BỘ NGOẠI GIAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 47/2020/TB-LPQT | Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2020 |
VỀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ CÓ HIỆU LỰC
Thực hiện quy định tại Điều 56 của Luật Điều ước quốc tế năm 2016, Bộ Ngoại giao trân trọng thông báo:
Hiệp định giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về chuyển giao người bị kết án phạt tù, ký tại Tô-ky-ô ngày 01 tháng 7 năm 2019, có hiệu lực từ ngày 19 tháng 8 năm 2020.
Bộ Ngoại giao trân trọng gửi bản sao Hiệp định theo quy định tại Điều 59 của Luật nêu trên./.
| TL. BỘ TRƯỞNG |
GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN VỀ CHUYỂN GIAO NGƯỜI BỊ KẾT ÁN PHẠT TÙ
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản (sau đây gọi là “các Bên”);
Mong muốn thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thi hành án hình sự;
Nhận thức rằng việc hợp tác nhằm hướng tới thực thi công lý và tái hòa nhập xã hội đối với người bị kết án phạt tù;
Nhận thức rằng có thể đạt được các mục tiêu này thông qua việc tạo cơ hội cho những người bị kết án tước tự do, do thực hiện hành vi phạm tội bên ngoài quốc gia của mình, được thi hành hình phạt ở đất nước của mình; và
Nhận thức rằng cách tốt nhất để có thể đạt được mục tiêu này là cho phép người bị kết án phạt tù được chuyển giao về đất nước của mình;
Đã thỏa thuận như sau:
Phù hợp với mục đích của Hiệp định này:
(a) “Hình phạt” là bất kỳ sự trừng phạt nào liên quan đến tước tự do có thời hạn hoặc không thời hạn do Tòa án tuyên đối với người phạm tội;
(b) “Người bị kết án phạt tù” là người đã bị kết án trong lãnh thổ của một Bên và đang chấp hành hình phạt trong lãnh thổ của Bên đó hoặc Bên kia;
(c) “Bản án” là quyết định hoặc lệnh của Tòa án tuyên hình phạt;
(d) “Bên chuyển giao” là Bên mà từ đó người bị kết án phạt tù có thể hoặc đã được chuyển giao; và
(e) “Bên nhận” là Bên mà người bị kết án phạt tù có thể hoặc đã được chuyển giao đến để thi hành hình phạt.
1. Phù hợp với các quy định của Hiệp định này, các Bên cam kết dành cho nhau sự hợp tác toàn diện nhất trong lĩnh vực chuyển giao người bị kết án phạt tù.
2. Người bị kết án phạt tù có thể được chuyển giao từ lãnh thổ của Bên chuyển giao sang lãnh thổ của Bên nhận, phù hợp với các quy định của Hiệp định này, để thi hành hình phạt đã tuyên đối với người đó. Để đạt được mục tiêu này, người bị kết án phạt tù có thể bày tỏ nguyện vọng được chuyển giao của mình đối với Bên chuyển giao hoặc Bên nhận theo quy định của Hiệp đình này.
3. Việc chuyển giao người bị kết án phạt tù có thể do Bên chuyển giao hoặc Bên nhận yêu cầu.
1. Theo Hiệp định này, người bị kết án phạt tù chỉ có thể được chuyển giao nếu có đủ các điều kiện sau:
(a) Khi Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Bên nhận, người bị kết án phạt tù là công dân Việt Nam;
Khi Nhật Bản là Bên nhận, người bị kết án phạt tù là công dân Nhật Bản hoặc bất cứ người nào thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật chuyển giao người bị kết án phạt tù xuyên quốc gia của Nhật Bản (Luật số 66 năm 2002);
(b) Bản án đó đã có hiệu lực pháp luật;
(c) Tại thời điểm tiếp nhận yêu cầu chuyển giao, thời gian chấp hành hình phạt của người bị kết án phạt tù còn ít nhất một năm hoặc người bị kết án phạt tù đang chấp hành hình phạt không xác định thời hạn;
(d) Việc chuyển giao phải có sự đồng ý của người bị kết án phạt tù;
(e) Hành động hoặc không hành động là căn cứ để tuyên hình phạt cũng cấu thành tội phạm theo pháp luật của Bên nhận hoặc sẽ cấu thành tội phạm nếu được thực hiện trên lãnh thổ của Bên nhận; và
(f) Bên chuyển giao và Bên nhận đồng ý việc chuyển giao.
2. Các Bên có thể đồng ý chuyển giao cả trong trường hợp thời hạn hình phạt mà người bị kết án phạt tù phải thi hành ít hơn thời hạn được quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
1. Mỗi Bên sẽ chỉ định một Cơ quan Trung ương nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc liên lạc giữa các Bên theo các điều 5, 6 và 13 của Hiệp định này:
(a) Về phía Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Cơ quan Trung ương là Bộ Công an; và
(b) Về phía Nhật Bản, Cơ quan Trung ương là Bộ Ngoại giao.
2. Liên lạc giữa các Bên theo các điều đã nêu ở trên sẽ được thực hiện thông qua các Cơ quan Trung ương.
Ngoại trừ các quy định ở trên, Bộ Công an nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp Nhật Bản có thể liên lạc trực tiếp với nhau trong trường hợp khẩn cấp hoặc các trường hợp đặc biệt khác, phù hợp với pháp luật và quy định của mỗi nước.
1. Các yêu cầu chuyển giao và bản trả lời phải được lập bằng văn bản.
2. Bên được yêu cầu phải nhanh chóng thông báo cho Bên yêu cầu về quyết định có đồng ý với việc chuyển giao hay không
1. Người bị kết án phạt tù chịu sự điều chỉnh của Hiệp định này sẽ được Bên chuyển giao thông báo về bản chất của Hiệp định này.
2. Nếu người bị kết án phạt tù trình bày nguyện vọng được chuyển giao đến Bên chuyển giao theo quy định của Hiệp định này, Bên chuyển giao sẽ thông báo cho Bên nhận bằng văn bản ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
3. Thông tin sẽ bao gồm:
(a) Họ tên, quốc tịch, ảnh, ngày và nơi sinh của người bị kết án phạt tù;
(b) Địa chỉ cư trú của người bị kết án phạt tù tại Bên nhận, nếu có;
(c) Một bản báo cáo về các tình tiết vụ án mà trên cơ sở đó hình phạt được tuyên; và
(d) Bản chất, thời hạn, ngày bắt đầu và ngày kết thúc thi hành hình phạt.
4. Nếu người bị kết án phạt tù trình bày nguyện vọng được chuyển giao đến Bên nhận, Bên chuyển giao sẽ cung cấp bằng văn bản cho Bên nhận các thông tin được quy định tại khoản 3 Điều này khi có yêu cầu.
5. Nếu Bên chuyển giao yêu cầu, Bên nhận sẽ cung cấp cho Bên chuyển giao các tài liệu hoặc báo cáo sau đây, trừ khi Bên nhận thông báo sẽ không đồng ý chuyển giao:
(a) Một tài liệu hoặc báo cáo về việc người bị kết án phạt tù là công dân của Bên nhận; hoặc nếu Nhật Bản là Bên nhận, người bị kết án đó là người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3;
(b) Một bản sao luật có liên quan của Bên nhận quy định hành động hoặc không hành động là căn cứ tuyên hình phạt ở Bên chuyển giao cũng cấu thành tội phạm theo pháp luật của Bên nhận hoặc sẽ cấu thành tội phạm nếu được thực hiện trên lãnh thổ của Bên nhận; và
(c) Một bản mô tả cách thức mà Bên nhận sẽ thi hành hình phạt.
6. Nếu có yêu cầu chuyển giao, Bên chuyển giao sẽ cung cấp các tài liệu hoặc báo cáo sau đây cho Bên nhận, trừ khi một Bên thông báo sẽ không đồng ý chuyển giao:
(a) Một bản sao bản án và luật làm căn cứ;
(b) Một bản báo cáo về việc thời gian đã thi hành hình phạt, bao gồm thông tin về miễn giảm hình phạt và bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc thi hành hình phạt;
(c) Một bản báo cáo về việc đồng ý chuyển giao theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3; và
(d) Các báo cáo về y tế hoặc xã hội hoặc báo cáo về cải tạo trong trại giam của người bị kết án phạt tù, thông tin về quá trình điều trị của người đó tại Bên chuyển giao và bất kỳ khuyến nghị nào về việc tiếp tục điều trị người đó tại Bên nhận.
7. Một Bên có thể yêu cầu được cung cấp bất kỳ tài liệu hoặc báo cáo nào được quy định tại khoản 5 hoặc 6 của Điều này trước khi lập yêu cầu chuyển giao hoặc quyết định có đồng ý chuyển giao hay không.
8. Bên chuyển giao hoặc Bên nhận phải thông báo bằng văn bản cho người bị kết án phạt tù về mọi hoạt động được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và 4 của Điều này cũng như về bất kỳ quyết định nào được một Bên đưa ra liên quan đến yêu cầu chuyển giao của người đó.
1. Bên chuyển giao phải đảm bảo rằng người bị kết án phạt tù đồng ý với việc chuyển giao theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 một cách tự nguyện và với nhận thức đầy đủ về hậu quả pháp lý của việc chuyển giao. Thủ tục bày tỏ sự đồng ý về việc chuyển giao sẽ do pháp luật của Bên chuyển giao điều chỉnh.
2. Bên chuyển giao sẽ tạo điều kiện cho Bên nhận xác minh, thông qua một viên chức lãnh sự hoặc nhân viên khác được Bên nhận chỉ định, sự đồng ý chuyển giao đó được đưa ra phù hợp với các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
Hiệu lực của việc chuyển giao đối với Bên chuyển giao
1. Việc thi hành hình phạt đối với người bị kết án phạt tù do cơ quan có thẩm quyền của Bên nhận thực hiện sẽ dẫn đến hệ quả đình chỉ việc thi hành hình phạt đó ở Bên chuyển giao.
2. Bên chuyển giao không được thi hành hình phạt nếu Bên nhận cho rằng việc thi hành hình phạt đó đã kết thúc.
1. Bên nhận sẽ tiếp tục thi hành hình phạt thông qua việc thực hiện các biện pháp cần thiết phù hợp với pháp luật và quy định của nước mình.
2. Việc tiếp tục thi hành hình phạt sau khi chuyển giao sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật và quy định của Bên nhận, bao gồm các điều kiện thi hành hình phạt tù hoặc các hình phạt tước tự do khác và các quy định về giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù hoặc các hình phạt tước tự do khác thông qua việc tha tù trước thời hạn có điều kiện hoặc các hình thức khác.
3. Bên nhận sẽ chịu sự ràng buộc về bản chất pháp lý và thời hạn của hình phạt được quyết định bởi Bên chuyển giao.
4. Tuy nhiên, nếu bản chất hoặc thời hạn của hình phạt không tương thích với pháp luật của Bên nhận hoặc pháp luật của Bên nhận yêu cầu như vậy, thì Bên nhận có thể, thực hiện các biện pháp cần thiết phù hợp với pháp luật và quy định của nước mình, chuyển đổi hình phạt được tuyên ở Bên chuyển giao cho phù hợp với hình phạt theo pháp luật nước mình. Liên quan đến bản chất và thời hạn của hình phạt, hình phạt được chuyển đổi phải tương ứng với hình phạt được tuyên ở Bên chuyển giao nhiều nhất có thể. Hình phạt được chuyển đổi không được nặng hơn so với hình phạt đã được tuyên tại Bên chuyển giao về bản chất và thời hạn.
Đặc xá, đại xá, giảm hình phạt
Một Bên có thể quyết định đặc xá, đại xá, hoặc giảm hình phạt phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và các quy định của nước mình.
Chỉ Bên chuyển giao mới có quyền xem xét lại bản án của mình.
Chấm dứt việc thi hành hình phạt
Bên nhận sẽ chấm dứt thi hành hình phạt ngay khi Bên chuyển giao thông báo về quyết định hoặc biện pháp dẫn đến việc chấm dứt thi hành hình phạt.
Thông tin về việc thi hành hình phạt
Bên nhận cung cấp các thông tin liên quan đến việc thi hành hình phạt cho Bên chuyển giao:
(a) Khi Bên nhận cho rằng việc thi hành hình phạt đã kết thúc;
(b) Khi người bị kết án phạt tù bỏ trốn khỏi nơi giam giữ hoặc chết trước khi chấp hành xong hình phạt; hoặc
(c) Khi Bên chuyển giao yêu cầu một bản báo cáo đặc biệt.
1. Yêu cầu chuyển giao và văn bản trả lời cùng với các thông tin, tài liệu và báo cáo được quy định trong Hiệp định này phải được lập bằng ngôn ngữ của Bên mà các thông tin và tài liệu này được chuyển đến hoặc tiếng Anh.
2. Chi phí phát sinh trong việc áp dụng Hiệp định này sẽ do Bên nhận chi trả trừ những chi phí phát sinh hoàn toàn trong phạm vi lãnh thổ của Bên chuyển giao.
Theo yêu cầu của một Bên, các Bên sẽ tiến hành tham vấn liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định này.
Tiêu đề của các điều trong Hiệp định này được đưa vào chỉ để thuận tiện cho việc tham khảo và sẽ không ảnh hưởng đến việc giải thích Hiệp định này.
Hiệu lực và chấm dứt hiệu lực của Hiệp định
1. Hiệp định này sẽ có hiệu lực vào ngày thứ ba mươi (30) sau ngày các Bên trao đổi văn kiện ngoại giao thông báo cho nhau về việc hoàn tất các thủ tục nội bộ cần thiết để Hiệp định có hiệu lực.
2. Hiệp định được áp dụng đối với việc thi hành hình phạt được tuyên trước hoặc sau khi Hiệp định này có hiệu lực.
3. Một Bên có thể chấm dứt hiệu lực Hiệp định này vào bất kỳ thời điểm nào bằng cách thông báo bằng văn bản cho Bên kia thông qua kênh ngoại giao. Việc chấm dứt hiệu lực của Hiệp định sẽ có hiệu lực vào ngày thứ một trăm tám mươi (180) sau ngày thông báo được đưa ra.
4. Hiệp định sẽ tiếp tục được áp dụng đối với việc thi hành hình phạt của người bị kết án phạt tù đã được chuyển giao phù hợp với các quy định của Hiệp định này trước ngày việc chấm dứt Hiệp định có hiệu lực.
ĐỂ LÀM BẰNG, các đại diện dưới đây, được ủy quyền đầy đủ, đã ký Hiệp định này.
Làm tại Tokyo, thành hai bản, bằng tiếng Việt, tiếng Nhật và tiếng Anh, các bản có giá trị như nhau, vào ngày 01 tháng 7 năm 2019. Trong trường hợp có sự khác nhau trong việc giải thích, bản tiếng Anh sẽ làm căn cứ để đối chiếu.
THAY MẶT | THAY MẶT |
BETWEEN THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM AND JAPAN ON THE TRANSFER OF SENTENCED PERSONS
The Socialist Republic of Viet Nam and Japan (hereinafter referred to as “the Parties”);
Desiring to further promote international co-operation in the field of enforcement of sentences;
Considering that such co-operation should further the ends of justice and the social rehabilitation of sentenced persons;
Considering that these objectives require that persons who are deprived of their liberty outside their own country as a result of their commission of a criminal offence should be given the opportunity to serve their sentences within their own society; and
Considering that this aim can best be achieved by having them transferred to their own country;
Have agreed as follows:
For the purposes of this Treaty:
(a) “sentence” means any punishment involving deprivation of liberty ordered by a court for a limited or unlimited period of time on account of a criminal offence;
(b) “sentenced person” means a person on whom the sentence has been imposed in the territory of either Party and who is serving that sentence in the territory of that Party or the other Party;
(c) “judgment” means a decision or order of a court imposing a sentence;
(d) “transferring Party” means the Party from which the sentenced person may be, or has been, transferred; and
(e) “receiving Party” means the Party to which the sentenced person may be, or has been, transferred in order to serve his or her sentence.
1. Each Party undertakes to afford the other Party the widest measure of co-operation in respect of the transfer of sentenced persons in accordance with the provisions of this Treaty.
2. A sentenced person may be transferred from the territory of the transferring Party to the territory of the receiving Party, in accordance with the provisions of this Treaty, in order to serve the sentence imposed on him or her. To that end, the sentenced person may express hisor her interest to the transferring Party or to the receiving Party in being transferred under this Treaty.
3. Transfer may be requested by either the transferring Party or the receiving Party.
1. A sentenced person may be transferred under this Treaty only on the following conditions:
(a) where the Socialist Republic of Viet Nam is the receiving Party, the sentenced person is a Vietnamese national;
where Japan is the receiving Party, the sentenced person is a Japanese national or any other person who falls within the scope of the Act on the Transnational Transfer of Sentenced Persons (Law No. 66 of 2002) of Japan;
(b) if the judgment is final;
(c) if, at the time of receipt of the request for transfer, the sentenced person still has at least one year of the sentence to serve or if the sentence is indeterminate;
(d) if the transfer is consented to by the sentenced person;
(e) if the acts or omissions on account of which the sentence has been imposed constitute a criminal offence according to the law of the receiving Party or would constitute a criminal offence if committed on its territory; and
(f) if the transferring Party and the receiving Party agree to the transfer.
2. The parties may agree to a transfer even if the time of the sentence to be served by the sentenced person is less than that specified in sub-paragraph (c), paragraph 1 of this Article.
1. Each Party shall designate a central authority for the purpose of facilitating communications between the Parties under Articles 5, 6 and 13:
(a) for the Socialist Republic of Viet Nam, the central authority shall be the Ministry of Public Security; and
(b) for Japan, the central authority shall be the Ministry of Foreign Affairs.
2. Communications between the Parties under the said Articles shall be made through the central authorities. Notwithstanding the above, the Ministry of Public Security of the Socialist Republic of Viet Nam and the Ministry of Justice of Japan may communicate with each other directly in case of emergency or other extraordinary circumstances in accordance with the laws and regulations of the respective countries.
1. Request for transfer and replies shall be made in writing.
2. The requested Party shall promptly inform the requesting Party of its decision on whether or not to agree to the requested transfer.
1. Any sentenced person to whom is Treaty may apply shall be informed by the transferring Party of the substance of this Treaty.
2. If the sentenced person has expressed an interest to the transferring Party in being transferred under this Treaty, the transferring Party shall so inform the receiving Party in writing promptly after the judgment becomes final.
3. The information shall include:
(a) the full name, nationality, photograph and date and place of birth of the sentenced person;
(b) his or her address, if any, in the receiving Party;
(c) a statement of the facts upon which the sentence was based; and
(d) the nature, duration and dates of commencement and termination of the sentence.
4. If the sentenced person has expressed his or her interest to the receiving Party, the transferring Party shall, upon request, communicate in writing to the receiving Party the information referred to in paragraph 3 of this Article.
5. The receiving Party, if requested by the transferring Party, shall furnish it with the following documents or statements unless the receiving Party has already indicated that it will not agree to the transfer:
(a) a document or statement indicating that the sentenced person is a national of the receiving Party, or, where Japan is the receiving Party, any other person as provided for in sub-paragraph (a), paragraph 1 of Article 3;
(b) a copy of the relevant law of the receiving Party which provides that the acts or omissions on account of which the sentence has been imposed in the transferring Party constitute a criminal offence according to the law of the receiving Party, or would constitute a criminal offence if committed on its territory; and
(c) a statement describing how the sentence would be enforced by the receiving Party.
6. If a transfer is requested, the transferring Party shall provide the following documents or statements to the receiving Party, unless either Party has already indicated that it will not agree to the transfer:
(a) a copy of the judgment and the law on which it is based;
(b) a statement indicating how much of the sentence has already been served, including information on any remission and any other factor relevant to the enforcement of the sentence;
(c) a statement containing the consent to the transfer as referred to in sub-paragraph (d), paragraph 1 of Article 3; and
(d) any medical or social reports or behaviour report in prison on the sentenced person, information about his or her treatment in the transferring Party, and any recommendation for his or her further treatment in the receiving Party.
7. Either Party may ask to be provided with any of the documents or statements referred to in paragraph 5 or 6 of this Article before making a request for transfer or taking a decision on whether or not to agree to the transfer.
8. The sentenced person shall be informed, in writing, of any action taken by the transferring Party or by the receiving Party under paragraphs 2 and 4 of this Article, as well as of any decision taken by either Party on a request for his or her transfer.
1. The transferring Party shall ensure that the sentenced person who gives consent to the transfer in accordance with sub-paragraph (d), paragraph 1 of Article 3 does so voluntarily and with full knowledge of the legal consequences thereof. The procedure for giving such consent shall be governed by the law of the transferring Party.
2. The transferring Party shall afford an opportunity to the receiving Party to verify through a consul or other official designated by the receiving Party, that the consent is given in accordance with the conditions set out in paragraph 1 of this Article.
Effect of transfer for transferring Party
1. The taking into charge of the sentenced person by the authorities of the receiving Party shall have the effect of suspending the enforcement of the sentence in the transferring Party.
2. The transferring Party may no longer enforce the sentence if the receiving Party considers enforcement of the sentence to have been completed.
Continued enforcement of sentence
1. The receiving Party shall contiune the enforcement of the sentence by taking necessary measures in accordance with its laws and regulations.
2. The continued enforcement of the sentence after the transfer shall be governed by the laws and regulations of the receiving Party, including those governing conditions for service of imprisonment or other form of deprivation of liberty and those providing for the reduction of the term of imprisonment or other form of deprivation of liberty by parole or otherwise.
3. The receiving Party shall be bound by the legal nature and duration of the sentence as determined by the transferring Party.
4. If, however, this sentence is by its nature or duration incompatible with the law of the receiving Party, or its law so requires, that Party may, by taking necessary measures in accordance with its laws and regulations, adapt the sanction imposed in the transferring Party to a sanction prescribed by its own law for a similar offence. As to its nature and duration, the adapted sanction shall, as far as possible, correspond with the sanction imposed in the transferring Party. It shall not be severer than that imposed in the transferring Party, in terms of nature and duration.
Each Party may grant pardon, amnesty or commutation of the sentence in accordance with its Constitution, laws and regulations.
The transferring Party alone shall have the right to decide on any application for review of the judgment.
Termination of enforcement of sentence
The receiving Party shall terminate enforcement of the sentence as soon as it is informed by the transferring Party of any decision or measure as a result of which the sentence ceases to be enforceable.
Information on enforcement of sentence
The receiving Party shall provide information to the transferring Party concerning the enforcement of the sentence:
(a) when it considers enforcement of the sentence to have been completed;
(b) if the sentenced person has escaped from custody or died before enforcement of the sentence has been completed; or
(c) if the transferring Party requests a special report.
1. Requests for the transfer and replies, and information, documents and statements provided under this Treaty shall be furnished in the language of the Party to which they are addressed or in English.
2. Any costs incurred in the application of this Treaty shall be borne by the receiving Party, except costs incurred exclusively in the territory of the transferring Party.
The Parties shall consult, at the request of either Party, concerning the interpretation and the application of this Treaty.
The headings of the Articles of this Treaty are inserted for convenience of reference only and shall not affect the interpretation of this Treaty.
Entry into force and termination
1. This Treaty shall enter into force on the thirtieth day after the date on which the Parties exchange diplomatic notes informing each other that their respective internal procedures necessary to give effect to this Treaty have been completed.
2. This Treaty shall be applicable to the enforcement of sentences imposed either before or after its entry into force.
3. Either Party may terminate this Treaty at any time by notice in writing to the other Party through the diplomatic channel. Termination shall take effect on the one hundred and eightieth day after the date on which the notice is given.
4. This Treaty shall continue to apply to the enforcement of sentences of sentenced persons who have been transferred in conformity with the provisions of this Treaty prior to the date of termination.
IN WITNESS WHEREOF, the undersigned, being duly authorised, have signed this Treaty.
Done at Tokyo, in duplicate, in the Vietnamese, Japanese and English languages, all texts being equally authentic, this first day of July, 2019. In case of any divergence of interpretation, the English text shall prevail.
FOR THE SOCIALIST | FOR JAPAN |
- 1Thông báo 23/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam và Xri Lan-ca
- 2Thông báo 29/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam - Nga do Bộ Ngoại giao ban hành
- 3Thông báo 32/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam và Hung-ga-ri
- 4Thông báo 21/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam - Lào
- 5Quyết định 1178/QĐ-CTN năm 2022 ký Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam và I-ta-li-a do Chủ tịch nước ban hành
- 1Hiến pháp 2013
- 2Luật điều ước quốc tế 2016
- 3Thông báo 23/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam và Xri Lan-ca
- 4Thông báo 29/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam - Nga do Bộ Ngoại giao ban hành
- 5Thông báo 32/2017/TB-LPQT hiệu lực Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam và Hung-ga-ri
- 6Thông báo 21/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam - Lào
- 7Quyết định 1178/QĐ-CTN năm 2022 ký Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam và I-ta-li-a do Chủ tịch nước ban hành
Thông báo 47/2020/TB-LPQT hiệu lực của Hiệp định về chuyển giao người bị kết án phạt tù giữa Việt Nam - Nhật Bản
- Số hiệu: 47/2020/TB-LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 01/07/2019
- Nơi ban hành: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ Nhật Bản
- Người ký: Lê Quý Vương, Toshiko ABE
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 933 đến số 934
- Ngày hiệu lực: 19/08/2020
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực