Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 148/KH-UBND | Lạng Sơn, ngày 01 tháng 7 năm 2021 |
Kính gửi: Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thực hiện Công văn số 1933/BTNMT-KHTC ngày 27/4/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND tỉnh Lạng Sơn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như sau:
a) Thực trạng công tác quản lý môi trường
Trong năm 2020 và năm 2021, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tập trung chỉ đạo xây dựng dự toán kinh phí sự nghiệp môi trường hàng năm, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường theo quy định; triển khai và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch đề ra trong từng năm; chú trọng đối với lĩnh vực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững của tỉnh. Rà soát, nghiên cứu xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền để triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
Nội dung bảo vệ môi trường được thực hiện lồng ghép trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội của các cấp, các ngành trong tỉnh để tập trung chỉ đạo kiểm tra, theo dõi, tổ chức thẩm định, phê duyệt đánh giá tác động môi trường đảm bảo tính ổn định và bền vững trong quá trình triển khai thực hiện. Công tác kiểm tra, giám sát của cộng đồng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh được thực hiện có hiệu quả; công tác xử lý các vi phạm về bảo vệ môi trường được thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức và xây dựng ý thức bảo vệ môi trường trong cộng đồng, người dân và doanh nghiệp: UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường cho các tầng lớp Nhân dân. Trong năm 2020 và năm 2021, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai tuyên truyền, tổ chức hưởng ứng các hoạt động, sự kiện thường niên về bảo vệ môi trường như: tuyên truyền, phổ biến công tác bảo tồn đa dạng sinh học trong dịp Tết Nguyên đán; tổ chức các hoạt động thuộc Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới; tuyên truyền biển, đảo; hưởng ứng Ngày Đất ngập nước Thế giới; Giờ Trái đất; Ngày quốc tế Đa dạng sinh học; tổ chức các hoạt động Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới; hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn,... bằng các hoạt động cụ thể bảo đảm an toàn, tuân thủ nguyên tắc phòng, chống dịch Covid-19 như: Tổ chức chiến dịch ra quân làm vệ sinh môi trường, thu gom xử lý chất thải, rác thải; treo băng rôn, khẩu hiệu; phát tờ rơi, tuyên truyền lưu động trên loa phóng thanh. Các cơ quan truyền thông (Báo Lạng Sơn, Báo Tài nguyên và Môi trường thường trú tại Lạng Sơn, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh) cũng đã kịp thời thông tin, phản ánh được nhiều tin, phóng sự về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, điển hình như: trong năm Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đã phát sóng chuyên mục “Vì màu xanh cuộc sống” được 12 chuyên đề; Báo Tài nguyên và Môi trường thường trú tại Lạng Sơn đưa hơn 30 tin bài về bảo vệ môi trường.
Tiếp tục duy trì thực hiện tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phân loại rác thải tại nguồn, chống rác thải nhựa, cụ thể điển hình như: trong năm 2020 trên địa bàn tỉnh đã triển khai được 02 đợt phát động xây dựng mô hình “Chống rác thải nhựa” với sự tham gia của gần 500 người tại các khu dân cư.
Việc thi hành và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường đã được các cấp, các ngành và các đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh nghiêm túc chấp hành. Việc xây dựng hệ thống quan trắc, thực hiện các chương trình quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo về môi trường được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo. Số liệu quan trắc môi trường được theo dõi hàng năm để so sánh, phân tích, đánh giá các thành phần môi trường kịp thời phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Chương trình quan trắc môi trường năm 2020 được thực hiện gồm 02 đợt quan trắc, với tổng số điểm quan trắc năm 2020 là 163 điểm (Quan trắc môi trường không khí ngoài trời, tiếng ồn 40 điểm; quan trắc môi trường nước mặt lục địa 46 điểm; quan trắc môi trường nước dưới đất 31 điểm; quan trắc môi trường đất 26 điểm; quan trắc chất lượng trầm tích (nước ngọt) 20 điểm).
Công tác thẩm định đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư được thực hiện theo quy trình một cửa tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục theo quy định. Trong năm 2020, đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường được 14 dự án, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được 74 dự án (06 KHBVMT cấp tỉnh, 68 KHBVMT cấp huyện), phê duyệt phương án cải tạo, phục hồi môi trường được 01 dự án, tổ chức kiểm tra và cho phép vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của 01 dự án.
Kết quả triển khai thực hiện kết nối truyền số liệu quan trắc phát thải tự động từ các cơ sở sản xuất: đã ban hành văn bản đôn đốc, hướng dẫn các đối tượng phải thực hiện theo quy định khẩn trương thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc phát thải tự động, liên tục theo quy định. Tại Sở Tài nguyên và Môi trường đã triển khai lắp đặt hệ thống phần mềm, thiết bị để tiếp nhận số liệu quan trắc tự động liên tục từ các cơ sở truyền về, phối hợp tốt với Trung tâm quan trắc môi trường - Tổng cục Môi trường tổ chức hướng dẫn cho 06 cơ sở (trong đó 04 đơn vị theo quy định và 02 cơ sở có tiềm ẩn nhiều nguy cơ xả thải gây ô nhiễm môi trường) thực hiện lắp đặt, kết nối truyền số liệu quan trắc phát thải tự động về Sở Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 03 cơ sở là: Mỏ than Na Dương - Công ty TNHH MTV than Na Dương, Công ty nhiệt điện Na Dương và Nhà máy xi măng Đồng Bành đã thực hiện lắp đặt xong và truyền số liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định.
Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm túc. Trong năm 2020 đã tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính được 07 vụ việc, với số tiền phạt là 1.445.375.000đ; phát hiện, đấu tranh với các hành vi mua bán, vận chuyển động vật hoang dã 04 vụ (thu giữ: 07 cá thể Cầy bạc má; 375 cá thể Chim Khướu, Họa mi; 01 cá thể Cu li).
b) Tình hình triển khai, thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng và ban hành các văn bản như: Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 23/01/2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kế hoạch thu gom vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại; Kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường; Kế hoạch Quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch triển khai đề án Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về phòng, chống rác thải nhựa, giai đoạn 2021 - 2025. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn, UBND cấp huyện, UBND cấp xã triển khai thực hiện công tác xây dựng, lồng ghép ban hành theo thẩm quyền văn bản tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch về bảo vệ môi trường. Nâng cao chất lượng công tác quan trắc, giám sát môi trường, công tác đánh giá, lập báo cáo hiện trạng môi trường, công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
c) Tình hình triển khai các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
- Về xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ô nhiễm tồn lưu hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật:
Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1946/QĐ-TTg ngày 21/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1200/QĐ-UBND ngày 23/8/2013 của UBND tỉnh Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn có 16 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đã hoàn thành xử lý ô nhiễm triệt để 13 cơ sở, đạt tỷ lệ 81,25%.
Theo Quyết định số 58/QĐ-TTg ngày 29/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 05/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 58/QĐ-TTg, Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020, tỉnh Lạng Sơn có 02 dự án, gồm: dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thôn Dốc Mới 1, xã Sơn Hà, huyện Hữu Lũng và dự án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường điểm tồn lưu hóa chất bảo vệ thực vật tại thôn Đồi Chè, xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn bằng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp môi trường, cơ quan chủ trì là Sở Tài nguyên và Môi trường. Trong năm 2018 đã thực hiện xong việc xử lý ô nhiễm môi trường của các dự án trên.
Về bảo vệ môi trường không khí theo Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 và Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021: tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường trong đó có nội dung tăng cường kiểm soát chất lượng môi trường không khí như: Kế hoạch thực hiện Kết luận số 02-KL/TW ngày 26/4/2016 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Kế hoạch thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020, Kế hoạch số thực hiện Kết luận số 56-KL/TW, ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;... Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường; thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ phát sinh khí thải ra môi trường nhằm kiểm soát, nâng cao chất lượng môi trường không khí và đã có Báo cáo số 259/BC-UBND ngày 01/7/2020 gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Quyết định số 985a/QĐ-TTg ngày 01/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh đã triển khai xây dựng và lắp đặt hoàn thành 05 công trình, trạm quan trắc môi trường tự động, liên tục, trong đó có: 03 Trạm quan trắc môi trường không khí (gồm: Trạm môi trường không khí tại xã Hồng Phong, huyện Cao Lộc; Trạm môi trường không khí tại xã Đồng Tân, huyện Hữu Lũng và Trạm quan trắc môi trường không khí tại thị trấn Chi Lăng, huyện Chi Lăng); 01 Trạm quan trắc môi trường nước tại xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn và 01 Trung tâm điều hành đặt tại Trung tâm Tài nguyên và Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (xã Hoàng Đồng, thành phố Lạng Sơn) để theo dõi đánh giá chất lượng môi trường, kịp thời phát hiện các vấn đề môi trường trên địa bàn tỉnh. Kết quả quan trắc môi trường hàng năm cho thấy chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh tương đối tốt, nồng độ bụi và các chất khí độc hại trong môi trường không khí tại các điểm quan trắc có giá trị nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ).
Đối với công tác quản lý các cơ sở phát sinh khí thải lớn trên địa bàn tỉnh: theo quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu: trên địa bàn tỉnh có các dự án Nhà máy nhiệt điện Na Dương - Công ty nhiệt điện Na Dương; Nhà máy xi măng Hồng Phong - Công ty cổ phần Xi măng Hồng Phong; Nhà máy xi măng Đồng Bành - Công ty cổ phần Xi măng Đồng Bành thuộc đối tượng lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động. Đến nay, Nhà máy nhiệt điện Na Dương - Công ty nhiệt điện Na Dương đã hoàn thành lắp đặt và đang truyền dữ liệu quan trắc khí thải tự động trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường; Nhà máy xi măng Hồng Phong - Công ty Cổ phần Xi măng Hồng Phong; Nhà máy xi măng Đồng Bành - Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Bành đang tiếp tục quá trình đầu tư triển khai lắp đặt. Tại Trung tâm Tài nguyên và môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiếp nhận, vận hành các trang thiết bị phòng thí nghiệm và trang thiết bị của Trung tâm điều hành, các trạm quan trắc môi trường tự động của Dự án nâng cao năng lực quan trắc, giám sát trên địa bàn tỉnh, quản lý dữ liệu của 11 trạm quan trắc tự động liên tục và 01 trạm điều hành1; các phần mềm được sử dụng để truyền nhận dữ liệu các trạm quan trắc môi trường tự động liên tục về Bộ Tài nguyên và Môi trường (do Trung tâm quan trắc môi trường Miền Bắc chuyển giao) gồm: Envidas Ultimate và Envista ARM, phần mềm Envisoft.
- Về bảo tồn đa dạng sinh học: Thực hiện Luật Đa dạng sinh học và Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, thực hiện công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học, UBND tỉnh đã ban hành các kế hoạch và quyết định thực hiện gồm: Quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020; Quyết định phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu rừng đặc dụng Hữu Liên đến năm 2020; Quyết định về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí thực hiện đề án Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và năng lực quản lý về bảo tồn đa dạng sinh học, an toàn sinh học trên địa bàn tỉnh. Kế hoạch hành động đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Chỉ đạo xây dựng các đề án, nhiệm vụ để khảo sát, nghiên cứu, đề xuất địa điểm đầu tư khu du lịch sinh thái kết hợp với nuôi nhốt, phát triển các loài động vật quý hiếm để trả lại rừng. Tuy nhiên, đến nay ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn nên chưa bố trí được kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung theo Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 đảm bảo đầy đủ, đồng bộ.
- Về công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai: thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật Đa dạng sinh học năm 2008, UBND tỉnh đã chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng dự án Điều tra, lập danh mục loài ngoại lai xâm hại và đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, kiểm soát các loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh nhưng ngân sách của tỉnh còn nhiều khó khăn nên chưa phê duyệt dự án và bố trí kinh phí thực hiện.
d) Tình hình triển khai các nhiệm vụ bảo vệ môi trường của địa phương theo chỉ đạo của Đảng, của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
Tỉnh Lạng Sơn đã thực hiện các nhiệm vụ được phân cấp đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường đạt được một số kết quả nhất định, ý thức trách nhiệm về công tác bảo vệ môi trường của các cấp, các ngành ngày càng được quan tâm triển khai thực hiện; các chủ đầu tư đã thực hiện đánh giá sơ bộ tác động môi trường, sơ bộ xác định phạm vi, quy mô tác động đến môi trường của dự án đầu tư được thực hiện trong giai đoạn nghiên cứu, đề xuất thực hiện dự án đầu tư theo đúng quy định và có ý thức về bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai dự án. Tuy nhiên, việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại một số đơn vị sản xuất, kinh doanh chưa tốt, như: chưa lập hồ sơ xác nhận công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án; chưa thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường, cải tạo, phục hồi môi trường; chưa thực hiện nghiêm túc, công tác quan trắc, giám sát môi trường... Do đó, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn và kiểm tra giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Lạng Sơn có đường biên giới dài 231,74 km tiếp giáp với Quảng Tây (Trung Quốc) với 12 cửa khẩu (2 cửa khẩu quốc tế, 1 cửa khẩu song phương và 9 cửa khẩu phụ), do đó nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất lớn do việc nhập lậu các loại hóa chất bảo vệ thực vật cấm sử dụng, không rõ nguồn gốc, gia súc, gia cầm, thực phẩm bẩn... qua các đường mòn, lối mở diễn ra khá phức tạp. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh chưa có khu vực thu gom, không có doanh nghiệp hoạt động xử lý chất thải nguy hại (trừ Công ty cổ phần Kim loại màu Bắc Bộ và Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh và các Trung tâm y tế các huyện có chức năng xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế nguy hại) nên việc hoạt động xử lý vỏ bao bì hoá chất thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng thải bỏ, thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu, không rõ nguồn gốc, các loại chất thải nguy hại, chất thải xây dựng còn nhiều khó khăn, hạn chế.
Vấn đề đầu tư các công nghệ xử lý chất thải, đặc biệt là rác thải sinh hoạt còn gặp nhiều khó khăn về vốn, công nghệ, nhà đầu tư; năng lực tiếp cận khoa học công nghệ, tiếp cận thực tế của đội ngũ thực hiện công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn hạn chế. Bên cạnh đó, đội ngũ công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn mỏng, khối lượng công việc lớn nên chưa đáp ứng được yêu cầu công tác bảo vệ môi trường hiện nay.
a) Tình hình thực hiện kế hoạch và dự toán ngân sách sự nghiệp môi trường năm 2020 và ước thực hiện năm 2021
Các nội dung chi để thực hiện các nhiệm vụ và dự án bảo vệ môi trường gồm:
- Chi cho công tác tuyên truyền, tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Môi trường thế giới, Ngày Quốc tế đa dạng sinh học, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn, Chống rác thải nhựa.
- Hỗ trợ các tổ chức chính trị - xã hội và đoàn thể thực hiện tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường; xây dựng các mô hình điểm, tổ chức các hội thi tìm hiểu về bảo vệ môi trường, thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới; tuyên truyền giáo dục về bảo vệ môi trường tại các cấp học bằng các hình thức như: tổ chức hoạt động ngoại khóa, lớp tập huấn, cuộc thi vẽ tìm hiểu về môi trường.
- Chi cho hoạt động quan trắc, giám sát xả thải, giám sát môi trường hàng năm; chi cho hoạt động thanh tra, kiểm tra và kiểm soát ô nhiễm; chi cho hoạt động hỗ trợ thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt, vệ sinh môi trường; mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư phục vụ công tác bảo vệ môi trường; thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường khác.
- Tổng số ngân sách nhà nước chi cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2020: 65.726 triệu đồng, gồm các nội dung chi sau:
Chi nhiệm vụ chuyên môn: 8.203 triệu đồng;
Chi nhiệm vụ thường xuyên: 56.643 triệu đồng;
Chi xử lý các cơ sở ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: 880 triệu đồng.
- Tổng số ngân sách nhà nước chi cho hoạt động sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2021: 60.812 triệu đồng, gồm các nội dung chi sau:
Chi nhiệm vụ chuyên môn: 1.520 triệu đồng;
Chi nhiệm vụ thường xuyên: 59.292 triệu đồng;
(Chi tiết số liệu chi tại Phụ lục 01 kèm theo Kế hoạch này)
b) Đánh giá thuận lợi khó khăn vướng mắc
- Thuận lợi: thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, các lớp tập huấn nâng cao, cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường cho các cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường đã nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cộng đồng dân cư.
Công tác phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm môi trường tiếp tục được quan tâm thực hiện, được lồng ghép vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các chỉ số về môi trường của tỉnh vẫn nằm trong giới hạn cho phép, cơ bản thực hiện được mục tiêu bảo đảm sự hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường để phát triển bền vững. Việc ứng dụng và phát triển khoa học, công nghệ trong bảo vệ môi trường đã có một số thành tựu đáng kể. Công tác xã hội hóa bước đầu đã huy động được sự tham gia của các tầng lớp Nhân dân vào sự nghiệp bảo vệ môi trường. Công tác điều tra, quy hoạch tài nguyên thiên nhiên đã được quan tâm thực hiện, từ đó đề ra các cơ chế, chính sách khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
Hằng năm, kinh phí sự nghiệp môi trường trong dự toán ngân sách hàng năm được bố trí đảm bảo đúng theo quy định. Việc quản lý, sử dụng ngân sách sự nghiệp môi trường đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt công tác quản lý và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.
- Khó khăn, vướng mắc: lĩnh vực môi trường rộng liên quan đến nhiều ngành, nghề khác nhau và có chiều hướng ngày các đa dạng, phức tạp, các dự án đầu tư với công nghệ, loại hình hoạt động ngày càng đa dạng trong khi đó đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường chưa đáp ứng về số lượng, năng lực còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm, nhất là đối với cấp cơ sở (cấp huyện, cấp xã) nên chưa đáp ứng được yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.
Nhận thức về công tác bảo vệ môi trường của một số tổ chức, cá nhân chưa cao, chưa thực sự quan tâm và thực hiện đầy đủ các nội dung về bảo vệ môi trường, công tác kiểm tra, đôn đốc thực hiện các Kế hoạch hành động chưa thường xuyên. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa thực sự trở thành thói quen, nếp sống hàng ngày; một số doanh nghiệp chỉ tập trung về hiệu quả kinh tế, chưa quan tâm đúng mức cho công tác bảo vệ môi trường.
Hệ thống cơ quan quản lý bảo vệ môi trường ở các cấp cơ bản đã hoạt động ổn định, tuy nhiên năng lực quản lý môi trường còn nhiều bất cập cả về nhân lực, vật lực, trang bị kỹ thuật (lực lượng mỏng, thiếu kinh nghiệm thực tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ phân tích, đánh giá kết quả phân tích môi trường còn rất hạn chế, chưa được đầu tư đúng mức).
Công tác quy hoạch, thẩm định dự án đầu tư, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được thực hiện. Tuy nhiên việc kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện chưa được sát sao, kịp thời, việc dự báo, đánh giá tác động môi trường đến môi trường tự nhiên, xã hội chưa sát với tình hình diễn biến thực tế dẫn dẫn đến một số trường hợp doanh nghiệp khi triển khai thực hiện dự án chưa được sự đồng thuận, nhất trí cao của người dân.
Công tác thanh tra, kiểm tra về tài nguyên và môi trường còn nhiều hạn chế, vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, về khai thác tài nguyên khoáng sản diễn ra ngày một tinh vi, phức tạp.
Nguồn vốn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường chưa đa dạng, chưa thu hút và khuyến khích được nhiều thành phần kinh tế tham gia, chủ yếu là từ ngân sách của tỉnh và trung ương hỗ trợ; việc đầu tư cho các công trình bảo vệ môi trường còn hạn chế, đặc biệt cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa được đầu tư đồng bộ và chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
c) Kiến nghị và đề xuất
Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế, nguồn thu ngân sách hạn hẹp, trong khi đó tình trạng ô nhiễm môi trường có nguy cơ gia tăng, cần phải có nguồn kinh phí để xử lý. Để triển khai kịp thời, đáp ứng được mục tiêu bảo vệ môi trường, đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương cho tỉnh để triển khai các dự án bảo vệ môi trường giai đoạn 2022 - 2024.
1. Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2022
a) Hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường
- Cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải Trại Tạm giam Công an tỉnh; Xây dựng lò đốt rác thải y tế tại Bệnh xá Công an tỉnh, Bệnh xá Trại Tạm giam công an tỉnh.
- Thực hiện quan trắc môi trường các dự án bến bãi tại các khu vực cửa khẩu (12 dự án).
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải Bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Lạng Sơn.
- Xử lý số hóa chất đã hết hạn cần tiêu hủy của Sở Khoa học và Công nghệ.
b) Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng về công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt tại những khu dân cư tập trung, khu du lịch, danh thắng, khu vực cửa khẩu và khu bảo tồn đa dạng sinh học. Lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường vào các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, nhập khẩu và sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản; việc nhập khẩu phế liệu, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng.
- Thực hiện tốt công tác tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và đề án cải tạo, phục hồi môi trường sau hoạt động khai thác khoáng sản, xây dựng báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Thực hiện các chương trình quan trắc môi trường; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường theo quy định;
c) Quản lý chất thải
- Điều tra, thống kê chất thải, đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường trên địa bàn tỉnh. Tổ chức đăng ký chủ nguồn thải, cấp giấy phép hành nghề vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
- Hỗ trợ vận hành các lò đốt chất thải, hệ thống xử lý nước thải y tế; các mô hình thí điểm xử lý chất thải của địa phương; vận hành bãi chôn lấp chất thải hợp vệ sinh; hỗ trợ các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Khuyến khích hoạt động tái chế, tái sử dụng chất thải, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
d) Bảo tồn đa dạng sinh học
- Tăng cường công tác truyền thông về đa dạng sinh học. Nâng cao năng lực quản lý và thực thi Luật Đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm soát chặt chẽ, phòng ngừa, ngăn chặn sự xâm nhập của sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Tiếp tục triển khai thực hiện Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lạng Sơn.
đ) Tăng cường năng lực quản lý môi trường
- Đầu tư trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác chuyên môn của Chi cục Bảo vệ môi trường, Trung tâm Tài nguyên và Môi trường. Tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cán bộ về bảo vệ môi trường ở tất cả các cấp, đặc biệt là cấp huyện và xã. Xây dựng đưa vào hoạt động các trạm quan trắc môi trường không khí và thống nhất quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về môi trường, về đa dạng sinh học và an toàn sinh học
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về môi trường, về đa dạng sinh học; hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường của các tổ chức chính trị, xã hội và đoàn thể. Khuyến khích việc xây dựng và phát triển mô hình tự quản tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường ở địa phương.
- Thống kê các chỉ tiêu kế hoạch tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
e) Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa thân thiện với môi trường, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn và không sử dụng túi nilon dùng một lần, thực hiện tốt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
g) Triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ
Tiến hành rà soát toàn bộ các tác động đối với môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường, chương trình giám sát môi trường các dự án đã được phê duyệt báo các đánh giá tác động môi trường trong đó tập trung rà soát các dự án đầu tư lớn, có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường. Thực hiện chế độ kiểm tra giám sát thông qua các Tổ công tác liên ngành, chương trình kiểm tra định kỳ, chế độ giám sát đặc biệt như quan trắc môi trường online tự động liên tục và kết nối trực tiếp với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương cũng như ở địa phương, xây dựng Hồ chỉ thị sinh học để kiểm chứng chất lượng nước thải sau xử lý trước khi thải ra môi trường.
Tổ chức điều tra đánh giá lập danh sách giám sát các lĩnh vực công nghiệp, khu công nghiệp, làng nghề, các loại hình cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có lĩnh vực nhạy cảm. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giám sát phù hợp đối với từng nhóm đối tượng được phân chia theo danh mục mức độ ô nhiễm.
Rà soát quy hoạch nhu cầu xử lý chôn lấp chất thải, trong đó tập trung hướng dẫn rà soát xây dựng quy hoạch quản lý chất rắn sinh hoạt, chất thải rác công nghiệp và chất thải nguy hại trên cơ sở đánh giá dự báo nhu cầu xử lý chôn lấp. Bổ sung điều chỉnh quy hoạch và có kế hoạch cụ thể xây dựng mới nâng cấp, cải tạo, đóng cửa các cơ sở xử lý, bãi chôn lấp chất thải không đạt yêu cầu.
Trên cơ sở nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, các hội, đoàn thể và UBND các huyện, thành phố trong công tác bảo vệ môi trường, số kinh phí dự kiến chi giai đoạn 2022 - 2024 là: 294.142 triệu đồng (trong đó: nhiệm vụ mở mới: 51.773 triệu đồng; chi nhiệm vụ thường xuyên: 242.369 triệu đồng).
(Danh mục các đề án đề xuất và kinh phí gửi kèm tại Phụ lục số 02)
UBND tỉnh Lạng Sơn trân trọng báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét./.
| KT. CHỦ TỊCH |
1 Trong đó có 04 trạm quan trắc môi trường tự động liên tục và 1 trạm điều hành của dự án “Nâng cao năng lực quan trắc, giám sát môi trường trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn” và 07 trạm quan trắc tự động liên tục giám sát môi trường nước và không khí của các doanh nghiệp (01 trạm nước thải, 06 trạm quan trắc khí thải)
- 1Quyết định 2409/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch và kinh phí ngân sách nhà nước năm 2021 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2021-2023) từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La
- 2Kế hoạch 1702/KH-UBND năm 2020 về ngân sách nhà nước năm 2021 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 3Kế hoạch 387/KH-UBND năm 2021 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn
- 4Nghị quyết 41/NQ-HĐND năm 2020 về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 5Nghị quyết 42/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bắc Giang
- 6Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình 05-CTr/TU về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu, giai đoạn 2021-2025” do thành phố Hà Nội ban hành
- 7Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2021 về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 8Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2021 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 9Kế hoạch 5481/KH-UBND năm 2021 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh Quảng Nam
- 10Kế hoạch 149/KH-UBND năm 2022 về Kế hoạch và Dự toán ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2023 và giai đoạn 03 năm 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 1Quyết định 79/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 2Quyết định 64/2003/QĐ-TTg phê duyệt "Kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật đa dạng sinh học 2008
- 4Quyết định 1946/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Kế hoạch xử lý, phòng ngừa ô nhiễm môi trường do hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu trên phạm vi cả nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị quyết 35/NQ-CP năm 2013 vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 1788/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Nghị quyết 08/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu
- 9Quyết định 985a/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý chất lượng không khí đến 2020, tầm nhìn đến 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Kết luận 02-KL/TW năm 2016 tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Chỉ thị 25/CT-TTg năm 2016 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Kết luận 56-KL/TW năm 2019 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 13Quyết định 2409/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch và kinh phí ngân sách nhà nước năm 2021 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm (2021-2023) từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tỉnh Sơn La
- 14Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2021 về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Kế hoạch 1702/KH-UBND năm 2020 về ngân sách nhà nước năm 2021 và Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2021-2023 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh Cao Bằng ban hành
- 16Kế hoạch 387/KH-UBND năm 2021 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tỉnh Bắc Kạn
- 17Công văn 1933/BTNMT-KHTC năm 2021 hướng dẫn xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 18Nghị quyết 41/NQ-HĐND năm 2020 về dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 19Nghị quyết 42/NQ-HĐND năm 2020 về Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bắc Giang
- 20Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình 05-CTr/TU về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu, giai đoạn 2021-2025” do thành phố Hà Nội ban hành
- 21Kế hoạch 95/KH-UBND năm 2021 về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và dự toán ngân sách năm 2022 trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 22Kế hoạch 126/KH-UBND năm 2021 về Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 23Kế hoạch 5481/KH-UBND năm 2021 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022 - 2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của tỉnh Quảng Nam
- 24Kế hoạch 149/KH-UBND năm 2022 về Kế hoạch và Dự toán ngân sách sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2023 và giai đoạn 03 năm 2023-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Kế hoạch 148/KH-UBND năm 2021 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 2022-2024 từ nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- Số hiệu: 148/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 01/07/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Lương Trọng Quỳnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra