Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5770/CT-TTHT
V/v chính sách thuế thu nhập cá nhân

Hà Nội, ngày 17 tháng 02 năm 2020

 

Kính gửi: Ông Nguyễn Thế Hứa
(Địa chỉ: Xóm Chùa, thôn An Thọ, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội)

Trả lời công văn của Ông Nguyễn Thế Hứa được gửi kèm theo Phiếu chuyển số 52/PC-TCT ngày 15/01/2020 của Tổng cục Thuế vướng mắc về chính sách thuế TNCN, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn như sau:

Điều 9. Các khoản giảm trừ

Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:

1. Giảm trừ gia cảnh

c.1.3) Trường hợp trong năm tính thuế cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

c.2.3) Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gm:

…”

- Căn cứ điểm a.4 Khoản 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ tài Chính sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ (sau đây gọi là Thông tư số 156/2013/TT-BTC), hướng dẫn như sau:

“a.4) Ủy quyền quyết toán thuế

a.4.1) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thuế thay trong các trường hợp sau:

- Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm.

- Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức, cá nhân trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế, k cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đng đã được đơn vị trả thu nhập khu trừ thuế 10% mà không có yêu cầu quyết toán thuế đối với phn thu nhập này.

- Cá nhân là người lao động được điều chuyển từ tổ chức cũ đến t chức mới trong trường hợp t chức cũ thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đi doanh nghiệp. Cuối năm người lao động có ủy quyền quyết toán thuế thì tổ chức mới phải thu lại chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do tổ chức cũ đã cấp cho người lao động (nếu có) để làm căn cứ tổng hợp thu nhập, s thuế đã khấu trừ và quyết toán thuế thay cho người lao động.

a.4.2) T chức, cá nhân trả thu nhập chỉ thực hiện quyết toán thuế thay cho cá nhân đối với phần thu nhập từ tiền lương, tiền công mà cá nhân nhận được từ t chức, cá nhân trả thu nhập. Trường hợp tổ chức chi trả sau khi thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyn đi doanh nghiệp và thực hiện quyết toán thuế theo ủy quyền của người lao động được điu chuyn từ t chức cũ sang thì t chức mới có trách nhiệm quyết toán thuế đối với cả phần thu nhập do tổ chức cũ chi trả.”

- Căn cứ khoản 4 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đăng ký thuế như sau:

“4. Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền đăng ký thuế qua cơ quan chi trả thu nhập

Cá nhân có phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công tại cơ quan chi trả thu nhập được ủy quyền cho cơ quan chi trả thu nhập thực hiện thủ tục đăng ký thuế, đăng ký người phụ thuộc với cơ quan thuế thay cho cá nhân.

Cá nhân có trách nhiệm cung cấp các giấy tờ của cá nhân, người phụ thuộc theo quy định tại Khoản 9, Khoản 10 Điều 7 Thông tư này cho cơ quan chi trả thu nhập nhận ủy quyền; cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thuế, đăng ký người phụ thuộc theo ủy quyền của cá nhân.

…”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 (ba) tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm ủy quyền quyết toán thuế (kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 (mười hai) tháng trong năm) thì được ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức trả thu nhập quyết toán thuế thay.

Việc đăng ký thuế, đăng ký người phụ thuộc qua tổ chức chi trả thu nhập thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 5 Thông tư 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài chính.

Khi thực hiện quyết toán thuế, cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân hoặc giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng trong năm tính thuế thì được giảm trừ đủ 12 tháng theo quy định và được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều 9 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Ông Nguyễn Thế Hứa được biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Thuế (để báo cáo);
- Phòng HKDCN;
- Phòng DTPC;
- Lưu: VT, TTHT(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Trường