BỘ NGOẠI GIAO |
|
Số: 46/2005/LPQT | Hà Nội, ngày 15 tháng 09 năm 2003 |
Hiệp định về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại hàn Dân quốc có hiệu lực từ ngày 19 tháng 4 năm 2005./.
| TL. BỘ TRƯỞNG BỘ NGOẠI GIAO |
HIỆP ĐỊNH
VỀ DẪN ĐỘ GIỮA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ ĐẠI HÀN DÂN QUỐC
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân Quốc (sau đây gọi là “các Bên”)
Với mong muốn nâng cao hiệu quả hợp tác trong việc phòng, chống tội phạm và thúc đẩy quan hệ trong lĩnh vực dẫn độ giữa hai nước thông qua việc ký kết một hiệp định về dẫn độ người phạm tội.
Đã thỏa thuận như sau:
Theo quy định của Hiệp định này, mỗi Bên đồng ý dẫn độ cho Bên kia bất kỳ người nào đang có mặt trên lãnh thổ của nước mình mà Bên đó yêu cầu để tiến hành truy tố, xét xử hoặc thi hành án vì một tội có thể bị dẫn độ.
1. Người bị dẫn độ theo quy định của Hiệp định này là người có hành vi phạm tội có thể bị xử phạt tù với thời hạn từ một năm trở lên hoặc nặng hơn theo quy định pháp luật của cả hai Bên tại thời điểm yêu cầu dẫn độ.
2. Trong trường hợp yêu cầu dẫn độ liên quan tới một người đã bị Tòa án của Bên yêu cầu xử phạt tù về tội có thể bị dẫn độ, thì việc dẫn độ chỉ được thực hiện nếu thời hạn chấp hành hình phạt còn lại ít nhất sáu (6) tháng.
3. Phù hợp với quy định của Điều này, việc xác định tội theo pháp luật của cả hai Bên được tiến hành như sau:
a) Không yêu cầu pháp luật của cả hai Bên quy định hành vi phạm tội đó phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh.
b) Tất cả các hành vi phạm tội của người bị yêu cầu dẫn độ phải được xem xét một cách toàn diện và không nhất thiết các yếu tố cấu thành của tội phạm đó theo pháp luật của các Bên phải giống như nhau.
4. Trong trường hợp yêu cầu dẫn độ một người có liên quan đến một tội về thuế, thuế hải quan, kiểm soát ngoại hối hoặc các vấn đề về thu nhập khác, thì Bên được yêu cầu không được từ chối dẫn độ với lý do là pháp luật của Bên đó không quy định hoặc áp dụng cùng loại thuế, thuế hải quan đó hoặc không có quy chế ngoại hối tương tự như pháp luật Bên yêu cầu.
5. Trong trường hợp tội phạm được thực hiện bên ngoài lãnh thổ của Bên yêu cầu, thì việc dẫn độ người phạm tội sẽ được tiến hành khi pháp luật của Bên được yêu cầu cũng quy định hình phạt đối với tội phạm đó nếu thực hiện bên ngoài lãnh thổ của mình trong hoàn cảnh tương tự. Trường hợp pháp luật của Bên được yêu cầu không quy định như vậy, thì Bên được yêu cầu có thể tiến hành việc dẫn độ theo ý mình.
6. Nếu yêu cầu dẫn độ liên quan đến nhiều tội và mỗi tội trong đó đều có thể bị xử phạt theo pháp luật của cả hai Bên, nhưng có một số tội không đáp ứng các quy định nêu tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, thì việc dẫn độ người phạm tội có thể được thực hiện với điều kiện người đó ít nhất phạm tội là tội có thể bị dẫn độ.
Điều 3. Bắt buộc từ chối dẫn độ
1. Việc dẫn độ sẽ không được thực hiện theo Hiệp định này, khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Khi Bên được yêu cầu xác định rằng tội phạm bị yêu cầu dẫn độ là tội phạm mang tính chất chính trị;
b) Khi người bị yêu cầu dẫn độ đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đã bị kết án hay được xử là vô tội trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu về chính tội phạm mà người đó bị yêu cầu dẫn độ;
c) Khi việc truy cứu trách nhiệm hình sự hay áp dụng hình phạt đối với tội phạm được yêu cầu dẫn độ bị cản trở do quy định về thời hiệu pháp luật của Bên được yêu cầu quy định đối với tội phạm như vậy nếu tội đó cũng được thực hiện tại Bên được yêu cầu. Bên yêu cầu, theo pháp luật của nước mình có thể đưa ra các hành vi hoặc tình tiết làm ngừng việc hết thời hiệu và nếu các hành vi hoặc tình tiết đó có hiệu lực đối với Bên được yêu cầu thì Bên yêu cầu phải cung cấp văn bản các quy định pháp luật liên quan về thời hiệu đó;
d) Khi Bên được yêu cầu có căn cứ xác đáng để cho rằng yêu cầu dẫn độ được đưa ra nhằm truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc trừng phạt người bị dẫn độ vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch, giới tính, chính kiến hay làm người đó bị ảnh hưởng bởi các lý do trên.
2. Quy định tại khoản 1.a Điều này sẽ không áp dụng đối với các tội sau đây:
a) ước đoạt hoặc tước đoạt chưa thành tính mạng hoặc xâm phạm thân thể người đứng đầu nhà nước hay thành viên gia đình của người đó.
b) Tội phạm mà các Bên có nghĩa vụ thiết lập quyền truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc dẫn độ theo một thỏa thuận quốc tế đa phương mà cả hai Bên đều là thành viên.
Điều 4. Quyền tự quyết định từ chối dẫn độ
Việc dẫn độ theo Hiệp định này có thể bị từ chối khi có một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi toàn bộ hoặc một phần tội phạm bị yêu cầu dẫn độ được cho là đã được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ của Bên được yêu cầu theo pháp luật của Bên đó.
2. Khi người bị yêu cầu dẫn độ đã được xử vô tội hoặc bị kết án tại một nước thứ ba về cùng tội đó, nếu bị kết án, thì hình phạt đã được thi hành đầy đủ hoặc không còn hiệu lực thi hành nữa.
3. Trong các trường hợp ngoại lệ, xét mức độ nghiêm trọng của tội phạm và lợi ích của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu thấy rằng, việc dẫn độ sẽ không phù hợp với các nguyên tắc nhân đạo do hoàn cảnh cá nhân của người bị yêu cầu dẫn độ.
4. Khi tội mà yêu cầu dẫn độ đưa ra là một tội theo luật quân sự và không phải là tội quy định trong luật hình sự thông thường.
Điều 5. Hoãn và dẫn độ tạm thời
1. Khi người bị yêu cầu dẫn độ đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt về tội phạm nhưng không phải là tội đang bị yêu cầu dẫn độ trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu, thì Bên được yêu cầu có thể hoãn việc dẫn độ người đó cho đến khi kết thúc quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự hay chấp hành xong toàn bộ hoặc một phần hình phạt đã tuyên. Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu về việc hoãn dẫn độ nói trên. Khi điều kiện hoãn dẫn độ không còn nữa thì Bên được yêu cầu phải thông báo ngay cho Bên yêu cầu và tiếp tục tiến hành việc dẫn độ nếu không có thông báo khác của Bên yêu cầu.
2. Trong trường hợp việc hoãn việc hoãn dẫn độ nêu tại khoản 1 Điều 1 làm cản trở quá trình tố tụng hình sự do hết thời hiệu hoặc gây khó khăn nghiêm trọng cho việc tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự, thì theo đề nghị của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu căn cứ vào pháp luật nước mình có thể cho dẫn độ tạm thời theo yêu cầu.
3. Người bị dẫn độ tạm thời phải được trả lại ngay sau khi quá trình tố tụng hình sự đã kết thúc hoặc hết thời hạn yêu cầu dẫn độ tạm thời mà hai Bên đã thỏa thuận. Khi có yêu cầu, Bên được yêu cầu sẽ gia hạn thời hạn đã thỏa thuận trên nếu có lý do chính đáng cho việc gia hạn này.
1. Các Bên không có nghĩa vụ phải dẫn độ công dân của mình theo Hiệp định này.
2. Nếu việc dẫn độ bị từ chối chỉ trên cơ sở quốc tịch của người bị dẫn độ, thì theo đề nghị của Bên yêu cầu, Bên được yêu cầu sẽ đưa vụ án ra cơ quan có thẩm quyền để truy tố.
3. Quốc tịch được xác định vào thời điểm thực hiện tội phạm và vì tội đó mà có yêu cầu dẫn độ.
Điều 7. Thủ tục dẫn độ và tài liệu cần thiết
1. Yêu cầu dẫn độ phải bằng văn bản và được gửi thông quan đường ngoại giao.
2. Văn bản yêu cầu dẫn độ phải kèm theo:
a) Các tài liệu mô tả đặc điểm nhận dạng, và nếu có thể, giấy tờ về quốc tịch và nơi lưu trú của người bị yêu cầu dẫn độ;
b) Một văn bản nêu sự việc của vụ án;
c) Một văn bản nêu các luật quy định về các yếu tố cấu thành tội phạm và tội danh;
d) Một văn bản nêu các luật quy định về hình phạt đối với tội phạm đó;
e) Một văn bản nêu các luật liên quan đến thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với tội phạm đó;
3. Khi yêu cầu dẫn độ liên quan đến người chưa bị kết án, thì phải kèm theo:
a) Bản sao lệnh bắt hoặc giam giữ của thẩm phán hay người có thẩm quyền khác của Bên ký kết yêu cầu dẫn độ;
b) Thông tin xác nhận người bị dẫn độ là người được nêu trong lệnh bắt hay giam giữ;
c) Một văn bản về hành vi cấu thành tội phạm đó đưa ra căn cứ hợp lý để cho rằng người bị dẫn độ đã thực hiện tội bị yêu cầu dẫn độ.
4. Khi yêu cầu dẫn độ liên quan đến người đã bị kết án, thì phải kèm theo:
a) Bản sao bản án kết tội do Tòa án của Bên yêu cầu dẫn độ tuyên;
b) Thông tin xác nhận người bị yêu cầu dẫn độ là người đã bị kết án;
c) Một văn bản trình bày về hành vi cấu thành tội phạm mà người đó bị kết án.
5. Tất cả các tài liệu do Bên yêu cầu gửi theo quy định của Hiệp định này phải được chứng nhận và gửi kèm theo bản dịch ra tiếng của Bên được yêu cầu hoặc ra tiếng Anh.
6. Tài liệu được chứng nhận theo quy định của Hiệp định này là tài liệu có chữ ký hoặc xác nhận của thẩm phán hoặc quan chức có thẩm quyền của Bên yêu cầu và đóng dấu chính thức của cơ quan có thẩm quyền của Bên đó.
1. Nếu Bên được yêu cầu cho rằng thông tin đã cung cấp kèm theo yêu cầu dẫn độ không đầy đủ để tiến hành việc dẫn độ theo hiệp định này, thì có thể yêu cầu cung cấp các thông tin bổ sung trong thời hạn do Bên được yêu cầu ấn định.
2. Nếu người bị yêu cầu dẫn độ đang bị bắt giữ và các thông tin bổ sung đã cung cấp theo Hiệp định này không đầy đủ hoặc không nhận được trong thời hạn ấn định, thì người bị bắt giữ có thể được trả tự do. Việc trả tự do cho người bị yêu cầu dẫn độ nói trên không cản trở Bên yêu cầu đưa ra yêu cầu mới về dẫn độ người đó.
3. Trong trường hợp người đó được phóng thích khỏi nơi giam giữ theo khoản 2 Điều này thì Bên được yêu cầu sẽ thông báo cho Bên yêu cầu ngay khi có thể được.
1. Trong trường hợp khẩn cấp, một Bên có thể yêu cầu bắt khẩn cấp người để dẫn độ trước khi có yêu cầu dẫn độ. Yêu cầu bắt khẩn cấp có thể được các Bên gửi qua đường ngoại giao hoặc trực tiếp giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp Đại Hàn Dân Quốc.
2. Yêu cầu bắt khẩn cấp phải được lập bằng văn bản và gồm các nội dung sau đây:
a) Mô tả về người bị bắt để dẫn độ, kể cả các thông tin về quốc tịch của người đó;
b) Nơi người bị bắt để dẫn độ đang có mặt, nếu biết được;
c) Bản tóm tắt sự việc của vụ án, và nếu có thể, cả thời gian và địa điểm thực hiện tội phạm;
d) Mô tả các luật bị vi phạm;
e) Thông báo về lệnh bắt hay lệnh tạm giữ, hoặc bản án đối với người đó;
f) Khẳng định rõ sẽ gửi văn bản yêu cầu dẫn độ đối với người bị bắt để dẫn độ.
3. Sau khi nhận được yêu cầu bắt khẩn cấp, Bên được yêu cầu sẽ tiến hành các bước cần thiết để bảo đảm việc bắt giữ người bị yêu cầu và thông báo ngay kết quả cho Bên yêu cầu.
4. Người bị bắt giữ sẽ được trả tự do nếu Bên yêu cầu không đưa ra yêu cầu dẫn độ kèm theo các tài liệu nêu tại Điều 7 trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày bắt giữ với điều kiện là việc trả tự do này không cản trở quá trình tố tụng nếu sau đó lại nhận được yêu cầu dẫn độ.
Trong trường hợp người bị yêu cầu dẫn độ thông báo cho Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu là người đó chấp nhận việc dẫn độ thì Bên được yêu cầu sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết để tiến hành việc dẫn độ trong phạm vi pháp luật của Bên đó cho phép.
Điều 11. Nhiều yêu cầu dẫn độ đối với một người
1. Trong trường hợp nhận được yêu cầu dẫn độ từ hai hay nhiều quốc gia đối với cùng một người về cùng một tội phạm hay nhiều tội phạm khác nhau, thì Bên được yêu cầu sẽ quyết định dẫn dộ người đó cho một trong các quốc gia nói trên và thông báo quyết định của mình cho các quốc gia đó.
2. Khi quyết định dẫn độ một người cho một quốc gia nào đó, thì Bên được yêu cầu phải xem xét tất cả các yếu tố liên quan, kể cả nhưng không giới hạn đối với các yếu tố sau:
a) Quốc tịch và nơi thường trú của người bị yêu cầu dẫn độ;
b) Các yêu cầu có được lập theo đúng quy định của Hiệp định Dẫn độ hay không;
c) Thời gian và địa điểm thực hiện tội phạm;
d) Lợi ích riêng của các quốc gia yêu cầu;
e) Mức độ nghiêm trọng của tội phạm;
f) Quốc tịch của người bị hại;
g) Khả năng dẫn độ tiếp theo giữa các quốc gia yêu cầu;
h) Ngày đưa ra yêu cầu dẫn độ.
Điều 12. Chuyển giao người bị dẫn độ
1. Ngay sau khi có quyết định về yêu cầu dẫn độ, Bên được yêu cầu thông báo quyết định đó cho Bên yêu cầu qua đường ngoại giao. Nếu từ chối dẫn độ thì phải cho biết lý do và nói rõ từ chối toàn bộ hay một phần yêu cầu dẫn độ.
2. Bên được yêu cầu sẽ chuyển giao người bị dẫn độ cho cơ quan có thẩm quyền của Bên yêu cầu tại một địa điểm trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu mà hai Bên chấp thuận.
3. Bên yêu cầu sẽ đưa người bị dẫn độ ra khỏi lãnh thổ của Bên được yêu cầu trong một thời hạn hợp lý do Bên được yêu cầu ấn định, nếu hết thời hạn trên mà người đó chưa được chuyển đi, thì Bên được yêu cầu có thể trả tự do cho người đó và có thể từ chối dẫn độ đối với tội phạm tương tự.
4. Nếu có tình huống phát sinh vượt quá khả năng kiểm soát của một Bên, cản trở Bên đó chuyển giao hay tiếp nhận người bị dẫn độ, thì phải thông báo cho Bên kia biết. Trong trường hợp đó, sẽ không áp dụng các quy định nêu tại khoản 3 Điều này. Hai Bên sẽ cùng nhau thỏa thuận để đưa ra thời hạn chuyển giao hoặc tiếp nhận người bị dẫn độ phù hợp với Điều này.
Nếu người bị dẫn độ trốn tránh việc truy cứu trách nhiệm hình sự và quay trở lại lãnh thổ của Bên được yêu cầu thì Bên yêu cầu có thể đưa ra yêu cầu dẫn độ lại người đó. Trong trường hợp này cần phải gửi kèm theo các tài liệu nêu tại Điều 7.
Phù hợp với phạm vi và các điều kiện mà hai Bên thỏa thuận và trên cơ sở tôn trọng quyền lợi của Bên thứ ba, tất cả các tài sản do phạm tội mà có hoặc cần để làm vật chứng được tìm thấy trên lãnh thổ của Bên được yêu cầu, có thể sẽ được chuyển giao theo đề nghị của Bên yêu cầu việc dẫn độ được phép thực hiện.
1. Người bị dẫn độ theo Hiệp định này có thể không bị giam giữ, xét xử hay xử phạt trên lãnh thổ của Bên yêu cầu, trừ trường hợp đối với:
a) Tội mà theo đó việc dẫn độ đã được thực hiện hoặc tội tuy có tên gọi khác nhưng cùng dựa trên các sự việc mà theo đó việc dẫn độ đã được phép tiến hành với điều kiện tội đó là tội có thể bị dẫn độ hoặc một tội nhẹ hơn;
b) Tội phạm được thực hiện sau khi đã dẫn độ người đó;
c) Tội mà cơ quan có thẩm quyền của Bên được yêu cầu đồng ý với việc giam giữ, xét xử hay xử phạt người đó;
Theo quy định của điểm này:
i. Bên được yêu cầu có thể yêu cầu cung cấp tài liệu nêu tại Điều 7;
ii. Lời khai có gía trị pháp lý của người bị dẫn độ về tội đó sẽ được gửi cho Bên được yêu cầu, nếu có;
iii. Trong thời gian yêu cầu đang được xử lý, người bị dẫn độ có thể bị Bên yêu cầu giam giữ theo thời hạn mà Bên được yêu cầu cho phép.
2. Người bị dẫn độ theo Hiệp định này không thể bị dẫn độ cho quốc gia thứ ba về tội đã thực hiện trước khi người đó bị dẫn độ trừ trường hợp Bên được yêu cầu đồng ý.
3. Khoản 1 và khoản 2 của Điều này không cản trở việc giam giữ, xét xử hay xử phạt người bị dẫn độ hoặc dẫn độ người đó đến nước thứ ba nếu:
a) Người đó rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu sau khi dẫn độ và tự nguyện quay trở lại lãnh thổ đó;
b) Người đó không rời khỏi lãnh thổ của Bên yêu cầu trong thời hạn bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày người đó được tự do rời đi.
Bên yêu cầu thông báo kịp thời cho Bên được yêu cầu các thông tin liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành án đối với người bị dẫn độ hoặc việc tái dẫn độ người đó cho nước thứ ba.
1. Trong phạm vi được pháp luật của mình cho phép, việc chuyển giao người bị dẫn độ cho một trong các Bên do nước thứ ba tiến hành có quá cảnh qua lãnh thổ của Bên kia sẽ được phép thực hiện khi có văn bản yêu cầu gửi qua đường ngoại giao hoặc gửi trực tiếp giữa Viện kiểm sát nhân dân tối cao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp Đại Hàn Dân Quốc.
2. Trong trường hợp chuyển giao bằng đường hàng không và không hạ cánh trên lãnh thổ của Bên quá cảnh, thì không yêu cầu phải xin phép quá cảnh. Nếu tiến hành việc hạ cánh không dự định trước trên lãnh thổ của Bên quá cảnh, thì Bên đó có thể yêu cầu Bên kia gửi yêu cầu xin quá cảnh theo quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Bên được yêu cầu sẽ chịu mọi chi phí về các thủ tục trong phạm vi thẩm quyền của mình phát sinh từ yêu cầu dẫn độ.
2. Bên được yêu cầu sẽ chịu các chi phí phát sinh trên lãnh thổ của mình liên quan đến việc bắt và giam giữ người bị dẫn độ, hoặc liên quan đến việc thu giữ và giao nộp tài sản.
3. Bên yêu cầu sẽ chịu các chi phí phát sinh trong việc chuyển người bị dẫn độ từ lãnh thổ của Bên được yêu cầu và chi phí quá cảnh.
1. Theo yêu cầu của bất kỳ Bên nào, các Bên sẽ trao đổi với nhau những vấn đề liên quan đến việc giải thích và áp dụng Hiệp định này.
2. Viện kiểm sát nhân dân tối cao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tư pháp Đại Hàn Dân Quốc có thể cùng nhau trao đổi trực tiếp về quá trình giải quyết các vụ việc cụ thể và duy trì, thúc đẩy các thủ tục để thực hiện Hiệp định này.
Điều 20. Hiệu lực và chấm dứt hiệu lực của hiệp định
1. Hiệp định này phải được phê chuẩn và bắt đầu có hiệu lực vào thời điểm trao đổi các văn kiện phê chuẩn.
2. Hiệp định này áp dụng đối với các tội phạm được thực hiện trước hoặc sau ngày có Hiệp định này có hiệu lực.
3. Mỗi Bên có thể chấm dứt Hiệp định này bằng việc gửi thông báo bằng văn bản cho nhau vào bất kỳ thời điểm nào. Trong trường hợp đó, Hiệp định sẽ hết hiệu lực sau sáu (6) tháng kể từ ngày gửi thông báo đó.
Để làm bằng, những người ký tên dưới đây, được Nhà nước của mình ủy quyền đầy đủ, đã ký Hiệp định này.
Hiệp định này được làm thành hai bản tại Seoul ngày 15 tháng 9 năm 2003 bằng tiếng Việt, tiếng Hàn Quốc và tiếng Anh, các văn bản có giá trị như nhau. Trong trường hợp nảy sinh bất đồng trong việc giải thích Hiệp định này, văn bản tiếng Anh sẽ được dùng làm cơ sở./.
THAY MẶT | THAY MẶT |
- 1Hiệp định số 47/2004/LPQT về tương trợ tư pháp và pháp lý trong các vấn đề dân sự và hình sự do Bộ ngoại giao ban hành giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
- 2Công văn số 871/CP-QHQT ngày 1/07/2003 của Chính phủ về việc ký kết hai Hiệp định với Hàn Quốc
- 3Quyết định 58QĐ/1999/CTN phê chuẩn hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào do Chủ tịch nước ban hành
- 4Quyết định 86/2000/QĐ-CTN phê chuẩn hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Mông Cổ do Chủ tịch nước ban hành
- 5Nghị định 05/2003/NĐ-CP về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý
- 6Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Mông Cổ
- 7Thông báo hiệu lực của Hiệp định về dẫn độ giữa Việt Nam và An-giê-ri
- 1Hiệp định số 45/2005/LPQT về Hình sự giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại Hàn Dân quốc
- 2Hiệp định số 47/2004/LPQT về tương trợ tư pháp và pháp lý trong các vấn đề dân sự và hình sự do Bộ ngoại giao ban hành giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
- 3Công văn số 871/CP-QHQT ngày 1/07/2003 của Chính phủ về việc ký kết hai Hiệp định với Hàn Quốc
- 4Quyết định 58QĐ/1999/CTN phê chuẩn hiệp định tương trợ tư pháp về dân sự và hình sự giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào do Chủ tịch nước ban hành
- 5Quyết định 86/2000/QĐ-CTN phê chuẩn hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Mông Cổ do Chủ tịch nước ban hành
- 6Nghị định 05/2003/NĐ-CP về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý
- 7Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa Việt Nam và Mông Cổ
- 8Thông báo hiệu lực của Hiệp định về dẫn độ giữa Việt Nam và An-giê-ri
Hiệp định số 46/2005/LPQT về dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Đại hàn Dân quốc
- Số hiệu: 46/2005/LPQT
- Loại văn bản: Điều ước quốc tế
- Ngày ban hành: 15/09/2003
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 23
- Ngày hiệu lực: 19/04/2005
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực