Điều 3 Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần đối với thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản giữa Việt Nam - Đức
1. Theo nội dung của Hiệp định này, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi có sự giải thích khác:
a. Từ “Việt Nam” có nghĩa là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; khi dùng theo nghĩa địa lý, từ đó bao gồm toàn bộ lãnh thổ quốc gia Việt Nam, kể cả lãnh hải Việt Nam, và mọi vùng ở ngoài lãnh hải mà theo luật pháp Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và khối nước ở trên;
b. Từ “Cộng hòa Liên bang Đức” có nghĩa là vùng tại đó luật thuế của Cộng hòa Liên bang Đức có hiệu lực, kể cả đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và khối nước ở trên và đi liền với vùng lãnh hải trong phạm vi tại đó Cộng hòa Liên bang Đức thực hiện các quyền chủ quyền và quyền tái phán phù hợp với luật pháp quốc tế và luật quốc gia của Đức;
c. Thuật ngữ “Nước ký kết” và “Nước ký kết kia” có nghĩa là Việt Nam hay Cộng hòa Liên bang Đức tùy theo ngữ cảnh đòi hỏi;
d. Thuật ngữ “đối tượng” bao gồm cá nhân, công ty;
e. Thuật ngữ “công ty” để chỉ bất kỳ tổ chức công ty hoặc bất kỳ một thực thể nào được coi là tổ chức công ty dưới giác độ thuế;
f. Thuật ngữ “xí nghiệp của Nước ký kết” và “xí nghiệp của Nước ký kết kia” có nghĩa là một xí nghiệp được điều hành bởi đối tượng cư trú của một Nước ký kết và một xí nghiệp được điều hành bởi đối tượng cư trú của Nước ký kết kia;
g. Thuật ngữ “đối tượng mang quốc tịch” có nghĩa:
(i) Trong trường hợp của Việt na, là bất kỳ cá nhân nào mang quốc tịch của Việt Nam và bất kỳ pháp nhân, tổ chức hùn vốn, hiệp hội nào có tư cách được chấp nhận theo các luật có hiệu lực tại Việt Nam;
(ii) Trong trường hợp của Cộng hòa Liên bang Đức, là bất kỳ người Đức nào mà theo nghĩa của Điều 116, khoản 1, Luật cơ bản của Cộng hòa Liên bang Đức và bất kỳ pháp nhân, tổ chức hùn vốn hoặc hiệp hội nào có tư cách được chấp nhận theo các luật có hiệu lực tai Cộng hòa Liên bang Đức;
h. Thuật ngữ “vận tải quốc tế” có nghĩa là bất cứ sự vận chuyển nào bằng tàu thuỷ hoặc máy bay được thực hiện bởi một xí nghiệp có trụ sở điều hành thực tế tại một Nước ký kết, trừ trường hợp khi chiếc tàu thuỷ hoặc máy bay đó chỉ hoạt động giữa những địa điểm trong Nước ký kết kia;
i. Thuật ngữ “nhà chức trách có thẩm quyền” có nghĩa:
(i) Trong trường hợp đối với Việt Nam, là Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc người đại diện được uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính; và
(ii) Trong trường hợp đối với Cộng hòa Liên bang Đức là Bộ trưởng Bộ Tài chính Liên bang.
2. Trong khi một Nước ký kết áp dụng Hiệp định này, mọi thuật ngữ chưa được định nghĩa trong Hiệp định này sẽ có nghĩa như định nghĩa trong luật của Nước đó đối với các loại thuế mà Hiệp định này áp dụng, trừ trường hợp ngữ cảnh đòi hỏi phải có sự giải thích khác.
Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần đối với thuế đánh vào thu nhập và vào tài sản giữa Việt Nam - Đức
- Số hiệu: Khongso
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 16/11/1995
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/12/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi áp dụng.
- Điều 2. Các loại thuế bao gồm trong Hiệp định.
- Điều 3. Các định nghĩa chung.
- Điều 4. Đối tượng cư trú.
- Điều 5. Cơ sở thường trú.
- Điều 6. Thu nhập từ bất động sản.
- Điều 7. Lợi tức doanh nghiệp.
- Điều 8. Vận tải biển và vận tải hàng không.
- Điều 9. Những xí nghiệp liên kết.
- Điều 10. Tiền lãi cổ phần.
- Điều 11. Lãi từ tiền cho vay.
- Điều 12. Tiền bản quyền và phí dịch vụ kỹ thuật.
- Điều 13. Lợi tức từ chuyển nhượng tài sản.
- Điều 14. Hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập.
- Điều 15. Hoạt động dịch vụ cá nhân phụ thuộc.
- Điều 16. Thù lao cho giám đốc.
- Điều 17. Nghệ sĩ và vận động viên.
- Điều 18. Tiền lương hưu.
- Điều 19. Phục vụ Chính phủ.
- Điều 20. Giáo viên, sinh viên và thực tập sinh.
- Điều 21. Thu nhập khác.
- Điều 22. Tài sản.
- Điều 23. Xóa bỏ việc đánh thuế hai lần.
- Điều 24. Không phân biệt đối xử.
- Điều 25. Thủ tục thoả thuận song phương.
- Điều 26. Trao đổi thông tin.
- Điều 27. Các viên chức ngoại giao và lãnh sự.
- Điều 28. Hiệu lực.
- Điều 29. Kết thúc.