Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4617/KH-UBND | Kon Tum, ngày 29 tháng 12 năm 2021 |
Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng năng suất lao động bình quân 6,03%, tốc độ tăng TFP bình quân của tỉnh đạt 2,72%/năm, đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng kinh tế (GRDP) là 35,95%. Tăng TFP đã có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Khu vực nông lâm nghiệp, thủy sản có tốc độ tăng TFP bình quân 2,51%/năm, tăng giá trị gia tăng 6,42%/năm và tăng TFP đóng góp 39,09% vào tăng giá trị gia tăng. Khu vực công nghiệp - xây dựng có tốc độ tăng TFP 3,45%/năm, tốc độ tăng giá trị gia tăng bình quân 11,65%/năm, đóng góp của tăng TFP vào tăng giá trị gia tăng là 29,61%. Khu vực dịch vụ tăng TFP bình quân 1,28%/năm, tăng giá trị gia tăng 6,35%/năm và tỷ trọng đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng giá trị gia tăng là 20,12%. Tỷ lệ tăng giá trị gia tăng từ tiến bộ công nghệ đạt được bình quân 2,7%/năm, tiến bộ công nghệ đang có xu hướng tăng theo thời gian và đóng góp ngày càng cao hơn tới tăng năng suất. Kết quả này khẳng định tiến bộ công nghệ là yếu tố quan trọng trong thúc đẩy tăng năng suất.
Tuy nhiên, đóng góp của tăng năng suất TFP của tỉnh Kon Tum vào tăng trưởng kinh tế vẫn còn thấp hơn so với mức bình quân của cả nước. Tăng trưởng còn phụ thuộc nhiều vào tăng vốn đầu tư, tiến bộ công nghệ chưa đóng vai trò chủ đạo.
Để triển khai thực hiện chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đề ra[1], căn cứ điều kiện cụ thể của tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch “Nâng cao đóng góp của các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030” như sau:
1. Mục đích: Đưa năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trở thành động lực phát triển quan trọng trong các ngành, lĩnh vực, thông qua việc ứng dụng các thành tựu mới của khoa học, công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý, công cụ cải tiến năng suất tiên tiến, kết hợp với nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, phù hợp xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
2. Yêu cầu: Các nhiệm vụ triển khai Kế hoạch đảm bảo tính khoa học, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh; có sự phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các cơ quan, đơn vị; thu hút sự tham gia của các cấp, các ngành, cơ quan truyền thông, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện các mục tiêu, giải pháp của Kế hoạch đề ra một cách đồng bộ, hiệu quả.
II. MỤC TIÊU
1. Giai đoạn 2022-2025: Để thực hiện được mục tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng trưởng bình quân từ 10%/năm trở lên; cơ cấu kinh tế theo GRDP với tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 19-20%, nhóm ngành công nghiệp và xây dựng đạt 32-33%, nhóm ngành dịch vụ đạt 42-43%, trong điều kiện ảnh hưởng của dịch COVID-19 còn kéo dài, phức tạp, trên cơ sở các kịch bản dự báo, phấn đấu giai đoạn 2022-2025 tăng suất lao động khoảng 7,5%/năm; đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế khoảng 40%.
2. Định hướng đến năm 2030: Phấn đấu tăng suất lao động khoảng 8%; đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế khoảng 45%.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Các cấp, các ngành triển khai thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 (ban hành kèm theo Quyết định số 43/2020/QĐ-UBND ngày 24 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh). Trong đó, tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp có liên quan trực tiếp đến tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP): phát triển các khu vực kinh tế (Nông lâm thủy sản; Công nghiệp và Xây dựng; Dịch vụ); thu hút đầu tư; phát triển kết cấu hạ tầng; tái cơ cấu kinh tế; phát triển nguồn nhân lực; phát triển các thành phần kinh tế; cải cách hành chính; xây dựng chính quyền điện tử; chuyển đổi số…
Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Cơ quan thực hiện: Các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2. Nhóm giải pháp về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
a. Tổ chức triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 4485/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2025
Tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Đổi mới việc xác định, triển khai nghiên cứu các đề tài, dự án khoa học và công nghệ ưu tiên được xác định tại Kế hoạch số 4485/KH-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2025. Phấn đấu đến năm 2025 có 60% và đến năm 2030 có 70% kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ có sử dụng kinh phí từ ngân sách và ngoài ngân sách nhà nước được chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ứng dụng vào hoạt động quản lý, sản xuất và đời sống; hàng năm có khoảng 10% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có đầu tư ứng dụng công nghệ, đổi mới công nghệ tiên tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực, sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên.
- Triển khai mạnh mẽ việc hỗ trợ nhiệm vụ khoa học và công nghệ liên kết do tổ chức khoa học và công nghệ, nhà khoa học liên kết với doanh nghiệp và tổ chức khác để xác định, thực hiện phục vụ yêu cầu đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa theo quy định của Điều 38 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ.
- Thúc đẩy các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ trong và ngoài tỉnh đặt hàng công nghệ, xây dựng và thực hiện các dự án nghiên cứu, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp, nhằm tạo ra sản phẩm mới, công nghệ mới, mô hình sản xuất, kinh doanh mới có tốc độ tăng trưởng nhanh.
- Hàng năm dành 70% đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh, cấp cơ sở có sử dụng ngân sách nhà nước có sự tham gia của doanh nghiệp, trực tiếp phục vụ doanh nghiệp ứng dụng tạo ra sản phẩm mới; cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa chủ lực, sản phẩm có lợi thế, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, tạo giá trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan thực hiện: Các sở, ngành của tỉnh, các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Kon Tum; Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Kon Tum và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
b. Tăng cường nguồn lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
- Tập trung đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, ưu tiên các lĩnh vực: công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến,... Thực hiện liên kết, hợp tác đào tạo với các Viện nghiên cứu, Trường Đại học trong và ngoài nước thông qua các chương trình hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Khuyến khích các tổ chức khoa học và công nghệ, cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực chất lượng cao phục vụ quản lý, tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất.
- Tập trung ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ phát triển các ngành kinh tế mǜi nhọn, sản phẩm chủ lực, có tiềm năng, lợi thế, giá trị gia tăng cao; các ngành nghề chế biến nông sản, dược liệu; thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nông nghiệp thông minh; xử lý môi trường; chăm sóc sức khỏe Nhân dân,… theo hướng hiện đại, hiệu quả cao trên một số lĩnh vực.
- Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu, làm chủ, hấp thụ công nghệ tiên tiến để chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất, đời sống. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở nghiên cứu, phân tích, phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh. Đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư tiềm lực cho khoa học và công nghệ.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan thực hiện: Các Sở: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Kon Tum; Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh Kon Tum và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
c. Nâng cao năng lực hoạt động tiêu chuẩn hóa và đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tiêu chuẩn Quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật đối với các sản phẩm hàng hóa trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là sản phẩm chủ lực, sản phẩm có lợi thế, tiềm năng, sản phẩm OCOP của tỉnh.
- Tăng cường năng lực đánh giá sự phù hợp cho các tổ chức để hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá, chứng nhận chất lượng sản phẩm, hàng hóa, ưu tiên đối với hàng hóa chủ lực, sản phẩm có lợi thế, tiềm năng, sản phẩm OCOP của tỉnh đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Tăng cường năng lực kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm cho các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phục vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng trên địa bàn tỉnh.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan thực hiện: Các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
d. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh đã ban hành
d.1. Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 (ban hành kèm theo Quyết định số 44/QĐ-UBND ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh) và Đề án hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025 (ban hành kèm theo Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 26 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh).
Cơ quan chủ trì: Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương được giao nhiệm vụ tại các Quyết định nêu trên.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
d.2. Kế hoạch 3894/KH-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo về Chính quyền điện tử tỉnh).
Cơ quan thực hiện: Các Sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
d.3. Kế hoạch số 2763/KH-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Kon Tum giai đoạn 2019-2025
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch nêu trên.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
d.4. Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 26 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan được giao nhiệm vụ tại Quyết định nêu trên.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
d.5. Kế hoạch số 436/KH-UBND ngày 03 tháng 02 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch nêu trên.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
d.6. Kế hoạch số 3232/KH-UBND ngày 10 tháng 9 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về triển khai thực hiện Quyết định số 1158/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030.
Cơ quan chủ trì: Sở Khoa học và Công nghệ.
Cơ quan thực hiện: Các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan được giao nhiệm vụ tại Kế hoạch nêu trên.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN: Kinh phí thực hiện Kế hoạch này sử dụng từ nguồn kinh phí đã được bố trí tại các Chương trình, Kế hoạch, Đề án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
1. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì và chịu trách nhiệm chính việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này. Định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu tổ chức sơ kết việc thực hiện Kế hoạch vào năm 2025 và điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch thực hiện đến năm 2030.
2. Các Sở, ban ngành, đơn vị, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này, chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả. Định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm báo cáo kết quả thực hiện và những kiến nghị, đề xuất (nếu có) qua Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
[1] Đến năm 2025: Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 45%; tốc độ tăng năng suất lao động bình quân trên 6,5%/năm và đến năm 2030: đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế đạt 50%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 6,5%/năm.
- 1Kế hoạch 41/KH-UBND về Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021 tỉnh An Giang
- 2Quyết định 492/QĐ-UBND phê duyệt kịch bản tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái năm 2021
- 3Quyết định 897/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch tính toán, đánh giá đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 và đề xuất giải pháp tăng TFP giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bắc Kạn
- 4Quyết định 4514/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển Khu kinh tế Đông Nam thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Nghiên cứu đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng”
- 1Nghị định 08/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khoa học và Công nghệ
- 2Kế hoạch 2763/KH-UBND năm 2019 về hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Kon Tum giai đoạn 2019-2025
- 3Kế hoạch 3894/KH-UBND năm 2020 về thực hiện chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 4Quyết định 43/2020/QĐ-UBND về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 tỉnh Kon Tum
- 5Quyết định 44/QĐ-UBND năm 2021 về Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 6Kế hoạch 41/KH-UBND về Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021 tỉnh An Giang
- 7Kế hoạch 436/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 8Quyết định 492/QĐ-UBND phê duyệt kịch bản tăng trưởng kinh tế tỉnh Yên Bái năm 2021
- 9Quyết định 137/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2030
- 10Kế hoạch 4485/KH-UBND năm 2020 về phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 11Quyết định 456/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2021-2025
- 12Quyết định 897/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch tính toán, đánh giá đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020 và đề xuất giải pháp tăng TFP giai đoạn 2021-2025 tỉnh Bắc Kạn
- 13Kế hoạch 3232/KH-UBND năm 2021 triển khai thực hiện Quyết định 1158/QĐ-TTg về Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ quốc gia đến năm 2030 do tỉnh Kon Tum ban hành
- 14Quyết định 4514/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án phát triển Khu kinh tế Đông Nam thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030
- 15Quyết định 40/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án “Nghiên cứu đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng”
Kế hoạch 4617/KH-UBND năm 2021 về nâng cao đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế tỉnh Kon Tum giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 4617/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 29/12/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Kon Tum
- Người ký: Nguyễn Hữu Tháp
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra