuổi, kích cỡ đạt khoảng 100 con/kg, đang phát triển tốt. (8) Dự án: Nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 3 giai đoạn theo công nghệ Semi - Biofloc. (9) Dự án: Ứng dụng công nghệ sinh học nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) siêu thâm canh 03 giai đoạn. (10) Dự án: Nuôi thử nghiệm tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến 02 giai đoạn kết hợp với rong câu chỉ vàng (Gracilaria sp.) trên địa bàn huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. (11) Dự án: Nuôi gà nòi lai kết hợp trồng nấm tại ấp Cây Trâm, xã Định Bình, TP. Cà Mau. (12) Dự án: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Bánh phồng tôm Hàng Vịnh - Cà Mau”. (13) Dự án: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Ba khía Rạch Gốc - Cà Mau”.

14 Đề tài: Các giải pháp hỗ trợ việc thành lập và tổ chức hoạt động của hợp tác xã kiểu mới gắn với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2020-2025. Kết quả hội đồng nghiệm thu xếp loại đạt; Dự án: Nuôi thử nghiệm cá đối mục (Mugil cephalus) kết hợp với tôm sú (Penaeus monodon) trong ao đất tại huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Kết quả hội đồng nghiệm thu xếp loại đạt; Đề tài: Nuôi thử nghiệm ấu trùng Ruồi lính đen để xử lý bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy tại Khu Công nghiệp Hòa Trung. Nhiệm vụ không sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Kết quả hội đồng nghiệm thu xếp loại đạt; Dự án: Chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình trồng chuối già Phillippine đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vùng U Minh Hạ tỉnh Cà Mau. Kết quả hội đồng nghiệm thu xếp loại đạt; Dự án: Nuôi tôm sú quảng canh cải tiến hai giai đoạn sử dụng chế phẩm sinh học tại xã Phú Tân, huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Kết quả hội đồng nghiệm thu xếp loại đạt; Dự án: Xây dựng mô hình trồng cây bồn bồn kết hợp nuôi cá đồng trên địa bàn huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Kết quả hội đồng nghiệm thu xếp loại đạt; Dự án: Nuôi tôm sú (Penaeus monodon) quảng canh cải tiến kết hợp với cá nâu (Scatophagus argus) trong vuông 02 giai đoạn sử dụng chế phẩm sinh học tại huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Kết quả hội đồng nghiệm thu xếp loại đạt.

15 Dự án “Đầu tư tăng cường năng lực thử nghiệm đáp ứng yêu cầu quản lý của địa phương”: Tổng nguồn vốn 8.947.599.960 đồng (trong đó: Nguồn vốn sự nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ của tỉnh năm 2020 là 1.136.000.000 đồng, năm 2021 là: 2.187.599.960 đồng; nguồn vốn đầu tư công năm 2021 tỉnh Cà Mau là: 5.624.000.000 đồng).

16 (1) Dự án: Chuyển giao, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và xây dựng mô hình trồng chuối già Philiphines đạt tiêu chuẩn xuất khẩu ở vùng U Minh hạ tỉnh Cà Mau. Đã nghiệm thu cấp tỉnh, chờ nghiệm thu cấp Bộ; (2) Ứng dụng khoa học kỹ thuật xây dựng mô hình xen canh lúa - tôm càng xanh toàn đực theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng Bắc Cà Mau, tỉnh Cà Mau.

17 (1) “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xử lý nền đất yếu có nguồn gốc biển (mQ) phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cà Mau”; (2) “Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn bằng công nghệ bê tông rỗng nhằm hạn chế xói lở, tạo cảnh quan môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng cửa sông ven biển tỉnh Cà Mau”; (3) “Nghiên cứu các tai biến nứt, sụt lún, trượt lở đất và đề xuất các giải pháp khắc phục trên địa bàn tỉnh Cà Mau”. (4) Ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển chuỗi giá trị sản xuất Lúa Tôm an toàn hữu cơ; (5) Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Cà Mau; (6) Ứng dụng KH&CN phát triển mô hình ương và nuôi thương phẩm cá chình hoa tại tỉnh Cà Mau; (7) Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của giống sản xuất nhân tạo, để phục vụ nghề nuôi cua biển ở tỉnh Cà Mau.

18 (1) Đề tài: Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý nước tuần hoàn và xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà Mau và một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long; (2) Đề tài: “Nghiên cứu các tai biến nứt, sụt lún, trượt lở đất và đề xuất các giải pháp khắc phục trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.

19 (1) Đề tài: Nghiên cứu phát triển công nghệ xử lý nước tuần hoàn và xử lý chất thải trong nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh Cà Mau và một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long; (2) Nhiệm vụ: Nghiên cứu giải pháp ứng dụng công nghệ để khôi phục, bảo tồn và phát triển nguồn lợi cá thòi lòi huyện Ngọc Hiển. (3) Dự án Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ phát triển nguồn lợi cá đồng vùng U Minh Hạ tỉnh Cà Mau. (4) Dự án: Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển chuỗi giá trị sản xuất lúa - tôm sú an toàn, hữu cơ. (5) Dự án: Ứng dụng khoa học và công nghệ phát triển mô hình ương và nuôi thương phẩm cá chình bông (Anguilla marmorata) tại tỉnh Cà Mau.

20 (1) Nghiên cứu công nghệ xử lý tái chế nước thải từ các nhà máy chế biến thủy sản thành thức ăn chăn nuôi. (2) Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây ngập mặn bằng công nghệ bê tông rỗng nhằm hạn chế xói lở, tạo cảnh quan môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu cho vùng cửa sông ven biển tỉnh Cà Mau. (3) Nghiên cứu công nghệ nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh từ Israel phù hợp với điều kiện tỉnh Cà Mau. (4) Nghiên cứu phát triển nguồn gen chuối Xiêm Cà Mau theo chuỗi giá trị. (5) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xử lý nền đất yếu có nguồn gốc biển (mQ) phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi trên địa bàn tỉnh Cà Mau. (6) Dự án: Ứng dụng giống mới và qui trình canh tác để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, môi trường cho trồng rừng gỗ lớn với các loài: Tràm, Keo lai, Keo lá tràm. (7) Dự án: Ứng dụng công nghệ, kỹ thuật để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất cua biển Cà Mau. (8) Dự án: Ứng dụng và chuyển giao công nghệ gia hóa, sản xuất giống và nuôi thương phẩm tôm sú Moana tại Cà Mau. (9) Đề tài: “Nghiên cứu các tai biến nứt, sụt lún, trượt lở đất và đề xuất các giải pháp khắc phục trên địa bàn tỉnh Cà Mau”.

1 Cơ chế hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thuộc 1 trong 4 loại theo Nghị định 54/2016/NĐ-CP

2 Doanh nghiệp trong năm có một trong các hoạt động sau đây được coi là có đổi mới công nghệ:

1. Thực hiện nghiên cứu phát triển công nghệ có kết quả được chuyển giao, đánh giá, nghiệm thu hoặc ứng dụng vào sản xuất, kinh doanh hoặc có đăng ký sở hữu trí tuệ (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp).

2. Có nhận chuyển giao công nghệ hoặc đầu tư, mua sắm mới hoặc nâng cấp máy móc, thiết bị hoặc thay đổi quy trình sản xuất để tạo ra sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm hoặc sản xuất hiệu quả hơn (giảm giá thành sản xuất sản phẩm; giảm tiêu thụ năng lượng; nguyên, nhiên, vật liệu; giảm phát thải, đạt các chỉ tiêu về môi trường;...).

3. Đưa vào áp dụng các hệ thống quản lý, mô hình, công cụ cải tiến năng suất và chất lượng như: ISO; HACCP; GMP (thực hành sản xuất tốt); KPI (Đo lượng hiệu suất); TPM (duy trì năng suất toàn diện); TQM (quản lý chất lượng toàn diện); PMS (cải tiến năng suất toàn diện); thực hành 5S, Six Sigma, Kaizen,...

4. Đạt được các tiêu chuẩn, chứng nhận chuyên ngành: VietGap, Global Gap, GMP, BRC (Tiêu chuẩn thực phẩm toàn cầu),... hoặc nâng cấp lên mức tiêu chuẩn cao hơn (ví dụ: GMP-ASEAN → GMP-WHO → PIC/S → EU-GMP) hoặc đạt được các chứng chỉ quốc tế (chứng chỉ ASTM của Mỹ; JISG3505, JIS3112 của Nhật Bản;...).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2021 về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau

  • Số hiệu: 95/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 07/07/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
  • Người ký: Lê Văn Sử
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/07/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản