Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TỔNG CỤC THUẾ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13316/CT-TTHT | Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2019 |
Kính gửi: Công ty CP đầu tư xây dựng Ricons
Địa chỉ: 236/6 Điện Biên Phủ, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Mã số thuế: 0303527596
Trả lời văn thư số 246/Ricons-2019 ngày 12/07/2019 của Công ty về chính sách thuế (Cục Thuế nhận ngày 16/08/2019), Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế Giá trị gia tăng (GTGT) quy định các trường hợp không phải tính, kê khai nộp thuế GTGT:
“Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền (bao gồm cả tiền bồi thường về đất và tài sản trên đất khi bị thu hồi đất theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền), tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác.
Cơ sở kinh doanh khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập chứng từ thu theo quy định. Đối với cơ sở kinh doanh chi tiền, căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hóa, dịch vụ, cơ sở bồi thường phải lập hóa đơn và kê khai, tính, nộp thuế GTGT như đối với bán hàng hóa, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ theo quy định.
Trường hợp cơ sở kinh doanh nhận tiền của tổ chức, cá nhân để thực hiện dịch vụ cho tổ chức, cá nhân như sửa chữa, bảo hành, khuyến mại, quảng cáo thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định...”
Căn cứ Khoản 13 Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định thu nhập khác:
“Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng phát sinh cao hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng (các khoản phạt này không thuộc các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính), sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác.
Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng hoặc các khoản thưởng do thực hiện tốt cam kết theo hợp đồng phát sinh thấp hơn khoản chi tiền phạt, tiền bồi thường do vi phạm hợp đồng (các khoản phạt này không thuộc các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính), sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính giảm trừ vào thu nhập khác. Trường hợp đơn vị trong năm không phát sinh thu nhập khác thì được giảm trừ vào thu nhập hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường nêu trên không bao gồm các khoản tiền phạt, tiền bồi thường được ghi giảm giá trị công trình trong giai đoạn đầu tư.”
Căn cứ Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/5/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
…
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
…
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
…”
Căn cứ công văn 911/BTC-CST ngày 23/01/2018 của Bộ Tài chính về chi phí được trừ đối với hàng hóa bị mất cắp;
Căn cứ quy định trên:
Trường hợp Công ty ký hợp đồng thuê các thiết bị thi công của nhà cung cấp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; trong quá trình bảo quản, sử dụng có phát sinh hư hỏng, hao hụt, mất mát thiết bị do lỗi của Công ty và phải bồi thường bằng tiền cho nhà cung cấp (quy định cụ thể tại Hợp đồng) thì:
+ Trường hợp các thiết bị thi công bị hư hỏng được trả lại cho nhà cung cấp thì khoản tiền bồi thường đối với thiệt hại này thuộc trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT, khi nhận tiền nhà cung cấp lập chứng từ thu (không lập hóa đơn), Công ty lập phiếu chi. Phiếu chi và biên bản do hai bên lập (tại biên bản có xác định giá trị hàng hóa hư hỏng phải bồi thường) là căn cứ để Công ty tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
+ Trường hợp các thiết bị thi công bị mất mát không hoàn trả lại cho nhà cung cấp thì nhà cung cấp phải lập hóa đơn xuất giao cho Công ty. Khoản chi liên quan đến thiết bị bị mất, nếu thuộc trường hợp bị mất cắp thì Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này./.
| KT. CỤC TRƯỞNG |
- 1Công văn 3664/CT-TTHT năm 2020 về chính sách thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 2Công văn 5770/CT-TTHT năm 2020 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 3Công văn 6832/CT-TTHT năm 2020 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 1Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 156/2013/TT-BTC, 111/2013/TT-BTC, 219/2013/TT-BTC, 08/2013/TT-BTC, 85/2011/TT-BTC, 39/2014/TT-BTC và 78/2014/TT-BTC để cải cách, đơn giản thủ tục hành chính về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 91/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định quy định về thuế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Công văn 3664/CT-TTHT năm 2020 về chính sách thuế giá trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 7Công văn 5770/CT-TTHT năm 2020 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
- 8Công văn 6832/CT-TTHT năm 2020 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành
Công văn 13316/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 13316/CT-TTHT
- Loại văn bản: Công văn
- Ngày ban hành: 11/11/2019
- Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Nam Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 11/11/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra