Hệ thống pháp luật

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/TANDTC-HTQT
V/v về công tác tương trợ tư pháp, tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài

Hà Nội, ngày 17 tháng 3 năm 2021

 

Kính gửi:

- Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh;
- Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

1. Để bảo đảm thuận tiện cho công tác tương trợ tư pháp, Tòa án nhân dân tối cao cập nhật các Hiệp định/Thỏa thuận tương trợ tư pháp về dân sự, hình sự, dẫn độ chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù tại Trang tin TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân tối cao.

Các Hiệp định/Thỏa thuận nêu trên được đăng tải tại Trang tin TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP theo từng lĩnh vực cụ thể: DÂN SỰ, HÌNH SỰ, DẪN ĐỘ VÀ CHUYỂN GIAO NGƯỜI ĐANG CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ tại địa chỉ sau đây: http://tttp.toaan.gov.vn/webcenter/portal/tttp/home.

Danh sách các Hiệp định/Thỏa thuận tương trợ tư pháp được liệt kê tại Bảng số 1 kèm theo Công văn này.

2. Trường hợp Tòa án gửi hồ sơ theo đường bưu chính theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 474 của Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 10 (a) của Công ước tống đạt ra nước ngoài giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp trong lĩnh vực dân sự hoặc thương mại (Công ước tống đạt giấy tờ), Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri (có hiệu lực từ ngày 6/03/2019), các Tòa án cần lưu ý một số điểm sau đây:

a) Theo quy định tại Điều 10 (a) của Công ước tống đạt giấy tờ, nếu nước nơi đương sự có địa chỉ không phản đối, thì nước khác có thể tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự theo đường bưu chính, không phân biệt đương sự đó là tổ chức hoặc cá nhân có quốc tịch nước tống đạt, nước sở tại hoặc không quốc tịch.

Do đó, Tòa án có thể gửi hồ sơ theo đường bưu chính cho các đương sự là công dân Việt Nam, công dân Việt Nam có cả quốc tịch nước khác, người nước ngoài, tổ chức nước ngoài có địa chỉ tại các nước không phản đối nước khác tống đạt văn bản tố tụng theo Điều 10 (a) của Công ước tống đạt giấy tờ. Danh sách các nước này đã được Tòa án nhân dân tối cao cung cấp tại Công văn số 33/TANDTC-HTQT ngày 21/02/2017, Công văn số 101/TANDTC-HTQT ngày 25/6/2020 và tại Công văn này.

Hung-ga-ri là nước tuyên bố phản đối nước khác tống đạt văn bản theo quy định của Điều 10 (a) của Công ước tống đạt giấy tờ. Tuy nhiên, tại Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri có quy định về việc cho phép Tòa án nước này áp dụng phương thức tống đạt theo đường bưu chính cho đương sự ở nước kia. Do đó, Tòa án có thể tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự có địa chỉ tại Hung-ga-ri theo đường bưu chính theo điều kiện quy định tại khoản 7 Điều 10 Hiệp định tương trợ tư pháp nêu trên;

b) Trong hồ sơ gửi theo đường bưu chính, Tòa án không phải lập văn bản yêu cầu ủy thác tư pháp theo Mẫu 2A hoặc 2B ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 12/2016/TTLT-BTP-BNG-TANDTC ngày 19/10/2016 của Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và Tòa án nhân dân tối cao quy định về trình tự, thủ tục tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự;

c) Hồ sơ phải được dịch, có công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký của người dịch ra ngôn ngữ chính thức của nước nêu tại điểm a Mục 2 của Công văn này hoặc ngôn ngữ được nước đó chấp nhận đối với trường hợp đương sự là người nước ngoài, tổ chức nước ngoài. Trường hợp đương sự ở nước ngoài có nhiều quốc tịch, trong đó có quốc tịch Việt Nam, thì hồ sơ được lập bằng tiếng Việt, không phải dịch ra tiếng nước ngoài;

d) Trong hồ sơ, Tòa án cần có văn bản yêu cầu đương sự thực hiện việc chứng thực chữ ký, hợp pháp hóa lãnh sự, dịch giấy tờ, tài liệu mà họ gửi cho Tòa án theo quy định tại Điều 478 của Bộ luật tố tụng dân sự. Trường hợp đương sự ở nước ngoài là công dân Việt Nam, Tòa án cần nêu rõ trong văn bản: nếu vì lý do khách quan mà không thể đến Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài để chứng thực chữ ký trên giấy tờ, tài liệu do đương sự lập, thì đương sự chuyển sang thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ, tài liệu đó theo hướng dẫn công bố trên trang thông tin của Cơ quan đại diện nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài;

Ví dụ: đối với công dân Việt Nam cư trú tại Hoa Kỳ, Đại sứ quán nước CHXHCN Việt Nam tại Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hướng dẫn đương sự yêu cầu hợp pháp hóa giấy tờ, tài liệu để thay thế việc chứng thực chữ ký trên giấy tờ, tài liệu tại Mục: Thủ tục hợp pháp hóa và chng thực bản sao giấy tờ, tài liệu tại Trang thông tin điện tử của Đại sứ quán như sau:

“1. Hợp pháp hóa (legalization)

Đối với việc chứng nhận, công chứng chữ ký hoặc giấy tờ ủy quyền, Đại sứ quán chỉ thực hiện đối với khách đến ký trực tiếp tại trụ sở Đại sứ quán (xem thủ tục công chứng, chứng thực chữ ký hoặc giấy tờ ủy quyền).

Trường hợp không thể trực tiếp đến Đại sứ quán, Quý vị có thể làm thủ tục theo các bước sau:

- Ký giấy tờ trước mặt công chứng viên Hoa Kỳ;

- Xin chứng nhận tại Bộ Ngoại giao Tiểu bang (State level - Department of State), địa chỉ liên hệ các Bộ Ngoại giao Tiểu bang tải tại đây;

- Gửi qua đường bưu điện đến ĐSQ làm thủ tục hợp pháp hóa giấy tờ của Hoa Kỳ để mang về Việt Nam sử dụng (xem thủ tục ở dưới).”

đ) Khi thực hiện việc gửi hồ sơ theo đường bưu chính, Tòa án cần sử dụng loại dịch vụ bưu phẩm bảo đảm cỏ gắn số hiệu để định vị, theo dõi quá trình chuyển phát. Để nhận kết quả chuyển phát bưu phẩm, Tòa án đề nghị công ty bưu chính hướng dẫn cách sử dụng mã phiếu gửi/mã bưu gửi (là dãy số hoặc dãy số cùng chữ cái in trên phiếu gửi/bưu gửi) để tra cứu trực tuyến, in ra thông báo kết quả chuyển phát bưu phẩm. Đây là căn cứ để Tòa án xác định đã hoàn thành việc tống đạt hoặc phải tiếp tục tống đạt lại văn bản tố tụng.

Trên đây là một số thông tỉn phục vụ công tác tương trợ tư pháp, tống đạt văn bản tố tụng theo đường bưu chính cho đương sự ở nước ngoài để giải quyết vụ việc dân sự, hành chính có yếu tố nước ngoài tại các Tòa án.

Trường hợp muốn trao đổi nghiệp vụ về ủy thác tư pháp ra nước ngoài, tống đạt văn bản tố tụng theo đường bưu chính, các Tòa án gửi văn bản về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Vụ Hợp tác quốc tế, 48 Lý Thường Kiệt, Hà Nội) hoặc liên hệ đồng chí Lê Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng, Vụ Hợp tác quốc tế theo số điện thoại: 024.38250117 hoặc 0976437814; email: hunglm@toaan.gov.vn./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Các đ/c PCA TANDTC (để b/c);
- Các đ/c Thẩm phán TANDTC (để biết);
- Trang thông tin Tương trợ tư pháp, Cổng thông tin điện tử TANDTC (để đăng);
- Trang thông tin điện tử của các TAND cấp tỉnh, TAND cấp cao (để đăng);
- Đ/c Vụ trưởng VHTQT (để b/c);
- Lưu VT, PLQT, HTQT (TANDTC).

TL. CHÁNH ÁN
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Lê Mạnh Hùng

 

BẢNG SỐ 1

DANH SÁCH CÁC HIỆP ĐỊNH/THỎA THUẬN TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ, HÌNH SỰ, DẪN ĐỘ, CHUYỂN GIAO NGƯỜI BỊ KẾT ÁN PHẠT TÙ TÍNH ĐẾN NGÀY 17/3/2021
(Ban hành kèm theo Công văn số 33/TANDTC-HTQT ngày 17/3/2021 của Tòa án nhân dân tối cao).

 

HIỆP ĐỊNH CHUNG

 

 

 

TT

Tên Hiệp định

Ngày ký

Ngày có hiệu lực

Ghi chú

1

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Cu-ba

30/11/1984

19/9/1987

 

2

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Hung-ga-ri

18/01/1985

5/7/1987

Hết hiệu lực kể từ ngày 06/03/2019

3

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Bun-ga-ri

03/10/1986

5/7/1987

 

4

Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Tiệp Khắc (Cộng hòa Séc và Xlô-va-ki-a kế thừa)

12/10/1982

16/4/1994

 

5

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ba Lan

22/3/1993

18/01/1995

 

6

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

19/10/1998

25/12/1999

 

7

Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

06/7/1998

19/02/2000

 

8

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đê dân sự, gia đình, lao động và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Bê-la-rút

14/9/2000

18/10/2001

 

9

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và U-crai-na

6/4/2000

19/8/2002

 

10

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mông cổ

17/4/2000

13/6/2002

 

11

Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên về tương trợ tư pháp và pháp lý trong các vấn đề dân sự và hình sự

04/5/2002

24/02/2004

 

12

Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự

25/8/1998

27/8/2012

 

13

Nghị định thư bổ sung Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sự

23/4/2003

27/7/2012

 

 

HIỆP ĐỊNH/THỎA THUẬN TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ DÂN SỰ

 

 

 

 

Tên Hiệp định

Ngày ký

Ngày có hiệu lực

Ghi chú

1

Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Pháp

24/02/1999

5/01/2001

 

2

Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự và thương mại giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa An-giê-ri dân chủ và nhân dân

14/4/2010

24/6/2012

 

3

Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan

31/10/2011

28/6/2015

 

4

Hiệp định tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia

21/01/2013

9/10/2014

 

5

Hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri

10/9/2018

06/3/2019

 

6

Thỏa thuận giữa Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Việt Nam tại Đài Bắc và Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam về tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự

12/4/2010

02/12/2011

 

 

HIỆP ĐỊNH TƯƠNG TRỢ TƯ PHÁP VỀ HÌNH SỰ

 

 

 

 

Tên Hiệp định

Ngày ký

Ngày có hiệu lực

Ghi chú

1

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc

15/9/2003

19/4/2005

 

2

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ấn Độ

8/10/2007

17/11/2008

 

3

Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen về tương trợ tư pháp về hình sự

13/01/2009

30/9/2009

 

4

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ và nhân dân An-giê-ri

14/4/2010

28/3/2014

 

5

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa In-đô-nê-xi-a

27/6/2013

21/01/2016

 

6

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ốt-xtơ-rây-li-a

02/7/2014

05/4/2017

 

7

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha

18/9/2015

08/7/2017

 

8

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri

16/3/2016

30/6/2017

 

9

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Pháp

06/9/2016

01/5/2020

 

10

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan

15/6/2017

01/6/2019

 

11

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia

20/12/2016

02/10/2020

 

12

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Cu ba

29/3/2018

29/9/2018

 

13

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Mô-dăm bích

03/12/2018

11/9/2020

 

14

Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

8/01/2020

18/02/2021

 

 

HIỆP ĐỊNH VỀ DẪN ĐỘ

 

 

 

 

Tên Hiệp định

Ngày ký

Ngày có hiệu lực

Ghi chú

1

Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại hàn dân quốc

15/9/2003

19/4/2005

 

2

Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ và nhân dân An-giê-ri

14/4/2010

28/3/2014

 

3

Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ấn Độ

12/10/2011

12/8/2013

 

4

Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ốt-xtơ-rây-li-a

10/4/2012

07/4/2014

 

5

Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa In-đô-nê-xi-a

27/6/2013

26/4/2015

 

6

Hiệp định về dẫn độ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia

23/12/2013

9/10/2014

 

7

Hiệp định về dẫn độ giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha

01/10/2014

01/5/2017

 

8

Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri

16/9/2013

30/6/2017

 

9

Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa dân chủ Xri-lan-ca

07/4/2014

01/12/2017

 

10

Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

07/4/2015

12/12/2019

 

11

Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Pháp

06/9/2016

01/5/2020

 

12

Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Ca-dắc-xtan về dẫn độ

15/6/2017

15/11/2019

 

13

Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mông Cổ

10/7/2019

Chưa có hiệu lực

 

14

Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Mô-dăm-bích

9/12/2019

Chưa có hiệu lực

 

 

HIỆP ĐỊNH VỀ CHUYỂN GIAO NGƯỜI BỊ KẾT ÁN PHẠT TÙ

 

 

 

 

Tên Hiệp định

Ngày ký

Ngày có hiệu lực

Ghi chú

1

Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ailen về chuyển giao người bị kết án phạt tù

12/9/2008

20/9/2009

 

2

Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Ốt-xtơ-rây-li-a về chuyển giao người bị kết án phạt tù

13/10/2009

11/12/2009

 

3

Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc về chuyển giao người bị kết án phạt tù

29/5/2009

30/8/2010

 

4

Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Thái Lan về chuyển giao người bị kết án phạt tù

03/3/2010

19/7/2010

 

5

Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hung-ga-ri

16/9/2013

30/6/2017

 

6

Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa và nhân dân Xri-lan-ca

07/4/2014

16/5/2017

 

7

Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Tây Ban Nha

01/10/2014

01/5/2017

 

8

Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga về chuyển giao người bị kết án phạt tù

12/11/2013

15/5/2017

 

9

Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Ấn Độ

01/11/2013

01/12/2020

 

10

Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Cam-pu-chia

20/12/2016

01/10/2020

 

11

Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Séc

07/6/2017

2/7/2019

 

12

Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản

01/7/2019

19/8/2020

 

13

Hiệp định chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mông Cổ

16/10/2018

Chưa có hiệu lực

 

14

Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Mô-dăm-bích

9/12/2019

Chưa có hiệu lực

 

15

Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

04/01/2020

Chưa có hiệu lực

 

 

BẢNG SỐ 2

DANH SÁCH CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CÔNG ƯỚC TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ KHÔNG PHẢN ĐỐI VIỆC TỐNG ĐẠT THEO ĐƯỜNG BƯU CHÍNH QUY ĐỊNH TẠI 10 (a) CỦA CÔNG ƯỚC
(Ban hành kèm theo Công văn số 33/TANDTC-HTQT ngày 17/3/2021 của Tòa án nhân dân tối cao)

 

TÊN NƯỚC

 

TÊN NƯỚC

1.

An-ba-ni (Albania)

23

I-xra-en (Israel)

2.

An-ti-goa và Bác-bu-đa (Antigua and Barbuda)

24

I-ta-li-a (Italy)

3.

Ác-mê-ni-a (Armenia)

25

An-đô-ra (Andorra)

4.

Ốt-xtrây-li-a (Australia)

26

Ca-dắc-xtan (Kazakhstan)

5.

Ba-ha-mát (Bahamas)

27

Lát-vi-a (Latvia)

6.

Bác-ba-đốt (Barbados)

28

Lúc-xăm-bua (Luxembourg)

7.

Bê-la-rút (Belarus)

29

Ma-la-uy (Malawi)

8.

Bỉ (Belgium)

30

Ma-rốc (Morocco)

9.

Bê-li-xê (Belize)

31

Hà Lan (Netherlands)

10.

Bô-xni-a và Héc-xê-gô-vi-na (Bosnia and Herzegovina)

32

Pa-ki-xtan (Pakistan)

11.

Bốt-xoa-na (Botswana)

33

Bồ Đào Nha (Portugal)

12.

Ca-na-đa (Canada)

34

Ru-ma-ni (Romania)

13.

Cô-lôm-bi-a (Colombia)

35

Xanh-vin-xen và Grê-na-din (Saint Vincent and the Grenadines)

14.

Hồng Kông (Trung Quốc)

36

Xây-sen (Seychelles)

15.

Ma Cao (Trung Quốc)

37

Xlô-ve-ni-a (Slovenia)

16.

Síp (Cyprus)

38

Tây Ban Nha (Spain)

17.

Đan Mạch (Denmark)

39

Thụy Điển (Sweden)

18.

Ex-tô-ni-a (Estonia)

40

Vương quốc Anh (United Kingdom)

19.

Phần Lan (Finland)

41

Hoa Kỳ (United States of America).

20.

Pháp (France)

42

Ai-len (Ireland)

21.

Ai-xơ-len (Iceland)

43

Tuy-ni-di (Tunisia)

22

Cốt-xta-ri-ca (Costa Rica)

 

 

 

BẢNG SỐ 3

DANH SÁCH CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN CÔNG ƯỚC TỐNG ĐẠT GIẤY TỜ PHẢN ĐỐI VIỆC TỐNG ĐẠT THEO ĐƯỜNG BƯU CHÍNH QUY ĐỊNH TẠI 10 (a) CỦA CÔNG ƯỚC
(Ban hành kèm theo Công văn số 33/TANDTC-HTQT ngày 17/3/2021 của Tòa án nhân dân tối cao)

TÊN NƯỚC

TÊN NƯỚC

1.

Bun-ga-ri (Bulgaria)

19

Cô-oét (Kuwait)

2.

Áo (Austria)

20

Lít-va (Lithuania)

3.

Trung Quốc (China)

21

Man-ta (Malta)

4.

Séc (Czech Republic)

22

Mê-hi-cô (Mexico)

5.

Xlô-va-ki-a (Slovakia)

23

Mô-na-cô (Monaco)

6.

Ba Lan (Poland)

24

Môn-tê-nê-grô (Montenegro)

7.

Liên bang Nga (Russian Federation)

25

Na Uy (Norway)

8.

U-crai-na (Ukraine)

26

Môn-đô-va (Moldova)

9.

Ác-hen-ti-na (Argentina)

27

Xan-ma-ri-nô (San Marino)

10.

Cờ-roát-ti-a (Croatia)

28

Xéc-bi-a (Serbia)

11.

Ả Rập Ai Cập (Egypt)

29

Xri-lan-ca (Sri Lanka)

12.

Đức (Germany)

30

Thụy sỹ (Switzerland)

13

Hy Lạp (Greece)

31

Ma-xê-đô-ni-a (Macedonia)

14.

Ấn Độ (India)

32

Thổ Nhĩ Kỳ (Turkey)

15.

Hàn Quốc (Korea)

33

Vê-nê-du-ê-la (Venezuela).

16

Nhật Bản (Japan)

34

Bra-xin (Brasin)

17

Ni-ca-ra-goa (Nicaragua)

34

MarsallIslands

18

Hung-ga-ri (Hungary)

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 33/TANDTC-HTQT năm 2021 về công tác tương trợ tư pháp, tống đạt văn bản tố tụng ra nước ngoài do Tòa án nhân dân tối cao ban hành

  • Số hiệu: 33/TANDTC-HTQT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 17/03/2021
  • Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
  • Người ký: Lê Mạnh Hùng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 17/03/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản