Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH AN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 41/KH-UBND

An Giang, ngày 19 tháng 01 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NĂM 2021 TỈNH AN GIANG

Căn cứ Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang về nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021.

Để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021, trong đó đưa ra chỉ tiêu cụ thể cho từng quý để các cơ quan, đơn vị tập trung triển khai thực hiện với quyết tâm đạt kết quả cao nhất, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của cả năm đã đề ra.

I. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2021

1. Mục tiêu:

Khai thác lợi thế so sánh của Tỉnh trong liên kết vùng và hội nhập quốc tế. Huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp theo chiều sâu, tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông để tạo nền tảng phát triển du lịch, thương mại và dịch vụ; Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp sáng tạo; Ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, chủ động phòng, chống thiên tai, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao, công nghệ sinh học vào sản xuất và chế biến; Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thực hiện tốt các chính sách về giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; Giữ vững ổn định chính trị, quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, từng bước giảm thiểu tai nạn giao thông.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu:

(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) là 6% - 6,5%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,80% - 2,82%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,34% - 8,87%; khu vực dịch vụ tăng 8,03% - 8,95%; thuế sản phẩm trừ trợ giá sản phẩm tăng 4,73% - 5,05%.

(2) GRDP bình quân đầu người là 50,665 - 50,914 triệu đồng/người/năm[1].

(3) Tổng vốn đầu tư xã hội là 28.799 - 29.171 tỷ đồng[2].

(4) Kim ngạch xuất khẩu là 965 triệu USD.

(5) Thu ngân sách là 6.863 tỷ đồng.

(6) Tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%.

(7) Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia là 43,91%.

(8) Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong tổng số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân là 66,5%.

(9) Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm bình quân 1 -1,2% năm

(10) Số bác sĩ trên 01 vạn dân là 9,4 bác sĩ/01 vạn dân.

(11) Số giường bệnh trên 01 vạn dân 26,10 giường/01 vạn dân.

(12) Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế là 91%.

(13) Có 05 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.

(14) Tỷ lệ dân số nông thôn được cung cấp nước sạch, hợp vệ sinh là 91%.

(15) Tỷ lệ cơ quan nhà nước các cấp hoàn thiện chính quyền điện tử đạt 20%.

II. KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NĂM 2021

Căn cứ mục tiêu tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 của tỉnh An Giang tăng 6,00% - 6,50%. Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kịch bản tăng trưởng với mục tiêu phấn đấu tăng 6,50%, cụ thể từng quý như sau:

- Mục tiêu Quý I/2021 so với Quý I/2020: tăng trưởng GRDP là 5,59%, trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,62%; Khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng 7,55%; Khu vực Dịch vụ tăng 8,87%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 4,85%.

- Mục tiêu Quý II/2021 so với Quý II/2020: tăng trưởng GRDP là 8,85%, trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 8,17%; Khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng 9,76%; Khu vực Dịch vụ tăng 9,10%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp giảm 4,49%;

Lũy kế 6 tháng tăng trưởng GRDP là 6,81%, trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,55%; Khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng 8,66%; Khu vực Dịch vụ tăng 8,98%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 4,68%.

- Mục tiêu Quý III/2021 so với Quý III/2020: tăng trưởng GRDP là 6,13%, trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,61%; Khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng 8,27%; Khu vực Dịch vụ tăng 8,85%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 5,51%;

Lũy kế 9 tháng: tăng trưởng GRDP là 6,55%, trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,16%; Khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng 8,51%; Khu vực Dịch vụ tăng 8,93%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 4,93%.

- Mục tiêu Quý IV/2021 so với Quý IV/2020: tăng trưởng GRDP là 6,35%, trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,90%; Khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng 9,77%; Khu vực Dịch vụ tăng 9,01%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 5,18%.

Lũy kế cả năm 2021: tăng trưởng GRDP là 6,50%, trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,82%; Khu vực Công nghiệp và xây dựng tăng 8,87%; Khu vực Dịch vụ tăng 8,95%; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp tăng 5,05%.

(Phụ lục chi tiết kèm theo)

III. CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chịu trách nhiệm đối với các chỉ tiêu: (1) tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,82%; (2) có 05 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao.

Đảm bảo kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có những chính sách, giải pháp thực hiện phù hợp để đạt được các chỉ tiêu này.

b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và triển khai thực hiện Chương trình Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025, Kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến 2030.

(2) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nghiêm túc giải pháp cấp bách để thúc đẩy sản xuất nông lâm thủy sản, đẩy mạnh tiêu thụ nông sản trong nước và xuất khẩu trong bối cảnh ứng phó với dịch Covid-19 và tác động tiêu cực của thời tiết.

(3) Thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin từ Bộ, ngành Trung ương về tình hình, phương án ứng phó kịp thời, đảm bảo sản xuất và cung ứng nông sản hiệu quả, giải pháp tháo gỡ khó khăn trong việc xuất nhập khẩu do tác động của dịch bệnh Covid-19, đặc biệt là tình hình xuất nhập khẩu, giao thương biên giới với Trung Quốc để kịp thời thông tin đến các doanh nghiệp.

(4) Hình thành và phát triển các hệ thống sản xuất và cung ứng giống nông nghiệp các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao qui mô hàng hóa cho từng địa phương cụ thể theo hướng mỗi địa phương 01 - 02 sản phẩm chủ lực.

(5) Triển khai thực hiện tốt chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để thu hút vốn đầu tư, từng bước hình thành các doanh nghiệp, phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã hoạt động hiệu quả.

(6) Tiếp tục hỗ trợ cho các doanh nghiệp xây dựng và mở rộng vùng nguyên liệu, kết hợp đầu tư nhà máy sơ chế, kho bảo quản, tồn trữ và tiến tới chế biến sản phẩm gần vùng nguyên liệu. Triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế hợp tác gắn với tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng chủ lực tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025, thông qua đó khuyến khích phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung, từng bước hình thành một số doanh nghiệp nông nghiệp đầu tàu giữ vai trò dẫn dắt quá trình thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản.

(7) Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phốxây dựng và triển khai kế hoạch chuyển đổi từ lúa sang màu năm 2021. Triển khai áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”, mở rộng áp dụng Global GAP, Viet GAP để giảm giá thành, nâng cao năng suất và lợi nhuận cho người dân.

(8) Tiếp tục thực hiện và nhân rộng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình “Cánh đồng lớn”, gắn với thực hiện các mô hình kinh tế hợp tác của hợp tác xã kiểu mới, liên kết từ cung ứng đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra trong sản xuất và cung cấp các dịch vụ khác.

(9) Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, tổ chức triển khai tốt công tác bảo vệ thực vật, chăn nuôi và thú y trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục thực hiện công tác phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn và thiên tai.

2. Sở Công thương:

a) Chịu trách nhiệm đối với các chỉ tiêu: (1) tốc độ tăng trưởng khu công nghiệp - xây dựng tăng 8,87%, trong đó khu vực công nghiệp tăng 10,20%; (2) tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 145.594 tỷ đồng; (3) kim ngạch xuất khẩu là 965 triệu USD.

Đảm bảo kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có những chính sách, giải pháp thực hiện phù hợp để đạt được các chỉ tiêu này.

b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025. Trên cơ sở tiềm năng phát triển và tính lan tỏa của từng cụm công nghiệp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh thứ tự ưu tiên để đầu tư các cụm công nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2021-2025.

(2) Hỗ trợ mời gọi đầu tư vào các cụm công nghiệp, trong đó ưu tiên các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, phù hợp với quy hoạch và có khả năng tạo ra giá trị kinh tế cao; triển khai các giải pháp nhằm phát triển ngành công nghiệp chế biến là một trong những động lực chính để nâng cao giá trị xuất khẩu, góp phần vào tăng trưởng của tỉnh.

(3) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, sửa đổi Quyết định số 80/2016/QĐ-UBND ngày 09/12/2016 quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh An Giang, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thu hút các dự án đầu tư.

(4) Tăng cường mời gọi nhà đầu tư xây dựng mới các công trình phát triển hạ tầng thương mại; phát triển các loại hình dịch vụ thương mại tại Long Xuyên và Châu Đốc và một số địa phương khác có tiềm năng.

(5) Tiếp tục duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên với các doanh nghiệp để xử lý kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh.

(6) Tiếp tục thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025. Hỗ trợ doanh nghiệp và người dân tiếp cận và ứng dụng những lợi ích của thương mại điện tử.

(7) Mở rộng quan hệ với các Tham tán thương mại của các nước tại Việt Nam; Thiết lập các kênh thông tin với các Tham tán thương mại Việt Nam tại các Quốc gia, vùng lãnh thổ để mở rộng thị trường cho các sản phẩm, hàng hóa sản xuất tại An Giang. Tiếp tục hỗ trợ địa phương huyện biên giới đẩy mạnh hoạt động giao thương hàng hoá qua biên giới, phát triển kinh tế biên mậu.

(8) Chú trọng các thị trường tiềm năng và chủ yếu của sản phẩm tỉnh An Giang, trong đó có thị trường Trung Quốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang Trung Quốc. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, triển khai các kế hoạch thực hiện Hiệp định CPTPP, EVFTA; Triển khai xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa thị trường, ổn định những thị trường truyền thống, đổi mới phương thức tiếp thị xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường đẩy mạnh xuất khẩu vào EU và thị trường các nước tham gia Hiệp định CPTPP.

(9) Triển khai đề án phát triển logistics; hỗ trợ từng doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp xây dựng và phát triển quy trình khép kín từ sản xuất, gia công, chế biến đến kho bãi, bao bì đóng gói đến giao nhận, vận chuyển tham gia hệ thống phân phối trên thị trường nội địa hoặc xuất khẩu.

(10) Thường xuyên nắm bắt, theo dõi tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhằm kịp thời tham mưu những giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng phó với dịch Covid-19.

3. Sở Xây dựng:

a) Chịu trách nhiệm đối với các chỉ tiêu: (1) tỷ lệ đô thị hóa đạt 40%; (2) phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng khu vực xây dựng đạt khoảng 5,15%.

Đảm bảo kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có những chính sách, giải pháp thực hiện phù hợp để đạt được các chỉ tiêu này.

b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Rà soát, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh An Giang; xây dựng kế hoạch, lộ trình nâng cấp và phát triển các đô thị trung tâm, khu đô thị mới để tạo sự lan tỏa về phát triển kinh tế.

(2) Hoàn thiện hệ thống xử lý rác thải sinh hoạt theo quy hoạch, phấn đấu các đô thị từ loại III trở lên và đô thị loại IV quy mô dân số lớn có hệ thống xử lý nước thải.

(3) Theo dõi và nhắc nhỡ các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu thi công xây dựng.

4. Sở Giao thông vận tải:

Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Thường xuyên cập nhật thông tin tình hình dịch bệnh và các thông báo hướng dẫn từ Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam để kịp thời thông tin đến các đơn vị kinh doanh vận tải biết và có kế hoạch khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp.

(2) Thường xuyên cập nhật thông tin về hoạt động vận tải tại các tỉnh, thành phố và văn bản của Bộ Giao thông vận tải, kịp thời thông tin đến các đơn vị kinh doanh vận tải để tổ chức vận tải hành khách phù hợp theo tình hình hiện tại. Có thể tạm ngừng hoạt động vận chuyển hành khách trên các tuyến có điểm đi, điểm đến là các khu vực có cảnh báo đặc biệt về tình hình lây nhiễm của dịch bệnh.

(3) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện lồng ghép đầu tư phát triển hạ tầng giao thông với hạ tầng các khu, điểm du lịch.

(4) Thực hiện duy tu sửa chữa các công trình giao thông trên các tuyến đường tỉnh và quốc lộ nhận ủy thác trong năm 2021 sử dụng kinh phí từ vốn sự nghiệp giao thông. Duy tu, sửa chữa kịp thời các tuyến đường xuống cấp, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân; thực hiện phân luồng, phân tuyến đảm bảo an toàn giao thông các tuyến đường đang đầu tư, nâng cấp và bảo đảm sự an toàn, thuận tiện cho nhân dân và khách du lịch khi đi lại, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

(5) Nghiên cứu, đề xuất nâng cấp các tuyến Đường tỉnh (mặt nhựa hoặc bê tông tối thiểu 7m) để phục vụ du lịch và phát triển kinh tế xã hội cho các huyện vùng Biên giới và Miền núi.

(6) Tiếp tục tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phối hợp Bộ Giao thông vận tải triển khai dự án Tuyến nối Quốc lộ 91 và tránh thành phố Long Xuyên giai đoạn 2019 – 2023; hỗ trợ các thủ tục để triển khai thực hiện dự án Xây dựng tuyến đường liên kết vùng, đoạn từ thị xã Tân Châu đến thành phố Châu Đốc, kết nối với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Đồng Tháp.

(7) Tiếp tục mời gọi đầu tư các công trình: Tuyến tránh Cái Dầu, Tuyến xe buýt nhanh nội ô thành phố Long xuyên, Châu Đốc.

5. Sở Tài nguyên và Môi trường:

Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Tập trung tháo gỡ điểm nghẽn về tích tụ đất đai, xây dựng và triển khai có hiệu quả đề án tạo quỹ đất phục vụ yêu cầu thu hút đầu tư; quản lý chặt chẽ đất công, đất bãi bồi. Triển khai Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế và tạo quỹ đất để phục vụ mời gọi đầu tư.

(2) Chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư, các Sở ngành có liên quan xử lý (hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nếu vượt thẩm quyền) các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng của các dự án; chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các dự án chậm triển khai do vướng mắc kéo dài trong công tác giải phóng mặt bằng nhưng không kịp thời báo cáo, xử lý.

(3) Tham mưu cấp thẩm quyền kiên quyết thu hồi đất các dự án được giao nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, kém hiệu quả;có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất áp dụng công nghệ sản xuất sạch, ít chất thải; các mô hình tiêu thụ tiết kiệm, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch.

(4) Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu, cụm công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị, khu chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản tập trung...

(5) Tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đá vật liệu xây dựng thông thường, cát vật liệu xây dựng thông thường tỉnh An Giang theo Kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt góp phần tăng nguồn thu ngân sách.

6. Sở Khoa học và Công nghệ:

Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Triển khai Quyết định số 100/QĐ-TTg ngày 19/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc. Hỗ trợ kinh phí phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm địa phương và sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 2163/QĐ-UBND ngày 29/11/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

(2) Thực hiện Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025 theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Xúc tiến, thúc đẩy hoạt động ươm tạo và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Hỗ trợ doanh nghiệp thành lập tổ chức nghiên cứu và phát triển, ưu tiên hỗ trợ nâng cao năng lực và tăng cường tiềm lực cho các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm chủ lực, thế mạnh, các sản phẩm mới có triển vọng phát triển.

(3) Tổ chức khảo sát, đánh giá, xúc tiến ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh.

(4) Đẩy mạnh hoạt động kết nối với các sàn giao dịch ý tưởng, sàn giao dịch công nghệ trong nước và liên thông với hệ thống các trung tâm ứng dụng và chuyển giao công nghệ của các tỉnh, thành phố. Nâng cao chất lượng và hoạt động hiệu quả sàn giao dịch công nghệ. Xúc tiến, hỗ trợ thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh An Giang.

7. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì thực hiện

a) Chịu trách nhiệm đối với chỉ tiêu: tỷ lệ cơ quan nhà nước các cấp hoàn thiện chính quyền điện tử đạt 20%.

Đảm bảo kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có những chính sách, giải pháp thực hiện phù hợp để đạt được các chỉ tiêu này.

b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số của tỉnh.

(2) Xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển dịch vụ Công nghệ thông tin và truyền thông, doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh giai đoạn2021-2025 theo Chỉ thị 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.

(3) Tiếp tục tuyên truyền việc hỗ trợ chi phí thực hiện tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh cho người dân và doanh nghiệp; tuyên truyền người dân, doanh nghiệp sử dụng sàn thương mại điện tử và các dịch vụ giao hàng tận nơi.

(4) Triển khai các ứng dụng mua sắm giao hàng tận nhà và thanh toán trực tuyến; các phương thức thanh toán không sử dụng tiền mặt tại các đơn vị sự nghiệp, các siêu thị, trung tâm mua sắm, các cửa hàng kinh doanh dịch vụ trên địa bàn tỉnh.

8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

a) Chịu trách nhiệm đối với các chỉ tiêu: (1) tổng lượt khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 7 triệu lượt khách; (2) tổng doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 4.300 tỷ đồng.

Đảm bảo kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có những chính sách, giải pháp thực hiện phù hợp để đạt được các chỉ tiêu này.

b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Triển khai Chương trình hành động về phát triển hạ tầng du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2020-2025 nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch của tỉnh. Phát huy thế mạnh đặc thù của du lịch An Giang, phát triển đồng bộ các loại hình du lịch tâm linh - sinh thái - nghỉ dưỡng.

(2) Huy động các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hạ tầng giao thông kết nối các điểm, khu du lịch trọng điểm, phục vụ nhu cầu của du khách và thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

(3) Phối hợp với Trung tâm xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh rà soát, kêu gọi đầu tư phát triển các khu, điểm có khả năng phát triển du lịch vùng Bảy Núi; khai thác đặc trưng riêng của từng địa phương để khai thác du lịch và hình thành “Mỗi địa phương là một điểm đến”. Làm tốt công tác xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển mạnh hạ tầng du dịch, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, những hoạt động văn hóa, giải trí về đêm… thu hút và giữ chân du khách.

(4) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương xây dựng mô hình sản phẩm du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với Chương trình OCOP và xây dựng nông thôn mới.

(5) Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch và con người An Giang; tăng cường liên kết vùng, trong và ngoài nước nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịch của Tỉnh.

(6) Triển khai chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; nắm bắt những vấn đề khó khăn, vướng mắc của các nhà đầu tư nhằm kịp thời xử lý, kiến nghị cấp có thẩm quyền tháo gỡ khó khăn để đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư do doanh nghiệp thực hiện.

9. Sở Tài chính:

a) Chịu trách nhiệm đối với chỉ tiêu: thu ngân sách đạt 6.863 tỷ đồng.

Đảm bảo kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh có những chính sách, giải pháp thực hiện phù hợp để đạt được các chỉ tiêu này.

b) Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Phối hợp đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư để thu hút được các dự án đầu tư trọng điểm mang lại nguồn thu lớn và ổn định cho ngân sách nhà nước; quản lý, tổ chức thực hiện hiệu quả các nguồn thu hiện có. Chủ động rà soát, xác định các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực, loại thuế còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả.

(2) Xây dựng chương trình/kế hoạch chống chuyển giá đối với khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với mục tiêu lành mạnh hóa tài chính ngân sách – thuế của tỉnh.

(3) Thực hiện đúng lộ trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa. Nghiêm túc thực hiện đúng lộ trình cổ phần hóa các đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

(4) Chủ động dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định gắn với sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao mức độ tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh việc triển khai cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công theo lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2016 của Chính phủ.

10. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Phối hợp với Cục Thống kê và các Sở, ngành có liên quan theo dõi tình hình kinh tế - xã hội; kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp điều hành để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

(2) Chủ động phối hợp với các Sở ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội trong tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp.

(3) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết quy định về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương giai đoạn 2021-2025.

(4) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách địa phương, Kế hoạch đầu tư công năm 2021 nguồn vốn ngân sách trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương.

(5) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Kho bạc Nhà nước tỉnh theo dõi việc triển khai thực hiện Kế hoạch đầu tư công năm 2021 nguồn vốn ngân sách trung ương và nguồn vốn ngân sách địa phương; kịp thời xử lý (hoặc đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý nếu vượt thẩm quyền) các khó khăn, vướng mắc của các chủ đầu tư nhằm phấn đấu giải ngân 100% số vốn kế hoạch được giao.

(6) Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XII) và Nghị quyết số 98/NQ-CP của Chính phủ về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế; khuyến khích xã hội tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

(7) Triển khai Đề án phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2020-2025; khuyến khích, thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp FDI, đẩy mạnh công nghiệp phụ trợ để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi liên kết của doanh nghiệp FDI.

(8) Xây dựng và triển khai kế hoạch 5 năm 2021-2025 về phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh. Triển khai kế hoạch phát triển kinh tế tập thể năm 2021. Xây dựng chương trình hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng cho hợp tác xã giai đoạn 2021-2025.

(9) Thường xuyên nắm bắt, theo dõi tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, nhằm kịp thời tham mưu những giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ứng phó với dịch Covid-19.

(10) Tăng cường đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp để lắng nghe đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp và giải quyết kịp thời khó khăn vướng mắc nhất là làm việc với các nhà đầu tư có dự án chậm tiến độ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư nhằm rà soát, thu hồi các dự án đầu tư đã được cấp quyết định chủ trương đầu tư, chứng nhận đầu tư mà không triển khai thực hiện để tạo cơ hội cho các nhà đầu tư mới tiếp cận các dự án mời gọi đầu tư của tỉnh.

11. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh An Giang:

Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Tổ chức kênh đối thoại giữa doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng để xây dựng mối quan hệ hợp tác, đàm phán cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vốn vay… Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận các gói tín dụng ưu đãi của nhà nước, như: đầu tư nhà ở xã hội, tín dụng xây dựng chuỗi sản xuất nông nghiệp…

(2) Thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng hiệu quả đi đôi với kiểm soát chất lượng tín dụng, nhất là đối với các lĩnh vực ưu tiên (nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, ứng dụng công nghệ cao...), hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, gắn với thực hiện các chính sách tín dụng trọng điểm của ngành, các chương trình, đề án của tỉnh, nhất là tổ chức thực hiện Nghị quyết 09/NQ-TU ngày 27/6/2012 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy An Giang về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang giai đoạn 2012 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

(3) Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp để giảm thất thu thuế. Hệ thống dịch vụ ngân hàng trên địa bàn tỉnh cần cải tiến nâng cao chất lượng phục vụ, mở rộng các dịch vụ tiện ích, đa dạng hóa các hình thức thanh toán, tạo sự thuận lợi, dễ dàng cho người sử dụng; Thực hiện triển khai công tác tuyên truyền để mọi người dân và các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế thấy được lợi ích của việc thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thành thói quen của người dân và các tổ chức, dần dần sẽ giảm thiểu hình thức thanh toán bằng tiền mặt.

12. Cục Thống kê tỉnh:

Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các Sở, ngành có liên quan theo dõi tình hình kinh tế - xã hội; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh các giải pháp điều hành để hoàn thành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

(2) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2021.

13. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh:

Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh nâng cao vai trò định hướng các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, tăng cường thu hút và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phục vụ cho sự phát triển bền vững của các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu.

(2) Tập trung thu hút đầu tư vào sản xuất - kinh doanh tại các khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu có chọn lọc theo các ngành có lợi thế cạnh tranh, có ý nghĩa chiến lược đối với sự tăng trưởng nhanh và bền vững của tỉnh, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương, giải quyết việc làm, đóng góp nhiều cho ngân sách như công nghiệp chế biến nông sản công nghệ cao, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp sinh thái, công nghiệp nhẹ.

14. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố:

Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021 và Chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban ngành tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, bổ sung kế hoạch, chương trình công tác của đơn vị và địa phương cụ thể và đầy đủ; phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đoàn thể để triển khai thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ và hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra theo từng quý của năm.

(2) Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thường xuyên theo dõi tình hình sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn, kịp thời tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh những giải pháp tháo gỡ vướng mắc của các doanh nghiệp và các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

15. Các chủ đầu tư, Giám đốc các ban Quản lý dự án:

Các chủ đầu tư, Giám đốc các ban Quản lý dự án có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Chủ động theo dõi, đôn đốc quyết liệt việc thực hiện và giải ngân các dự án do đơn vị quản lý; tập trung đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm, nỗ lực để giải ngân 100% số vốn kế hoạch được giao trong năm 2021.

(2) Chủ động phối hợp với các Sở ngành có liên quan để kịp thời xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nếu để xảy ra chậm trễ trong giải ngân vốn.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Nhiệm vụ của năm 2021 là hết sức nặng nề, đòi hỏi phải có sự nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, của doanh nghiệp và nhân dân. Từng ngành, từng cấp căn cứ vào kịch bản tăng trưởng này, xây dựng kế hoạch chi tiết, chủ động đề ra các giải pháp tích cực, khả thi, hiệu quả; tận dụng tốt thời cơ, chủ động vượt qua mọi thách thức để đảm bảo thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2021 của tỉnh./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Bình

 

KỊCH BẢN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ NĂM 2021

(Kèm theo Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 19 tháng 01 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị

Thực hiện 2020

Năm 2021

Ghi chú

 

Kế hoạch 2021

Mục tiêu Quý 1

Mục tiêu Quý 2

Mục tiêu 6 tháng

Mục tiêu Quý 3

Mục tiêu 9 tháng

Mục tiêu Quý 4

Mục tiêu cả năm 2021

 

 

I

MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐIỀU HÀNH VĨ MÔ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Cân đối ngân sách nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn (không bao gồm số bổ sung từ NSTW)

Tỷ đồng

 7.107

 6.863

 1.801

 1.804

 3.605

 1.801

 5.406

 1.801

 7.207

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thu nội địa

Tỷ đồng

 6.525

 6.679

 1.755

 1.758

 3.513

 1.755

 5.268

 1.755

 7.023

 

 

 

- Thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu

Tỷ đồng

 240

 184

 46

 46

 92

 46

 138

 46

 184

 

 

1.2

Chi ngân sách địa phương

Tỷ đồng

 15.330

 15.143

 3.786

 3.786

 7.572

 3.786

 11.357

 3.786

 15.143

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Chi đầu tư phát triển do địa phương quản lý

Tỷ đồng

 4.841

 5.190

 1.298

 1.298

 2.595

 1.298

 3.893

 1.298

 5.190

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Vốn cân đối ngân sách địa phương

Tỷ đồng

 3.452

 3.477

 869

 869

 1.739

 869

 2.608

 869

 3.477

 

 

 

Đầu tư theo các chương trình mục tiêu,chương trình mục tiêu quốc gia từ ngân sách Trung ương

Tỷ đồng

 1.389

 1.508

 377

 377

 754

 377

 1.131

 377

 1.508

 

 

 

  Chi đầu tư từ nguồn vay trong năm

Tỷ đồng

 

 205

 51

 51

 102

 51

 154

 51

 205

 

 

 

- Chi thường xuyên (bao gồm chi cải cách tiền lương và tinh giản biên chế)

Tỷ đồng

 10.480

 9.678

 2.419

 2.419

 4.839

 2.419

 7.258

 2.419

 9.678

 

 

2

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội

Tỷ đồng

 27.962

 29.171

 

 

 

 

 

 

 29.171

 

 

3

Vốn đầu tư từ nước ngoài trên địa bàn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Vốn thực hiện

Triệu USD

15

18

4

4

8

5

13

5

 18

 

 

 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Triệu USD

15

16

4

4

8

4

12

4

 16

 

 

 

Đầu tư qua góp vốn, mua cổ phần

Triệu USD

 

2

 

 

 

1

1

1

 2

 

 

3.2

Vốn đăng ký

Triệu USD

3

26

6

6

12

7

19

7

 26

 

 

 

Đăng ký cấp mới

Triệu USD

2

24

6

6

12

6

18

6

 24

 

 

 

Góp vốn, mua cổ phần

Triệu USD

 

2

 

 

 

1

1

1

 2

 

 

3.3

Số dự án

Dự án

1

4

 

2

2

 

2

2

 4

 

 

 

Cấp mới

Dự án

1

4

 

2

2

 

2

2

 4

 

 

4

Phát triển DN trong nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Doanh nghiệp nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng số doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn

Doanh nghiệp

5

6

1

 

1

 

1

1

 6

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số doanh nghiệp giữ nguyên 100% vốn nhà nước

Doanh nghiệp

2

2

 

 

 

 

 

 

 2

 

 

4.2

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số doanh nghiệp đang hoạt động (lũy kế đến kỳ báo cáo)

Doanh nghiệp

 5.617

 6.793

 6.403

 6.533

 6.533

 6.663

 6.663

 6.793

 6.793

 

 

 

Số doanh nghiệp tư nhân trong nước đăng ký thành lập mới trên địa bàn

Doanh nghiệp

 851

 800

 200

 200

400

200

600

200

 800

 

 

 

Tổng vốn đăng ký doanh nghiệp tư nhân trong nước đăng ký thành lập mới trên địa bàn

Tỷ đồng

 7.288

 6.235

1500

1560

3060

1580

4640

 1.595

 6.235

 

 

 

Số doanh nghiệp giải thể ngừng hoạt động

Doanh nghiệp

 240

 280

60

70

130

80

210

70

 280

 

 

II

TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (GRDP) (Theo giá so sánh năm 2010)

%

102,69

106,50

105,59

108,85

106,81

106,13

106,55

106,35

106,50

 

 

1

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

%

102,46

102,82

102,62

108,17

103,55

102,61

103,16

101,90

102,82

 

 

2

Công nghiệp và xây dựng

%

106,54

108,87

107,55

109,76

108,66

108,27

108,51

109,77

108,87

 

 

3

Dịch vụ

%

101,65

108,95

108,87

109,10

108,98

108,85

108,93

109,01

108,95

 

 

4

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp

%

102,25

105,05

104,85

104,49

104,68

105,51

104,93

105,18

105,05

 

 

III

CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá hiện hành)

Tỷ đồng

61.302

64.817

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá so sánh 2010)

Tỷ đồng

46.493

47.935

16.754

4.068

20.822

14.294

35.116

12.819

47.935

 

 

2

Một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Lúa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

62,70

63,03

71,14

 

71,14

57,10

64,19

59,70

63,03

 

 

 

- Sản lượng

Tấn

3.995.244

3.940.602

1.667.961

 

1.667.961

1.313.300

2.981.261

959.319

3.940.580

 

 

2.2

Ngô

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

74,00

74,00

81,02

 

81,02

68,86

70,15

73,08

74,00

 

 

 

- Sản lượng

Tấn

44.273

44.273

17.055

 

17.055

18.558

35.612

8.667

44.280

 

 

2.3

Một số sản phẩm cây lâu năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 Bưởi, Cam, chanh, quýt

Tấn

7.868

9.868

2.467

2.467

4.934

2.467

7.401

2.467

9.868

 

 

 

 Xoài

Tấn

178.000

198.000

47.000

49.500

96.500

47.000

143.500

54.500

198.000

 

 

 

Mít

Tấn

6.027

8.027

2.007

2.007

4.014

2.007

6.020

2.007

8.027

 

 

2.4

Rau màu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Năng suất

Tạ/ha

23,50

24,00

24,00

 

24,00

25,50

21,67

22,00

24,00

 

 

 

- Sản lượng

Tấn

729.000

750.600

271.069

 

271.069

266.293

537.362

216.600

753.962

 

 

2.5

Sản phẩm chăn nuôi chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Thịt hơi các loại

Tấn

23.600

25.600

6.400

6.400

12.800

6.400

19.200

6.400

25.600

 

 

 

 Trong đó: Thịt lợn

Tấn

8.300

10.100

2.525

2.525

5.050

2.525

7.575

2.525

10.100

 

 

3

Thủy sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng sản lượng thủy sản

Tấn

511.100

551.600

137.900

137.900

275.800

137.900

413.700

137.900

551.600

 

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sản lượng khai thác

Tấn

15.100

15.100

3.775

3.775

7.550

3.775

11.325

3.775

15.100

 

 

 

- Sản lượng nuôi trồng

Tấn

496.000

536.500

134.125

134.125

268.250

134.125

402.375

134.125

536.500

 

 

IV

CÁC CHỈ TIÊU SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ (tính theo năm gốc 2015)

 

104,32

107,50

106,01

108,94

107,44

107,10

107,24

107,65

107,50

 

 

1.1

Công nghiệp khai khoáng

%

109,95

105,52

103,93

106,33

105,25

104,98

105,12

106,65

105,52

 

 

1.2

Công nghiệp chế biến, chế tạo

%

101,83

107,07

105,48

108,98

107,08

107,00

107,05

107,57

107,07

 

 

1.3

Sản xuất và phân phối điện

%

119,37

121,05

119,10

121,29

120,49

121,21

120,71

122,45

121,05

 

 

1.4

Cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải

%

109,36

108,47

105,26

105,47

105,36

112,18

107,43

111,39

108,47

 

 

2

Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Đá xây dựng khác

1.000m3

6.112

6.450

1.479

1.584

3.063

1.624

4.687

1.763

6.450

 

 

2.2

Phi lê đông lạnh

Ngàn tấn

154

164

36

39

75

44

119

45

164

 

 

2.3

Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa đánh bóng hạt hoặc hồ

Ngàn tấn

1.695

1.813

415

510

925

489

1.414

399

1.813

 

 

2.4

Áo sơ mi cho người lớn không dệt kim hoặc đan móc

1000 cái

38.282

41.125

9.581

9.848

19.429

10.734

30.163

10.962

41.125

 

 

2.5

Xi măng Portland đen

1.000Tấn

438

484

111

133

244

123

367

117

484

 

 

2.6

Điện thương phẩm

Triệu KWh

3.260

3.555

866

946

1.812

890

2.702

853

3.555

 

 

V

CÁC CHỈ TIÊU DỊCH VỤ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (theo giá hiện hành)

Tỷ đồng

130.407

145.594

34.961

30.439

65.400

36.729

102.129

43.465

145.594

 

 

1.1

Bán lẻ hàng hóa

Tỷ đồng

103.371

116.005

27.825

24.755

52.580

29.358

81.938

34.632

116.005

 

 

1.2

Dịch vụ lưu trú, ăn uống

Tỷ đồng

17.720

19.417

4.863

3.666

8.530

4.810

13.339

5.797

19.417

 

 

1.3

Du lịch lữ hành

Tỷ đồng

32

36

11

4

15

10

25

11

36

 

 

1.4

Dịch vụ khác

Tỷ đồng

9.284

10.137

2.261,3

2.014,1

4.275,4

2.550,7

6.826,1

3.026,3

10.137

 

 

2

Du lịch

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Tổng lượt khách đến tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh

Nghìn lượt

6.500

7.000

2.200

2.000

4.200

1.600

5.800

1.200

7.000

 

 

2.2

Lượt khách thống kê tại các cơ sở kinh doanh du lịch, nhà nghỉ, nhà trọ

Nghìn lượt

800

900

300

 

580

160

740

160

900

 

 

 

- Trong đó: Khách quốc tế

Nghìn lượt

15

55

17

17

34

11

45

10

55

 

 

2.3

Ước tổng doanh thu từ hoạt động du lịch

Tỷ đồng

4.000

4.300

1.500

1.300

2.800

800

3.600

700

4.300

 

 

VI

MẶT HÀNG XUẤT, NHẬP KHẨU CHỦ YẾU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tổng kim ngạch xuất khẩu

Triệu USD

930

965

225

235

460

248

708

257

965

 

 

1.1

Gạo

Triệu USD

270

275

63

65

128

72

200

75

275

 

 

1.2

Thủy sản

Triệu USD

282

295

70

73

143

75

218

77

295

 

 

1.3

Rau quả đông lạnh

Triệu USD

17

18

4

4

8

5

13

5

18

 

 

1.4

May mặc

Triệu USD

135

145

32

35

67

38

105

40

145

 

 

1.5

Hàng hóa khác

Triệu USD

226

233

56

58

114

59

173

60

233

 

 

2

Tổng kim ngạch nhập khẩu

Triệu USD

172

190

40

45

85

50

135

55

190

 

 

 



[1] Nếu tốc độ tăng trưởng năm 2020 tăng 2,69% thì GRDP bình quân đầu người Kế hoạch năm 2021 là 49.599 - 49.919 triệu đồng/người/năm.

[2] Nếu tốc độ tăng trưởng năm 2020 tăng 2,69% thì Tổng vốn đầu tư xã hội kế hoạch năm 2021 là 28.336 - 28.733 tỷ đồng..

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Kế hoạch 41/KH-UBND về Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021 tỉnh An Giang

  • Số hiệu: 41/KH-UBND
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 19/01/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh An Giang
  • Người ký: Nguyễn Thanh Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản