Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1425/TCLN-PCTT
V/v giải đáp trong thực hiện pháp luật về lâm nghiệp

Hà Nội, ngày 13 tháng 9 năm 2019

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành theo thẩm quyền và trình Chính phủ ban hành 03 Nghị định, 07 Thông tư và các văn bản này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019.

Quá trình triển khai, Tổng cục Lâm nghiệp đã có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phản ánh tình hình triển khai thực hiện tại địa phương. Đến nay, Tổng cục Lâm nghiệp nhận được báo cáo và ý kiến của 43 tỉnh, thành phố; đã tổng hợp nghiên cứu và giải đáp các khó khăn, vướng mắc của các địa phương. Nội dung này được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục.

Tổng cục Lâm nghiệp xin thông báo và đề nghị các địa phương tra cứu theo địa chỉ: http://tongcuclamnghiep.gov.vn tại Mục “Triển khai Luật lâm nghiệp” để Quý Sở nghiên cứu thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Tổng cục để xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TTTT Hà Công Tuấn (để báo cáo);
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, PCTT.

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Quốc Trị

 

PHỤ LỤC

BẢN TỔNG HỢP NỘI DUNG GIẢI ĐÁP KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC CỦA ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo văn bản số: 1425/TCLN-PCTT ngày 13/9/2019 của Tổng cục Lâm nghiệp)

I. LUẬT LÂM NGHIỆP NĂM 2017

TT

Nội dung khó khăn, vướng mắc

Đề xuất, kiến nghị của địa phương

Địa phương

Nội dung giải đáp

1.

Khoản 3 Điều 2 quy định những diện tích cây lâm nghiệp mà người dân tự trồng, tự khoanh nuôi trên nương rẫy hoang hóa, đất ngoài lâm nghiệp đảm bảo đủ tiêu chí là rừng. Đối tượng rừng này không thuộc quy hoạch rừng nào (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) và chưa có quy định nào về quản lý và sử dụng. Đề nghị hướng dẫn quản lý sử dụng đối với loại rừng này

Địa phương đang đề xuất coi đó là RSX để quản lý sử dụng.

Yên Bái; Lào Cai

Thực hiện theo Khoản 4 Điều 108 cần rà soát rừng tự nhiên để đưa vào quy hoạch rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

2.

Điều 2, Khoản 4

- Nội dung kiến nghị: Phương pháp xác định độ tàn che của rừng trong trường hợp cây rừng bị chặt hạ (không còn đứng), bị đốt, bị hủy chỉ còn gốc cây trên hiện trường.

- Vướng mắc, lý do kiến nghị:

Theo Điều 2 Khoản 4 Luật lâm nghiệp “Độ tàn che là mức độ che kín của tán cây rừng theo phương thẳng đứng trên một đơn vị diện tích rừng được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười”. Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 156 quy định: “Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên”. Đây là một trong ba tiêu chí rừng tự nhiên.

Trong thực tế các vụ phá rừng đến mức phải khởi tố vụ án hình sự (cây rừng bị chặt hạ (không còn đứng), bị đốt, bị dọn sạch không còn trên hiện trường (trên hiện trường chỉ còn gốc cây)). Trong quá trình điều tra, tố tụng, cơ quan Công an, VKS, Luật sư đề nghị cơ quan Kiểm lâm cung cấp văn bản QPPL quy định cách xác định độ tàn che đối với diện tích rừng đã bị chặt hạ, bị đốt... thì mới công nhận diện tích đã bị phá là rừng (tiêu chí độ tàn che), nhưng hiện nay chưa có văn bản QPPL quy định việc xác định độ tàn che của diện tích rừng bị phá khi hiện trường cây đã vị chặt hạ, bị đốt...chỉ còn gốc cây trên hiện trường.

- Đề nghị hướng dẫn: Có văn bản QPPL hướng dẫn phương pháp xác định độ tàn che của rừng trong trường hợp cây rừng bị chặt, bị đốt, bị hủy.

Đề nghị Bộ NN&PTNT có Thông tư quy định phương pháp xác định độ tàn che của rừng đối với diện tích cây rừng khi đã bị chặt hạ, bị đốt, ....theo phương pháp tính đường kính gốc tương quan với chiều cao, độ tàn che.

Quảng Ninh, Bắc Giang

1. Đơn vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra đã được quy định tại Điều 5 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp;

2. Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn phương pháp xác định độ tàn che của rừng đối với diện tích rừng sau khi bị chặt hạ hoặc bị đốt, bị mất. Tuy nhiên, trong thực tế, có thể dựa vào hồ sơ đo đếm, quản lý, theo dõi diễn biến rừng hoặc ảnh vệ tinh ở thời điểm gần nhất để xác định đối tượng rừng và độ tàn che của rừng trước khi bị chặt hạ hoặc bị đốt, bị mất. Trường hợp cụ thể do địa phương vận dụng.

3.

Điều 2: Chỉ giải thích từ ngữ về quyền sở hữu RSX là rừng trồng, không đề cập đến quyền sở hữu RPH là rừng trồng. Cụ thể đối với các Ban quản lý RPH có diện tích giao khoán, liên kết trồng RPH được trồng bằng vốn của hộ nhận khoán, của đơn vị liên kết thì ai là chủ sở hữu rừng.

 

Đồng Nai

Sở hữu rừng được quy định tại Điều 7 Luật Lâm nghiệp, theo đó chỉ có rừng sản xuất là rừng trồng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có quyền sở hữu. Các loại rừng còn lại do Nhà nước đại diện chủ sở hữu rừng thuộc sở hữu toàn dân.

4.

Điều 7: Luật mới chỉ quy định về sở hữu với RSX là rừng tự đầu tư và rừng trồng sản xuất được nhận, tặng cho thừa kế từ chủ rừng khác mà chưa có quy định về sở hữu đối với RPH do tổ chức, hộ gia đình tự đầu tư nằm trong vùng quy hoạch phòng hộ.

Đề nghị làm rõ chủ rừng sở hữu rừng đối với diện tích Ban quản lý giao khoán đất cho các hộ nhận khoán tự đầu tư toàn bộ chi phí trồng rừng.

Bổ sung chủ sở hữu rừng đối với rừng trồng phòng hộ tự đầu tư; xác định chủ sở hữu các đối tượng rừng trồng được trồng bằng vốn tự đầu tư, vốn hỗ trợ theo chương trình 327, 661 của các hộ nhận khoán và các đơn vị liên kết trồng rừng.

Đồng Nai

Rừng phòng hộ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện sở hữu và giao cho Ban quản lý, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Ban quản lý rừng phòng hộ là cơ quan thay mặt Nhà nước khoán bảo vệ và phát triển rừng. Do vậy, các hộ nhận khoán không có quyền sở hữu rừng phòng hộ.

5.

Hiện nay Luật lâm nghiệp mới xác định quyền sở hữu đối với rừng trồng là RSX, chưa xác lập quyền sở hữu đối với rừng trồng là RPH. Vậy nếu rừng trồng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư trên đất RPH có được xác lập quyền sở hữu hay không

 

Nghệ An

6.

Khoản 1 Điều 7 quy định về sở hữu rừng trồng: nhà nước chỉ sở hữu rừng trồng do nhà nước đầu tư toàn bộ, thực tế hiện nay mức đầu tư của Nhà nước luôn thấp hơn sơn nhiều so với định mức thực tế trồng rừng ở vùng cao (theo định mức tổng chi phí hình thành rừng là 50 đến 80 triệu/ha nhưng nhà nước chỉ đầu tư 30 triệu/ha. Để hình thành được khu RPH, đặc dụng người dân, chủ rừng phải bù thêm công lao động khu RPH hình thành đã có một phần vốn của người dân cùng đầu tư.

Đề nghị làm rõ đối tượng là chủ rừng để thực hiện quản lý và sử dụng hiệu quả; đề nghị làm rõ đối tượng rừng này thuộc sở hữu của nhà nước hay của người dân? Rừng trồng phòng hộ do người dân, tổ chức tự đầu tư toàn bộ không có quy định trong luật.

Đề xuất giải pháp: đối với diện tích rừng trồng của hộ gia đình tự bỏ vốn đầu tư được quy hoạch chức năng phòng hộ thì thuộc sở hữu nhà nước.

Yên Bái; Lào Cai

- Rừng đặc dụng, phòng hộ thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện sở hữu và giao cho Ban quản lý, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Ban quản lý rừng phòng hộ là cơ quan thay mặt Nhà nước khoán bảo vệ và phát triển rừng.

- Trường hợp phòng hộ do người dân tự đầu tư toàn bộ trước khi quy hoạch là rừng đặc dụng, phòng hộ. Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT rà soát, đánh giá cụ thể, trên cơ sở đó xác định kinh phí hỗ trợ cho người dân theo chính sách hiện hành của Nhà nước.

7.

Điều 15, Điều 35; Điều 102 Khoản 2 điểm h, Khoản 3:

- Theo quy định tại Điều 15, Điều 35, việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng phải căn cứ Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng của UBND cấp huyện được UBND cấp tỉnh phê duyệt; kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; không quy định UBND cấp xã phải xây dựng dự án giao đất, giao rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Theo quy định tại điểm h Khoản 2 (Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự án giao đất, giao rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê theo quy định của pháp luật, Khoản 3 (…. UBND cấp xã có trách nhiệm xác nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, thuê rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật…)Điều 102, UBND cấp xã không phải lập dự án giao đất, giao rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn việc UBND cấp xã có phải lập Dự án giao đất, giao rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê, trình UBND cấp huyện để phê duyệt, sau khi UBND cấp tỉnh phê duyệt Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng hàng năm của UBND cấp huyện.

 

Đăk Nông

UBND cấp xã thực hiện tổng hợp nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của địa phương, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

8.

Điều 16:

- Theo quy định, các ban quản lý rừng đặc dụng không được Nhà nước giao rừng phòng hộ (không thu tiền sử dụng rừng) để tổ chức quản lý, bảo vệ.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có một số diện tích rừng phòng hộ thu hồi từ các công ty lâm nghiệp giải thể giao địa phương quản lý, nằm tiếp giáp, liền kề với các Ban quản lý rừng đặc dụng; cách xa các khu dân cư, nhưng không thể thực hiện việc giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư để quản lý, bảo vệ theo quy định.

Để đảm bảo mọi diện tích rừng đều có chủ quản lý, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, hướng dẫn việc giao diện tích rừng phòng hộ, đất rừng phòng hộ (trường hợp không thể giao hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư) cho Ban quản lý rừng đặc dụng quản lý, bảo vệ, để tỉnh Đắk Nông có cơ sở triển khai thực hiện.

- Luật Đất đai không quy định người dân cư trú hợp pháp trên địa bàn xã mới được giao đất không thu tiền sử dụng đất. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có tình trạng người dân tại các xã giáp ranh đang canh tác trên diện tích đất lâm nghiệp chưa giao, cho thuê của địa phương; đối chiếu quy định, những trường hợp này không được thực hiện giao, cho thuê, gây khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp.

 

Đăk Nông

- Đề nghị UBND tỉnh Đắk Nông rà soát diện tích rừng chưa được giao;

- Việc giao cho đơn vị quản lý rừng thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh.

9.

Mục 1 Chương III:

- Theo quy định tại Mục 1, Chương III Luật Lâm nghiệp, Chương III Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018; đối với nội dung giao, cho thuê rừng, thu hồi rừng, không quy định việc tổ chức điều tra, xác định đặc điểm khu rừng trước khi lập hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng. Tuy nhiên, để có cơ sở lập hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng; đồng thời lập hồ sơ bồi thường thiệt hại về rừng khi nhà nước thu hồi rừng, yêu cầu đơn vị chủ rừng bồi thường thiệt hại về rừng khi để rừng bị mất … việc điều tra, xác định đặc điểm khu rừng trước khi giao, cho thuê, thu hồi rừng là công việc rất quan trọng, cần triển khai thực hiện. Hiện nay, tỉnh Đắk Nông đang triển khai giao, cho thuê khoảng 40.000 ha rừng và đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư quản lý. Đây là diện tích thu hồi từ các công ty lâm nghiệp giải thể, giao UBND cấp xã quản lý (khoảng 12.000 ha rừng tự nhiên). Tuy nhiên, phần lớn diện tích rừng không tập trung, xen kẽ với nương rẫy của người dân; do sự tác động của người dân, hiện trạng, chất lượng, trữ lượng rừng thay đổi nhiều so với kết quả kiểm kê rừng năm 2014 của tỉnh. Do đó, nếu căn cứ số liệu kiểm kê rừng để lập hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng … sẽ không đảm bảo tính chính xác, đặc biệt việc tính toán, yêu cầu các đơn vị chủ rừng bồi thường thiệt hại khi để mất rừng.

Để có cơ sở triển khai thực hiện, hoàn thành việc giao rừng, cho thuê rừng, đảm bảo tất cả diện tích rừng đều có chủ quản lý, Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Nông đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn cụ thể việc điều tra, xác định đặc điểm khu rừng trước khi giao, cho thuê, thu hồi; việc đo đếm để xác định đặc điểm khu rừng giao, cho thuê, thu hồi, do cơ quan tư vấn chuyên ngành về lâm nghiệp thực hiện

 

Đăk Nông

Việc điều tra, xác định đặc điểm khu rừng đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng.

10.

Điều 17. Cho thuê rừng sản xuất

- Nội dung cho thuê rừng trong Luật LN chưa đồng nhất với Luật đất đai. Luật Lâm nghiệp chỉ cho thuê rừng sản xuất, nhưng Luật Đất đai cho thuê đất rừng SX, PH, ĐD. (Điều 136. Đất rừng phòng hộ, Khoản 4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng phòng hộ thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng. Điều 137. Đất rừng đặc dụng, Khoản 5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho tổ chức kinh tế thuê đất rừng đặc dụng thuộc khu vực được kết hợp với kinh doanh cảnh quan, du lịch sinh thái - môi trường dưới tán rừng).

 

Quảng Nam

Tiếp thu ý kiến tham gia; khi được giao tham gia góp ý vào Luật Đất Đai sửa đổi, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ tham mưu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với cơ quan chủ trì soạn thảo dự án Luật báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung những quy định của Luật Đất đai phù hợp với quy định giao, cho thuê rừng tại Luật Lâm nghiệp năm 2017.

11.

Điều 17 cho thuê RSX

Tại khoản 1 Điều 135 Luật đất đai 2013 quy định nhà nước giao đất RSX là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Tuy nhiên Điều 17 Luật Lâm nghiệp lại quy định nhà nước cho tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân thuê RSX là rừng tự nhiên. Vì vậy đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp xem xét tham mưu sửa đổi thống nhất giữa hai luật.

Xem xét điều chỉnh nội dung về giao, cho thuê RSX là rừng tự nhiên trong Luật Đất đai đảm bảo phù hợp với Luật Lâm nghiệp.

Hà Tĩnh

12.

Điểm b khoản 2 Điều 16 và khoản 4 Điều 56 Luật Lâm nghiệp:

Hiện nay tại khoản 3 Điều 136 Luật Đất đai 2013 quy định nhà nước vẫn giao RPH cho tổ chức cá nhân. Tuy nhiên theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 16 và khoản 4 Điều 56 Luật Lâm nghiệp quy định nhà nước chỉ giao RPH cho tổ chức kinh tế đối với trường hợp RPH xen kẽ trong diện tích đất RSX của tổ chức đó, còn đối với các trường hợp khác chỉ áp dụng hình thức cho thuê môi trường RPH.

Xem xét điều chỉnh nội dung về giao RPH cho tổ chức kinh tế trong Luật Đất đai đảm bảo phù hợp với Luật Lâm nghiệp.

Hà Tĩnh

13.

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện; chưa rõ ràng: chế độ chính sách cho người tham gia chữa cháy rừng

Đề nghị ban hành quy chế quản lý bảo vệ rừng phòng hộ, rừng sản xuất, cây cảnh, cây bóng mát và cây cổ thụ…

Vĩnh Phúc

Chế độ chính sách cho người tham gia chữa cháy rừng thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, Điều 19 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP; Điều 3, 4 Thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC; Thông tư hướng dẫn phòng cháy, chữa cháy rừng; chế độ chính sách trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng

14.

Khoản 4, Điều 62

Đề nghị hướng dẫn làm rõ nội dung“Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng”.

Lý do: chưa làm rõ trong tiền chi trả DVMTR không bao gồm thuế, phí dịch vụ khác.

 

Thanh Hóa

- Thuế, phí được quy định trong Luật Thuế, Luật Phí và Lệ phí;

- Khoản 4 Điều 62 quy định: “Tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng", như vậy là đã rõ nghĩa.

15.

Điểm a, b, Khoản 3, Điều 55; Khoản 4, Điều 55

- Về Đối tượng lâm sản khai thác: theo Điểm a, b, Khoản 3, Điều 55 Luật Lâm nghiệp quy định đối tượng lâm sản trong rừng phòng hộ là rừng trồng được khai thác, gồm:

+ Được khai thác cây phụ trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định;

+ Được khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng, đám rừng;

Ngoài ra, tại Khoản 4, Điều 55 Luật Lâm nghiệp nêu “việc khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ thực hiện theo quy định của Luật này và Quy chế quản lý rừng”. Tuy nhiên, Điều 20, Mục 3, Chương II, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 không quy định về khai thác đối với lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ là rừng trồng.

- Đề nghị hướng dẫn về khai thác đối với lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ là rừng trồng.

 

Quảng Nam

Luật Lâm nghiệp không quy định khai thác đối với lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ là rừng trồng, việc khai thác lâm sản ngoài gỗ do chủ rừng tự quyết định, tự chịu trách nhiệm, trên cơ sở bền vững, không ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng.

16.

Khoản 3, 4, Điều 55: Đề nghị xem xét việc khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ là rừng trồng như: khai thác nhựa các loài cây Thông, Trám, thu hái quả, cây dược liệu dưới tán rừng phòng hộ có được hay không? Lý do: Vì tại Khoản 3, Điều 55, chưa có quy định việc khai thác lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ là rừng trồng.

Đề nghị cho phép khai thác các loài lâm sản ngoài gỗ trong rừng phòng hộ là rừng trồng.

Thanh Hóa

17.

Chương 3 mục 2 cần quy định rõ : Ban quản lý RPH là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, do UBND cấp tỉnh thành lập theo quy định của pháp luật

 

TP.HCM

- Điều 18 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp quy định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước đối với hệ thống rừng phòng hộ ở địa phương.

- Theo quy định tại điểm b, Mục II Quyết định số 2218/QĐ-TTg ngày 10/12/2015 về Kế hoạch của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không quy định về tổ chức, bộ máy và biên chế trong các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc lĩnh vực tổ chức nhà nước. Do vậy, Luật Lâm nghiệp không quy định Ban quản lý RPH là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.

18.

Điểm b khoản 1 Điều 52: Thực tế, lâm sản ngoài gỗ trong các phân khu phục hồi sinh thái, dịch vụ hành chính vẫn được người dân tận dụng, nên việc quy định chung chung gây rất nhiều khó khăn trong việc tạo điều kiện thuận lợi để người dân địa phương tham gia bảo vệ và khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

 

Đồng Nai

- Điểm b khoản 1 Điều 52 Luật Lâm nghiệp quy định được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ, hành chính của rừng đặc dụng.

- Đối với phân khu phục hồi sinh thái được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên. Do vậy, Luật Lâm nghiệp không quy định khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm, lâm sản ngoài gỗ.

19.

Khoản 1 điều 55 Luật Lâm nghiệp quy định khai thác lâm sản trong RPH Khai thác tận dụng “ đối với RPH là rừng tự nhiên được khai thác cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, cây bị sâu bệnh, cây đứng ở nơi mật độ lớn hơn mật độ quy định. Tuy nhiên tại điều 13 thông tư 27 lại không quy định đối tượng khai thác theo điều 55 của Luật Lâm nghiệp và điều 20 của Nghị định 156 mà chỉ hướng dẫn khai thác đối với diện tích chuyển mục đích sử dụng đất, sử dụng rừng (điều 8)

 

Nghệ An

- Đối với việc khai thác lâm sản trong 3 loại rừng: Luật Lâm nghiệp quy định nguyên tắc khai thác lâm sản; việc quy định đối tượng, điều kiện và phương thức khai thác lâm sản tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

- Điều 8 và 9 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định khai thác tận dụng và tận thu gỗ loài thực vật thông thường từ rừng tự nhiên.

20.

Điều 14:

Đối với các dự án đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư trước thời điểm Luật Lâm nghiệp năm 2017 có hiệu lực, đến nay mới thực hiện việc giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục về hồ sơ giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong đó có diện tích rừng tự nhiên. Theo Điều 14 Luật Lâm nghiệp về nguyên tắc chuyển mục đích rừng tự nhiên, thì không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên các quy định chuyển tiếp thực hiện Luật Lâm nghiệp không có hướng dẫn chuyển tiếp đối với việc chuyển mục đích sử dụng rừng (rừng tự nhiên) đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương trước thời điểm Luật Lâm nghiệp 2017 có hiệu lực, như vậy các dự án đó có phải thực hiện xin chủ trương của Thủ tướng Chính phủ nữa hay không? việc giải phóng mặt bằng, thực hiện các thủ tục về hồ sơ giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong đó có diện tích rừng tự nhiên có được thực hiện tiếp không? hay thực hiện như thế nào?

 

Quảng Ninh

- Đối với các dự án đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư trước thời điểm Luật Lâm nghiệp năm 2017 có hiệu lực, nhưng đến nay mới thực hiện việc giải phóng mặt bằng, các thủ tục về hồ sơ giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất trong đó có diện tích rừng tự nhiên thì vẫn phải thực hiện trình Chính phủ phê duyệt theo quy định tại khoản 2, Điều 14 của Luật Lâm nghiệp năm 2017.

- Trong trường hợp này vẫn được thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên nhưng phải được Chính phủ phê duyệt theo quy định tại khoản 2, Điều 14 của Luật Lâm nghiệp năm 2017.

- Đề nghị UBND tỉnh có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên nêu trên theo đúng quy định tại khoản 2, Điều 14 của Luật Lâm nghiệp năm 2017.

21.

Khoản 2 Điều 14 "không CMĐSDR tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt". Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh có một số công trình hầm quân sự, hầm dẫn nước đi nằm sâu dưới lòng đất không ảnh hưởng đến cây rừng bên trên mặt đất nhưng trên mặt bề mặt đất có rừng tự nhiên thì có bị cấm hay không?

 

Gia Lai

Đối với công trình hầm quân sự, hầm dẫn nước đi nằm sâu dưới lòng đất không ảnh hưởng đến cây rừng bên trên mặt đất và hệ sinh thái rừng, và đồng thời vẫn thực hiện theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì không phải thực hiện mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

22.

Điều 19:

Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia nên nội dung đối chiếu quy hoạch phải thực hiện như thế nào.

 

Bình Phước, Gia Lai, Nghệ An, Cà Mau

Do hiện nay chưa có quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia nên việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng hoặc kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều 59 của Luật Quy hoạch.

23.

Điều 20 về thẩm quyền quyết định chủ trương CMĐSDR sang mục đích khác

- Trường hợp một dự án cần CMĐSDR sang mục đích khác liên quan đến thẩm quyền ra quyết định chủ trương của hai cấp. ví dụ: dự án này cần CMĐSDR đối với 30 hecta rừng trong đó đó 10 hecta rừng đặc dụng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và 20 hecta RSX thuộc thẩm quyền hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Vậy trường hợp này chỉ cần xin chủ trương chuyển đổi của Thủ tướng Chính phủ là được hay phải xin chủ trương của cả Hội đồng nhân dân tỉnh?

- Đối với diện tích rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng thì thẩm quyền ra quyết định chủ trương quy định như thế nào

- Trường hợp một dự án cần CMĐSDR và đất lâm nghiệp. Ví dụ: tổng diện tích rừng và đất RSX dự án sử dụng là 60 hecta bao gồm 40 hecta rừng trồng và 20 hecta đất trống, vậy trường hợp này có phải xin chủ trương chuyển đổi của Thủ tướng không hay chỉ phải xin chủ trương chuyển đổi của Hội đồng nhân dân tỉnh?

 

Nghệ An

- Đối với dự án cần CMĐSDR sang mục đích khác liên quan đến thẩm quyền ra quyết định chủ trương của hai cấp thì trình Hội đồng nhân dân tỉnh đối với diện tích rừng thuộc thẩm quyền của HĐND và trình Thủ tướng Chính phủ đối với diện tích rừng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với diện tích rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng là rừng tự nhiên đề nghị đưa vào quy hoạch 3 loại rừng để việc quản lý rừng theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

- Đối với dự án cần CMĐSD rừng và đất lâm nghiệp, thì chỉ căn cứ vào hiện trạng diện tích đất có rừng để thực hiện theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp

24.

Khoản 3 Điều 20:

Đối với các dự án thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã có Quyết định phê duyệt dự án (thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của Luật đất đai và Luật bảo vệ Phát triển rừng, nhưng chưa thực hiện giải phóng mặt bằng; nghĩa vụ trồng rừng thay thế; chuyển mục đích sử dụng đất, rừng theo quy định) trước khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành. Đến thời điểm Luật lâm nghiệp có hiệu lực thi hành có cần phải bổ sung quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nữa hay không? Đề nghị có quy định hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện.

 

Quảng Ninh

- Đối với các dự án đã có Quyết định phê duyệt dự án của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nhưng chưa thực hiện giải phóng mặt bằng; nghĩa vụ trồng rừng thay thế; chuyển mục đích sử dụng đất, rừng trước ngày 01/01/2019, vẫn phải bổ sung quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 3, Điều 20 của Luật Lâm nghiệp. Vì nội dung về chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 108 của Luật Lâm nghiệp.

- Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 41 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thực hiện theo quy định tại Điều 42 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

25.

Khoản 3 Điều 20:

Thực tế tại địa phương khi triển khai có một số vướng mắc như sau:

+ Luật lâm nghiệp năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định cụ thể xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, thực hiện GPMB, nộp tiền trồng rừng thay thế trước ngày Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành (trước ngày 01/1/2019), nhưng đến nay mới hoàn thiện hồ sơ xin giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất rừng thì có phải thông qua Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Lâm nghiệp năm 2017 hay không?

+ Theo quy định các diện tích từ 0,3 - 50 ha đủ tiêu chí thành rừng thuộc thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng phải thông qua Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương, như vậy các dự án phục vụ an sinh xã hội (như xây dựng điện đường, trường, trạm...) và các dự án phát triển kinh tế xã hội, để thực hiện theo quy định cần chờ các kỳ họp của HĐND cấp tỉnh quyết định chủ trương, đặc biệt đối với các dự án có diện tích nhỏ lẻ, như vậy sẽ làm chậm tiến độ của các dự án. Để nghị cấp có thẩm quyền hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc để thực hiện.

 

Quảng Ninh

- Đối với các dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, thực hiện GPMB, nộp tiền trồng rừng thay thế trước ngày Luật Lâm nghiệp có hiệu lực thi hành (trước ngày 01/1/2019), nhưng đến nay mới hoàn thiện hồ sơ xin giao đất, thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất rừng thì vẫn phải thực hiện trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Lâm nghiệp năm 2017, vì tại Điều 108 quy định chuyển tiếp của Luật Lâm nghiệp không quy định.

Việc quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đề nghị vẫn phải thực hiện theo quy định tại Điều 20 Luật Lâm nghiệp năm 2017. Đối với các dự án CMĐSDR có diện tích nhỏ lẻ, đề nghị UBND tỉnh báo cáo với HĐND cấp Tỉnh xem xét quyết định.

26.

Khoản 3 Điều 20, thẩm quyền quyết định chủ trương CMĐSDR sang mục đích khác của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: "Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương CMĐSDR phòng hộ đầu nguồn, RPH biên giới, RPH chắn gió, chắn cát bay và RPH chắn sóng, lấn biển dưới 20 hecta; RSX dưới 50 hecta; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư". Theo đó, Hội đồng nhân dân tỉnh không có thẩm quyền quyết định chủ trương CMĐSDR đặc dụng. Quy định này chưa thống nhất về quy định tại điểm b khoản 1 điều 58 của Luật Đất đai quy định về điều kiện giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư. Theo quy định này thì Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng dưới 10 hecta đất trồng lúa, dưới 20ha đất RPH, đất rừng đặc dụng và không có thẩm quyền đối với RSX. Do đó trong thực hiện quy trình xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng đất rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) gặp khó khăn do các quy định không thống nhất.

 

Cà Mau

Việc quyết định chủ trương CMĐSDR sang mục đích khác đề nghị thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

27.

Điều 23

- Đối với rừng hiện đang do UBND xã quản lý thì thẩm quyền CMĐSDR sang mục đích khác thuộc cấp nào?

- Trường hợp một dự án cần CMĐSDR sang mục đích khác liên quan đến rừng của cả hộ gia đình quản lý và tổ chức quản lý thì thẩm quyền CMĐSDR sang mục đích khác thuộc cấp nào? Tại Khoản 3 Điều 23 Luật lâm nghiệp chỉ quy định trường hợp thu hồi rừng của cả hộ gia đình, cộng đồng quản lý và tổ chức quản lý thì UBND tỉnh quyết định hoặc ủy quyền cho UBND huyện mà chưa quy định cụ thể trường hợp CMĐSDR sang mục đích khác liên quan đến rừng của cả hộ gia đình, cộng đồng và tổ chức quản lý thì do cấp nào quyết định.

 

Nghệ An

- Đối với rừng hiện đang do UBND xã quản lý thì đề nghị địa phương thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, tổ chức quản lý bảo vệ rừng, bảo đảm các diện tích rừng có chủ, theo tại khoản 2 Điều 24 của Luật Lâm nghiệp năm 2017. Thẩm quyền CMĐSDR thực hiện theo khoản 1, Điều 23 đối với diện tích rừng do tổ chức quản lý và khoản 2, Điều 23 đối với diện tích rừng do hộ gia đình cộng đồng quản lý.

- Trong trường hợp một dự án cần CMĐSDR sang mục đích khác liên quan đến rừng của cả hộ gia đình quản lý và tổ chức quản lý đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương CMĐSDR sang mục đích khác. Thẩm quyền quyết định CMĐSDR sang mục đích khác thực hiện theo khoản 1, Điều 23 đối với diện tích rừng do tổ chức quản lý và khoản 2, Điều 23 đối với diện tích rừng do hộ gia đình cộng đồng quản lý.

28.

Tại khoản 1 và 2 Điều 23: Đối với trường hợp CMĐSDR sang mục đích khác, đề nghị làm rõ tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở đây là chủ rừng ban đầu hay là tổ chức hộ gia đình, cá nhân có dự án cần CMĐSDR?

Đề nghị có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Hà Tĩnh

- Đối với trường hợp CMĐSDR sang mục đích khác thì chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được cơ quan nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để tròng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận quyền chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định tại khoản 9 Điều 2 của Luật Lâm nghiệp.

- Thẩm quyền giao rừng cho thuê rừng CMĐSDR sang mục đích khác thu hồi rừng thực hiện theo quy định tại Điều 23 Luật Lâm nghiệp.

29.

Điều 27: đối với những khu rừng mà quyết định phê duyệt quy hoạch vẫn còn hiệu lực đến năm 2020 mà có nội dung cần điều chỉnh quy hoạch trong giai đoạn này thì phải giải quyết ra sao bằng phương án nào

Cần có văn bản đề nghị các tỉnh chỉ đạo xây dựng mới phương án quản lý rừng bền vững theo Luật Lâm nghiệp

Yên Bái; Lào Cai

Đề nghị thực hiện theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.

30.

Điểm b, Khoản 3, Điều 55: Được khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn khai thác theo phương thức khai thác chọn hoặc trắng theo băng, đám rừng, nhưng hiện không có văn bản quy định tiêu chuẩn cây trồng chính được khai thác.

Cần ban hành quy định tiêu chí cây trồng chính đạt tiêu chuẩn khai thác

Đồng Nai

Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp không quy định tiêu chuẩn cây trồng chính được khai thác. Tại điểm c khoản 3 Điều 20 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định khai thác tỉa thưa cây trồng chính phải bảo đảm mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha và phân bố đều trong lô.

31.

Khoản 2 Điều 59: trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định. Đề nghị làm rõ rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước là như thế nào, mức đầu tư là 100% hay bao nhiêu phần trăm

Thay bằng quy định: toàn bộ rừng do nhà nước là chủ sở hữu khi khai thác phải lập hồ sơ gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Yên Bái; Lào Cai

- Rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước là rừng do Nhà nước đầu tư toàn bộ.

- Thủ tục khai thác thực hiện theo Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

32.

Khai thác gỗ đối với thực vật (cây gỗ) trùng với tên cây rừng tự nhiên trên đất khác (ngoài Lâm nghiệp) hiện nay chưa có nội dung điều chỉnh

 

Nghệ An

Đối với thực vật (cây gỗ) trùng với tên cây rừng tự nhiên trên đất khác (ngoài Lâm nghiệp). Nếu thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình…thì do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình… quyết định. Nếu thuộc sở hữu Nhà nước thì thực hiện theo Luật quản lý, sử dụng tài sản công. Trường hợp mua bán, vận chuyển thì phải lập bảng kê lâm sản theo quy định tại Điều 5 của Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN&PTNT.

33.

Điều 91 Khoản 3:

“Trường hợp xác định giá trị phải bồi thường khi có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng; thiệt hại do thiên tai, cháy rừng và các thiệt hại khác đối với rừng; xác định giá trị rừng phục vụ giải quyết tranh chấp liên quan tới rừng”.

Trong trường hợp tại địa phương nhiều doanh nghiệp thuê rừng thiếu trách nhiệm gây mất rừng (không trực tiếp có hành vi vi phạm gây thiệt hại đối với rừng) thì có áp dụng được định giá rừng để bồi thường thiệt hại đối với rừng hay không? Làm rõ cụm từ: “Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng”.

 

Quảng Nam

- Trường hợp doanh nghiệp thuê rừng thiếu trách nhiệm gây mất rừng (không trực tiếp có hành vi vi phạm gây thiệt hại đối với rừng) cần được cơ quan chức năng kiểm tra cụ thể, xem xét, đối chiếu với các quy định hiện hành về xử lý vi phạm hành chính (Nghị định 35/2019/NĐ-CP), về xử lý hình sự (Bộ Luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) để có các hình thức xử lý nghiêm minh, đúng quy định của Pháp luật.

- Việc xác định giá trị thiệt hại gây ra đối với rừng trong khi lập hồ sơ xử lý vi phạm được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Cụm từ “Hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đối với rừng” được hiểu là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp quy định tại Điều 9 Luật Lâm nghiệp mà hậu quả của hành vi gây thiệt hại đối với rừng.

34.

Khoản 4 Điều 108 cần hướng dẫn quy trình kỹ thuật rà soát rừng tự nhiên để đưa vào quy hoạch RPH, đặc dụng, sản xuất.

Đưa ra tiêu chí về rừng đặc dụng, RPH, RSX đối với các khu rừng tâm linh, tín ngưỡng, RPH biên giới; bổ sung tiêu chí về diện tích đối với rừng tín ngưỡng, rừng bảo vệ môi trường đô thị và khu công nghiệp, khu chế xuất…

 

Yên Bái; Lào Cai

Các tiêu chí để xác định rừng được quy định tại Điều 4, 5, 6, 7, 8 Nghị định 156/2018/NĐ- CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

35.

Theo quy định của Luật Lâm nghiệp không giao RPH và sản xuất cho các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn tỉnh có nhiều tổ chức đang được nhà nước giao quản lý diện tích rừng là sản xuất như công ty lâm nghiệp, các công ty trách nhiệm hữu hạn, tổng đội Thanh niên xung phong. Như vậy trách nhiệm quản lý diện tích rừng trên thuộc về ai, xử lý vấn đề trên như thế nào.

 

Nghệ An

Các tổ chức đã được Nhà nước giao rừng trước ngày 01/01/2019, thực hiện theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 108 của Luật Lâm nghiệp.

II. NGHỊ ĐỊNH SỐ 156/2018/NĐ-CP NGÀY 16/11/2018 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT LÂM NGHIỆP

TT

Nội dung khó khăn, vướng mắc

Đề xuất, kiến nghị của địa phương

Địa phương

Nội dung giải đáp

1.

Khoản 2 Điều 3 Giải thích từ ngữ về diện tích liền vùng. Theo quy định này thì diện tích liền vùng là diện tích vùng đất có rừng tự nhiên, rừng trồng tập trung, liên tục, khoảng cách giữa các dải rừng không vượt quá 30 m và tổng diện tích các khoảng trống không quá 30% diện tích. Thực tế có những khoảnh (vùng rừng ngập mặn) khoảng cách giữa các dải rừng lớn hơn 30m và tổng diện tích khoảng trống vượt 30% diện tích. Lý do: do các chủ rừng chưa thực hiện đúng quy định về tỷ lệ rừng, chưa xử lý các trường hợp không đảm bảo quy định về tỷ lệ, khoảng cách các dải rừng. như vậy, không đảm bảo theo quy định?

Đề nghị chỉ đạo thống nhất vẫn thống kê là rừng tập trung.

Cà Mau

1. Quy định về diện tích liền vùng tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định về tỷ lệ diện tích đất có rừng tại Quy chế quản lý rừng phòng hộ (Quyết định 17/2015/QĐ-TTg), quy định về sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp (Quyết định 49/2016/QĐ-TTg) và các văn bản kỹ thuật có liên quan.

2. Trường hợp các chủ rừng chưa thực hiện đúng quy định về khoảng cách các dải rừng, tỷ lệ diện tích rừng và diện tích sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp và chưa bị xử lý để bảo đảm diện tích rừng liền vùng theo quy định là tồn tại và thuộc trách nhiệm giải quyết của địa phương. Đề nghị tỉnh Cà Mau chỉ đạo, hướng dẫn các chủ rừng để khắc phục, bảo đảm thực hiện đúng theo quy định của Nghị định 156/2018/NĐ-CP

2.

Nghị định 156 thay thế 37 văn bản, trong đó có Thông tư 38/2007/TT-BNN, tuy nhiên chưa có hướng dẫn, quy định cụ thể về điều tra xác định đặc điểm khu rừng (tương tự phụ lục 7 trong thông tư 38/2007/TT-BNN); mặt khác, hiện nay quy định về điều tra, kiểm kê rừng được quy định tại Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra (thay thế Thông tư 25/2009/TT-BNN): về phương pháp: chủ yếu quy định như trong kiểm kê rừng: giải đoán ảnh, khóa ảnh...,về dung lượng mẫu điều tra trữ lượng (theo phương pháp kiểm kê rừng từ dưới 0,1% là khá nhỏ), việc xác định đặc điểm khu rừng cụ thể đến từng loài cây, nhóm gỗ để xác định đặc điểm khu rừng, định giá thuê là chưa đảm bảo;

Ban hành hướng dẫn, quy định về điều tra xác định đặc điểm khu rừng (điều tra chi tiết mức độ 3 yêu cầu dung lượng mẫu đến 3%) trong thực hiện giao rừng, thuê rừng, thu hồi rừng để làm rõ, phân biệt giữa điều tra, kiểm kê rừng quy định tại Thông tư 33 và Điều tra xác định đặc điểm khu rừng (điều tra chi tiết mức độ 3)

Đăk Lăk

Để xác định đặc điểm khu rừng, căn cứ theo các quy định như sau:

- Về tiêu chí xác định rừng quy định tại Điều 4, 5, 6, 7 và Điều 8 Nghị định 156/2018/NĐ-CP;

- Về xác định diện tích, trữ lượng rừng: Thực hiện theo quy định về điều tra rừng theo chuyên đề tại mục 1, Chương III Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3.

Tại Điều 36, Điều 37, Điều 38; Điều 90, khoản 2:

- Quy định thực hiện giao rừng phải thống nhất, đồng bộ với giao đất nhưng kinh phí hiện tại chỉ bố trí đối với thực hiện giao rừng.

- Sau khi Thông tư 38/2007/TT-BNN ngày 13/6/2007, Thông tư 20/2016/TT-BNNPTNT ngày 27/6/2016; Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 bãi bỏ thì hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn về quy trình, kỹ thuật trong quá trình triển khai giao rừng.

- Một số chính sách hưởng lợi đối với cộng đồng, hộ gia đình được giao rừng như: Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001, Thông tư liên tịch 80/2003/TTLT-BNN-BTC ngày 03/9/2003 hết hiệu lực dẫn đến khó khăn khi triển khai thực hiện việc tuyên truyền, vận động người dân nhận bảo vệ rừng.

- Đề nghị có văn bản hướng dẫn về quy trình, kỹ thuật trong quá trình triển khai giao rừng. Quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ, chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp

Quảng Trị

Quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ, chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Quyền và nghĩa vụ chung của chủ rừng được giao rừng, cho thuê rừng được quy định tại Điều 73 và Điều 74 Luật Lâm nghiệp. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao rừng, cho thuê rừng được quy định tại Điều 81, 82, 83, 84, 85, 86 (Mục 4, Chương VIII) Luật Lâm nghiệp. Chính sách hưởng lợi đối với hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Nghị định số 156/2018/NĐ- CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp

- Tổng cục Lâm nghiệp đang phối hợp với cơ quan chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố thủ tục hành chính về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất thống nhất đồng bộ với giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng và thu hồi rừng.

4.

Điều 87, Khoản 8:

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính ban hành quy định định mức, kinh phí theo dõi diễn biến rừng.

Lý do kiến nghị: Nội dung theo dõi diễn biến rừng được thực hiện hàng năm, hiện nay trang thiết bị, máy tính sử dụng đã lâu, cấu hình thấp không đảm bảo yêu cầu theo dõi diễn biến rừng, ngoài ra hàng năm cần kinh phí biên tập, in ấn bản đồ hiện trạng rừng để sử dụng.

 

Tuyên Quang

Việc mua sắm máy tính và các trang thiết bị cần thiết khác phục vụ cho hoạt động chuyên môn của cơ quan nhà nước thực hiện theo quy định hiện hành.

5.

Tại Chương IV, Mục 2- Chữa cháy rừng: Chưa có quy định, hướng dẫn về chế độ, chính sách cho người tham gia chữa cháy rừng.

Để khuyến khích, động viên kịp thời cho lực lượng tham gia chữa cháy rừng, đề nghị ban hành văn bản quy định, hướng dẫn về hỗ trợ chế độ, chính sách cho người tham gia chữa cháy rừng.

Vĩnh Phúc

Chế độ chính sách cho người tham gia chữa cháy rừng thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, Điều 19 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP; điều 3, 4 thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC; Thông tư hướng dẫn phòng cháy, chữa cháy rừng; chế độ chính sách trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng

6.

Trong phần Phụ lục I Danh mục văn bản quy phạm pháp luật bị bãi bỏ

Thông tư liên tịch số 62/2005/TTLT-BTC-BNN&PTNT ngày 04/8/2005 hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí cho công tác phòng cháy chữa cháy rừng; 61/2007/TTLT-BNN-BTC; 20/2013/TTLT-BNNPTNT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư liên tịch số 61/2007/TTLT-BNN-BTC ngày 22/6/2007 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng; Tuy nhiên trong Nghị Định 156 chưa có quy định về việc lập dự toán, quản lý sử dụng kinh phí cho công tác PCCCR và hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động cơ quan Kiểm lâm các cấp; thanh toán chi phí cho các tổ chức, cá nhân được huy động để ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng trái pháp luật và phòng cháy, chữa cháy rừng.

Đề nghị cấp trên có văn bản hướng dẫn thực hiện nội dung này để bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ.

Quảng Trị

7.

Điều 35 chưa có mẫu hướng dẫn thực hiện kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng

Có mẫu hướng dẫn lập kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng

Quảng Bình

Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 35 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Lâm nghiệp

8.

Điều 36 quy định trình tự thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất, cho thuê đất. Tuy nhiên không nói rõ đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì trong việc thực hiện giao đất, cho thuê đất gắn liền với giao rừng, cho thuê rừng.

Quy định rõ đơn vị chịu trách nhiệm chủ trì trong việc thực hiện giao đất, thuê đất, thu hồi đất gắn liền với giao rừng, thuê rừng, cho thuê rừng

Quảng Bình

Nghị định quy định trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng thống nhất, đồng bộ với giao đất cho thuê đất. Nên cơ quan tài nguyên môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm chủ trì trong việc thực hiện giao đất, cho thuê đất gắn liền với giao rừng, cho thuê rừng.

9.

Khoản 1, Điều 43: Trình tự, thủ tục thu hồi rừng, chuyển đổi rừng thống nhất, đồng bộ với trình tự,thủ tục thu hồi đất và thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai. Tuy nhiên theo Luật Đất đai 2003 không có mẫu hướng dẫn cụ thể về việc thu hồi rừng.

Hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thu hồi rừng.

Hải Phòng

Quy định về trình tự thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 69 Luật Đất đai; Điều 65, Điều 66 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Chi tiết về trình tự, thủ tục thu hồi rừng theo quy định tại các Điều 9, 10, 11, 2, 13 Thông tư số 30/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất.

10.

Tại Khoản 2, Điều 45 Nghị định ghi: “Phương án phòng cháy và chữa cháy rừng do tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều này phải gửi đến cơ quan Kiểm lâm, Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý kiến”.

Hiện nay Công an cấp huyện, thị xã, thành phố không có Đội hoặc Bộ phận chuyên trách về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Vì vậy, đề nghị làm rõ hoặc điều chỉnh nội dung này. Theo đó, Phương án PC&CCR rừng do tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã lập theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 45, Nghị định 156 trình cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp nào tham gia ý kiến? Đồng thời, làm rõ Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ có văn bản góp ý hay trực tiếp thẩm định phê duyệt phương án PCCCR của các Chủ rừng.

 

Quảng Nam

Đề nghị gửi lên Cơ quan kiểm lâm cấp huyện tham gia ý kiến bằng văn bản.

11.

Đề nghị bổ sung quy định đối với những tỉnh không có Cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện gửi phương án PCCCR đến Công an huyện hoặc phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp tỉnh tham gia ý kiến.

Lý do kiến nghị: Hiện tại theo mô hình tổ chức của Bộ Công an ở cấp huyện chỉ có Đội Cảnh sát PCCC&CNCH trực thuộc Công an huyện và cán bộ kiêm nhiệm công tác PCCC thuộc Đội Cảnh sát QLHC về Trật tự xã hội.

Đề xuất:

- Phương án 1: Công an huyện tham gia ý kiến.

- Phương án 2: Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp tỉnh tham gia ý kiến.

Tuyên Quang

Đề nghị gửi lên Cơ quan kiểm lâm cấp huyện tham gia ý kiến bằng văn bản.

12.

Điều 45:

Đề nghị quy định bổ sung quy mô diện tích đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có trách nhiệm lập phương án PCCCR.

Lý do kiến nghị: Thực tế số lượng hộ gia đình có diện tích rừng nhỏ, manh mún rất lớn, do vậy việc lập phương án PCCCR và nhân bản theo quy định rất tốn kém về nhân lực và kinh phí. Mặt khác, hiện nay chưa có chế tài xử lý, nếu các hộ gia đình không chấp hành lập PCCCR

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang số lượng chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân 47.091 hộ; bình quân 0,8 ha/lô - Đề xuất Quy mô diện tích >=10 ha

Tuyên Quang

- Khoản 1 Điều 39 Luật Lâm nghiệp quy định: “1. Chủ rừng phải lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” và được quy định chi tiết tại Điều 45 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, trong đó chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án PCCCR theo mẫu 01 Phụ lục III, với nội dung đơn giản phù hợp với loại chủ rừng này.

- Căn cứ khoản 4 Điều 102 Luật Lâm nghiệp “Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về cháy rừng,... thuộc lĩnh vực, địa bàn quản lý.”, theo tình hình thực tế tại địa phương, nếu cần thiết xây dựng phương án thì UBND các cấp quyết định.

Việc triển khai huy động lực lượng, chỉ huy chữa cháy rừng thực hiện theo Thông tư hướng dẫn phòng cháy, chữa cháy rừng; chế độ chính sách trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng.

13.

- Tại Điều 45, khoản 1, điểm a: Quy định tất cả các chủ rừng là hộ gia đình có trách nhiệm xây dựng phương án PC và CCR là khó thực hiện trong thực tế.

Cần có văn bản quy định chủ rừng hộ gia đình có bao nhiêu diện tích rừng thì phải xây dựng phương án.

Quảng Trị

14.

Tại khoản 1, Điều 45: Trách nhiệm lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng (viết tắt: PC và CCR) chỉ có: Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án PC và CCR theo Mẫu số 01; Chủ rừng là tổ chức lập phương án PC và CCR theo Mẫu số 02 và UBND cấp xã lập phương án PC và CCR trên địa bàn theo Mẫu số 03. Như vậy, UBND cấp huyện không lập phương án PC và CCR thì không đề ra chế độ hoạt động và điều động nhân lực vào công tác PC và CCR…

Đề nghị bổ sung thêm UBND cấp huyện phải xây dựng phương án PC và CCR.

Bình Định

15.

Đề nghị quy định bổ sung trách nhiệm lập phương án PCCCR đối với cấp huyện, cấp tỉnh.

Lý do kiến nghị: Thực tế cấp huyện, cấp tỉnh có thực hiện diễn tập PCCCR để xử lý các tình huống giả định cháy rừng trên địa bàn.

 

Tuyên Quang

16.

Điểm c khoản 1 Điều 45 " UBND cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa được giao, cho thuê lập phương án phòng cháy trên địa bàn theo mẫu số 03 phụ lục III kèm theo Nghị định này". Trường hợp UBND xã không có diện tích này; rừng đã có chủ quản lý thì UBND cấp xã phải xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng chung trên địa bàn không? UBND cấp huyện, cấp tỉnh có phải xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn không?

 

Quảng Bình

17.

Điểm a khoản 2 Điều 45 Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư lập phương án phòng cháy và chữa cháy rừng. Trong trường hợp chủ rừng không lập phương án thì xử lý như thế nào?

Cần có chế tài xử lý trường hợp chủ rừng không lập phương án phòng cháy chữa cháy rừng.

Quảng Bình

Trường hợp chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư không lập phương án PCCCR thì bị xử lý theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 16 Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp

18.

Điểm c khoản 1 Điều 45 UBND cấp xã được giao quản lý đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê lập phương án phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn theo mẫu số 03 phụ lục III nhưng tại mẫu số 03 mục (2) Đặc điểm rừng trên địa bàn lại yêu cầu: ghi rõ diện tích rừng trên địa bàn... Vậy ở đây UBND cấp xã lập phương án phòng cháy chữa cháy rừng trên diện tích rừng và đất rừng chưa giao, chưa cho thuê hay lập phương án đối với diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn xã.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể.

Lạng Sơn

UBND xã lập phương án đối với diện tích rừng và đất rừng trên địa bàn xã bao gồm diện tích rừng và đất rừng chưa giao, chưa cho thuê.

19.

Khoản 2 Điều 45 phương án phòng cháy và chữa cháy rừng do tổ chức, UBND cấp xã lập theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 điều này phải gửi đến cơ quan kiểm lâm, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý kiến. Vậy cơ quan kiểm lâm, cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ cấp huyện tham gia ý kiến đối với đơn vị xây dựng phương án bằng hình thức nào (bằng văn bản góp ý hay ký xác nhận vào bản phương án hay hình thức nào khác)

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể

Lạng Sơn

Thực hiện góp ý bằng văn bản

20.

Chương IV (phòng cháy chữa cháy rừng): không có quy định về chế độ chính sách đối với người tham gia chữa cháy. Tuy vậy tại khoản 1 điều 35 Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy chữa cháy đã quy định cụ thể nội dung này nhưng đến nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định về cơ quan đơn vị chịu trách nhiệm chi trả.

Đề nghị có quy định cụ thể cơ quan đơn vị có trách nhiệm chi trả chế độ chính sách đối với người tham gia chữa cháy rừng.

Hà Tĩnh

Chế độ chính sách cho người tham gia chữa cháy rừng thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, Điều 19 Nghị định số 30/2017/NĐ-CP; điều 3, 4 thông tư liên tịch số 52/2015/TTLT-BLĐTBXH-BCA-BTC ngày 10/12/2015; Thông tư hướng dẫn phòng cháy, chữa cháy rừng; chế độ chính sách trong hoạt động phòng cháy, chữa cháy rừng

21.

Điều 51 đề nghị hướng dẫn chế độ chính sách đối với người tham gia chữa cháy Đx: Ban hành hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán quản lý và sử dụng kinh phí phòng cháy chữa cháy rừng và chế độ chính sách cho người được huy động tham gia chữa cháy rừng.

 

Bắc Giang

22.

Điều 48: đối với dự án đã được phê duyệt trước khi Nghị định có hiệu lực hiện nay vẫn đang trong thời gian thực hiện giai đoạn 2016 - 2020 nhưng chưa có giải pháp phòng cháy và chữa cháy rừng do đó chưa có kinh phí thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng trong tổng mức đầu tư.

Vướng mắc trong quản lý: do dự án được phê duyệt ban đầu không có giải pháp phòng cháy và chữa cháy rừng, do vậy khi chủ đầu tư xây dựng hồ sơ thiết kế kỹ thuật dự toán hàng năm hồ sơ không có phần kinh phí thực hiện phòng cháy và chữa cháy rừng.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể.

Lạng Sơn

Đối với dự án vẫn trong thời gian thực hiện giai đoạn 2016-2020, Theo điểm g Khoản 2 Điều 4 Nghị định số: 09/2006/NĐ-CP ngày 16/1/2006, Quyền và trách nhiệm của Chủ rừng phải bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Như vậy khi xây dựng phương án PCCCR chủ đầu tư phải đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện.

23.

Điểm b, c khoản 1 Điều 45 phương án phòng cháy chữa cháy rừng theo mẫu số 2, 3 phụ lục III, đề nghị hướng dẫn phương án chi tiết hơn về kinh phí, thời gian thực hiện phương án và nội dung phương án xử lý tình huống cháy phức tạp nhất (tổ chức triển khai chữa cháy rừng, sơ đồ).

Tổ chức tập huấn hướng dẫn xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm.

Bắc Giang

Đã có hướng dẫn chi tiết tại mẫu số 2, 3 Phụ lục III của Nghị định 156/2018/NĐ-CP

24.

Khoản 2 Điều 46, đề nghị thực hiện quy định về cấp dự báo cháy rừng tại Mẫu số 4 Phụ lục III.

 

Bắc Giang

UBND tỉnh quy định nơi có rừng ban hành cấp dự báo cháy rừng và bản tra cấp cháy rừng căn cứ vào mùa cháy rừng, vật liệu cháy, độ ẩm, lượng mưa của từng khu vực....)

25.

Các hộ đã lập hợp đồng khoán theo NĐ 01 và NĐ 135/CP và chưa lập Hợp đồng qua rà soát diện tích và hiện trạng sai lệch với hợp đồng đã ký, nay đơn vị chuyển đổi và lập mới theo NĐ 168 nhưng hộ cư trú không nằm trong địa phương do đó rất khó khăn trong việc chuyển đổi sang Hợp đồng khoán theo NĐ 168; Một số hộ không cư trú trực tiếp tại nơi có đất mà có hộ khẩu thường trú tại các xã khác, địa phương khác, họ canh tác sản xuất từ những năm trước 1990 không có nhà cửa sáng đi làm chiều về, hoặc đến mùa vụ thu hoạch họ đến thu hoạch nên không có cơ sở để lập hồ sơ tạm trú, tạm vắng do đó không đủ điều kiện lập hợp đồng khoán theo NĐ 168/2016/NĐ-CP.

Cho chuyển đổi, lập mới Hợp đồng khoán theo NĐ 168 đối với những hộ đã canh tác ổn định, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Nhà nước và của Ban quản lý nhưng không có hộ khẩu tại địa phương.

Đồng Nai

Việc thực hiện khoán đề nghị thực hiện đúng theo các quy định của Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước

26.

Điều 53 Trách nhiệm về phòng cháy chữa cháy rừng của chủ rừng: Theo khoản 1 Điều 30 Nghị định 09/2006/NĐ-CP quy định về phòng cháy chữa cháy rừng thì quy định các chủ rừng là cơ quan tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Tuy nhiên Điều 53 Nghị định 156 chỉ quy định chủ rừng phải đảm bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của nhà nước nên gây khó khăn cho các chủ rừng thụ hưởng ngân sách nhà nước trong tổ chức thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng vì không quy định ngân sách nhà nước bố trí. Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp xem xét tham mưu, chỉnh sửa phù hợp.

Có quy định bố trí ngân sách nhà nước cho các chủ rừng nhà nước để thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy rừng.

Hà Tĩnh

Kinh phí thực hiện công tác PCCCR của cơ quan tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước do cơ quan chủ quản quyết định theo Luật Ngân sách. Vì vậy hàng năm cơ quan tổ chức thụ hưởng ngân sách nhà nước lập phương án PCCCR, bao gồm kinh phí để đảm bảo cho việc thực hiện phương án gửi cơ quan cấp trên trực tiếp xem xét quyết định.

27.

Chưa quy định cụ thể về trình tự thủ tục, thành phần, cấp thẩm quyền công nhận tiêu chí thành rừng (trước đây tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BNN ngày 28/5/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về xác định rừng trồng, khoanh nuôi thành rừng được quy định cụ thể).

Đề nghị có văn bản quy định cụ thể nội dung này

Đăk Lăk

Trình tự, thủ tục, hồ sơ nghiệm thu và tiêu chí rừng trồng thành rừng và rừng tự nhiên thành rừng sau khoanh nuôi sẽ được quy định trong Thông tư thay thế Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang dự thảo và sẽ ban hành Thông tư này trong năm 2019.

28.

Điều 5 Khoản 3 Điểm a

- Sau khi Quyết định số 46/2007/QĐ-BNN về đánh giá rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng bãi bỏ. Việp áp dụng tiêu chí rừng trồng tại điểm a khoản 3 Điều 5 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP gặp khó khăn, cụ thể: Đối với cây trồng rừng gỗ lớn như: Sao đen, Dầu rái, Thông 3 lá, … sau 1 năm trồng và 3-4 năm chăm sóc, chiều cao cây rừng khó đạt 5m trở lên theo quy định.

- Đối với các loài cây sinh trưởng chậm việc đạt chiều cao 5,0 m trở lên là khó;

- Đối với các dự án trồng rừng được phê duyệt trước thời điểm Nghị định 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực (tiêu chí thành rừng được áp dụng theo khoản 1, Điều 5, Quyết định số 46/2007/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT; Các biện pháp kỹ thuật như thời gian chăm sóc, phân bón,.. cho cây trồng lâm nghiệp chưa được thay đổi). Như vậy hiện nay nếu nghiệm thu thành rừng theo Nghị định 156/2018/NĐ-CP thì khó đạt tiêu chí.

- Có văn bản hướng dẫn thực hiện việc đánh giá rừng trồng, rừng khoanh nuôi thành rừng.

- Đối với các dự án trồng rừng được phê duyệt trước thời điểm Nghị định 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực, áp dụng các tiêu chí thành rừng trước đây hoặc cho phép kéo dài thời gian chăm sóc để đạt được các tiêu chí thành rừng theo quy định.

Đăk Nông

1. Điểm a, khoản 3, Điều 4 và điểm a, khoản 3, Điều 5 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 không quy định thời gian đạt chiều cao trung bình của cây rừng 5m trở lên và không quy định riêng cho cây sinh trưởng nhanh hay cây sinh trưởng chậm. Đề nghị các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định về tiêu chí rừng trồng và rừng tự nhiên tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP. Trường hợp địa phương có quy định khác thì sửa đổi, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc không trái với quy định của Chính phủ.

2. Trình tự, thủ tục, hồ sơ nghiệm thu, tiêu chí rừng trồng thành rừng và rừng tự nhiên thành rừng sau khoanh nuôi sẽ được quy định trong Thông tư thay thế Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang dự thảo và sẽ ban hành Thông tư này trong năm 2019.

29.

Điều 5

- Nội dung kiến nghị: Một trong ba tiêu chí rừng trồng xác định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 156 quy định: “Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên” áp dụng đối với loài cây sinh trưởng nhanh hay sinh trưởng chậm?

- Vướng mắc, lý do kiến nghị:Trong thực tế trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 797/QĐ-NN&PTNT ngày 17/11/2014 về việc ban hành các qui trình kỹ thuật lĩnh vực lâm nghiệp áp dụng cho 17 vùng qui hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung của tỉnh Quảng Ninh, theo đó thời gian trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng (giai đoạn đầu tư cơ bản từ 4-5 năm), tiêu chí về chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên là rất khó đạt được (Ví dụ: Cây thông, các loài cây phát triển chậm).

- Đề nghị: Xem xét tiêu chí rừng trồng quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

 

Quảng Ninh

30.

Khoản 3 Điều 5: rừng trồng trên đồi núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn chiều cao trung bình của cây rừng từ 5 m trở lên. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện thực hiện trồng RPH với loại cây thông ba lá trên vùng có lập địa như trên sau 1năm trồng và 3 năm chăm sóc đa phần cây chỉ có chiều cao từ 2 đến 3 m do vậy đề nghị làm rõ chiều cao cây đối với loài cây sinh trưởng chậm.

Chiều cao trung bình rừng trồng của các loại cây sinh trưởng chậm là từ 2 mét trở lên

Gia Lai

31.

Điểm a Khoản 3 Điều 4, rừng tự nhiên trên đồi núi đất và đồng bằng chiều cao trung bình của cây rừng từ 5 m trở lên lên

Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng, chiều cao trung bình của cây rừng từ 3 m trở lên

Gia Lai

32.

Điểm a khoản 3 Điều 5 rừng trồng trên đồi núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5 m trở lên

Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn chiều cao trung bình của cây rừng từ 5 m trở lên đối với cây mọc nhanh và 3 m đối với cây mọc chậm.

Gia Lai

33.

Điểm a khoản 3 Điều 5: Quy định thành rừng đối với rừng trồng trên đồi núi đất lớn hơn 5 m chưa phù hợp với thực tế, quy trình trồng chăm sóc 3-4 năm kết thúc dự án không nghiệm thu bàn giao được mặc dù rừng đã khép tán.

Quy định thành rừng đối với rừng trồng cây lâu năm (>= 10 năm) >3 m; cây không lâu năm (< 10 năm) >5 m.

Kon Tum

34.

Điều 4 Khoản 1, Điều 5 Khoản 1: Độ tàn che 0,1 thấp để đạt tiêu chí thành rừng

Nâng độ tàn che để đạt tiêu chí thành rừng.

Đăk Nông

1. Độ tàn che của rừng từ 0,1 trở lên đã được quy định tại khoản 3, Điều 2 Luật Lâm nghiệp năm 2017. Quy định này được dựa trên kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và các dẫn liệu thực tế ở Việt Nam. Đề nghị địa phương thực hiện theo đúng quy định của Luật.

2. Tiêu chí rừng trồng thành rừng và rừng tự nhiên thành rừng sau khoanh nuôi sẽ được quy định trong Thông tư thay thế Thông tư số 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang dự thảo và sẽ ban hành Thông tư này trong năm 2019.

35.

Điều 4 Khoản 3 Điểm a: Diện tích rừng lồ ô, tre nứa trên địa bàn khá nhiều. Tuy nhiên về tiêu chí chiều cao trung bình của cây rừng từ 5m trở lên thì có một số vị trí không đạt tiêu chí. Do đó việc cập nhật diện tích này thành rừng hoặc xử lý vi phạm gặp nhiều khó khăn.

Giảm chiều cao cây rừng trung bình khoảng từ trên 3m đến dưới 5m.

Đăk Nông

Tại điểm a, khoản 3, Điều 4 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định: “a) Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên” áp dụng cho các đối tượng rừng phổ biến. Ngoài ra, tại điểm d, khoản 3 Điều 4 Nghị định 156/2018/NĐ-CP còn quy định “d.)...các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên”.

Vì vậy, việc cập nhật, thống kê diện tích rừng cụ thể do địa phương áp dụng phù hợp với tiêu chí và kiểu rừng thực tế.

36.

Điều 4, Điều 5 quy định về tiêu chí xác định rừng tự nhiên và rừng trồng có tiêu chí độ tàn che 0,1 trở lên. Tuy nhiên khi có vụ việc phá rừng không thể xác định được độ tàn che nên không xác định được có phải là rừng hay không. Đề nghị hướng dẫn tiêu chuẩn xác định rừng khi rừng bị phá (Khi rừng bị phá sẽ không xác định được độ tàn che).

 

Yên Bái; Lào Cai; Lạng Sơn

Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn phương pháp xác định độ tàn che của rừng đối với diện tích rừng sau khi bị chặt hạ hoặc bị đốt, bị mất. Tuy nhiên, trong thực tế, có thể dựa vào hồ sơ đo đếm, quản lý, theo dõi diễn biến rừng hoặc ảnh vệ tinh ở thời điểm gần nhất để xác định đối tượng rừng và độ tàn che của rừng trước khi bị chặt hạ hoặc bị đốt, bị mất. Trường hợp cụ thể do địa phương vận dụng.

37.

- Tại điều 25, khoản 3- đối với đất chưa có rừng, điểm a; chủ rừng, bên nhận khoán, ổn định là hộ gia đình, cá nhân , cộng đồng dân cư được sử dụng đất chưa có rừng...

- Tại điều 30, khoản 3- đối với đất chưa có rừng, điểm a; Chủ rừng được sử dụng đất chưa có rừng để kết hợp sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp…- Đất rừng sau khai thác có được gọi là đất chưa có rừng hay không

- Đề nghị có hướng dẫn chi tiết cụ thể về khoản này.

Vĩnh Phúc

Tại khoản 18, Điều 3 Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về các biện pháp lâm sinh đã quy định: “Đất chưa có rừng là đất trống hoặc đất có thực bì là cỏ tranh, lau lách, cây bụi, cây gỗ, tre nứa rải rác và cây tái sinh nhưng không đạt tiêu chí rừng”. Vì vậy, đất rừng tại thời điểm sau khai thác trắng là đất chưa có rừng.

38.

Khoản 2 Điều 21: Đề nghị hướng dẫn, làm rõ “dịch vụ ngoài lâm sản”

 

An Giang

Dịch vụ ngoài lâm sản được quy định tại Điều 61 Luật Lâm nghiệp.

39.

Điểm a khoản 5, 6 Điều 14 và Điều 23; Khoản 1 Điều 15 và khoản 1 của Điều 24; Khoản 2,3,4 Điều 57

- Mức giá cho thuê môi trường do chủ rừng lựa chọn (điểm a khoản 6 của Điều 14 và Điều 23) mâu thuẫn với quy định việc chủ rừng chủ trì, phối hợp … xây dựng dự án du lịch ..(điểm a khoản 5 Điều 14 và Điều 23);

- Quy định chưa cụ thể các tiêu chí không làm ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ, cảnh quan môi trường, tỷ lệ diện tích đất xây dựng công trình và chuyển mục đích sử dụng đất đối với diện tích đất xây dựng sang đất xây dựng dẫn đến khó khăn trong quá trình thẩm định Đề án và tổ chức thực hiện (Khoản 1 Điều 15 và khoản 1 của Điều 24);

- Để có cơ sở xác định, xem xét, lựa chọn giá cho thuê môi trường rừng phù hợp, đảm bảo thống nhất với điểm a khoản 6 Điều 14, đề nghị chỉnh sửa điểm a khoản 5 Điều 14, như sau: Sau khi Đề án du lịch sinh thái … được phê duyệt, chủ rừng thông báo rộng rãi. việc lập dự án du lịch sinh thái …theo phương thức tự tổ chức, liên kết do chủ rừng chủ trì, phối hợp với … thực hiện; việc lập dự án du lịch sinh thái …theo phương thức cho thuê môi trường do tổ chức, cá nhân chủ trì, phối hợp với chủ rừng thực hiện.

- Đề nghị quy định cụ thể các tiêu chí đảm bảo không làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và cảnh quan tự nhiên;

Kiên Giang

- Điểm a khoản 6 Điều 14 và khoản a Điều 23 chỉ quy định giá tối thiểu cho thuê môi trường rừng để kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, đảm bảo lợi ích của chủ rừng; điểm a khoản 5 Điều 14 và điểm a khoản 5 Điều 23 quy định chủ rừng chủ trì, phối hợp với tổ chức, cá nhân lập dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo phương thức tự tổ chức, liên kết hoặc cho thuê môi trường rừng phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phê duyệt. Điểm c, khoản 5, Điều 14 và điểm c, khoản 5, Điều 23 quy định cụ thể về nguồn kinh phí xây dựng dự án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí đối với từng trường hợp .… Do vậy không có gì mâu thuẫn.

- Tại khoản 2 Điều 14 Luật Lâm nghiệp quy định không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt. Do vậy, khoản 1 Điều 15 và khoản 1 Điều 24 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP không quy định chung về tỷ lệ phần trăm diện tích được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.

40.

 

Quy định về việc lưu giữ, sưu tầm mẫu vật, nguồn gen sinh vật rừng đối với mẫu vật của những loài động, thực vật rừng quý hiếm.

Kiên Giang

Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp

41.

Điều 14, 23, 32 về cho thuê môi trường rừng trong rừng đặc dụng, phòng hộ và sản xuất. => Việc cho thuê môi trường rừng có gắn liền với cho thuê đất hay không?

 

Quảng Nam

Khoản 22 Điều 2 Luật Lâm nghiệp quy định “Thuê môi trường rừng là việc tổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ rừng để được sử dụng môi trường rừng trong một thời gian nhất định thông qua hợp đồng cho thuê môi trường rừng theo quy định của pháp luật”; do vậy, việc cho thuê môi trường rừng không gắn liền với cho thuê đất rừng.

42.

- Khoản 3, Điều 20 quy định “Khai thác gỗ rừng trồng trong rừng phòng hộ” do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư:

+ Đối tượng: theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật Lâm nghiệp;

+ Điều kiện: chủ rừng phải lập phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

+ Phương thức khai thác: Khai thác tỉa thưa cây trồng chính phải bảo đảm mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha và phân bố đều trong lô. Khai thác chọn cây trồng chính cường độ không quá 20% trữ lượng. Khai thác trắng theo băng thì chiều rộng băng không quá 30 m; khai thác trắng theo đám thì diện tích đám không quá 3 ha, tổng diện tích khai thác hằng năm không vượt quá 20% tổng diện tích rừng đã đạt tiêu chuẩn phòng hộ.

Điều 15, Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT quy định “Khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân”: Chủ rừng tự quyết định việc khai thác. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản. => Đề nghị hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục khai thác gỗ trong rừng phòng hộ là rừng trồng (rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư)

 

Quảng Nam

Trình tự, thủ tục khai thác gỗ trong rừng phòng hộ là rừng trồng được thực hiện theo Điều 15 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản. Phương thức khai thác theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 20 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp. Sau khi khai thác không làm ảnh hưởng chức năng phòng hộ của rừng.

43.

Nội dung kiến nghị: Nghị định số 156/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ 37 văn bản liên quan, trong đó có Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhưng hiện nay chưa có văn bản thay thế.

- Lý do kiến nghị: Hiện nay tỉnh Quảng Ninh đang xây dựng chính sách đền bù; hỗ trợ; bàn giao rừng; chuyển đổi cơ cấu cây trồng đối với những diện tích trước kia là rừng sản xuất đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nay quy hoạch phòng hộ, đặc dụng.

- Đề nghị hướng dẫn: Trình tự và cơ chế chính sách khi thực hiện chuyển đổi rừng sản xuất đã giao cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức nay quy hoạch rừng phòng hộ, đặc dụng.

 

Quảng Ninh

- Về nguyên tắc khi chuyển rừng sản xuất sang quy hoạch rừng đặc dụng và rừng phòng hộ phải đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Về trình tự thủ tục chuyển loại rừng thực hiện theo quy định tại Điều 40 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

- Về cơ chế, chính sách cho rừng phòng hộ, đặc dụng phải theo từng trường hợp cụ thể mới có cơ chế chính sách phù hù hợp.

44.

Điều 20: Đề nghị xem xét bổ sung quy định về khai thác tận thu gỗ rừng trồng phòng hộ theo Điều 20, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

Lý do kiến nghị: Hiện nay chưa có đối tượng khai thác tận thu gỗ rừng trồng phòng hộ trong Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP. Hiện nay, trường hợp tận thu gỗ rừng trồng phòng hộ không thành theo Thông tư số 18/2013/TT-BTC ngày 20/02/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn trình tự, thủ tục thanh lý rừng trồng và quản lý, sử dụng số tiền thu được từ thanh lý rừng trồng không thành rừng, rừng trồng không có khả năng thành rừng, không thuộc đối tượng khai thác của Luật Lâm nghiệp 2017 và Nghị định số 156.

 

Tuyên Quang

Nghị định 156/2018/NĐ-CP chưa quy định khai thác tận thu gỗ rừng trồng là rừng phòng hộ, việc khai thác tận thu gỗ rừng trồng do chủ rừng tự quyết định, tự chịu trách nhiệm, trên cơ sở bền vững, không ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ của rừng.

45.

Tại điều 20, khoản 3, điểm b - chủ rừng phải lập phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ NN&PTN

Chưa rõ cấp nào phê duyệt phương án khai thác rừng

Tại điểm c - phương thức khai thác: Chưa có quy định về khai thác cây phù trợ. Người dân khai thác cây phù trợ sẽ có nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng đến cây trồng chính

Đề nghị nói rõ thẩm cấp nào phê duyệt phương án khai thác của chủ rừng Đề nghị ban hành quy chế quản lý rừng phòng hộ, quy định chi tiết về khai thác cây trồng chính và cây phù trợ

Vĩnh Phúc

Trình tự, thủ tục khai thác gỗ theo quy định tại Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, phương án khai thác gỗ do chủ rừng tự lập và phê duyệt.

46.

Mục 2 quản lý rừng đặc dụng: Cần bổ sung hướng dẫn thêm nội dung điều chỉnh khu rừng đặc dụng bao gồm: thay đổi về ranh giới, diện tích, các phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng

Quy định cụ thể trình tự, thủ tục, thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh phân khu chức năng trong rừng đặc dụng

Yên Bái; Lào Cai

Về cơ bản Luật Lâm nghiệp phù hợp với Luật Quy hoạch. Trong Luật Lâm nghiệp không còn quy hoạch khu rừng đặc dụng, phòng hộ, tất cả quy hoạch lâm nghiệp của các địa phương được tích hợp vào quy hoạch tỉnh. Do vậy, việc thay đổi về ranh giới, diện tích, các phân khu chức năng của khu rừng đặc dụng sẽ được điều chỉnh theo Phương án quản lý rừng bền vững được quy định tại Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý rừng bền vững. Nghị định số 156/2018/NĐ-CP không quy định về điều chỉnh khu rừng đặc dụng, phòng hộ.

47.

Điều 21 khoản 1, xác định thực hiện nghĩa vụ tài chính khi hưởng lợi từ việc khai thác rừng. Đề nghị hướng dẫn cụ thể nghĩa vụ tài chính gồm những nghĩa vụ nào, thực hiện trong trường hợp nào, nộp và quản lý nguồn kinh phí này ra sao?

 

Yên Bái; Lào Cai; Đồng Nai

Nghĩa vụ tài chính được xác định theo quy định của pháp luật về chính sách đầu tư và chính sách hưởng lợi đối với phát triển rừng trong từng giai đoạn hoặc theo các chương trình, dự án cụ thể. Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có liên quan của địa phương hướng dẫn áp dụng cụ thể trên địa bàn.

48.

Điều 29 khoản 5, xác định thực hiện nghĩa vụ tài chính khi hưởng lợi từ việc khai thác rừng. Đề nghị hướng dẫn cụ thể nghĩa vụ tài chính gồm những nghĩa vụ nào, thực hiện trong trường hợp nào, nộp và quản lý nguồn kinh phí này ra sao ?

 

Yên Bái; Lào Cai

49.

Mục b khoản 5 Điều 29 khai thác lâm sản trong RSX là rừng trồng: Đề nghị hướng dẫn rõ việc chủ rừng "thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của nhà nước" khi khai thác rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư

Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Hà Tĩnh; Đồng Nai

50.

Điều 9 về thành lập khu rừng đặc dụng, Điều 17 về thành lập khu RPH Trong nghị định không quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các Ban quản lý rừng, cơ cấu tổ chức các phòng ban thuộc Ban quản lý. Tổ chức Ban quản lý đặc dụng thuộc ai quản lý định mức biên chế? Ai có trách nhiệm bổ nhiệm hạt trưởng?

Đối với các Ban quản lý rừng đặc dụng quy mô không lớn không thể tách riêng hạt kiểm lâm ra khỏi ban quản lý rừng đặc dụng do khó khăn về biên chế thì tổ chức ban quản lý có thuộc Chi cục Kiểm lâm được không?

Quy định rõ chức năng nhiệm vụ thẩm quyền của các ban quản lý rừng, cơ cấu tổ chức các phòng ban thuộc ai quản lý, định mức biên chế. Thẩm quyền bổ nhiệm Hạt trưởng Hạt kiểm lâm.

Quảng Bình, Kiên Giang

Theo quy định tại điểm b, Mục II Quyết định số 2218/QĐ-TTg quy định không quy định về tổ chức, bộ máy và biên chế trong các văn bản quy phạm pháp luật không thuộc lĩnh vực tổ chức nhà nước. Do vậy, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP không quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các Ban quản lý rừng.

51.

Điểm c Khoản 3 Điều 20 quy định về khai thác RPH là rừng trồng, theo quy định này không phân biệt rừng xung yếu hay rất xung yếu, nguồn vốn trồng rừng, chủ sở hữu rừng, rừng đầu nguồn hay rừng ven biển đều có quy định giống nhau, được khai thác theo băng không quá 30 m, đám không quá 3 hecta, tỉa thưa cây trồng chính mật độ còn ít nhất 600 cây/ha. Quy định này chưa dựa trên cơ sở khoa học cụ thể, không đảm bảo khả năng phòng hộ của RPH rất xung yếu trong chắn sóng lấn biển.

Cần xem xét có điều chỉnh cho RPH rất xung yếu của RPH chắn sóng lấn biển với cường độ khai thác thấp hơn quy định này.

Cà Mau

Khoản 3 Điều 5 Luật Lâm nghiệp quy định chung về mức độ xung yếu của rừng phòng hộ, bao gồm: Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới; Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. Mà không quy định mức độ cụ thể về mức độ xung yếu (rất xung yếu, xung yếu và rất xung yếu) như văn bản quy phạm pháp luật trước đây. Do vậy, không phân biệt rừng xung yếu hay rất xung yếu, ở các khu rừng phòng hộ là như nhau.

52.

Điểm c khoản 4 Điều 15 và điểm c khoản 2 điều 24 về xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, để phát triển du lịch sinh thái cần có công trình hạ tầng thiết yếu phục vụ cho du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng của du khách. Tuy nhiên văn bản chỉ quy định được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi. Trên thực tế không phải khu rừng nào cũng có trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi, không quy định tỷ lệ phần trăm theo diện tích. Việc không quy định cụ thể về tỷ lệ phần trăm diện tích được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng rất khó khăn cho đầu tư phát triển du lịch sinh thái nhất là những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi chiếm tỷ lệ rất thấp hoặc phân bố ở những khu vực không thể thực hiện các công trình phục vụ du lịch sinh thái.

Cần có quy định tỷ lệ diện tích đất được xây dựng các công trình kiến trúc cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng như các văn bản trước đây có quy định

Cà Mau

Việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái trong các khu rừng đặc dụng, phòng hộ là dựa trên cơ sở lợi dụng môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái. Tại khoản 2 Điều 14 Luật Lâm nghiệp quy định không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt. Do vậy, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP chỉ quy định được xây dựng các công trình ở những nơi đất trống, trảng cỏ, đất có cây bụi không có khả năng tự phục hồi mà không quy định cụ thể về tỷ lệ phần trăm diện tích được sử dụng để xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái nghỉ dưỡng.

53.

Điều 12 Khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng

Việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định nhưng hiện tại chưa có quy định việc khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng.

 

Kon Tum

Điều 12 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp quy định đối tượng, điều kiện và phương án khai thác. Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn trình tự thủ tục khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng tại Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018.

54.

Khoản 3 Điều 15: Nghị định không quy định chuyển tiếp việc xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu phục hồi sinh thái như đã cho phép trước đây và đang quy định tại Quyết định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ; như vậy sẽ khó khăn vướng mắc cho các nhà đầu tư đã và đang thực hiện thuê môi trường rừng.

BQL Vườn Quốc gia Côn Đảo và BQL Khu bảo tồn TN Bình Châu - Phước Bửu đang xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; theo đó sẽ có nội dung điều chỉnh các phân khu chức năng cho phù hợp với các quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Bà Rịa - Vũng Tàu

Các công trình phục vụ cho hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí giai đoạn trước khi Nghị định số 156/2018/NĐ-CP có hiệu lực được thực hiện theo dự án/đề án và theo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng đặc dụng (Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng) được chuyển tiếp theo quy định tại Điều 21 Thông tư số 28/2018/TT- BNNPTNT, ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững

55.

Điểm c khoản 3 Điều 20:

Khai thác tỉa thưa cây trồng chính phải đảm bảo mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha. Quy định về mật độ này có áp dụng cho khai thác chọn cây trồng chính, khai thác trắng theo băng, theo đám hay không?

Thông tư 29/2018/TT-BNN quy định mật độ trồng rừng từ 400 cây trở lên nên quy định này có mâu thuẫn; thực tế trong điều kiện giao khoán việc trồng rừng vừa đảm bảo mục tiêu phòng hộ vừa đảm bảo phát triển kinh tế thì mật độ 600 cây/ha là quá mức, thực tế 50 cây/ha đã che phủ hầu hết diện tích.

Quy định về mật độ cây trồng chính chỉ thực hiện đối với diện tích tự tổ chức sản xuất và Nhà nước đầu tư 100% kinh phí; khó thực hiện đối với diện tích giao khoán trồng RPH tự đầu tư.

Đồng Nai

Tổng cục Lâm nghiệp ghi nhận điểm đ khoản 2 Điều 10 Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT quy định mật độ tối thiểu trồng mới rừng phòng hộ là 400 cây/ha không thống nhất với điểm c khoản 3 Điều 20 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP là tối thiểu 600 cây/ha. Trước mắt, đề nghị thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 20 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP là tối thiểu 600 cây/ha.

56.

Điểm c khoản 3 Điều 20: Khai thác chọn cây trồng chính cường độ khai thác không quá 20% trữ lượng, mà không có quy định về điều kiện được khai thác để khống chế việc thực hiện thì nguy cơ mất rừng là cao

Cần quy định tiêu chí định hình RPH là rừng trồng sau khai thác.

Đồng Nai

Điểm b khoản 3 Điều 20 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định điều kiện khai thác chủ rừng phải lập phương án khai thác gỗ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trình tự, thủ tục khai thác gỗ trong rừng phòng hộ là rừng trồng được thực hiện theo Điều 15 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

57.

Điều 29. Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng. Chỉ quy định khai thác chính, khai thác tận thu, tận dụng đối với gỗ rừng trồng.

Đề nghị hướng dẫn việc khai thác tận thu những cây gỗ rừng tự nhiên còn sót lại trên nương rẫy, rừng trồng là rừng phòng hộ, rừng sản xuất

 

Quảng Nam

- Trường hợp diện tích đất nương rẫy, diện tích đất rừng trồng phòng hộ, rừng trồng sản xuất còn sót lại các cây gỗ rừng tự nhiên, nhưng khi cấp có thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân đã xác nhận tài sản trên đất thì thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân được giao đất.

Việc khai thác thực hiện theo Điều 15 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

- Trường hợp diện tích đất nương rẫy, diện tích đất rừng trồng phòng hộ, rừng trồng sản xuất còn sót lại các cây gỗ rừng tự nhiên, nhưng khi cấp có thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân không ghi hoặc không xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản trên đất, thì các cây gỗ rừng tự nhiên trên đất thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

Đối với trường hợp này thì kiểm đếm, thống kê, lập hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi tài sản theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

58.

Điều 29 khoản 5 điểm b, quy định rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư chủ rừng được hưởng toàn bộ giá trị lâm sản sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của nhà nước. Đề nghị làm rõ: rừng trồng do ngân sách nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư

 

Yên Bái; Lào Cai

Rừng trồng do ngân sách nhà nước là rừng do Nhà nước đầu tư toàn bộ. Rừng trồng do Nhà nước hỗ trợ đầu tư là rừng trồng mà Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư một phần theo các chương trình dự án, nguồn vốn còn lại do các chủ rừng đầu tư.

59.

Khoản 3 Điều 41: Hướng dẫn trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng chưa rõ ràng. Cụ thể:

Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, Uỷ ban nhân dân và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các bước tiếp theo như thế nào. Văn bản cuối cùng (sản phẩm) là Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh hay Quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

 

Bình Phước

- Sau khi có Nghị quyết về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác của HĐND cấp tỉnh. Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại Điều 42 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ.

- Văn bản cuối cùng về quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác là của UBND cấp tỉnh đối với chủ rừng là tổ chức; của UBND cấp huyện đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

60.

Khoản 1 Điều 42, thẩm quyền CMĐSDR sang mục đích khác của Luật Lâm nghiệp và thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất của Luật Đất đai không đồng bộ, cụ thể:

Điều 20 Luật Lâm nghiệp, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương CMĐSDR đặc dụng dưới 50 hecta; RPH đầu nguồn, RPH biên giới từ 20 hecta đến dưới 50 hecta ; RPH chắn gió, chắn cát bay và RPH chắn sóng, lấn biển từ 20 hecta đến dưới 500 hecta; RSX từ 50 hecta đến dưới 1000 hecta . Điều 58 Luật Đất đai : Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng dưới 10 hecta đất trồng lúa; dưới 20 hecta đất RPH, đất rừng đặc dụng

 

Yên Bái; Lào Cai

- Khoản 1 Điều 42 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng thống nhất, đồng bộ với trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

- Tại Điều 20 Luật Lâm nghiệp và Điều 58 Luật Đất đai quy định thẩm quyền quyết định chủ trương CMĐSDR sang mục đích khác. Việc quyết định chủ trương CMĐSDR đề nghị thực hiện theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

61.

Khoản 1 Điều 41, trường hợp thuộc thẩm quyền của Quốc hội quyết định chủ trương CMĐSDR sang mục đích khác trình tự, thủ tục bao gồm những loại hồ sơ gì, cơ quan nào tổng hợp để trình Quốc hội.

 

Nghệ An

Để đồng bộ với quy định của pháp luật về đầu tư, trong quy định của pháp luật về lâm nghiệp không điều chỉnh về trình tự thủ tục, hồ sơ đối với trường hợp thuộc thẩm quyền của Quốc hội Quyết định. Do vậy đề nghị thực hiện theo Điều 19, 20 của Luật Đầu tư công và Điều 35 của Luật Đầu tư.

62.

Khoản 2 và khoản 3 Điều 41, trường hợp dự án đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền thì khi xin chủ trương quyết định chủ trương CMĐSDR chủ đầu tư có phải cung cấp: báo cáo đề xuất dự án đầu tư; văn bản thẩm định báo cáo đề xuất dự án đầu tư của các cơ quan liên quan như trong quy định của Nghị định hay không?

 

Nghệ An

Trường hợp dự án đã có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền, khi xin chủ trương quyết định chủ trương CMĐSDR chủ đầu tư phải cung cấp quyết định quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền và dự án kèm theo.

63.

Điều 42 trình tự thủ tục CMĐSDR sang mục đích khác quy định chưa rõ ràng về: cách thức nộp hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ, thời hạn giải quyết, thành phần hồ sơ gồm những gì?

Cơ quan nào là cơ quan chủ trì tham mưu cho cấp có thẩm quyền ra quyết định chuyển đổi (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Tài nguyên và Môi trường) Quyết định CMĐSDR và quyết định chuyển mục đích sử dụng đất hay chỉ cần một quyết định chuyển mục đích sử dụng đất trong đó thể hiện diện tích rừng chuyển đổi như quy định tại khoản 3 điều 41

 

Nghệ An

Tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 đã quy định rõ “Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thống nhất đồng bộ với trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử đất”. Theo đó, việc chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 42 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

64.

Khoản 1 Điều 42 "trình tự thủ tục CMĐSDR sang mục đích khác thống nhất đồng bộ với trình tự thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất"

Trong đó, chưa quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, thời gian, cách thức thực hiện...

Đề nghị có quy định cụ thể về trình tự, thủ tục, cách thức thực hiện về CMĐSDR sang mục đích khác.

Quảng Bình

 

65.

Khoản 1 Điều 42 trình tự, thủ tục CMĐSDR sang mục đích khác:

Để có cơ sở hướng dẫn triển khai thực hiện tại địa phương, đề nghị hướng dẫn cụ thể các nội dung tổ chức, cá nhân trình đề nghị chuyển đổi (chủ rừng hay chủ đầu tư dự án?); cơ quan chủ trì, tiếp nhận hồ sơ CMĐSDR? quy trình phối hợp giữa hai ngành Nông nghiệp và PTNT và Tài nguyên và Môi trường.

Ngoài ra, hiện trên địa bàn Hà Tĩnh có trường hợp rừng đang do UBND xã quản lý. Đề nghị cho biết việc xử lý nội dung liên quan đến CMĐSDR sang mục đích khác với đối tượng này thì áp dụng như đối với hộ gia đình cá nhân hay là tổ chức vì UBND xã không phải là chủ rừng.

Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể.

Hà Tĩnh

- Chủ rừng thực hiện việc gửi đơn đề nghị lên cấp có thẩm quyền xem xét việc chuyển mục đích sử dụng rừng (theo mẫu số 09, số 10 tại phụ lục II của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

- Tại Khoản 1 Điều 42 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 đã quy định rõ “Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác thống nhất đồng bộ với trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử đất”. Theo đó, việc chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 42 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

- Đối với rừng hiện đang do UBND xã quản lý thì đề nghị địa phương thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng, tổ chức quản lý bảo vệ rừng, bảo đảm các diện tích rừng có chủ, theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật Lâm nghiệp năm 2017. Thẩm quyền CMĐSDR thực hiện theo khoản 1, Điều 23 đối với diện tích rừng do tổ chức quản lý và khoản 2, Điều 23 đối với diện tích rừng do hộ gia đình cộng đồng quản lý.

66.

Điều 42, Khoản 2 chưa quy định rõ cơ quan chủ trì có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt chuyển đổi mục đích sử dụng rừng gây khó khăn trong quá trình thực hiện. Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp hướng dẫn, làm rõ.

 

Điện Biên

Tại khoản 2, Điều 42 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP đã quy định Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp kiểm tra hồ sơ về điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng theo quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp, đồng thời rà soát, xác định vị trí, diện tích, hiện trạng rừng trước khi phê duyệt chuyển mục đích sử dụng.

67.

Tại Chương II: Đề nghị có hướng dẫn về chính sách bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất từ nay đến năm 2030

 

An Giang

Chính sách bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất được thể hiện xuyên suốt trong Luật Lâm nghiệp và các văn bản quy định chi tiết Luật Lâm nghiệp.

- Một số chính sách hiện hành được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 91 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

68.

Điều 77, Khoản 2, Điểm c : Bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ gồm có: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát, Ban điều hành và các phòng chuyên môn

Đề nghị bổ sung như sau:

- ...hoặc các chi nhánh trực thuộc quỹ cấp tỉnh.

Đăk Lăk

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 77 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP thì bộ máy quản lý và điều hành của Quỹ chỉ có: Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát và Ban điều hành, không có chi nhánh trực thuộc quỹ cấp tỉnh.

Việc thành lập Quỹ tỉnh do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật

69.

Điều 80, Khoản 2, Điểm c: Chi hỗ trợ cho các Chương trình, dự án và các hoạt động phi dự án từ nguồn kinh phí được quy định tại các điểm c, d và e khoản 72, Điều 79 của Nghị định này....hỗ trợ trồng cây phân tán;...

Đề nghị chỉnh sửa, bổ sung như sau:

- ...hỗ trợ trồng rừng và trồng cây phân tán...

Đăk Lăk

Kinh phí hỗ trợ trồng cây phân tán đã được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 80 của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP không hỗ trợ trồng rừng.

70.

Quy định chưa cụ thể phạm vi về không gian đối với các đối tượng phải trả tiền Chi trả DVMTR (khoản 2,3,4 Điều 57), dẫn đến khó khăn trong việc xác định các đối tượng phải trả tiền;

- Đề nghị quy định về phạm vi lưu vực nguồn nước cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, sản xuất nước sạch, diện tích rừng cung ứng cho việc duy trì cảnh quan cho hoạt động kinh doanh du lịch, …;

 

Phạm vi chi trả tiền DVMTR:

- Đối với dịch vụ cung cấp nước, phạm vi chi trả tiền DVMTR đã được quy định tại phụ lục IV Nghị định 156/2018/NĐ-CP;

- Đối với dịch vụ du lịch, phạm vi chi trả tiền DVMTR đã được quy định tại khoản 4 Điều 57 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

71.

Theo khoản 2, Điều 68, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, quy định kế hoạch thu, chi tiền DVMTR của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh do UBND cấp tỉnh quyết định. Tại điểm a, khoản 2, Điều 69, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, quy định số tiền chi trả cho bên cung ứng DVMTR do Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh xác định

Các trường hợp số thu trong năm, diện tích, số tiền thanh toán cho bên cung ứng DVMTR vượt kế hoạch; kinh phí dự phòng không sử dụng hoặc sử dụng không hết … Có phải điều chỉnh kế hoạch để chi trả hay Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng được quyết định (không phải điều chỉnh kế hoạch).

Trung ương có văn bản hướng dẫn thực hiện

Lai Châu

- Theo quy định tại Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, không có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 156/2018/NĐ-CP;

- Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 69 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh xác định số tiền chi trả cho bên cung ứng DVMTR.

72.

Điểm d, Khoản 2, Điều 70 quy định: "Kinh phí dự phòng được trích tối đa 5% tổng số tiền DVMTR thực thu trong năm để hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định, lâu dài ...".

Thực tế các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nhận khoán bảo vệ rừng chủ yếu là của các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ. Nội dung khoán đang áp dụng theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ, trong đó quy định việc khoán bảo vệ rừng thuộc hình thức khoán công việc, dịch vụ, thời hạn khoán không quá 01 năm. Do đó, khó áp dụng triển khai.

Trung ương có văn bản hướng dẫn thực hiện

Lai Châu

- Theo quy định tại Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, không có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 156/2018/NĐ-CP;

- Điểm d, Khoản 2, Điều 70 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP quy định kinh phí dự phòng để hỗ trợ cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được giao, khoán bảo vệ rừng ổn định, lâu dài. Trường hợp khoán bảo vệ rừng với thời hạn khoán không quá 01 năm thì không thuộc phạm vi hỗ trợ kinh phí dự phòng này.

73.

- Tại khoản 2, mục II, phụ lục VII, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, mới hướng dẫn áp dụng hệ số K2 đối với diện tích rừng thuộc quy hoạch 3 loại rừng, chưa hướng dẫn đối với diện tích rừng ngoài quy hoạch. Do đó, chưa có cơ sở chi trả cho diện tích rừng ngoài quy hoạch; trong thực tiễn có diện tích rừng ngoài quy hoạch 3 loại rừng nhưng đạt tiêu chí theo quy định tại khoản 1, Điều 62, Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14; Điều 4, Điều 5 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

- Đối với diện tích trồng cây Cao su: Hiện nay cây Cao su vẫn được xác định là cây đa mục đích (Quyết định số 2855/QĐ-BNN- KHCN ngày 17/9/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT) và đáp ứng được các tiêu chí rừng trồng (Điều 5, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP). Tuy nhiên, chưa xác định rõ có hay không chi trả tiền DVMTR cho diện tích trồng cây Cao su

Đề nghị chi trả DVMTR cho diện tích rừng ngoài quy hoạch và diện tích trồng cây Cao su, Trung ương có văn bản hướng dẫn thực hiện

Lai Châu

- Rừng được chi trả DVMTR thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật Lâm nghiệp: “1. Rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng khi đáp ứng các tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật này và cung ứng một hoặc một số dịch vụ môi trường rừng quy định tại Điều 61 của Luật này.”;

- Đối tượng được chi trả tiền DVMTR theo quy định khoản 1 Điều 63 của Luật Lâm nghiệp.

74.

Tiết c, khoản 2, Điều 75 Hồ sơ và trình tự miễn giảm dịch vụ môi trường rừng

- Đề nghị: Quy định cụ thể thành phần Đoàn Kiểm tra xác minh gồm cơ quan, tổ chức nào? Làm cơ sở để Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu cho UBND tỉnh thành lập Đoàn Kiểm tra xác minh.

Đoàn kiểm tra xác minh gồm: Đại diện của các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường, Công thương, Xây dựng và các đơn vị liên quan.

Quảng Ninh

Việc thành lập Đoàn kiểm tra xác minh do cơ quan tiếp nhận hồ sơ tại khoản 1 Điều 75 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP đề xuất thành phần tham gia kiểm tra xác minh phù hợp với loại dịch vụ môi trường rừng cụ thể.

75.

Điểm a, Khoản 2, Điều 81.

- Đề nghị: Kế hoạch thu chi tiền DVMTR hằng năm nên phân cấp thẩm quyền phê duyệt cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thay vì Ủy ban nhân dân tỉnh.

- Lý do: Kế hoạch tài chính hàng năm, trước khi báo cáo Hội đồng quản lý Quỹ tỉnh đã được Sở Tài chính thẩm định.

Hàng năm, ……. thông qua Hội đồng Quản lý Quỹ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định;

Quảng Ninh

Đề nghị thực hiện theo quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 81.

76.

Tiết b, Khoản 2, Điều 81:

Đề nghị: Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán đối với Quỹ Bảo vệ, phát triển rừng trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT hoặc trực thuộc UBND tỉnh được thực hiện bởi Sở Tài chính.

Lý do: Một số tỉnh đã phân cấp quản lý tài chính trực tiếp là Sở Tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT và sau khi đã phân cấp quản lý tài chính thì Sở Nông nghiệp và PTNT không thực hiện chức năng thẩm định, xét duyệt quyết toán nữa.

Hằng năm, Quỹ lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định hiện hành. Sở Tài chính thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán hàng năm đối với Quỹ cấp tỉnh là đơn vị dự toán cấp I; Sở Nông nghiệp và PTNT thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán đối với Quỹ cấp tỉnh là đơn vị dự toán cấp II.

Quảng Ninh

Đề nghị thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 81 là đúng với quy định về xét duyệt báo cáo quyết toán hiện hành, theo cấp đơn vị dự toán, không cần cụ thể thêm.

77.

Tại Điều 91, khoản 3:

Đối với các Quỹ cấp xã đã được thành lập theo quy định tại Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng được tiếp tục hoạt động, hoàn thiện thanh, quyết toán và giải thể trong năm 2019. Vậy trong năm 2019 có tiếp tục cho phép thu quỹ không? khi hoàn thiện thanh quyết toán giả sử còn dư tiền tại quỹ thì xử lý ra sao?

Đề nghị hướng dẫn việc khi hoàn thiện thanh quyết toán nếu số tiền dư sau năm 2019

Quảng Trị

Quỹ cấp xã được thành lập theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng. Theo đó nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.

Khi thực hiện giải thể, Quỹ cấp xã lập phương án trình UBND cấp tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện.

78.

Theo hướng dẫn tại Phụ lục VII, điểm b khoản 2 Mục II

Hướng dẫn việc áp dụng hệ số K1 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo trữ lượng (rừng rất giàu và rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo); tiêu chí trữ lượng rừng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Tuy nhiên căn cứ hướng dẫn về tiêu chí trữ lượng rừng tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT, tại Điều 7 chỉ quy định phân chia chất lượng đối với trạng thái là rừng tự nhiên không quy định phân chia trữ lượng (rừng rất giàu và giàu, rừng trung bình, rừng nghèo) đối với trạng thái rừng trồng. Như vậy khi áp dụng tính hệ số K (bằng tích số của các hệ số K thành phần K1 x K2 x K3 x K4) thì đối với các lô rừng trồng có áp dụng hệ số K1 không; trong trường hợp áp dụng hệ số K1 thì trong trường hợp này K1 được xác định dựa trên cơ sở nào.

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh Bắc Giang hiện nay một số diện tích rừng Nhà nước đã giao cho các tổ chức khác như đơn vị quân đội, trại giam quản lý nhưng trong thực tế diện tích rừng này nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng (không thuộc rừng đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) thì việc xác định hệ số K2 theo mục đích sử dụng rừng được áp dụng như thế nào.

 

Bắc Giang

(1) Điểm b khoản 2 mục II phụ lục VII Nghị định 156 quy định: Hệ số K1 điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng theo trữ lượng rừng, gồm rừng rất giàu và rừng giàu, rừng trung bình, rừng nghèo. Hệ số K1 có giá trị bằng: 1,00 đối với rừng rất giàu và rừng giàu; 0,95 đối với rừng trung bình; 0,90 đối với rừng nghèo. Tiêu chí trữ lượng rừng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ quy định phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng, không quy định phân chia rừng trồng theo trữ lượng. Theo đó, hệ số K1 chỉ áp dụng đối với trường hợp được quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT.

(2) Đối với đối tượng rừng trồng trên đất an ninh quốc phòng, trại giam đề nghị Chi cục Kiểm lâm báo cáo Sở NN&PTNT tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện áp dụng hệ số K theo điểm c khoản 2 Mục II Phụ lục VII kèm theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

79.

Điều 62, Điều 63:

Trên địa bàn tỉnh có nhiều lô rừng thuộc lưu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng được chi trả tiền nhưng hiện các chủ rừng (hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, các ban quản lý rừng) đang được nhận hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước cho công tác khoán bảo vệ rừng theo chính sách của Nghị định số 75/2015/NĐ-CP và quyết định 38/2016/QĐ-TTg thì có được hưởng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng hay không?

 

Bắc Giang

Đối với diện tích rừng cung ứng thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Lâm nghiệp và khoản 1 Mục II Phụ lục VII Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

Đối với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, tùy tình hình thực tế của địa phương, Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh quyết định.

80.

Nghị định số 156/2018/NĐ-CP không quy định rõ, cụ thể, chi tiết các chính sách về quyền hưởng lợi đối với hộ nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp như tại Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

 

Bà Rịa - Vũng Tàu

- Chính sách về quyền hưởng lợi đối với hộ nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 21 và Khoản 2, 3, Điều 25 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

- Về quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán thực hiện theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016.

81.

Về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; NĐ 156/2018/NĐ-CP đã bãi bỏ các Nghị định: NĐ 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả DVMTR; NĐ 147/2016/NĐ-CP, ngày 02/11/2016 Sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 99/2010, Thông tư 22/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 Hướng dẫn một số nội dung thực hiện chính sách chi trả DVMTR; Thông tư 04/2018/TT-BTC ngày 17/01/2018 hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng tiền DVMTR; tất cả Nghị định vả thông tư hướng dẫn trên đều bãi bỏ trong khi luật Lâm Nghiệp và Nghị định 156/NĐ-CP hướng dẫn chung chung do đó rất khó thực hiện.

Có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn đối với chủ rừng: lập KH thu chi, phương án sử dụng tiền, nghiệm thu khoán với hộ

Đồng Nai

- Theo quy định tại Điều 11 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, không có văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 156/2018/NĐ-CP;

- Việc lập kế hoạch thu, chi tiền DVMTR thực hiện theo quy định tại Điều 68 Nghị định 156/2018/NĐ-CP; việc xác định diện tích rừng được chi trả, số tiền chi trả, sử dụng tiền DVMTR đã được quy định tại Điều 62, 63, khoản 3 Điều 69 và khoản 3 Điều 70 Nghị định 156/2018/NĐ-CP.

82.

Về chia sẻ lợi ích và hưởng lợi khi nhận và giao khoán: trước đây có Quyết định số: 178/QĐ-TTg, ngày 12/11/2011 về quyền hưởng lợi nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao được thuê, nhận khoán rừng và đất Lâm nghiệp, Thông tư sồ: 80/2003/TTLTBNN-BTC ngày 3/9/2013 để làm căn cứ thực hiện, tuy nhiên NĐ 156/NĐ-CP bãi bỏ 02 văn bản trên nên trong quá trình thỏa thuận hộ về chia sẻ lợi ích khi nhận khoán rừng, vườn cây không có cơ sở để thỏa thuận.

Cần quy định rõ tỷ lệ hưởng dụng sản phẩm khi khai thác rừng trồng để làm căn cứ thỏa thuận với bên nhận khoán khi lập Hợp đồng theo NĐ 168/NĐ-CP.

Đồng Nai

- Chính sách về quyền hưởng lợi đối với hộ nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp được quy định tại Khoản 2, 3 Điều 21 và Khoản 2, 3, Điều 25 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

- Về quyền và trách nhiệm của bên nhận khoán thực hiện theo Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016.

III. NGHỊ ĐỊNH SỐ 01/2019/NĐ-CP NGÀY 01/01/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ KIỂM LÂM VÀ LỰC LƯỢNG CHUYÊN TRÁCH BẢO VỆ RỪNG

TT

Nội dung khó khăn, vướng mắc

Địa phương

Nội dung giải đáp

1.

Nghị định không quy định các nhiệm vụ về quản lý lâm nghiệp, phát triển rừng, sử dụng rừng, quản lý giống cây lâm nghiệp... trong khi thực tế nhiệm vụ này Kiểm lâm địa phương đang thực hiện

Thừa Thiên Huế, Hà Tĩnh, Kon Tum

- Nhiệm vụ về phát triển rừng được quy định tại khoản 4 Điều 4, khoản 4 Điều 5 "thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao".

- Nhiệm vụ cụ thể của Kiểm lâm ở địa phương sẽ được quy định tại Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.

Đề nghị có văn bản hướng dẫn cụ thể, thống nhất nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp; Hướng dẫn nội dung xác minh, xác nhận nguồn gốc lâm sản đối với cơ sở kinh doanh, chế biến, xuất khẩu, nhập khẩu lâm sản

Quảng Trị, Yên Bái, Lào Cai

- Nghị định số 01/2019/NĐ-CP quy định khung nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm lâm các cấp;

- Quy định cụ thể các nhiệm vụ về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp được thực hiện theo các quy định chuyên ngành.

3.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể về tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Đội KLCĐ&PCCCR trong hệ thống kiểm lâm cấp tỉnh

Đăk Lăk

Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR là tổ chức trực thuộc Chi cục Kiểm lâm, do vậy chức năng, nhiệm vụ của Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương quy định.

4.

Nghị định không định danh tên Kiểm lâm các cấp

Bắc Ninh, Điện Biên

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có báo cáo giải trình Chính phủ và đề nghị định danh cụ thể tên tổ chức Kiểm lâm các cấp. Tuy nhiên, tại phiên họp Chính phủ ngày 03/12/2018, Thủ tướng Chính phủ quyết định không định danh tổ chức Kiểm lâm các cấp để phù hợp với chủ trương cải cách về tổ chức bộ máy.

- Tên tổ chức Kiểm lâm các cấp sẽ được quy định cụ thể tại Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể Kiểm lâm cấp tỉnh là Chi cục Kiểm lâm, cấp huyện là Hạt Kiểm lâm cho phù hợp với quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ Luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp

5.

Nghị định không quy định cụ thể cơ cấu tổ chức, số lượng các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm; các bộ phận, trạm thuộc Hạt Kiểm lâm dẫn đến các địa phương khó áp dụng thống nhất

Điện Biên, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Lai Châu, Quảng Bình, Kon Tum

- Các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc tổ chức Kiểm lâm các cấp không thuộc thẩm quyền quy định của Chính phủ nên không quy định tại Nghị định này.

- Cơ cấu tổ chức, số lượng các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc tổ chức Kiểm lâm địa phương thực hiện theo quy định chung của Chính phủ về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc cấp tỉnh, cấp huyện.

- Các tổ chức bên trong của Kiểm lâm địa phương được quy định tại Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

6.

Tiêu chí thành lập Hạt Kiểm lâm

Yên Bái, Lào Cai

Tiêu chí thành lập Hạt Kiểm lâm được quy định cụ thể tại Điều 10 Nghị định 01/2019/NĐ-CP

7.

Việc đưa Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ về thuộc Chi cục Kiểm lâm gây khó khăn cho công tác bảo vệ rừng.

Đồng Nai

- Quy định Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc Kiểm lâm trung ương hoặc cấp tỉnh là căn cứ theo khoản 3 Điều 105 Luật Lâm nghiệp.

- Đồng thời để phù hợp với yêu cầu thực tiễn, vì Kiểm lâm có chức năng bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, có thẩm quyền điều tra, khởi tố hình sự, xử lý vi phạm hành chính các hành vi vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp. Do vậy tổ chức Kiểm lâm phải là tổ chức hành chính, biên chế Kiểm lâm là công chức mới thực hiện được thẩm quyền theo quy định của pháp luật; nếu trực thuộc đơn vị sự nghiệp sẽ không thực hiện được thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

8.

Đề nghị hướng dẫn sắp xếp số viên chức Kiểm lâm rừng đặc dụng, phòng hộ ở địa phương

Đăk Lăk

Biên chế của Kiểm lâm địa phương thuộc quyền quản lý của UBND cấp tỉnh. Do vậy, việc sắp xếp biên chế công chức, viên chức cho phù hợp với mô hình tổ chức và theo yêu cầu vị trí việc làm và chỉ tiêu công chức, viên chức được giao thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh

9.

Nghị định không quy định định mức biên chế Kiểm lâm như Nghị định 119, 117 gây khó khăn đề xuất chỉ tiêu biên chế Kiểm lâm địa phương

Quảng Bình, Tp. Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Cà Mau

Định mức biên chế hiện nay thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và theo quy định của Chính phủ về vị trí việc làm

10.

Đề nghị hướng dẫn xếp mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với viên chức Kiểm lâm

Bắc Ninh

- Quy định về chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với công chức Kiểm lâm hiện nay được quy định tại Thông tư số 07/2015/TT-BNV ngày 11/12/2015 của Bộ Nội vụ.

- Thời gian tới sẽ tiếp tục tham mưu cho Bộ phối hợp với Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số và tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với công chức Kiểm lâm cho phù hợp Nghị định.

11.

Chế độ chính sách đối với công chức ngạch khác và hợp đồng 68

Sóc Trăng

Theo quy định của pháp luật về chế độ chính sách đối với Kiểm lâm thì những người được bổ nhiệm vào ngạch Kiểm lâm thì được hưởng chế độ, chính sách theo quy định

12.

Về công cụ hỗ trợ: việc mua sắm vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ do địa phương thực hiện gặp nhiều khó khăn, đề nghị chuyển nội dung này về Cục Kiểm lâm thực hiện sau đó bàn giao cho Chi cục Kiểm lâm các tỉnh, thành phố.

Lai Châu

Luật Ngân sách quy định "ngân sách trung ương bảo đảm cho các hoạt động của các tổ chức do trung ương quản lý; ngân sách địa phương bảo đảm cho các hoạt động của các tổ chức do địa phương quản lý". Do Kiểm lâm địa phương do UBND cấp tỉnh quản lý, cho nên việc bảo đảm về kinh phí cho các hoạt động do UBND cấp tỉnh bảo đảm để phù hợp với quy định của Luật ngân sách.

13.

Đề nghị có hướng dẫn trong trường hợp nào thì đeo cấp hiệu, trường hợp nào đeo biểu tượng.

Thừa Thiên Huế

- Khi sử dụng cấp hiệu trên cầu vai áo thì đồng thời đeo biểu tượng Kiểm lâm trên ve áo.

- Khi sử dụng cấp hiệu đeo trên ve áo (thường sử dụng trong trường hợp đi rừng) thì không sử dụng cấp hiệu trên cầu vai áo và biểu tượng Kiểm lâm

14.

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng chưa có chế độ ưu đãi, lương thấp, trách nhiệm cao, dẫn đến nhiều người bảo bảo vệ rừng. Đề nghị xây dựng chế độ chính sách ưu đãi riêng cho lực lượng này

Bắc Ninh, Đăk Nông, Kon Tum

- Điều 16, 17 Nghị định 01/2019/NĐ-CP quy định lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng được tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, được trang bị đồng phục, công cụ hỗ trợ, phương tiện, bảo hộ lao động và trang thiết bị cần thiết khác để bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng.

- Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng không phải là công chức nên không được hưởng chế độ, chính sách như đối với công chức. Do vậy, tại Nghị định này chỉ quy định khung về chế độ chính sách cho lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, đồng thời được đảm bảo các điều kiện cần thiết theo quy định của pháp luật để hoạt động.

15.

Mô hình tổ chức của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

Cà Mau, Bắc Giang

Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng do chủ rừng thành lập; do vậy việc tổ chức, số lượng thành viên do chủ rừng tự quyết định trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ về bảo vệ rừng

IV. NGHỊ ĐỊNH SỐ 06/2019/NĐ-CP NGÀY 22/01/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ THỰC VẬT RỪNG, ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM VÀ THỰC THI CÔNG ƯỚC VỀ BUÔN BÁN QUỐC TẾ ĐỘNG VẬT, THỰC VẬT HOANG DÃ NGUY CẤP

TT

Nội dung khó khăn, vướng mắc

Đề xuất, kiến nghị của địa phương

Địa phương

Nội dung giải đáp

1.

Điều 1 Phạm vi điều chỉnh và tại Điều 11 Nuôi động vật rừng thông thường chưa có sự thống nhất giữa các điều khoản trong Nghị định giữa phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng và hiệu lực thi hành. Cụ thể tại điều 1 phạm vi điều chỉnh quy định nuôi động vật rừng thông thường và ban hành danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Nhưng tại Điều 40 hiệu lực thi hành đã bãi bỏ toàn bộ Thông tư 47/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/9/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó có danh mục động vật rừng thông thường

Như vậy khi thực thi nhiệm vụ để xác định xử lý đối tượng có hành vi vi phạm với các cá thể loài động vật rừng thông thường có thể hiểu là các cá thể loài không nằm trong danh mục Nghị định 06/2019/NĐ-CP và Nghị định 160/2013/NĐ-CP là động vật rừng thông thường hay không? Điều này tạo ra khoảng trống không có căn cứ pháp luật đảm bảo tính pháp lý để thực hiện.

Gia Lai

Đề nghị Chi cục áp dụng khoản 8, Điều 3, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP để thực hiện.

2.

Khoản 12, 13 Điều 3: Vườn động vật và vườn thực vật.

Đề nghị quy định cụ thể, thẩm quyền thành lập, hoạt động và do cơ quan, đơn vị nào quản lý “Vườn động vật và vườn thực vật”.

Quảng Nam

Theo quy định tại Điều 1 thì việc quy định thẩm quyền thành lập vườn thực vật, vườn động vật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Các hoạt động liên quan đến vườn động vật, vườn thực vật được quy định tại Điều 10, Điều 17, Điều 18, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

3.

Điều 1

- Vướng mắc, lý do kiến nghị:

+ Hiện nay chưa có cơ quan giám định được động vật có nguồn gốc gây nuôi hay hoang dã nên gây khó khăn cho công tác xử lý vi phạm.

+ Việc kiểm tra, ngăn chặn, xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi bẫy, bắt,...chim (thuộc loài thông thường) tại các cánh đồng thì xử phạt hành vi vi phạm hành chính về hành bẫy, bắt động vật rừng hay động vật hoang dã là đúng.

- Đề nghị hướng dẫn, làm rõ:

+ Cơ quan, phương pháp xác định loài thực vật rừng, động vật rừng (theo danh mục tại NĐ 06, NĐ 160) có nguồn gốc từ gây nuôi hay có nguồn gốc hoang dã.

+ Thế nào là động vật rừng, thế nào là động vật hoang dã.

Quảng Ninh

1. Việc xác định thuộc về chuyên môn nghiệp vụ của công chức được giao nhiệm vụ.

2. Phương pháp: dựa trên hồ sơ theo quy định của pháp luật và chuyên môn nghiệp vụ của công chức.

3. Động vật rừng bao gồm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (khoản 14, Điều 2, Luật Lâm nghiệp) và động vật rừng thông thường (khoản 8, Điều 3).

4. Động vật hoang dã không bao gồm các loài gia súc, gia cầm, chưa phải là giống vật nuôi.

4.

Khoản 17, 18 và 19 Điều 3- Giải thích từ ngữ: theo giải thích từ ngữ tài khoản 17 có hai hình thức nuôi động vật rừng gồm nuôi sinh trưởng và nuôi sinh sản. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 18 và 19 thì việc cơ sở nuôi động vật rừng nuôi động vật rừng có nguồn gốc từ sinh sản thế hệ F2 trở đi để xuất bán thương mại thì là hình thức nuôi gì.

Cần có giải thích rõ vấn đề này để thống nhất trong thực hiện

Cà Mau

Đối với cơ sở nuôi động vật từ thế hệ F2 trở đi nếu đáp ứng theo quy định tại khoản 19, Điều 3 thì được gọi là cơ sở nuôi sinh sản. Đối với trường hợp khác là hoạt động nuôi giữ để kinh doanh theo quy định tại Điều 29.

5.

Điều 3 đề nghị giải thích rõ các từ ngữ "tự nhiên" "cơ sở nuôi" "cơ sở trồng" trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

 

Bắc Giang, Đăk Lăk

1. Tự nhiên: là những gì tồn tại sẵn không do con người tạo ra.

2. Khái niệm “cơ sở nuôi”, “cơ sở trồng” được quy định tại khoản 17, Điều 3, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

6.

Khoản 10 Điều 3 nêu khái niệm vì mục đích thương mại là bất kỳ hoạt động giao dịch nào đối với mẫu vật loài động vật thực vật hoang dã nhằm mục đích lợi nhuận. Tuy nhiên đối với các loài động vật, thực vật được nuôi trồng trong môi trường có kiểm soát, khi buôn bán có được gọi là vì mục đích thương mại hay không và có bị điều chỉnh bởi Nghị định này hay không? Vì theo khái niệm về mục đích thương mại nêu trên chỉ quy định đối với các loài động thực vật hoang dã.

 

Bắc Giang

Khái niệm vì mục đích thương mại theo quy định tại NĐ này không phân biệt đối với mẫu vật có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc nuôi trồng (cả 02 đều là hoang dã)

7.

Khoản 8, Điều 3: Khái niệm động vật rừng thông thường: hiện Nghị định 06/2019/NĐ-CP đã bãi bỏ danh mục động vật rừng thông thường, chỉ đưa ra khái niệm.

Tuy nhiên, rất khó để xác định loài nào là động vật rừng vì không có căn cứ cụ thể. Ví dụ: chim Chào mào - hiện nay đã được thuần hóa và nuôi đại trà, có phạm vi phân bố từ rừng đến vùng ven biển. Như vậy, chim Chào mào có phải là động vật rừng thông thường không?

Thừa Thiên Huế

Khái niệm ĐVRTT đã được quy định rõ tại khoản 8, Điều 3. Bằng phương pháp loại trừ thì không có danh mục cho nhóm này.

8.

Khoản 8 Điều 3: Chưa ban hành Danh mục động vật được nuôi, thuần hóa thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi, do đó Danh mục động vật rừng thông thường theo Nghị định này không xác định được

Đề nghị cơ quan chức năng Ban hành Danh mục động vật được nuôi, thuần hóa thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi

Đồng Nai

Việc ban hành Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 06/2019/NĐ-CP

Đề nghị tham khảo các văn bản quy phạm pháp luật về chăn nuôi.

9.

Khoản 10 Điều 3: Quy định vì mục đích thương mại là bất kỳ hoạt động giao dịch nào đối với mẫu vật loài động vật, thực vật hoang dã nhằm mục đích lợi nhuận. Như vậy trường hợp đối với các cơ sở nuôi, cơ sở đa dạng sinh học vì mục đích giáo dục, bảo tồn trưng bày sản phẩm nhưng có thu vé tham quan hoặc các hoạt động có liên quan (như ăn uống, thuê các dịch vụ khác,…) có được coi là vì mục đích thương mại hay không?

 

Đồng Nai

Việc xác định cơ sở nuôi, trồng vì mục đích thương mại và không vì mục đích thương mại được quy định tại khoản 10, khoản 11, Điều 3, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

10.

Khoản 18 Điều 3: Hoạt động nuôi sinh trưởng là hình thức nuôi giữ con non, trứng của các loài động vật hoang dã khai thác từ tự nhiên để nuôi lớn, cho ấp nở thành các cá thể con trong môi trường có kiểm soát”. Như vậy các cơ sở nuôi giữ các cá thể, trứng của các loài ĐVHD không có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên mà có nguồn gốc từ trại nuôi hợp pháp có được gọi là nuôi sinh trưởng hay không

Được coi là nuôi sinh trưởng

Đồng Nai

Căn cứ quy định tại khoản 18, khoản 19, Điều 3 và nguồn gốc của mẫu vật và mục đích nuôi của cơ sở để xác định hình thức nuôi.

Trường hợp cụ thể mà Chi cục Kiểm lâm Đồng Nai nêu không phải là hoạt động nuôi sinh trưởng.

11.

Phụ lục II Nhóm IIA

- Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có loài Du sam núi đất (Keteleeria evelyniana), trước đây thuộc nhóm IIa theo quy định tại Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ; nhưng hiện nay không thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ.

Bổ sung loài Du sam núi đất (Tên khoa học: Keteleeria eve lyniana) vào Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA, quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

Đăk Nông

Việc bổ sung một loài vào Danh mục cần dựa trên việc đánh giá khoa học và thực tiễn theo quy định tại khoản 2, Điều 4, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

12.

Điều 15, điều kiện nuôi trồng các loài động vật thực vật hoang dã, nguy cấp thuộc phụ lục CITES vì mục đích thương mại

b) chuồng trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi vệ sinh môi trường phòng ngừa dịch bệnh;

Cần có hướng dẫn chi tiết theo điểm b Điều 15 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP về quy cách xây dựng chuồng trại nuôi từng loài động vật nguy cấp quý hiếm theo phụ lục CITES để cơ quan quản lý địa phương theo dõi kiểm tra cấp mã số theo quy định

Yên Bái; Lào Cai; Tp Hồ Chí Minh, Điện Biên

1. Việc xác định điều kiện chuồng trại được xây dựng phù hợp với đặc tính của loài nuôi, bảo đảm các điều kiện an toàn cho người và vật nuôi vệ sinh môi trường phòng ngừa dịch bệnh thuộc trách nhiệm của các cơ quan cấp mã số cơ sở trong đó có cơ quan Kiểm lâm. Trường hợp cơ quan cấp mã số không xác định được điều kiện này thì có thể tham vấn ý kiến của các cơ quan có liên quan theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP để quyết định theo thẩm quyền.

2. Tiêu chuẩn, quy chuẩn về chuồng trại của một số loài ưu tiên đang được các ngành chức năng quan tâm xây dựng.

13.

Điều 4 danh mục thực vật , động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm loài rắn hổ mang (Naja naja) không được quy định trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đối với những trại nuôi trên đã được cấp giấy chứng nhận gây nuôi loài động vật nói trên thì xử lý như thế nào?

Câu hỏi: hiện nay loài rắn hổ mang Naja naja không quy định trong Danh mục ban hành kèm theo NĐ06, vậy các trại đã được cấp giấy chứng nhận gây nuôi loài này thì xử lý thế nào.

Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc

- Theo hệ thống phân loại mới, loài Naja naja ở Việt Nam gồm 3 loài, gồm Naja siamensis, Naja atra, Naja kaouthia thuộc nhóm IIB.

- Đề nghị cơ quan kiểm lâm căn cứ vào đặc tính hình thái của mẫu vật để xác định loài cụ thể. Nếu là loài thuộc Danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP hoặc Phụ lục CITES thì quản lý theo Nghị định số 06/2019/NĐ- CP

- Trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận gây nuôi trước đó thì thực hiện cấp đổi thành mã số theo quy định tại khoản 1 Điều 41

14.

Điều 9: đối với những loài động vật hoang dã như gấu, tê tê, culi , rắn hổ chúa... đồng thời được quy định trong nghị định số 160/2013/NĐ-CP và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ thì các quy định về quản lý nuôi, vận chuyển, mua bán, khai thác, cho , tặng, kinh doanh, quảng cáo, chế độ bảo vệ ... đối với những loài này thực hiện theo quy định nào?

 

Yên Bái; Lào Cai

Đề nghị căn cứ khoản 3, Điều 40, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP để tổ chức thực

15.

Khoản 3 Điều 11, sổ ghi chép theo dõi động vật hoang dã thông thường và loài nguy cấp quý hiếm có cần xác nhận của kiểm lâm sở tại để đảm bảo chủ trại nuôi theo dõi phải quản lý theo quy định

Đề nghị quy định thời gian định kỳ kiểm tra các trại nuôi động vật hoang dã thông thường và loài nguy cấp quý hiếm.

Yên Bái; Lào Cai

- Cơ quan Kiểm lâm sở tại xác nhận vào cột cuối cùng của sổ theo dõi ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

- Tần suất kiểm tra thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 38 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

16.

Tại Điều 5 bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm và Điều 10 xử lý mẫu vật các loại thực vật rừng động vật rừng nguy cấp quý hiếm sau tịch thu. Tại điều 5, điều 10 chỉ nêu xử lý mẫu vật là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm còn đối với mẫu vật là động vật rừng thông thường (mẫu vật động vật sống và sản phẩm từ động vật rừng thông thường) thì áp dụng những biện pháp nào?

Câu hỏi: bảo vệ và xử lý mẫu vật động vật rừng thông thường thực hiện biện pháp nào

Làm rõ hoặc ban hành thông tư, văn bản hướng dẫn.

Gia Lai

Đề nghị thực hiện quy định tại Thông tư số 90/2008/TT-BNNPTNT về xử lý động vật rừng sau tịch thu.

17.

Tại khoản 3 Điều 11 quy định "... cơ sở nuôi, tổ chức, cá nhân phải gửi thông báo cho cơ quan kiểm lâm... theo quy định của pháp luật" (Mẫu thông báo) Đã bãi bỏ toàn bộ Thông tư 47/2012/TT-BNNPTN ngày 25/09/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Cần có mẫu biểu để các địa phương, cơ quan kiểm lâm hướng dẫn tổ chức cá nhân thực hiện được thống nhất từ Trung ương đến các địa phương.

Gia Lai, Thừa Thiên Huế.

Đề nghị Chi cục hướng dẫn cơ sở thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi vật nuôi theo mẫu số 16 và gửi thông báo bằng văn bản kèm sổ theo dõi cho cơ quan Kiểm lâm sở tại trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi.

18.

Điều 10 quy định xử lý mẫu vật nguy cấp quý hiếm, chỉ quy định biện pháp xử lý sau tịch thu, không đề cập việc xử lý đối với động vật sống phải bị tịch thu nhưng trong thời gian chưa xử lý xong (có trường hợp phải cứu hộ ngay hoặc thả về tự nhiên) phải chờ xử lý xong, có những vụ việc xác minh kéo dài dẫn đến động vật bị chết.

Đề nghị có hướng dẫn để làm rõ căn cứ tổ chức thực hiện.

Cà Mau

Đề nghị Quý Chi cục nghiên cứu điểm d, khoản 3, Điều 106, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 và Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 về hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự

19.

Điều 9 quy định khai thác các loài động thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thực hiện như đối với các loài thuộc phụ lục CITES. Nhưng tại Điều 12 chỉ quy định định trình tự thủ tục "khai thác từ tự nhiên", không quy định đối với khai thác thực vật nguy cấp, quý, hiếm được trồng tại rừng trồng, vườn nhà, trang trại, cây phân tán, cây bóng mát. Vì vậy về trình tự, thủ tục khai thác đối với các trường hợp này được thực hiện như thế nào. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT có hướng dẫn cụ thể.

Tại khoản 1, 2 Điều 9 theo quy định về thực hiện việc khai thác giữa các loài thuộc nhóm I, II và loài thuộc phụ lục I, II CITES không rõ ràng, khó thực hiện.

Bỏ 2 từ "thực hiện" sau cụm từ "các loài nhóm I, II" và bổ sung thêm cụm từ "thực hiện như" vào trước cụm từ "đối với các loài thuộc phụ lục I,II CITES".

Bắc Giang

Đối với thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được trồng tại rừng trồng, vườn nhà, trang trại thực hiện việc đăng ký cơ sở trồng cấy và ghi chép vào sổ theo dõi theo mẫu số 17. Việc khai thác phải cập nhật thông tin vào sổ theo quy định.

20.

Một số loài thực vật rừng, động vật rừng thuộc Nghị định 06 nhưng đồng thời thuộc danh mục loại thủy sản (theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản), cụ thể: ba ba gai và Ba ba Nam bộ, Giải khổng lồ, Giải Sin- hoe, Rùa đầu to, Rùa hộp ba vạch, Rùa hộp trán vàng miền Bắc, Rùa Trung Bộ. Như vậy, đang có sự chồng chéo về tên gọi các loài động thực vật rừng, các loài thủy sản và đơn vị quản lý; chưa nêu rõ loài nào là thủy sản và loài nào là động vật rừng.

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể để chồng chéo

Đồng Nai, Hậu Giang

Trong trường hợp một loài thuộc cả hai danh mục và thuộc phụ lục CITES có chế độ quản lý khác nhau thì tổ chức áp dụng nguyên tắc quản lý theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP (Cơ quan quản lý địa phương chủ động thống nhất báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đảm bảo quản lý đạt hiệu quả).

Đề nghị quý cơ quan căn cứ Luật Thủy sản và Điều 38 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP để xác định loài thuộc Danh mục thủy sản nguy cấp, quý, hiếm hoặc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

21.

Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (06/2019/NĐ-CP) và Nghị định 160/2013/NĐ-CP có một số loài tên Việt Nam trùng nhau nhưng tên khoa học không giống nhau như: Voọc xám, Mang lớn, Sơn dương, Quắm lớn (Cò quắm lớn), Ngan cánh trắng, Niệc mỏ vằn, Khướu ngọc linh, Rùa hộp trán vàng miền bắc.

Đề nghị có hướng dẫn sự khác nhau về tên khoa học của những loài này là do các loài này khác nhau hay cùng loài nhưng do tên khoa học mới thay đổi

Đồng Nai

Trường hợp cùng một loài nhưng tên khoa học tại các văn bản quy phạm pháp luật của cùng cấp thẩm quyền ban hành có sự khác nhau thì áp dụng khoản 3, Điều 156, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

22.

Loài Nai trong Nghị định này có tên khoa học là Rusa unicolor. Tuy nhiên trong các tài liệu, sách giáo khoa về động vật rừng hiện nay không có tên này, chỉ có tên khoa học loài Nai xám là Cervus unicolor

Đề nghị cho biết hai tên khoa học loài nai này là cùng một loài hay không

Đồng Nai

Tên khoa học quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP được cập nhật theo hệ thống phân loại mới của thế giới. Do đó, loài nai phân bố tại Việt Nam có tên khoa học là Rusa unicolor.

23.

Điều 8, Điều 9, Điều 10

Tên của Kiểm lâm các cấp chưa được làm rõ

Để thống nhất tên gọi Kiểm lâm tỉnh, Kiểm lâm huyện trên toàn quốc và phù hợp với các văn bản hiện hành qui định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm lâm đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố thống nhất tên gọi của Kiểm lâm tỉnh là Chi cục Kiểm lâm, Kiểm lâm huyện là Hạt Kiểm lâm.

Hưng Yên

Việc sử dụng tên gọi Kiểm lâm tại các Điều 8, Điều 10 phản ánh đúng hoàn cảnh áp dụng quy định: cơ quan Kiểm lâm tại nơi xảy ra sự việc. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo tuân thủ thống nhất tên gọi hiện nay của cơ quan Kiểm lâm Trung ương và địa phương theo quy định tại Luật Lâm nghiệp và Nghị định số 01/2019/NĐ-CP.

24.

Điều 12:

- Khoản 2 Điều 9 và khoản 2, khoản 3 hướng dẫn khai thác từ tự nhiên mẫu vật thuộc nhóm II Phụ lục II CITES có áp dụng được cho trường hợp thực hiện việc khai thác từ rừng trồng mẫu vật thuộc nhóm I, Phụ lục I CITES, nhóm II Phụ lục II CITES không.

Đề nghị bổ sung quy định

- Chưa nêu rõ Trình tự, thời gian thực hiện, thẩm quyền cấp giấy phép khai thác. Kiến nghị bổ sung để thực hiện tốt thủ tục này trong thời gian tới

Đề nghị hướng dẫn, làm rõ “Khai thác từ tự nhiên” ở đây bao gồm những trường hợp nào? Đối với khai thác thực vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc Phụ lục I và Phụ lục II CITES có nguồn gốc tự nhiên sót lại trên nương rẫy được quy định như thế nào?

Lạng Sơn, Hậu Giang, Đăk Lăk.

- Khoản 2 Điều 9 và khoản 2, khoản 3 Điều 12 không áp dụng cho trường hợp khai thác từ rừng trồng.

- Tổ chức, cá nhân chủ động trong hoạt động khai thác mẫu vật thuộc nhóm I, nhóm II, Phụ lục I, Phụ lục II CITES từ cơ sở trồng đã đăng ký mã số và cập nhật vào sổ theo dõi (mẫu số 17).

- Điều 12 không quy định cấp giấy phép khai thác mà quy định định cụ thể các trường hợp được phép khai thác; tổ chức, cá nhân khai thác phải xây dựng phương án theo mẫu và chịu sự giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành.

Khái niệm “khai thác” quy định tại khoản 9 Điều 3 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP. Các trường hợp khai thác mẫu vật thuộc Phụ lục I và Phụ lục II CITES đều phải tuân thủ quy định tại Điều 12.

25.

Điều 12 quy định việc khai thác động, thực vật rừng hoang dã, quý, hiếm từ tự nhiên:

- Có phương án khai thác theo Mẫu số 01 và Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo NĐ06;

- Trước khi thực hiện hoạt động khai thác phải thông báo cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp hoặc thủy sản cấp tỉnh để giám sát thực hiện;

- Khai thác không ảnh hưởng tiêu cực đến bảo tồn và phát triển bền vững của quần thể;

- Thực hiện đúng các quy định của pháp luật Việt Nam và CITES về khai thác mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp làm rõ:

a) Khai thác mẫu vật thuộc Phụ lục II CITES thì tiêu chuẩn “phát triển bền vững” là như thế nào?

b) Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm có cần cấp phép không (phê duyệt phương án khai thác)? Nếu phải cấp phép thì cơ quan nào thực hiện cấp phép?

Lào Cai

a) Là đánh giá toàn diện kích cỡ của quần thể và có phương án khai thác theo độ tuổi của mẫu vật (tùy thuộc đặc điểm sinh học của từng loài để quyết định phương án khai thác và loại mẫu vật khai thác, thời điểm khai thác để đảm bảo hoạt động khai thác không làm suy thoái quần thể, không tác động tiêu cực đến sự phát triển của quần thể.

b) Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thực hiện quy định tại điểm b, khoản 3, Điều 12.

26.

Điều 14, khoản 1 Điều 15 theo quy định về điều kiện nuôi động vật rừng, theo đó có nhiều cơ sở nuôi động vật rừng nhỏ lẻ để làm cảnh có nguồn gốc chủ yếu được tặng cho, không đủ điều kiện cũng như khả năng thực hiện đăng ký cấp mã số cơ sở nuôi động vật rừng. Vậy có cần thiết cấp mã số cho những trường hợp này không?

 

Bến Tre

Tất cả các cơ sở nuôi, trồng các loài thuộc Danh mục I-A; I-B; II-A; II-B và thuộc phụ lục CITES đều phải đăng ký và cấp mã số cơ sở nuôi, trồng theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18, không phân biệt quy mô.

27.

Bổ sung mục trách nhiệm của các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất khi có thay đổi đối với các loài thuộc Phụ lục I CITES về Chi cục Kiểm lâm để theo dõi.

Hải Phòng

Nội dung này được quy định tại Điều 14, Điều 15 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

28.

Điểm c khoản 1 Điều 15: "loài nuôi là loài được cơ quan khoa học CITES Việt Nam công bố có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát; và được cơ quan khoa học CITES Việt Nam xác nhận bằng văn bản việc nuôi sinh sản, sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài có liên quan trong tự nhiên". Tuy nhiên chưa có công bố danh sách các loài nuôi có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát. Đồng thời chưa có cụ thể cơ quan khoa học CITES Việt Nam nào để địa phương gửi văn bản xác nhận nuôi sinh sản sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi có liên quan trong tự nhiên.

Câu hỏi: cần có công bố danh sách các loài nuôi có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát và chỉ định cơ quan khoa học CITES

Công bố danh sách các loài nuôi có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ trong môi trường có kiểm soát và chỉ định cơ quan khoa học CITES.

Quảng Bình; Thái Bình; Bến Tre; Cà Mau; Đồng Tháp; Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Trị, Đăk Nông.

1. Tổng cục đang tham mưu cho Bộ ban hành tiêu chí để chỉ định Cơ quan Khoa học CITES VN và ban hành Quyết định chỉ định Cơ quan khoa học CITES Việt Nam theo quy định.

2. Những loài đã được các Cơ quan khoa học CITES xác nhận theo quy định tại Nghị định 82/2006/NĐ-CP được coi là những loài có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ nếu cơ sở nuôi đáp ứng quy định tại khoản 19, Điều 3.

Lưu ý: một loài được cơ quan khoa học công bố có khả năng sinh sản liên tiếp qua nhiều thế hệ chỉ là một trong các điều kiện để cơ quan cấp mã số xem xét.

29.

- Điểm c khoản 1 Điều 15 xử lý đối với trường hợp người dân có đăng ký gây nuôi động vật quý hiếm trong khi cơ quan khoa học CITES tại Việt Nam chưa công bố danh mục các loài động vật hoang dã nguy cấp có khả năng gây nuôi sinh sản về mục đích thương mại?

Đề nghị quy định cụ thể.

Lạng Sơn, Điện Biên, Hải Dương

- Xem phần nội dung câu số 28.

Trong trường hợp cơ quan quản lý cấp tỉnh không xác định được một loài có khả năng gây nuôi sinh sản vì mục đích thương mại hay không thì có thể tham vấn với cơ quan có liên quan theo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP.

30.

điểm b, khoản 1, điều 15

Quy định ”…, vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh”, nội dung này chưa rõ như về phòng ngừa dịch bệnh gồm những hồ sơ gì? Quy định về vệ sinh môi trường là cam kết, đánh giá tác động hay kế hoạch bảo vệ môi trường….

Ban hành rõ quy định về thú y và môi trường phải thực hiện

Đồng Nai, Hải Phòng, Quảng Nam

Quy định về vệ sinh môi trường, phòng ngừa dịch bệnh không thuộc điều chỉnh của Nghị định này.

Đề nghị Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đồng Nai nghiên cứu Luật Thú y, Luật Bảo vệ môi trường để đảm bảo việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đạt hiệu quả.

31.

a) Tại Điều 15 và Điều 18 đối với hộ gia đình trồng thực vật nguy cấp quý hiếm có nguồn gốc hợp pháp tại vườn nhà, trang trại, cây trồng phân tán với số lượng ít nhỏ lẻ thì việc quy định phải lập phương án trồng, lập sổ theo dõi theo mẫu và định kỳ báo cáo cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh (theo quy định tại điều 15), đăng ký mã số và cấp mã số (theo quy định tại điều 18) là hết sức khó khăn, gây phiền hà cho người dân.

b) Theo quy định tại Điều 18, cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm cấp mã số cơ sở nuôi trồng các loài nguy cấp quý hiếm nhóm II và các loài thuộc phụ lục II, III CITES; nội dung mã số theo mẫu số 08. Tuy nhiên mẫu số 08 không có nội dung xác nhận của cơ quan cấp mã số cơ sở nuôi, trồng. Do đó khi cấp giấy chứng nhận theo mẫu 08 có phải ký đóng dấu xác nhận cơ quan cấp mã số cơ sở nuôi trồng hay không.

 

Bắc Giang

a) Các loài quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP là các loài nguy cấp phải được quản lý đảm bảo truy xuất nguồn gốc và phát triển bền vững, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân nuôi trồng. Do đó, không áp dụng miễn trừ cho bất kỳ cơ sở nào.

b) Nếu mẫu vật nuôi, trồng thuộc danh mục ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và phụ lục CITES thì phải đăng ký mã số cơ sở theo quy định tại Điều 15, 17 và 18 của Nghị định.

Việc cấp mã số cơ sở nên được thực hiện dưới dạng văn bản đính kèm sổ theo dõi quy định tại mẫu số 16 và mẫu số 17.

32.

Điều 41: Nghị định không quy định các cơ sở nuôi, trồng vì mục đích thương mại thành lập trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, có thực hiện việc gửi sổ tới cơ quan có thẩm quyền để cấp mã số thay cho giấy chứng nhận đăng ký nuôi trồng hay không?

Đề nghị cấp mã số theo quy định tại Nghị định này để quản lý thống nhất

Đồng Nai, Hải Dương

Các cơ sở nuôi, trồng vì mục đích thương mại thành lập trước khi Nghị định số 06/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, phải thực hiện mở sổ theo dõi hoạt động theo mẫu số 16, mẫu số 17 và gửi tới cơ quan cấp mã số để được cấp mã số và quản lý.

33.

Điều 16 thời hạn cấp mã số trại nuôi cần được quy định cụ thể đối với cả loài động vật nguy cấp quý hiếm và động vật rừng thông thường. Lý do: các trại nuôi những loài động vật hung dữ như rắn gấu ... theo thời gian có thể bị xuống cấp, vật nuôi có thể thoát ra ngoài khỏi môi trường có kiểm soát , gây nguy hiểm cho cộng đồng dân cư xung quanh ; các loài động vật thông thường có thể bị nhiễm bệnh lây truyền...

Nội dung hỏi: các trại nuôi có thể bị xuống cấp theo thời gian nên cần phải có thời hạn của mã số

Quy định thời gian cấp mã số trại nuôi để đảm bảo chủ trại nuôi có hoạt động tu bổ sửa chữa chuồng trại để đảm bảo an toàn, trường hợp chủ trại nuôi không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thì không tiến hành cấp mới hoặc cấp đổi mã số trại nuôi

Yên Bái; Lào Cai, Kiên Giang, Quảng Nam.

- Điều 9 Nghị định số 06 quy định việc nuôi, trồng các loài nhóm I, nhóm II thực hiện theo quy định đối với loài thuộc Phụ lục I, II CITES.

- Thời gian cấp mã số đã được quy định rõ tại khoản 5, Điều 17 và khoản 4, Điều 18 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

34.

- Điều 16 thông tin kiểm tra mã số cơ sở nuôi về nội dung quy cách đánh dấu: Khó thể hiện, một số cơ sở nuôi không thực hiện cụ thể việc đánh dấu mẫu vật nuôi; Chi cục Kiểm lâm không có tài liệu, trình độ chuyên môn và kỹ thuật nuôi, đánh dấu từng loài.

Bỏ nội dung thông tin về quy cách đánh dấu.

Lạng Sơn

Đánh dấu mẫu vật được quy định tại khoản 2, Điều 72, Luật Lâm nghiệp năm 2017 và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

Việc đánh dấu mẫu vật do chủ cơ sở thực hiện đảm bảo tuân thủ quy định tại Chương IV, Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT.

35.

Tại điểm a khoản 6 Điều 17 quy định xử lý động vật, thực vật do chủ cơ sở nuôi,... tự nguyện trao trả cho nhà nước... gửi thông báo tới Chi cục Kiểm lâm.

Câu hỏi: để thực hiện tốt điểm a khoản 6 Điều 17 thì cần phải có mẫu biểu

Cần có mẫu biểu để các địa phương, cơ quan kiểm lâm hướng dẫn tổ chức cá nhân thực hiện được thống nhất từ Trung ương đến các địa phương.

Gia Lai

Ghi nhận đề xuất này, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ tham mưu Bộ Nông nghiệp và PTNT trong quá trình xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 90/2008/TT-BNNPTNT về xử lý động vật rừng sau tịch thu.

36.

Tại Nghị định 06/2019-NĐ-CP chưa có quy định cụ thể đối với:

a. Xử lý mẫu vật các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc phụ lục CITES do:

- Cơ sở gây nuôi có nguồn gốc hợp pháp bị chết (quyền, nghĩa vụ của chủ cơ sở và nhiệm vụ của cơ quan quản lý);

- Người dân tự nguyện trao trả cho nhà nước (không có nguồn gốc hợp pháp);

- Bị mất nơi sinh sống tự nhiên hoặc bị lạc

b. Các cơ sở nuôi động vật rừng và thực vật rừng sau khi được cấp mã số và tiếp tục nhập thêm loài mới có đăng ký bổ sung các thông tin cho cơ quan quản lý không hoặc chủ cơ sở mở bổ sung một cơ sở mới ở trên địa bàn cùng ấp/thôn, xã, huyện, hồ sơ tiếp nhận như thế nào?

a. Hướng xử lý

Nếu không bị bệnh truyền nhiễm nên để cơ sở xử lý theo hướng làm tiêu bản trưng bày phục vụ bảo tồn, giáo dục.

- Giao cho các Bảo tàng về động vật, trung tâm nghiên cứu giáo dục về động vật.

b. Phải đăng ký bổ sung vào mã số đã được cấp

Đồng Nai, Lạng Sơn

a) Khoản 6, Điều 17, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP quy định việc xử lý động vật, thực vật do chủ cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả cho nhà nước. Các trường hợp khác cần xem xét cụ thể để xử lý theo quy định của pháp luật.

Quý Chi cục nghiên cứu Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 về hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự.

b) Trường hợp bổ sung loài mới đối với cơ sở đã đăng ký mã số, chủ cơ sở gửi phương án nuôi, trồng tới cơ quan cấp mã số để được xem xét về điều kiện nuôi, trồng và thực hiện mở sổ theo dõi cho loài mới bổ sung.

Đối với trường hợp thành lập cơ sở mới, chủ cơ sở phải lập hồ sơ đăng ký cấp mã số theo quy định tại Điều 17, Điều 18, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

37.

Điểm b khoản 3 Điều 18

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan quy định tại khoản 1 điều này có trách nhiệm cấp mã số. Tuy nhiên để đảm bảo điều kiện nuôi trồng, cơ quan cấp mã số phải gửi văn bản xác nhận nuôi sinh sản, sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài có liên quan trong tự nhiên đến cơ quan khoa học CITES Việt Nam. Vấn đề này còn một số bất cập như sau: thời gian quy định 5 ngày không đủ để thực hiện thủ tục hành chính này; Nghị định chưa quy định rõ về thời gian cơ quan khoa học CITES Việt Nam trả lời văn bản xác nhận nuôi sinh sản, sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài có liên quan trong tự nhiên

Điều chỉnh thời gian phù hợp; quy định về thời gian trả lời bằng văn bản của cơ quan khoa học CITES Việt Nam về văn bản xác nhận nuôi sinh sản sinh trưởng không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài nuôi và các loài có liên quan trong tự nhiên.

Quảng Bình

Điểm b khoản 3 Điều 18 quy định rõ: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm cấp mã số. Trường hợp cần kiểm tra thực tế các điều kiện, nuôi, trồng quy định tại Điều 14, Điều 15 NĐ này, cơ quan cấp mã số chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện, nhưng thời hạn cấp không quá 30 ngày. Như vậy, trường hợp cần tham vấn thì thời gian xử lý không quá 30 ngày. Do vậy, trong quá trình tham vấn bằng văn bản Cơ quan khoa học CITES đề nghị Quý Chi cục ghi rõ thời gian đề nghị Cơ quan khoa học trả lời, đảm bảo thời gian xử lý hồ sơ theo quy định.

38.

Khoản 17, 18 Điều 3; Điều 17, 18:

Theo khái niệm về nuôi sinh trưởng thì các cơ sở nuôi cá sấu hiện tại ở Bến Tre không đủ điều kiện là cơ sở nuôi sinh trưởng động vật hoang dã. Vậy có thực hiện việc cấp mã số cơ sở nuôi cho những trường hợp này không?

 

Bến Tre

Trong trường hợp cơ sở nuôi cá sấu không đáp ứng cơ sở nuôi sinh sản thì tùy vào nguồn gốc mẫu vật cơ sở có được để xác định mã nguồn. Cơ sở nuôi vệ tinh của một cơ sở nuôi sinh sản khác đã được đăng ký cần thực hiện việc đăng ký mới dưới mã của cơ sở chuyển giao mẫu vật đảm bảo tuân thủ nguyên tắc truy xuất nguồn gốc và năng lực sản xuất của cơ sở chuyển giao, phục vụ xác định trong quá trình cấp phép xuất khẩu.

Trong trường hợp cơ sở thực hiện việc kinh doanh mẫu vật sống có nguồn gốc nuôi từ cơ sở đã đăng ký hợp pháp thì mở sổ theo dõi theo Mẫu số 14 quy định tại Điều 29

39.

- Điều 18 đề nghị cụ thể đối tượng áp dụng đối với quy định đăng ký mã số cơ sở trồng các loài thực vật nguy cấp quý hiếm; Đối với các trường hợp hộ gia đình, người dân trồng số lượng ít (ví dụ 1 cây đến 10 cây) loài thực vật nguy cấp, quý, hiếm thì có cần đăng ký mã số cơ sở trồng

Đề nghị quy định cụ thể.

Lạng Sơn

Việc đăng ký cấp mã số cơ sở đối với loài thuộc Phụ lục II (Nhóm II) đã được quy định tại Điều 18, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP, không quy định quy mô, số lượng, loại hình đầu tư, kinh doanh.

40.

Kiến nghị bổ sung quy định về việc bắt buộc đánh dấu mẫu vật thế hệ F1 các loại thuộc nhóm IB để làm cơ sở cho việc kiểm tra, quản lý các cơ sở chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày các loài này.

 

Bến Tre

Đề nghị nghiên cứu khoản 19 Điều 3; điểm d khoản 1 Điều 15 và mục 12 mẫu số 04 của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

41.

Điều 16, Điều 17 và Điều 18 quy định về cấp mã số thay cho cấp giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi các loài thuộc phụ lục.

Việc quy định hồ sơ phải có phương án nuôi đối với các tổ chức, cá nhân đã gây nuôi hợp pháp theo quy định trước đây sẽ gây phiền hà cho tổ chức, cá nhân này.

Quy định Cá sấu từ nhóm IIB lên nhóm IB và thuộc phụ lục I CITES phải do cơ quan CITES Việt Nam cấp mã số vì mục đích thương mại phải đăng ký Ban thư ký sẽ CITES, tuy nhiên trước đây Cá sấu thuộc nhóm IIB và giao Chi cục Kiểm lâm tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi, mà tại địa phương đây là loài nuôi chính của các cơ sở trang trại và hộ dân chủ yếu là nuôi thương mại (có hộ chỉ nuôi 20 - 30 con, loại hình sinh trưởng) đồng thời nếu Ban thư ký không đồng ý thì xử lý thế nào. Các vấn đề này sẽ là khó khăn lớn ảnh hưởng nhiều đến việc nuôi của tổ chức, cá nhân.

Biểu mẫu về mã số chưa rõ ràng, chưa đúng mẫu 01 văn bản hành chính theo quy định (mẫu số 08).

Cần nghiên cứu có hướng dẫn xử lý các trường hợp các cơ sở, hộ gia đình đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký gây nuôi trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành. Có hướng dẫn mẫu biểu số 08 để triển khai thực hiện.

Cà Mau, Bạc Liêu

Cá sấu nước ngọt hiện thuộc Nhóm I-B và Phụ lục I CITES, do đó tất cả các cơ sở nuôi loài này đều phải lập hồ sơ đăng ký với Cơ quan quản lý CITES Việt Nam để xem xét, cấp mã số cơ sở theo quy định tại khoản 2, Điều 17, Nghị định số 06/2019/NĐ-CP không có trường hợp ngoại lệ.

Các cơ sở nuôi đã được cấp giấy chứng nhận thực hiện việc ghi chép sổ theo dõi theo quy định gửi về cơ quan quản lý CITES Việt Nam để được cấp mã số cơ sở. Các cơ sở nuôi không đáp ứng điều kiện đăng ký với Ban Thư ký CITES thì chỉ được phép kinh doanh nội địa không được cấp giấy phép CITES xuất khẩu.

Hiện Việt Nam chỉ có 10 cơ sở gây nuôi cá sấu nước ngọt đã được Ban thư ký CITES quốc tế công nhận mới được phép xuất khẩu.

Việc đưa loài cá sấu nước ngọt từ Nhóm II-B lên Nhóm I-B là đảm bảo thống nhất chế độ quản lý của một loài phù hợp với quy định của quốc tế.

42.

a) Không có hướng dẫn xử lý đối với trường hợp đã cấp giấy chứng nhận nuôi trồng động thực vật hoang dã nguy cấp quý hiếm và động vật hoang dã thông thường.

b) Đối với cơ sở nuôi động vật rừng thông thường thì Nghị định không hướng dẫn cấp mã số cơ sở nuôi sinh trưởng, sinh sản trong khi sổ theo dõi lại có mã số cơ sở nuôi

c) Không hướng dẫn đối với trường hợp cấp thẩm quyền cấp mã số cơ sở thay đổi so với trước kia: trường hợp đã cấp giấy chứng nhận nuôi trồng động thực vật hoang dã thuộc phụ lục I CITES đồng thời thuộc nhóm IIA, IIB theo Nghị định 32 do Chi cục Kiểm lâm cấp nay thuộc phụ lục I CITES đồng thời thuộc nhóm IA IB theo nghị định 06 thuộc thẩm quyền cấp mã số của cơ quan quản lý CITES Việt Nam; trường hợp trước khi là động vật rừng thông thường do Hạt kiểm lâm cấp giấy chứng nhận nay thuộc danh mục động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm nhóm IIB do Chi cục Kiểm lâm cấp mã số.

d) Sâm ngọc linh đã được gây trồng từ rất lâu nhưng Nghị định này đưa cây sâm Ngọc Linh vào nhóm IA khó khăn trong việc nuôi trồng, khai thác, vận chuyển, mua bán.

Đề nghị xem xét, làm rõ các vấn đề này.

Kon Tum, Hải Dương

a) Các cơ sở nuôi, trồng đã được cấp giấy chứng nhận thì mở sổ theo dõi và gửi về Cơ quan cấp mã số theo quy định.

b) Đối với cơ sở nuôi động vật rừng thông thường thì trong sổ theo dõi bỏ trống phần mã số cơ sở nuôi.

c) Tất cả các cơ sở nuôi, trồng loài thuộc Nhóm II trước đây nhưng hiện tại thuộc Nhóm I theo quy định của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP bắt buộc phải lập hồ sơ đăng ký cấp mã số cơ sở theo quy định tại Điều 17.

d) Hoạt động trồng, khai thác, vận chuyển, mua bán sâm ngọc linh phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP.

Việc trồng sâm Ngọc Linh được nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để kinh doanh thương mại, đề nghị Chi cục hướng dẫn tổ chức, cá nhân đăng ký mã số cơ sở để đảm bảo phân biệt giữa mẫu vật trồng cấy nhân tạo và mẫu vật khai thác từ tự nhiên và hoạt động quản lý truy xuất nguồn gốc theo quy định.

43.

Điều 18/Khoản 3/Điểm c

Hướng dẫn cách gửi thông tin cấp mã số trại về Cơ quan Thẩm quyền quản lý Cites Việt Nam

Thống nhất mẫu gửi thông tin, Cơ quan tiếp nhận các miền. Đề xuất gửi qua thư điện tử.

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai

Cơ quan quản lý địa phương có thể gửi thông tin cấp mã số cơ sở về Cơ quan quản lý CITES Việt Nam thông qua văn bản hoặc thư điện tử: cites_vn.kl@mard.gov.vn (qua hệ thống chính phủ điện tử).

44.

Khoản 1, Điều 18: Quy định cơ quan cấp mã số chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra điều kiện nuôi, trồng các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Nhưng không quy định các cơ quan liên quan.

Đề nghị quy định cụ thể các cơ quan liên quan là những đơn vị nào để giúp đơn vị chủ trì có căn cứ mời tham gia.

Đồng Nai

Cơ quan liên quan đến tổ chức thực thi Nghị định này được quy định tại các Điều 33, Điều 34, Điều 38, Điều 39.

45.

Điểm b khoản 2 Điều 29 chỉ quy định việc chế biến kinh doanh... vì mục đích thương mại đối với các loài thực vật thuộc phụ lục I CITES có nguồn gốc trồng cấy nhân tạo.

Nhưng không quy định đối với các loại thực vật thuộc Phụ lục II, III CITES. Do đó đối với các loại thực vật thuộc Phụ lục II, III có được chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày vì mục đích thương mại hay không.

Nên sửa thuật ngữ phụ lục I CITES thành các phụ lục CITES.

Bắc Giang

Mẫu vật các loài thực vật thuộc Phụ lục II, III được chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày vì mục đích thương mại theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 29 (thực vật thuộc Phụ lục II được khai thác từ tự nhiên theo quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 12 và mẫu vật từ cơ sở trồng cấy nhân tạo theo quy định tại Điều 18).

46.

Tại điểm c, khoản 1, Điều 30: Quy định việc vận chuyển, cất giữ mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã thuộc Phụ lục CITES phải đảm bảo an toàn cho mẫu vật sống và người có liên quan trong quá trình vận chuyển và tại cơ sở tiếp nhận mẫu vật. Như vậy, trong thành phần hồ sơ đề nghị vận chuyển, cá nhân, tổ chức đề nghị phải cung cấp giấy tờ gì để chứng minh nơi tiếp nhận mẫu vật đủ điều kiện (giấy xác nhận, mã số cơ sở …).

Quy định rõ thành phần chứng minh nơi tiếp nhận mẫu vật đủ điều kiện

Đồng Nai

Đảm bảo an toàn cho mẫu vật sống và người có liên quan trong quá trình vận chuyển và tại cơ sở tiếp nhận mẫu vật là điều kiện bắt buộc đối với việc vận chuyển, cất giữ mẫu vật sống các loài thuộc Phụ lục CITES. Đây là quy định chung của Công ước CITES (Nghị quyết 10.21 về vận chuyển mẫu vật sống) và quy định của Luật Chăn nuôi. Tuỳ thuộc mẫu vật vận chuyển phải có yêu cầu về điều kiện vận chuyển mẫu vật sống và điều kiện. lưu giữ tại nơi tiếp nhận theo đặc tính sinh học của mẫu vật vận chuyển và thuộc trách nhiệm kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý chuyên ngành.

47.

Điều 31: Quy định Cơ quan khoa học CITES Việt Nam là cơ quan giám định mẫu vật CITES. Như vậy đối với các địa phương có đội ngũ giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp có được thực hiện giám định hay không.

 

Đồng Nai

Có, giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp nếu đáp ứng đủ các tiêu chuẩn và đã được bổ nhiệm theo quy định tại Luật Giám định tư pháp thì được thực hiện chức năng giám định mẫu vật các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES.

48.

Tại Nghị định 06/2019-NĐ-CP chưa có quy định cụ thể đối với:

a. Xử lý mẫu vật các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc phụ lục CITES do:

- Cơ sở gây nuôi có nguồn gốc hợp pháp bị chết (quyền, nghĩa vụ của chủ cơ sở và nhiệm vụ của cơ quan quản lý);

- Người dân tự nguyện trao trả cho nhà nước (không có nguồn gốc hợp pháp);

- Bị mất nơi sinh sống tự nhiên hoặc bị lạc

a. Hướng xử lý

Nếu không bị bệnh truyền nhiễm nên để cơ sở xử lý theo hướng làm tiêu bản trưng bày phục vụ bảo tồn, giáo dục.

Giao cho các Bảo tàng về động vật, trung tâm nghiên cứu giáo dục về động vật.

b. Phải đăng ký bổ sung vào mã số đã được cấp

Đồng Nai

Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 06/2019/NĐ-CP quy định việc xử lý động vật, thực vật do chủ cơ sở nuôi, trồng tự nguyện trao trả cho nhà nước. Các trường hợp khác cần xem xét cụ thể để xử lý theo quy định của pháp luật.

Quý Chi cục nghiên cứu Điều 7 Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 về hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự

49.

Khoản 1 Điều 38 Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh có thể thực hiện việc ủy quyền cho hạt kiểm lâm cấp huyện thực hiện việc kiểm tra cơ sở nuôi trồng các loài nguy cấp quý hiếm trên địa bàn không?

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể.

Lạng Sơn

Nội dung này thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của Cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh theo quy định của pháp luật hiện hành.

50.

Khoản 1, Điều 38 quy định cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý, kiểm tra các cơ sở nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp. Không hợp lý do công chức Kiểm lâm cấp tỉnh của các Chi cục Kiểm lâm hiện nay phụ trách công tác quản lý ĐVHD thường không quá 02 người và phải thực hiện nhiều công việc chuyên môn khác, trong khi đó lực lượng công chức Kiểm lâm sở tại phân bố đều tại các huyện, thường xuyên thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát địa bàn xã nhưng không được giao trách nhiệm quản lý, điều này gây khó khăn cho Kiểm lâm cấp tỉnh. Tuy nhiên, theo khoản 1, điều 7, Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản, thẩm quyền xác nhận hồ sơ lâm sản hợp pháp do Kiểm lâm sở tại thực hiện (có sự chồng chéo nhiệm vụ).

Đề nghị giao nhiệm vụ quản lý đối với các cơ sở nuôi, trồng cho Chi cục Kiểm lâm là được không nên nêu đích danh bộ phận nào của lực lượng Kiểm lâm

Đồng Nai, Đăk Lăk

Đề nghị của Chi cục đã được quy định tại khoản 1 Điều 38 theo quy định của pháp luật hiện hành..

 

Chương V

 

 

 

51.

- Điều 41 trường hợp các cơ sở nuôi động vật rừng loài nguy cấp quý hiếm đã được cấp giấy chứng nhận gây nuôi trước khi Nghị định 06/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, Chi cục Kiểm lâm có cần thu hồi lại giấy chứng nhận gây nuôi cũ, cấp mã số cơ sở nuôi theo quy định mới?

Đề nghị có hướng dẫn cụ thể.

Lạng Sơn, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc

Chi cục Kiểm lâm tiến hành cấp mã số cơ sở theo quy định tại Điều 18 (giấy chứng nhận gây nuôi theo Nghị định số 82/2006/NĐ-CP đã hết hiệu lực thi hành).

52.

Nghị định 06/2019/NĐ-CP vừa có hiệu lực thi hành trong thời gian ngắn, tuy nhiên chưa có các Thông tư hướng dẫn cụ thể về việc thi hành Nghị định này.

Nên Tổng cục Lâm nghiệp cần có các khóa tập huấn cho lực lượng Kiểm lâm thực hiện nhiệm vụ này ở các đơn vị để có thể thực hiện tốt công tác bảo tồn thiên nhiên ở địa phương.

Thừa Thiên Huế

Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định chi tiết các nội dung Luật Lâm nghiệp giao và không có Thông tư hướng dẫn Nghị định này.

Trong thời gian tới, Tổng cục Lâm nghiệp sẽ tổ chức các khoá tập huấn phổ biến các nội dung của Nghị định cho các đối tượng liên quan.

V. THÔNG TƯ SỐ 27/2018/TT-BNNPTNT NGÀY 16/11/2018 CỦA BỘ NN&PTNT QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, TRUY XUẤT NGUỒN GỐC LÂM SẢN

TT

Nội dung khó khăn, vướng mắc Đề xuất, kiến nghị của địa phương

Địa phương

Nội dung giải đáp

1.

Điều 2 quy định hộ kinh doanh là tổ chức, như vậy khi hộ kinh doanh vi phạm hành chính có bị xử phạt như tổ chức

Gia Lai, Đồng Nai

Khi xử lý vi phạm hành chính thì thực hiện theo các quy định về xử lý vi phạm hành chính; vì vậy khi xác định đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân thì thực hiện theo quy định tại Điều 2 Nghị định 35//2019/NĐ-CP

2.

Đề nghị bổ sung Điều 3: Giải thích từ ngữ: Nên giải thích từ điều 19 đến điều 25 giải thích từ ngữ: Bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán có cần phải chứng thực, công chứng hay không để thống nhất.

Bạc Liêu, Bến Tre, Gia Lai

Tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định:“Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc”

Vì vậy, bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán quy định tại Thông tư số 27 là bản chụp từ bản chính, không nhất thiết phải có chứng thực, công chứng.

3.

Điểm g khoản 1 Điều 4, xác định số lượng khối lượng lâm sản:

Việc phải ghi số hiệu của từng lóng có đường kính đầu nhỏ từ 6 cm trở lên, chiều dài từ 1 m trở lên, chủ lâm sản sẽ gặp khó khăn vì khối lượng rất lớn, nhất là đối với gỗ rừng trồng (Keo, Tràm, Đước) Đề xuất hướng dẫn cụ thể.

Bình Định, Quảng Nam, Cà Mau, Hà Tĩnh, Đồng Nai

Mẫu số 01: Bảng kê lâm sản ban hành kèm theo Thông tư số 27 đã quy định: “Đối với gỗ quy định tại điểm g khoản 1 Điều 4 Thông tư này thì ghi chi tiết số hiệu từng lóng, hộp, thanh, tấm; trường hợp gỗ cùng loài, cùng kích thước có thể ghi chung một số hiệu; trường hợp gỗ được dán nhãn đánh dấu thì ghi số hiệu nhãn”. Theo đó, đối với gỗ có cùng loài, cùng kích thước thì có thể ghi một dòng, tính chung số lượng lóng (cột E) để có tổng khối lượng gỗ.

4.

Sửa đổi, bổ sung Điều 4: Đề nghị xem xét bổ sung quy định, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT về cách thức thực hiện đánh số hiệu gỗ tròn, gỗ xẻ để thực hiện thống nhất.

Lý do: Điểm g khoản 1 Điều 4 mới quy định đối tượng phải ghi số hiệu, không quy định việc ghi số hiệu bảo đảm sự thống nhất. Do vậy, thực tế thực hiện thiếu thống nhất, nên việc truy xuất nguồn gốc gỗ dựa trên hồ sơ lâm sản trong nhiều trường hợp không thực hiện được.

Thực tế, một số tổ chức đã có kiến nghị bỏ quy định ghi số hiệu trong trường hợp đo tính khối lượng gỗ bằng phương pháp cân trọng lượng để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.

Hiện nay, ngoài Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 355:1970 về gỗ -phương pháp chọn rừng, chọn cây và cưa khúc để nghiên cứu tính chất cơ lý, chưa có văn bản nào quy định việc ghi số hiệu. Việc ghi số hiệu theo Tiêu chuẩn này nếu vận dụng thì không bảo đảm truy xuất được nguồn gốc gỗ do thiếu thông tin.

Bổ sung quy định chung về việc ghi số hiệu đối với gỗ tròn, gỗ xẻ theo hướng gồm số và ký hiệu.

Ví dụ: gỗ rừng trồng có thể ghi số hiệu gồm chữ cái viết tắt rừng trồng (RT) và số được ghi theo thứ tự từ 01 đến n; giữa số và ký hiệu có gạch nối. Ngoài ra, có thể bổ sung thông tin khác, như: Tên chủ rừng (viết tắt chữ cái đầu của họ và tên), địa danh: số hiệu lô,...

Tuyên Quang

- Để thông thoáng, chủ động, không gây khó khăn và nâng cao trách nhiệm của chủ gỗ; Thông tư không quy định cụ thể hình thức ghi số hiệu mà do chủ gỗ tự quyết định; số hiệu trên gỗ và tại bảng kê lâm sản phải khớp để đối chiếu trong khi kiểm tra, giám sát.

- Trường hợp gỗ khai thác cùng loài, cùng kích thước có thể ghi chung một số hiệu trong bảng kê lâm sản được hướng dẫn tại mục 4 phần ghi chú tại Mẫu số 01.

5.

Tại điểm c, khoản 1, Điều 5 của Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về Bảng kê lâm sản

“g) Đối với gỗ tròn có kích thước quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này trở lên và gỗ xẻ có chiều dài 01 mét trở lên, chiều rộng 20 cm trở lên, chiều dày 05 cm trở lên phải ghi số hiệu của từng lóng, thanh, tấm, hộp gỗ vào mặt cắt ngang của gỗ.” Như vậy đối với gỗ tròn có đủ kích thước quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này gồm: gỗ tròn có đường kính đầu nhỏ từ 10 cm đến dưới 20 cm, chiều dài từ 01 mét trở lên hoặc có đường kính đầu nhỏ từ 20 cm trở lên, chiều dài từ 30 cm trở lên. Đối với gỗ rừng trồng, rừng tràm, rừng ngập mặn có đường kính đầu nhỏ từ 06 cm trở lên, chiều dài từ 01 mét trở lên, khi lập bảng kê lâm sản phải ghi số hiệu của từng lóng vào mặt cắt ngang của gỗ. Việc quy định lập bảng kê lâm sản như vậy đối với lâm sản gỗ rừng trồng, rừng tràm là chưa hợp lý, vì lâm sản có đường kính nhỏ, số lượng nhiều lóng, khúc, hơn nữa trên thực tế có nhiều trường hợp chủ lâm sản khi khai thác, xuất bán xác định đơn vị tính là ster hoặc kg.

Đồng Nai

Tại phần chú thích của mẫu bảng kê lâm sản (Mẫu số 1) đã hướng dẫn: đối với gỗ có cùng loài, cùng kích thước thì có thể ghi chung một số hiệu.

Điểm e khoản 1 Điều 4 Thông tư 27 đã quy định rõ các trường hợp có thể tính bằng ste, kg v.v...

6.

Điều 5, khoản 1 và khoản 2:

- Bảng kê lâm sản:

Thứ nhất, mẫu số 01-áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ và mẫu số 02- áp dụng cho sản phẩm gỗ chỉ phù hợp khi cơ sở chế biến, thương mại lâm sản lập bảng kê xuất bán, vận chuyển.

Thứ hai, trong lập hồ sơ vi phạm hành chính, hình sự hai mẫu BKLS không phù hợp để áp dụng.

Thứ ba, trong BKLS không có mục tên lâm sản là tên địa phương, không có mục nhóm gỗ gây khó khăn trong việc xử lý vi phạm, xử lý bán đấu giá lâm sản tịch thu sung quỹ Nhà nước (thủ tục liên quan đến đấu giá tài sản).

- Không có cột nhóm gỗ nên khó tổng hợp xác định giá gỗ để xác định thẩm quyền xử phạt cũng như định giá khi bán.

Đề nghị bổ sung thêm cột nhóm gỗ vào bảng kê lâm sản. 

Quảng Trị, Vĩnh Phúc

Cục Kiểm lâm đã có văn bản số 53/KL-ĐT ngày 28/01/2019 hướng dẫn thực hiện Thông 27. Theo đó “Trường hợp lập bảng kê lâm sản là tang vật vi phạm: bảng kê lâm sản được lập kèm theo biên bản kiểm tra lâm sản hoặc biên bản kiểm tra khai thác lâm sản hoặc biên bản vi phạm hành chính thì tùy theo loại tang vật vi phạm, Tổ kiểm tra lập bảng kê lâm sản theo các Mẫu số 01, 02, 03 hoặc Mẫu số 04 kèm theo Thông tư 27; bảng kê lâm sản là tang vật vi phạm lập kèm theo biên bản không phải ghi phần thông tin chung theo mẫu. Đối với bảng kê tang vật vi phạm là gỗ, sản phẩm gỗ thì ghi thêm vào cột ghi chú là gỗ thuộc loại thông thường hoặc quý hiếm để thuận lợi cho công tác xử lý vi phạm. Cuối các trang của bảng kê phải có chữ ký của đối tượng được kiểm tra hoặc đối tượng vi phạm, người làm chứng (nếu có) và chữ ký của người lập bảng kê.”

7.

Khoản 1 Điều 6: Quy định xác nhận vào Bảng kê lâm sản đối với gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước chưa chế biến. Quy định này gây khó khăn cho công tác quản lý các ngành chức năng và của lực lượng Kiểm lâm.

Gỗ có nguồn gốc khai thác từ rừng tự nhiên, nhập khẩu, sau xử lý tịch thu. Việc bỏ quy định đóng búa đối với gỗ (đủ quy cách) đã gây ra việc khó kiểm soát, thêm vào không phải xác nhận vào Bảng kê lâm sản thì việc mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản lại càng khó kiểm soát chặt chẽ. Các đối tượng lợi dụng một hồ sơ lâm sản xoay vòng nhiều lần, các cơ quan chức năng phải chứng minh việc sử dụng hồ sơ xoay vòng này trong mua, bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh, cất giữ lâm sản là vô cùng khó.

Cần phải xác nhận tất cả lâm sản có nguồn gốc trong nước để tránh tình trạng hợp thức hóa lâm sản trộm cắp được và mua bán hồ sơ.

Bình Phước, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Trà Vinh, Bình Phước, Kiên Giang, KonTum, Hà Tĩnh, Sơn La

Thông tư 27 để thực hiện chủ trương hạn chế tối đa thủ tục hành chính, thông thoáng cho sản xuất lâm nghiệp, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của chủ rừng, chủ lâm sản, cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm tra khi có nghi vấn, có chứng cứ vi phạm.

Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần quán triệt, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động để bảo đảm đáp ứng yêu cầu quản lý hiện nay.

8.

Tại khoản 1 Điều 6 thực hiện việc xác nhận bảng kê lâm sản đối với gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong nước chưa qua chế biến có nghĩa là chỉ quy định của cây gỗ tròn còn nguyên hình dạng, còn trường hợp đã xẻ thành hộp, tấm (đã qua chế biến) thì không phải xác nhận sẽ gây khó khăn cho cơ quan chức năng cho việc kiểm tra, truy xuất nguồn gốc.

Đề nghị xem xét, sửa đổi cho phù hợp.

Kon Tum

Tổng cục Lâm nghiệp tiếp thu, nghiên cứu và báo cáo đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quản lý gỗ xẻ ngay sau khi khai thác trong rừng.

9.

Khoản 4 Điều 6:

Trường hợp lâm sản quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này khi vận chuyển nội bộ trong tỉnh, bảng kê lâm sản không cần xác nhận của cơ quan kiểm lâm sở tại: điều này dễ xảy ra tình trạng trà trộn gỗ không có nguồn gốc hợp pháp vào gỗ có nguồn gốc hợp pháp trong quá trình vận chuyển từ nơi khai thác về kho bãi trên địa bàn một tỉnh.

Xác nhận lâm sản kể cả vận chuyển nội bộ.

 

Quy định tại Thông tư 27 để thực hiện chủ trương hạn chế tối đa thủ tục hành chính, thông thoáng cho sản xuất lâm nghiệp, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của chủ rừng, chủ lâm sản; cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm tra khi có nghi vấn, có chứng cứ vi phạm. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần quán triệt, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng quản lý cho phù hợp với yêu cầu mới.

10.

- Ngoài các đối tượng quy định tại khoản 1,2,3 điều 6 thì các đối tượng khác không phải xác nhận bảng kê lâm sản nhưng có lập biên bản kiểm tra hay không.

- Tại khoản 4, Điều 6 quy định về lâm sản vận chuyển nội bộ trong tỉnh thuộc khoản 1,2,3 thì không cần phải xác nhận bảng kê nhưng có lập biên bản kiểm tra không.

Một số kiến nghị, đề xuất như sau:

- Ngoài các đối tượng quy định phải xác nhận bảng kê lâm sản tại điều 6 thì các đối tượng còn lại không cần phải thực hiện xác nhận bảng kê lâm sản nhưng phải có biên bản kiểm tra nguồn gốc lâm sản của cơ quan Kiểm lâm sở tại.

- Việc không cần phải xác nhận bảng kê lâm sản tại khoản 4, Điều 6 khi vận chuyển nội bộ trong tỉnh thuộc khoản 1,2,3 nhưng phải có biên bản kiểm tra số lượng, nguồn gốc thực tế của lâm sản.

Kiên Giang

- Quy định tại Thông tư 27 để thực hiện chủ trương hạn chế tối đa thủ tục hành chính, thông thoáng cho sản xuất lâm nghiệp, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của chủ rừng, chủ lâm sản, cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm tra khi có nghi vấn, có chứng cứ vi phạm.

Trường hợp kiểm tra, xác minh thì lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư.

11.

Tại Mục 2, Chương II: Không quy định Điều, Khoản về hồ sơ lâm sản trong mua bán, vận chuyển trong nước đối với rừng trồng, gỗ vườn nhà và cây trồng phân tán thuộc sở hữu của tổ chức cá nhân Như vậy: trình tự kiểm tra, cách thức xử lý nhóm đối tượng này như thế nào và Điều, Khoản áp dụng.

Bổ sung ở Mục 2, Chương II thêm quy định Điều, Khoản về hồ sơ lâm sản trong mua bán, vận chuyển trong nước đối với rừng trồng, gỗ vườn nhà và cây trồng phân tán thuộc sở hữu của tổ chức cá nhân.

Kiên Giang

- Hồ sơ lâm sản trong mua bán, vận chuyển trong nước đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng khai thác từ rừng trồng chưa chế biến (bao gồm gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà và cây trồng phân tán thuộc sở hữu của tổ chức cá nhân) quy định tại Điều 20 Thông tư 27.

- Trình tự kiểm tra thực hiện theo quy định tại Chương V Thông tư 27

12.

Để thực hiện được quản lý nhà nước về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản một cách chặt chẽ, thống nhất đề nghị xây dựng hệ thống phần mền liên kết dữ liệu về quản lý lâm sản trên toàn quốc của ngành kiểm lâm để các tỉnh theo dõi trên phần mềm hệ thống kiểm lâm thực hiện quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản có hiệu quả.

Bạc Liêu

 

13.

Điều 11: Nếu trong vườn nhà, rừng nhà do hộ gia đình tự trồng, động vật rừng thông thường ở ổn định lâu dài, hộ gia đình có nhu cầu khai thác sử dụng, thì hồ sơ xin khai thác có áp dụng theo Điều 11 được hay không hay theo văn bản nào khác.

Đề nghị hướng dẫn làm rõ

Kiên Giang

Điều 11 Thông tư 27 quy định khai thác động vật rừng thông thường từ tự nhiên.

Động vật gây nuôi quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ- CP.

Khai thác gỗ vườn nhà, rừng nhà do hộ gia đình tự trồng theo quy định tại Điều 15 Thông tư 27

14.

Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT không quy định thủ tục khai thác đối với:

- Cây gỗ tự nhiên còn sót lại rải rác trên đất lâm nghiệp (trên đất có rừng trồng của tổ chức, cá nhân).

- Gỗ rừng tự nhiên trục vớt dưới sông, suối, ao hồ, gỗ nằm trên đất nông nghiệp.

Đề nghị quy định thủ tục khai thác đối với gỗ ở các trường hợp này.

Bình Định, Đăk Lăk, Sơn La, Đồng Nai

- Trường hợp diện tích đất nương rẫy, diện tích đất rừng trồng phòng hộ, rừng trồng sản xuất còn sót lại các cây gỗ rừng tự nhiên, nhưng khi cấp có thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân đã xác nhận tài sản trên đất thì thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân được giao đất.

Việc khai thác thực hiện theo Điều 15 Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

- Trường hợp diện tích đất nương rẫy, diện tích đất rừng trồng phòng hộ, rừng trồng sản xuất còn sót lại các cây gỗ rừng tự nhiên, nhưng khi cấp có thẩm quyền giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tổ chức, cá nhân không ghi hoặc không xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản trên đất, thì các cây gỗ rừng tự nhiên trên đất thuộc quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.

Đối với trường hợp này thì kiểm đếm, thống kê, lập hồ sơ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thu hồi tài sản theo quy định tại Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

- Đối với gỗ rừng tự nhiên trục vớt dưới sông, suối, ao hồ, gỗ nằm trên đất nông nghiệp, thống kê, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền phê quyết định cho phép khai thác, tận dụng, tận thu để thu hồi tài sản theo Luật quản lý, sử dụng tài sản công.

15.

Điều 12: khai thác chính gỗ rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu

Việc xác định rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu rất khó đối với các dự án trước đây (dự án Việt Đức, PAM...) đã giao cho hộ gia đình, cá nhân.

Quảng Bình

Cục Kiểm lâm đã có hướng dẫn tại điểm b mục 3 Văn bản số 53/KL-ĐT ngày 28/01/2019. Theo đó: Đối với rừng trồng bằng ngân sách nhà nước, dự án có nguồn gốc ngân sách nhà nước đầu tư đã kết thúc dự án, đã giao rừng cho tổ chức, cá nhân hoặc do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý thì được xác định là rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu; trường hợp rừng trồng được hỗ trợ một phần từ các chính sách, dự án giao cho tổ chức, cá nhân quản lý thì được xác định là rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân.

Vì vậy, đề nghị Chi cục Kiểm lâm hướng dẫn chủ rừng căn cứ nguồn vốn đầu tư trồng rừng để thực hiện quản lý việc khai thác gỗ rừng trồng theo đúng quy định của Luật Lâm nghiệp, Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp và thực hiện trình tự, thủ tục khai thác gỗ rừng trồng theo quy định của Thông tư 27.

16.

Điều 15 khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức cá nhân do chủ rừng tự quyết định việc khai thác. Sau khi khai thác chủ rừng lập bảng kê lâm sản. Đối với các trường hợp trồng rừng trên đất lấn chiếm những chủ rừng tự lập bảng kê lâm sản thì rất khó kiểm soát.

Quảng Bình

Đề nghị tăng cường công tác quản lý, sớm phát hiện các hành vi lấn chiếm, trồng rừng trái quy định để xử lý từ đầu. Trường hợp phát hiện vi phạm cần làm rõ, xử lý, xác định nguồn gốc gỗ để căn cứ các quy định hiện hành về khai thác để tổ chức thực hiện.

17.

Điều 15 khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân cần có quy định chủ rừng khai thác. Sau khai thác lâm sản phải thông báo cho chính quyền địa phương hoặc hạt kiểm lâm sở tại. Lý do: việc chủ rừng tự quyết định khai thác, tự lập bảng kê lâm sản không báo cho UBND cấp xã hoặc cơ quan kiểm lâm để theo dõi dẫn đến việc theo dõi diễn biến rừng, thống kê khai thác và thu thập tập từ lâm nghiệp sẽ không đầy đủ và thiếu chính xác, khó kiểm soát gỗ khai thác trái phép

Chủ lâm sản gửi bản sao bảng kê lâm sản đến UBND cấp xã hoặc Hạt kiểm lâm sở tại để theo dõi.

Lạng Sơn

Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT đã có quy định chủ rừng có trách nhiệm báo cáo khi có biến động diện tích rừng được giao, được thuê; Nghị định 35/2019/NĐ-CP có quy định chế tài xử phạt chủ rừng khi không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi có biến động về diện tích rừng được giao theo quy định của pháp luật (điểm a, Khoản 1, Điều 16). Vì vậy, đề nghị Kiểm lâm địa phương tăng cường tuyên truyền và tổ chức thực hiện.

18.

Điều 15 quy định về khai thác rừng trồng thuộc sở hữu tổ chức, cá nhân Quy định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu tổ chức, cá nhân do tổ chức, cá nhân tự quyết định. Quy định này chưa thống nhất với quy định về xây dựng phương án quản lý rừng bền vững đối với chủ rừng là tổ chức kinh tế là chủ sở hữu rừng phải xây dựng phương án và tự phê duyệt (Điều 12)

(Điều 7 Thông tư số 28 về nội dung phương án có kế hoạch khai thác theo từng năm, theo đó được hiểu chỉ được phép khai thác theo kế hoạch tại phương án quản lý rừng bền vững đã xây dựng được phê duyệt).

Đề nghị có hướng dẫn đối với tổ chức kinh tế (chủ sở hữu rừng trồng) tự quyết định cụ thể những gì

Cà Mau

Việc chủ rừng tự phê duyệt cũng chính là việc chủ rừng tự quyết định phương án quản lý, trồng, khai thác của mình.

19.

Điều 15

1. Quy định gỗ được trồng theo các chính sách dự án, hỗ trợ của Nhà nước được xác định là rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân. Tại đơn vị có đối tượng từng trồng theo chương trình 327, 661 là rừng có vốn đầu tư của Nhà nước và vốn của người dân tham gia xây dựng rừng vì vậy đơn vị chưa xác định được đối tượng này thuộc rừng sở hữu hay rừng của tổ chức cá nhân đã lập hồ sơ theo quy định.

2. Chủ rừng tự quyết định việc khai thác đối với gỗ rừng trồng, gỗ vườn và cây trồng phân tán thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân, bao gồm cả gỗ được trồng theo các chính sách, dự án hỗ trợ của Nhà nước; thực vật rừng ngoài gỗ và dẫn xuất của thực vật rừng. Hiện nay tại Ban Quản lý đang vận động người dân lập hợp đồng khoán theo Nghị định 168/2016/NĐ-CP, trong đó có những hộ chưa muốn hợp tác, đồng thuận trong việc lập hợp đồng khoán và trên diện tích canh tác các hộ đã trồng cây công nghiệp, cây ăn trái và có hộ đã trồng một số loài cây rừng như Tếch, Keo. Ban Quản lý muốn gắn việc khai thác gỗ rừng trồng, gỗ vườn của cá nhân với việc lập hợp đồng khoán, nếu quy định như trên Ban Quản lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lập hợp đồng khoán vì hộ có quyền tự quyết định khai thác nên không có sự kiểm soát, ràng buộc nào giữa hộ với Ban Quản lý, đồng thời cũng khó cho Ban Quản lý và cơ quan chức năng trong việc xác định cây nào thuộc sở hữu của hộ khi hộ đã khai thác, cây nào (có thể hộ lợi dụng, trà trộn) có vốn đầu tư của Nhà nước giao cho Ban Quản lý quản lý.

Đồng Nai

1. Cục Kiểm lâm đã có hướng dẫn tại điểm b mục 3 Công văn 53/KL-ĐT ngày 28/01/2019; việc xác định chủ sở hữu rừng là bắt buộc trong công tác quản lý; đề nghị Kiểm lâm địa phương quan tâm thực hiện.

2. Việc tổ chức quản lý rừng được giao căn cứ vào quy chế quản lý rừng và các quy định có liên quan. Thông tư 27 quy định việc khai thác sau khi đã xác định rõ chế độ sở hữu rừng; vì vậy đề nghị Ban quản lý rừng căn cứ quy định tại Nghị định 156/2018/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan để tổ chức thực hiện.

20.

Khoản 1, 2 Điều 15: Theo 2 khoản này thì tổ chức, cá nhân được tự chủ trong việc khai thác và lập bảng kê, vậy người dân tự do khai thác, đào bới, mua bán, vận chuyển cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ trên rừng trồng sẽ có nhiều hệ lụy làm ảnh hưởng đến môi trường rừng.

Để quản lý chặt chẽ việc người dân vào rừng đào bới, mua bán, vận chuyển cây cảnh, cây bóng mát, cây cổ thụ. Đề nghị các cấp ban hành quy chế quản lý, trước khi khai thác, vận chuyển phải báo cáo UBND xã và BB kiểm tra của KL địa bàn

Vĩnh Phúc

Quy định tại Thông tư 27 để thực hiện chủ trương hạn chế tối đa thủ tục hành chính, thông thoáng cho sản xuất lâm nghiệp, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của chủ rừng, chủ lâm sản, cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm tra khi có nghi vấn, có chứng cứ vi phạm.

Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện quy định của Luật Lâm nghiệp, Nghị định 156/2018/NĐ-CP, Thông tư 27 và các quy định khác có liên quan để bảo đảm bảo vệ, phát triển rừng bền vững.

21.

- Tại Điều 15: Khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân: Chủ rừng tự quyết định việc khai thác.

Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản. quá trình khai thác chủ rừng không có báo cáo cho xã, Kiểm lâm địa bàn nên khó khăn trong việc giám sát việc phòng chống cháy rừng và thống kê diện tích khai thác.

Cần phải sửa đổi, bổ sung Điều 15:

1. Hồ sơ khai thác: Báo cáo địa danh, diện tích, khối lượng lâm sản dự kiến khai thác theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này.

2. Trình tự thực hiện: Trước khi khai thác, chủ rừng nộp trực tiếp đến cơ quan Kiểm lâm sở tại hoặc UBND xã để tổng hợp, kiểm tra trong quá trình khai thác.

3. Sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản.

Quảng Trị

Quy định không lập báo cáo để thực hiện chủ trương hạn chế tối đa thủ tục, thông thoáng cho sản xuất lâm nghiệp, nâng cao tính tự chịu trách nhiệm của chủ rừng, chủ lâm sản, cơ quan quản lý nhà nước chỉ kiểm tra khi có nghi vấn, có chứng cứ vi phạm. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng quản lý cho phù hợp với yêu cầu mới.

Bộ NN&PTNT đang xây dựng Thông tư Quy định về thống kê ngành lâm nghiệp, trong đó có dự thảo chế độ báo cáo về sản xuất lâm nghiệp.

22.

Bổ sung quy định về trình tự, thủ tục đối với đối tượng rừng khai thác là rừng trồng trên đất chưa giao, chưa cho thuê, được sử dụng đúng mục đích. Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hướng dẫn khai thác đối với diện tích rừng trồng do hộ gia đình cá nhân tự bỏ vốn trồng rừng phòng hộ, sản xuất, nhưng hiện nay chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đất lâm nghiệp quy hoạch sản xuất, phòng hộ.

Lý do kiến nghị: Hiện nay chưa có hướng dẫn khai thác rừng cho đối tượng này.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo để giải quyết vướng mắc trong thời gian chưa thực hiện được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tuyên Quang

Đề nghị xác định rõ về sở hữu rừng để hướng dẫn tổ chức, cá nhân khai thác theo chế độ sở hữu rừng.

 

Hồ sơ lâm sản

 

 

23.

Khoản 1 Điều 18 "bản chính hợp đồng mua bán tài sản đấu giá". Tuy nhiên theo quy định của pháp luật và thực tế nhiều trường hợp bán lâm sản là tang vật vi phạm hành chính đang tạm giữ bị tịch thu là tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017 hoặc trường hợp phải bán ngay theo quy định tại khoản 3 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì nhất thiết không phải thông qua bán đấu giá (bán chỉ định, bán theo giá niêm yết quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018). "Bản sao hồ sơ của nguồn gốc lâm sản". Trong trường hợp này thì bản sao có cần chứng thực, công chứng không? Hay chỉ cần photo hoặc scan là được? Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp hướng dẫn cụ thể tránh lợi dụng sao thành nhiều hồ sơ để "quay vòng" lâm sản.

Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp hướng dẫn việc thiết lập hồ sơ nguồn gốc lâm sản trong trường hợp lâm sản không bán đấu giá.

Quảng Bình

1. Tại khoản 6 Điều 2 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch quy định:“Bản sao là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc”

Vì vậy, bản sao hồ sơ nguồn gốc lâm sản của chủ lâm sản bán quy định tại Thông tư số 27 là bản chụp từ bản chính, không nhất thiết phải có chứng thực, công chứng.

2. Theo quy định về trình tự, thủ tục lập và trình phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ): hợp đồng bán chỉ định, bán niêm yết giá có giá trị pháp lý như hợp đồng bán đấu giá. Vì vậy, khi lập bảng kê hồ sơ nguồn gốc lâm sản ghi đầy đủ hồ sơ mua hàng theo phương án bán chỉ định hoặc bán niêm yết giá vào phần “Nguồn gốc lâm sản” tại Bảng kê lâm sản.

24.

Tại các Điều 19 - Điều 24 quy định “Bản chính bảng kê lâm sản do chủ lâm sản lập”.

Đề nghị hướng dẫn rõ là do người bán hay người mua lập.

Quảng Nam

Thông tư đã quy định rõ chủ lâm sản là người lập bảng kê lâm sản (người mua và vận chuyển)

25.

Điều 30: “Tổ chức có trách nhiệm lập sổ theo dõi bằng sổ giấy hoặc sổ điện tử ngay sau khi nhập, xuất lâm sản”. Nếu áp dụng sổ điện tử không đảm bảo việc lưu trữ, truy xuất khi máy móc gặp sự cố làm mất dữ liệu (khi kiểm tra, thanh tra, báo cáo theo quy định)

Không nên ghi tại mục ghi chú, quy định việc mở sổ điện tử phải in tất cả các trang trong tháng để chủ doanh nghiệp, cơ sở ký xác nhận, đề nghị bổ sung điều, khoản trong Thông tư.

Bắc Ninh

- Phụ lục kèm theo Thông tư là quy định bắt buộc thực hiện. Ghi chú trong phụ lục để hướng dẫn áp dụng cho cụ thể, dễ dàng hơn.

- Sổ điện tử có giá trị pháp lý như sổ giấy, việc không đảm bảo việc lưu trữ, truy xuất bằng sổ điện tử sẽ phải xem xét, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019

26.

Khoản 1 Điều 30: Trên địa bàn tỉnh Lai Châu chủ yếu là các cá nhân, hộ gia đình thực hiện hoạt động kinh doanh, chế biến lâm sản, việc các cá nhân, hộ gia đình không phải là trường hợp phải lập sổ, ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản, làm cho công tác quản lý gặp khó khăn.

Kiến nghị thêm trường hợp là cá nhân, hộ gia đình kinh doanh, chế biến lâm sản phải mở sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản để quản lý lâm sản chặt chẽ hơn

Lai Châu

- Tổ chức quy định trong thông tư bao gồm cả Hộ kinh doanh (quy định tại Điều 2) theo đó hộ kinh doanh thuộc đối mở sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản;

- Đối với đề nghị cá nhân cũng phải mở sổ theo dõi nhập xuất lâm sản; Tổng cục Lâm nghiệp tiếp thu, nghiên cứu, báo cáo, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT.

27.

Điều 30 và khoản 1 Điều 31 quy định về sổ theo dõi lâm sản và hồ sơ lâm sản tại cơ sở. Khoản 1 Điều 30 quy định mẫu sổ theo dõi nhập xuất lâm sản áp dụng cho tổ chức theo mẫu số 11 kèm theo Thông tư này. Khoản 1 Điều 31 quy định cơ sở chế biến mua bán phải lập và lưu giữ sổ theo dõi này. Tổ chức không đồng nghĩa với cơ sở, do đó quy định này chưa chính xác dẫn đến khó thực hiện. Đồng thời không quy định việc lập sổ theo dõi đối với hộ kinh doanh cá thể sẽ dẫn đến khó khăn trong khâu theo dõi, kiểm tra.

Đề nghị nghiên cứu có hướng dẫn cụ thể thống nhất.

Cà Mau

1. Tại Điều 2 Đối tượng áp dụng đã quy định tổ chức quy định trong thông tư 27 bao gồm cả Hộ kinh doanh; theo đó, hộ kinh doanh thuộc đối tượng phải mở sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản;

2. Đối với đề nghị mở sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản của cơ sở cá nhân; Tổng cục Lâm nghiệp tiếp thu, nghiên cứu và sẽ báo cáo, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT.

28.

Điểm b khoản 2 Điều 31 quy định về hồ sơ lâm sản (động vật gây nuôi): đối với động vật gây nuôi khi xuất bán cho tổ chức, cá nhân khác để gây nuôi tiếp hoặc mua bán dùng cho các mục đích khác không quy định cụ thể gồm những tài liệu gì nên khó cho thực hiện.

Cần quy định rõ những tài liệu liên quan là tài liệu gì.

Cà Mau

Hồ sơ mua bán, vận chuyển động vật gây nuôi được quy định tại Điều 24 của Thông tư 27.

29.

Điều 37. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra: Phụ lục tại Thông tư này có mẫu Biên bản kiểm tra nhưng chưa có mẫu Quyết định kiểm tra để áp dụng thống nhất.

Bổ sung mẫu Quyết định kiểm tra ở Phụ lục

An Giang, Bình Định

Quyết định kiểm tra là quyết định hành chính; vì vậy, đề nghị áp dụng mẫu Quyết định ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính

30.

Chương IV: Do mẫu vật trong lĩnh vực lâm nghiệp đa dạng, nhiều chủng loại, kích thước khác nhau, việc thực hiện đánh dấu mẫu vật trong quá trình triển khai còn gặp nhiều vướng mắc.

Đề nghị hướng dẫn, tập huấn việc đánh dấu mẫu vật

Cà Mau, Bến Tre, Yên Bái, Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Tĩnh, Lai Châu, Bắc Giang, Quảng Nam

Thông tư 27 quy định chủ mẫu vật tự quyết định các hình thức đánh dấu. Hiện nay, mẫu vật là lâm sản rất đa dạng, đồng thời việc đánh dấu hàng hóa là phổ biến và rất đa dạng về cách đánh dấu, vì vậy Thông tư 27 không thể quy định cụ thể cách thức đánh dấu. Đề nghị Kiểm lâm địa phương hướng dẫn chủ mẫu vật tham khảo các cách thức đánh dấu hàng hóa trong xã hội để thực hiện.

31.

Tại Khoản 3, Điều 34 quy định về đánh dấu mẫu vật khó khăn trong việc thực hiện và trong công tác quản lý (đặc biệt là đối với gỗ tịch thu bán đấu giá và sản phẩm đồ mộc hoàn chỉnh). Nếu để chủ lâm sản tự thực hiện, tự quyết định về chất liệu, kích thước, hình thức của nhãn đánh dấu trong quá trình lưu thông, tiêu thụ, đây là kẽ hở để chủ lâm sản trà trộn lâm sản có nguồn gốc không hợp pháp gây rất nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong kiểm tra, xử lý vi phạm.

Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp xem xét bổ sung quy định việc mở sổ theo dõi nhập xuất lâm sản áp dụng cho cả đối tượng là hộ gia đình, cá nhân để thuận lợi trong công tác quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

Điện Biên

Việc áp dụng công nghệ thông tin, đánh dấu hàng hóa (nhãn hàng hóa), mẫu vật hiện nay là phổ biến, là xu hướng chung áp dụng cho tất cả các loại hàng hóa.

Đối với đề nghị cá nhân cũng phải mở sổ theo dõi nhập xuất lâm sản; Tổng cục Lâm nghiệp tiếp thu, nghiên cứu, báo cáo, đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT.

32.

Việc đánh dấu mẫu vật đối với các loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm; các loài thuộc phụ lục CITES, đơn vị đã triển khai và yêu cầu cho các cơ sở nuôi thực hiện nhưng rất khó áp dụng do đặc tính của một số loài nuôi,

Kiến nghị việc quy định đánh dấu mẫu vật chỉ thực hiện đối với các cơ sở nuôi với mục đích xuất khẩu thương mại hoặc có hướng dẫn cụ thể việc đánh dấu đối với một số loài động vật rừng nuôi sinh sản để áp dụng thống nhất.

Hậu Giang

Quy định đánh dấu mẫu vật để thực hiện chủ trương áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý, truy xuất nguồn gốc, đây là xu thế phát triển chung của xã hội.

Thông tư 27 quy định mẫu vật thuộc phụ lục CITES đã có quy định đánh dấu thì thực hiện theo quy định của CITES.

33.

Điều 34

Cần làm rõ việc đánh dấu mẫu vật bằng “vật liệu khác” quy định tại điểm 2 điều 34 cụ thể là gì?

Bắc Ninh

Điều 34 hướng dẫn tổ chức/cá nhân thực hiện đánh dấu mẫu vật. Chủ lâm sản tự thực hiện, tự quyết định về chất liệu, kích thước, hình thức của nhãn đánh dấu; đảm bảo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa và tự chịu trách nhiệm về các thông tin trên nhãn đánh dấu theo quy định cụ thể tại Điều 35.

34.

Tại các Điều 33, 34, 35 về đánh dấu mẫu vật: Chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể trong việc đánh dấu mẫu vật: về cách thức quản lý, ban hành tem, mã số, mã vạch…; việc kiểm tra, giám sát truy xuất nguồn gốc hợp pháp của mẫu vật và hướng dẫn việc quy trình kiểm tra đánh dấu mẫu vật đối với sản phẩm gỗ hoàn chỉnh khi mua bán.

Đề nghị có văn bản hướng dẫn các thông tin cần đánh dấu mẫu vật đối với lâm sản và sản phẩm gỗ hoàn chỉnh để có sự thống nhất chung trên toàn quốc.

Quảng Trị

Chương IV của Thông tư 27 đã hướng dẫn cụ thể việc đánh dấu mẫu vật.

Cục Kiểm lâm đã có hướng dẫn tại Công văn số 53/KL-ĐT ngày 28/01/2019.

35.

Điều 37, 38 đề cập đến Quyết định kiểm tra khi thực hiện kiểm tra lâm sản. Tuy nhiên tại các Điều 128, 129 Luật xử lý vi phạm hành chính đã có quy định về quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện.

Đề nghị quy định rõ về mẫu Quyết định kiểm tra để phân biệt với quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện.

Quảng Nam, An Giang, Bình Định

Quyết định kiểm tra là quyết định hành chính; vì vậy, đề nghị áp dụng mẫu Quyết định ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính

Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật, khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện thực hiện theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính và Nghị định hướng dẫn thi hành.

36.

Tại khoản 3 Điều 40 quy định Sổ theo dõi thông tin. Đề nghị quy định mẫu thống nhất và trách nhiệm quản lý.

Quảng Nam

Tổng cục Lâm nghiệp tiếp thu, nghiên cứu và báo cáo đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Trước mắt, đề nghị Quảng Nam có thể áp dụng Mẫu số 278 Thông tư số 61/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ Công an Quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.

37.

- Về kiểm tra, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Điều 36 Thông tư 27 quy định có hai hình thức kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất. Tại điều 39 quy định kiểm tra theo kế hoạch được chia ra kiểm tra thường xuyên hàng năm và kiểm tra theo chuyên đề. Để thực hiện việc kiểm tra thì thủ trưởng cơ quan kiểm lâm phải xây dựng kế hoạch, riêng đối với kiểm tra thường xuyên hàng năm kế hoạch trình cấp trên trực tiếp phê duyệt.

Đề xuất: không nên chia ra kiểm tra thường xuyên hàng năm và kiểm tra theo chuyên đề theo Điều 39 mà chỉ dừng ở quy định như Điều 36 là kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất. Đối với việc kiểm tra theo kế hoạch thì thủ trưởng cơ quan kiểm lâm xây dựng kế hoạch kiểm tra theo từng quý để sát với yêu cầu nhiệm vụ quản lý của đơn vị. Kế hoạch được gửi cho cơ quan cấp trên trực tiếp.

Nghệ An, Yên Bái, Lào Cai

Việc thực hiện theo Điều 36 Thông tư 27 không có vướng mắc trong thực tiễn, vì vậy đề nghị cơ quan tổ chức thực hiện.

Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra là hết sức cần thiết đảm bảo tính chủ động về nguồn nhân lực, vật lực, đồng thời tránh trường hợp kiểm tra tùy tiện và cơ quan cấp trên không theo dõi được hoạt động của cơ quan cấp dưới.

38.

Điều 37 thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra Đề nghị hướng dẫn làm rõ thêm về nội dung của quyết định kiểm tra

Cục Kiểm lâm ban hành công văn hướng dẫn có mẫu biểu kèm theo nhằm áp dụng thống nhất trong toàn lực lượng.

Hà Tĩnh

Quyết định kiểm tra là quyết định hành chính; vì vậy, đề nghị áp dụng mẫu Quyết định ban hành kèm theo Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính

39.

Điều 39 kiểm tra theo kế hoạch Đề nghị hướng dẫn làm rõ thêm về nội dung của kế hoạch cần xây dựng

Đề xuất: Cục Kiểm lâm ban hành công văn hướng dẫn có mẫu biểu kèm theo nhằm áp dụng thống nhất trong toàn lực lượng.

Hà Tĩnh

Thông tư 27 không ban hành mẫu kế hoạch kiểm tra. Nội dung Kế hoạch kiểm tra tùy thuộc vào yêu cầu quản lý, thực tiễn tình hình địa phương. Mục tiêu cuối cùng là đảm bảo trật tự quản lý nhà nước về lâm nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện để phát triển sản xuất lâm nghiệp, kinh tế xã hội địa phương.

40.

Nội dung kiến nghị: Khoản 6 Điều 41 “Chủ cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật rừng, chủ lâm sản hoặc người điều khiển phương tiện vận chuyển lâm sản phải chấp hành các yêu cầu kiểm tra của Tổ kiểm tra; xuất trình ngay hồ sơ về quản lý cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật rừng và hồ sơ nguồn gốc lâm sản theo quy định tại Thông tư này”.

Vướng mắc, lý do kiến nghị: Trong thực tế khi kiểm tra, kiểm soát lâm sản chủ lâm sản có hồ sơ lâm sản hợp pháp nhưng không đi cùng phương tiện vận chuyển lâm sản; hồ sơ về lâm sản đang vận chuyển trên phương tiện chủ hàng không giao cho người điều khiển phương tiện. Nếu lập biên bản vi phạm hành chính để xử phạt là chưa hợp lý.

- Đề nghị hướng dẫn, làm rõ: “xuất trình ngay” là tại thời điểm kiểm tra, hay trong thời gian bao nhiêu lâu?

Quảng Ninh

“xuất trình ngay” được hiểu là xuất trình ngay tại thời điểm kiểm tra.

- Trường hợp không xuất trình ngay thì đã có dấu hiệu vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ lâm sản; vì vậy cần xem xét, lập hồ sơ xử lý theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 35/2019/NĐ-CP (Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định thời gian tối đa để xuất trình giấy tờ lâm sản hợp pháp là 24h)

41.

Điều 42 quy định về nội dung kiểm tra: Đối tượng kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 36 có đánh dấu mẫu vật, sản phẩm gỗ; nhưng nội dung kiểm tra tại Điều 42 không đề cập đến việc kiểm tra đánh dấu mẫu vật sản phẩm gỗ

Đề nghị cần có hướng dẫn về nội dung này (kiểm tra đánh dấu mẫu vật sản phẩm gỗ gồm những nội dung gì).

Cà Mau, Bến Tre

Khoản 4 Điều 34 Quy định việc ghi sổ theo dõi đánh dấu mẫu vật, Điều 31 quy định hồ sơ liên quan đến nguồn gốc lâm sản, như vậy kiểm tra theo Điều 42 bao gồm cả việc kiểm tra sổ đánh dấu mẫu vật (nếu có).

42.

Tại Khoản 2 Điều 30 các biểu mẫu số 01, 02, 03 04, 05, 06, 11, 12, 13 liên quan đến quản lý tài sản và xử lý vi phạm thì Chi cục kiểm lâm tỉnh có thể in ấn thành quyền để quản lý (quản lý tài sản hoặc tang vật qua ấn chỉ) và phát hành cho các đơn vị trực thuộc sử dụng được hay không?

Quy định sổ theo dõi nhập xuất lâm sản bằng giấy hoặc sổ điện tử và được lưu trữ 5 năm theo điều 31. Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp hướng dẫn cách thiết lập sử dụng và quản lý sổ theo dõi nhập xuất lâm sản bằng sổ điện tử; để đảm bảo khi cơ quan chức năng kiểm tra truy xuất nguồn gốc lâm sản được quy định? Nếu chủ lâm sản không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định thì xử lý như thế nào? chế tài xử lý?

Quảng Bình

- Thông tư 27 không quy định việc in và cấp phát ấn chỉ cho các đơn vị trong cả nước. Tuy nhiên, tùy theo tình hình địa phương và tùy theo từng loại mẫu biểu ban hành theo Thông tư 27, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh có thể tham mưu, đề xuất cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc in, cấp phát ấn chỉ cho các đơn vị có liên quan sử dụng.

- Để phù hợp với xu thế ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý, Thông tư 27 quy định về sổ theo dõi nhập, xuất lâm sản điện tử. Nội dung sổ được thiết lập theo Mẫu số 11 giống như sổ giấy; tại phần chú thích đã ghi rõ: “Ngày cuối của tháng, của năm: ghi tổng hợp số lượng, khối lượng từng loại lâm sản nhập, xuất, tồn kho trong tháng, trong năm và người ghi sổ, chủ đơn vị lập sổ ký xác nhận. Trường hợp theo dõi bằng sổ điện tử thì in trang tổng hợp để ký xác nhận. Chủ lâm sản lưu để theo dõi, quản lý”; trường hợp, có vi phạm thì căn cứ vào các quy định xử lý vi phạm hành chính hiện hành để xử lý (Điều 24 Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ.

43.

Mẫu số 01. phần Phụ lục: Nếu sử dụng mẫu 01 Bảng kê lâm sản (áp dụng đối với gỗ tròn, gỗ xẻ) thì sẽ không có đầy đủ các “thông tin chung”, không có chỗ cho người vi phạm ký; không có mục nhóm gỗ trong bảng kê (phải có mục nhóm gỗ để làm căn cứ xử phạt theo nghị định 157/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013)

Ban hành mẫu bảng kê lâm sản trong xử lý vi phạm

Đăk Lăk; Quảng Trị

Cục Kiểm lâm đã có văn bản số 53/KL-ĐT ngày 28/01/2019 hướng dẫn thực hiện Thông 27. Theo đó “Trường hợp lập bảng kê lâm sản là tang vật vi phạm: bảng kê lâm sản được lập kèm theo biên bản kiểm tra lâm sản hoặc biên bản kiểm tra khai thác lâm sản hoặc biên bản vi phạm hành chính thì tùy theo loại tang vật vi phạm, Tổ kiểm tra lập bảng kê lâm sản theo các Mẫu số 01, 02, 03 hoặc Mẫu số 04 kèm theo Thông tư 27; bảng kê lâm sản là tang vật vi phạm lập kèm theo biên bản không phải ghi phần thông tin chung theo mẫu. Đối với bảng kê tang vật vi phạm là gỗ, sản phẩm gỗ thì ghi thêm vào cột ghi chú là gỗ thuộc loại thông thường hoặc quý hiếm để thuận lợi cho công tác xử lý vi phạm. Cuối các trang của bảng kê phải có chữ ký của đối tượng được kiểm tra hoặc đối tượng vi phạm, người làm chứng (nếu có) và chữ ký của người lập bảng kê.”

44.

Mẫu số 07. phần Phụ lục: Không có cột loài cây (tên cây)

Bổ sung cột "tên loài" trước cột "số cây"

Đăk Lăk

Sau khai thác phải lập bảng kê lâm sản; tại Mẫu số 01 bảng kê lâm sản đã có cột ghi tên loài cây (tên phổ thông và tên khoa học). Trường hợp cần thiết phải ghi rõ tên loài khi lập báo cáo theo Mẫu số 07 thì ghi vào cột ghi chú.

45.

Không quy định chế độ báo cáo về khai thác và tận dụng, tận thu gỗ, lâm sản ngoài gỗ đối với các chủ rừng nhóm I, II.

Quy định cơ quan Kiểm lâm sở tại chỉ xác nhận bảng kê lâm sản đối với 03 đối tượng được quy định cụ thể tại Khoản 1, 2, 3 Điều 6 Thông tư 27 trong trường hợp các đối tượng này khi vận chuyển nội bộ ra ngoài tỉnh; trong khai thác gỗ rừng trồng thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân do chủ rừng tự quyết định việc khai thác, sau khai thác, chủ lâm sản lập bảng kê lâm sản; không quy định xác nhận bảng kê lâm sản đối với rừng trồng loài thông thường.

Trong thời gian qua, việc thống kê, tổng hợp số liệu về khai thác gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh để báo cáo theo yêu cầu Tổng cục Lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, số liệu thiếu chính xác; nguyên nhân do các chủ rừng nhóm I (hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư) sau khai thác không báo cáo hoặc chậm báo cáo, số liệu báo cáo về khối lượng gỗ khai thác không đúng, thấp hơn so với thực tế.

Do vây, kính đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp có ý kiến chỉ đạo và hướng dẫn việc thống kê, tổng hợp số liệu về khai thác gỗ và lâm sản trên địa bàn tỉnh để làm cơ sở tổng hợp, báo cáo.

Quảng Trị, Quảng Nam, Nghệ An

Bộ NN&PTNT đang xây dựng Thông tư Quy định về thống kê ngành lâm nghiệp, trong đó có dự thảo chế độ báo cáo về sản xuất lâm nghiệp. Đề nghị cơ quan tham gia ý kiến xây dựng Thông tư thống kê ngành Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp tiếp thu, nghiên cứu và báo cáo đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định chế độ báo cáo hoạt động lâm nghiệp.

46.

Không quy định chế độ báo cáo nhập xuất lâm sản của các doanh nghiệp theo định kỳ nên: Rất khó khăn trong việc quản lý, theo dõi lâm sản nhập, xuất của doanh nghiệp; Khi cần phải đi từng doanh nghiệp lấy số liệu mất thời gian, không đủ nhân lực thực hiện, không tổng hợp báo cáo kịp thời khi có yêu cầu của cấp trên.

Đề xuất các cơ sở chế biến, mua bán, cất giữ lâm sản báo cáo nhập xuất lâm sản theo định kỳ.

Bạc Liêu, Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Hải Phòng, Quảng Trị, Nghệ An, Gia Lai, Quảng Bình

Bộ NN&PTNT đang xây dựng Thông tư quy định về thống kê ngành lâm nghiệp, trong đó có dự thảo chế độ báo cáo về sản xuất lâm nghiệp. Đề nghị cơ quan tham gia ý kiến xây dựng Thông tư thống kê ngành Lâm nghiệp

Tổng cục Lâm nghiệp tiếp thu, nghiên cứu và báo cáo đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định chế độ báo cáo hoạt động lâm nghiệp.

47.

Từ Điều 19 đến Điều 25 toàn bộ hồ sơ lâm sản khi mua bán vận chuyển trong nước đều phải có hồ sơ nguồn gốc lâm sản. Tuy nhiên trong thực tế đối với các loại lâm sản đã qua sử dụng có nguồn gốc từ lâu đời nhất là các sản phẩm gỗ hoàn chỉnh thì rất khó còn hồ sơ nguồn gốc lâm sản. Đối với trường hợp này thì xử lý như thế nào.

Bắc Giang

Theo quy định chung, chủ lâm sản phải chịu trách nhiệm về nguồn gốc lâm sản của mình và phải lập bảng kê lâm sản khi vận chuyển lâm sản đó. Trong mẫu bảng kê lâm sản đã có hướng dẫn ghi nguồn gốc lâm sản; nếu không có hồ sơ nguồn gốc thì chủ lâm sản phải ghi rõ lý do; trường hợp có nghi vấn tính không hợp pháp về nguồn gốc thì cơ quan quản lý nhà nước sẽ kiểm tra, xác minh theo quy định của pháp luật và lập hồ sơ xử lý nếu có vi phạm.

48.

Thực sự Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh và Hạt Kiểm lâm cấp huyện không thể nắm được lâm sản tồn kho

Thừa Thiên Huế

Đề nghị Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động để hoàn thành nhiệm vụ.

49.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT nghiên cứu ban hành Danh mục động vật rừng thông thường kèm theo Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 để có cơ sở pháp lý đối chiếu tên loài và tên khoa học của các loài động vật rừng áp dụng trong công tác kiểm tra khai thác và xử lý vi phạm.

Long An

Động vật rừng thông thường được quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

50.

Trong thực tế lâm nghiệp hiện nay tại nhiều địa phương trong đó có Đồng Nai, không chỉ trên vùng quy hoạch RSX mà cả trên vùng quy hoạch RPH, đặc dụng đều có những diện tích rừng trồng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trước đây tự đầu tư trồng với nhiều loài cây và mật độ khác nhau.Tuy nhiên Điều 7 luật Lâm nghiệp mới chỉ quy định về sở hữu đối với rừng trồng là RSX tự đầu tư và rừng trồng sản xuất được nhận, tặng cho, thừa kế từ chủ rừng khác mà chưa có quy định về sở hữu đối với rừng trồng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự đầu tư nhưng nằm trong vùng quy hoạch RPH.

Kính đề nghị có hướng dẫn về việc xác định chủ sở hữu và việc khai thác đối với đối tượng rừng trồng tự đầu tư thuộc vùng quy hoạch RPH nêu trên. Vì là rừng trồng tổ chức, hộ gia đình tự đầu tư nhưng nằm trong vùng quy hoạch RPH, có thể vận dụng Điều 15 Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT để thực hiện việc khai thác được không?

Đồng Nai

Đề nghị cơ quan hướng dẫn chủ rừng căn cứ các quy định về quan hệ dân sự, quan hệ kinh tế v.v... để xác định quyền sở hữu rừng, từ đó làm căn cứ để thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng theo đúng quy định của pháp luật

Trường hợp rừng trồng do tổ chức, hộ gia đình tự đầu tư nhưng nằm trong vùng quy hoạch rừng phòng hộ khi khai thác phải thực hiện đúng quy định tại khoản 3 Điều 55 Luật Lâm nghiệp 2017, khoản 3 Điều 20 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

51.

Đề nghị ban hành quy chế quản lý rừng sản xuất

Vĩnh Phúc

Quy định về quản lý rừng sản xuất đã được quy định tại mục 4 Chương II Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 15/11/2018 của Chính phủ.

VI. THÔNG TƯ SỐ 28/2018/TT-BNNPTNT NGÀY 16/11/2018 CỦA BỘ NN&PTNT QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

TT

Nội dung khó khăn, vướng mắc

Đề xuất, kiến nghị của địa phương

Địa phương

Nội dung trả lời

1.

Điều 5, Khoản 4, Điểm n: Xây dựng thực hiện chi trả DVMTR, thuê môi trường rừng

Điều 5 Khoản 1 Điểm e

- Đánh giá đa dạng loài thực vật rừng, động vật rừng chủ yếu; xác định các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu và sinh cảnh sống của chúng; xác định hệ sinh thái rừng suy thoái cần phục hồi, khu vực cảnh quan cần được bảo vệ.

- Trong kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng không có các nội dung trên; do đó, đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn phương pháp xác định, đánh giá.

Đề nghị nêu rõ thuê môi trường rừng trong trường hợp nào Có văn bản hướng dẫn phương pháp xác định, đánh giá.

Đăk Lăk

- Điều 5 Thông tư số 28 quy định nội dung phương án quản lý rừng bền vững (QLRBV) đối với rừng đặc dụng, trong đó tại điểm n khoản 4 quy định xây dựng kế hoạch thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng nên diện tích rừng đang cung cấp các dịch vụ môi trường rừng hoặc có khả năng cung cấp được dịch vụ môi trường rừng thì đưa vào nội dung phương án QLRBV.

- Điều 5 Thông tư số 28 quy định nội dung phương án QLRBV đối với rừng đặc dụng, trong đó Điểm e khoản 1 đánh giá đa dạng loài thực vật rừng, động vật rừng chủ yếu; xác định các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu và sinh cảnh sống của chúng; xác định hệ sinh thái rừng suy thoái cần phục hồi, khu vực cảnh quan cần được bảo vệ .

Việc điều tra, đánh giá thực hiện theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPNT 16/11/2018 của BNN&PTNT quy định về điều tra kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.

2.

Điểm a Khoản 3 Điều 4 quy định: “Các loại bản đồ gồm: bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016; bản đồ hiện trạng sử dụng đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường”

Để quản lý tốt cho từng khu vực, vị trí cụ thể trong hoạt động tác nghiệp bảo vệ và phát triển rừng, phương án quản lý rừng bền vững cần phải xây dựng loại bản đồ bảo vệ và phát triển rừng.

Bổ sung loại bản đồ: “Bảo vệ và phát triển rừng”

Thừa Thiên Huế

Điểm a Khoản 3 Điều 4 chỉ quy định bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016; bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng phương án quản lý rừng bền vững chủ rừng có thể bổ sung các loại bản đồ bảo vệ và phát triển rừng để việc thực hiện phương án QLRBV tốt hơn.

3.

Khoản 2 Điều 3 quy định “chủ rừng tự xây dựng hoặc thuê đơn vị tư vấn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững”.Lý do kiến nghị: Các chủ rừng là đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu khác. Vì vậy, việc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững phải được đầu tư từ nguồn ngân sách.

Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành đơn giá xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.

Tuyên Quang

Do việc xây dựng phương án QLRBV phải áp dụng rất nhiều định mức khác nhau nên không ban hành đơn giá cho việc xây dựng phương án QLRBV. Tuy nhiên, các hoạt động xây dựng phương án QLRBV thực hiện theo quy định tại Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/2/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành định mức lao động điều tra quy hoạch rừng và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan về mức lương tối thiểu, chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, chi phí quản lý, các loại thuế…vv.

4.

Thông tư chưa hướng dẫn cụ thể cách thức lập dự toán kinh phí; quyết toán như thế nào nội dung chưa cụ thể.

Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp có văn bản hướng dẫn chi tiết nguồn vốn hỗ trợ lập dự toán thanh quyết toán và cách thức thực hiện.

Quảng Bình

- Thông tư số 28 chỉ quy định về QLRBV được quy định tại khoản 5 Điều 28 của Luật Lâm nghiệp, theo đó Luật không giao cho Bộ NN&PTNT quy định về hướng dẫn cách thức lập dự toán kinh phí; quyết toán kinh phí. Tuy nhiên, tại điểm c khoản 2 Điều 18 Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn bố trí nguồn vốn và hướng dẫn sử dụng kinh phí xây dựng phương án QLRBV, cấp chứng chỉ QLRBV và thực hiện các hoạt động QLRBV theo quy định của pháp luật.”. Theo đó, việc xác định nguồn vốn và mức hỗ trợ xây dựng phương án QLRBV thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình.

- Việc lập dự toán kinh phí xây dựng phương án QLRBV của chủ rừng được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/2/2007 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành định mức lao động điều tra quy hoạch rừng và các quy định hiện hành của Nhà nước có liên quan về mức lương tối thiểu, chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, chi phí quản lý, các loại thuế…vv.

5.

Điều 12 - phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững của chủ rừng là tổ chức kinh tế và chủ rừng là hộ gia đình cá nhân cộng đồng dân cư: Điều này quy định chủ rừng là tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư tự phê duyệt và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững. Tuy nhiên nếu các chủ rừng nói trên tự phê duyệt để không có cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thẩm định phương án trước khi phê duyệt dẫn đến nội dung phương án không đảm bảo các yêu cầu theo quy định gây khó khăn cho việc triển khai thực hiện sau này. Đề nghị xem xét bổ sung quy định cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành lâm nghiệp cho ý kiến về phương án quản lý rừng bền vững đối với các chủ rừng.

Bổ sung quy định về cơ quan chuyên môn cho ý kiến về phương án quản lý rừng bền vững nơi chủ rừng là tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.

Hà Tĩnh

- Để cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tự đầu tư vào lĩnh vực lâm nghiệp và phù hợp với phân cấp quản lý, đầu tư và tự chịu trách nhiệm, Do đó tại Điều 12 của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định

1. Chủ rừng là tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất bằng vốn tự đầu tư; chủ rừng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất tự phê duyệt và thực hiện phương án QLRBV.

2. Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết hình thành nhóm hộ tự phê duyệt và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.

- Việc phê duyệt phương án QLRBV của chủ rừng là tổ chức không thuộc đối tượng quy định tại Điều 11 và khoản 1 Điều 12 của Thông tư số 28 đã được quy định tại Điều 13 của Thông tư này.

6.

Điều 3:

Chủ rừng có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững trong phương án này bao gồm toàn bộ các phương pháp lâm sinh tác động và rừng như trồng rừng, khai thác, chăm sóc, tỉa thưa ... Nếu phương án này chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì các phương án tác động trên diện tích rừng và đất rừng sẽ ngưng lại. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến các phương án chủ rừng ( BQL RPH Long Thành) đã xây dựng trong năm 2019.

 

Đồng Nai

Theo quy định chuyển tiếp tại Điều 21 của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định đối với chủ rừng có phương án quản lý rừng bền vững được xây dựng, phê duyệt theo quy định tại Thông tư số 38/2014/TT-BNNPTNT trước ngày 31/12/2018 thì tiếp tục thực hiện phương án đã được phê duyệt. Đối với phương án QLRBV xây dựng từ năm 2019 trở đi thì thực hiện theo quy định tại Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT.

VII. THÔNG TƯ SỐ 29/2018/TT-BNNPTNTNGÀY 16/11/2019 CỦA BỘ NN&PTNT QUY ĐỊNH VỀ CÁC BIỆN PHÁP LÂM SINH

TT

Nội dung khó khăn, vướng mắc

Đề xuất, kiến nghị của địa phương

Địa phương

Nội dung giải đáp

1.

Điều 7 Khoản 2 Điểm h:

Việc quy định làm giàu rừng tự nhiên theo băng từ năm thứ tư trở đi đến khi cây trồng đạt chiều cao từ 08 m trở lên là khó khăn, đặc biệt đối với các loài cây sinh trưởng chậm.

Quy định chiều cao cây tùy theo từng loài cây sinh trưởng nhanh, sinh trưởng chậm.

Đăk Nông

Việc xử lý băng chặt tối thiểu bằng 2/3 chiều cao của tán rừng, chiều rộng của băng chừa từ 6 đến 12 m. Do vậy từ năm thứ 4 trở đi nếu không xử lý cây tạp xâm lấn và dây leo thì ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, không có khả năng thành rừng nhất là cây bản địa, sinh trưởng chậm.

2.

Điều 10 Khoản 2 Điểm d: Tiêu chuẩn cây giống đem trồng được gieo từ hạt rất khó thực hiện.

Cây gieo từ hạt hoặc nhân giống vô tính.

Đăk Nông

Điểm d, khoản 2 Điều 10 tiêu chuẩn cây giống đem trồng là cây gieo từ hạt, có bầu không quy định cây nhân giống vô tính, vì tiêu chuẩn cây giống trồng rừng phòng hộ phải là các loài cây có hệ rễ phát triển, tán lá rậm, thường xanh, tuổi thọ của cây dài để đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng.

3.

Khoản 1 Điều 14 không quy định đối tượng được nuôi dưỡng rừng trồng là rừng phòng hộ. Tuy nhiên rừng trồng phòng hộ sau khi hết thời gian chăm sóc thì thực bì vẫn phát triển mạnh cành nhánh rậm rạp, nguy cơ cháy rừng cao. Từ thực tế triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong những năm vừa qua rừng trồng phòng hộ được nuôi dưỡng bằng các biện pháp như phát dọn thực bì, dây leo cây bụi, tỉa thưa cây cong queo sâu bệnh, vệ sinh rừng sau nuôi dưỡng thì rừng trồng phát triển tốt ngọn cây vươn cao và đặc biệt nguy cơ cháy rừng giảm rõ rệt.

Đề nghị bổ sung đối tượng nuôi dưỡng rừng trồng là RPH và các biện pháp nuôi dưỡng đối với rừng trồng phòng hộ.

Gia Lai, Đồng Nai, Đắk Lắk

1. Việc nuôi dưỡng rừng phòng hộ chưa được quy định tại khoản 1, Điều 14, thông tư số 29/2018/TTBNNPTNT, Tổng cục Lâm nghiệp xin ghi nhận và nghiên cứu thêm đối với các địa phương khác để đề xuất bổ sung khi sửa đổi Thông tư số 29/2018/TT- BNNPTNT.

2. Việc rừng phòng hộ sau 3 năm tuổi đối với cây mọc nhanh hoặc 5 năm tuổi đối với cây mọc chậm, thực bì vẫn phát triển mạnh, cành nhánh rậm rạp, nguy cơ cháy rừng cao thì đề nghị Chi cục Kiểm lâm Gia Lai lập hồ sơ trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép luỗng phát thực bì trước mùa khô để hạn chế nguy cơ xảy ra cháy rừng.

4.

Theo Điều 14 của Thông tư 29/2018/TT-BNNPTNT, không có biện pháp lâm sinh tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị Định 156/2018/NĐ-CP của Chính Phủ, cho phép khai thác tỉa thưa cây trồng chính phải bảo đảm mật độ còn lại ít nhất 600 cây/ha và phân bố đều trong lô. Khai thác chọn cây trồng chính cường độ không quá 20% trữ lượng. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết việc tỉa thưa có cho phép thực hiện tỉa thưa tại rừng trồng phòng hộ hay không, mật độ như thế nào mới được thực hiện và hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn.

 

Đồng Nai

1. Việc khai thác tỉa thưa rừng trồng phòng hộ được thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 55 Luật Lâm nghiệp và khoản 3, Điều 20 Nghị định 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

2. Được khai thác tỉa thưa cây trồng chính khi mật độ hiện tại của rừng trên 600 cây/ha và phân bố đều trên lô. Cường độ khai thác cây trồng chính thực hiện theo khoản 3 Điều 20 Nghị Định 156/2018/NĐ-CP của Chính Phủ.

5.

Điểm b khoản 2 Điều 10 quy định được phát trắng thực bì ở nơi có độ dốc dưới 150 không đúng với tiêu chí rừng phòng hộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 156 (quy định tiêu chí rừng phòng hộ về địa hình phải có độ dốc từ 15⁰ trở lên). Việc trồng rừng phòng hộ không được phát đốt thì không thực hiện được.

Đề nghị bỏ tiêu chí độ dốc từ 15 độ trở lên tại điểm a khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 156.

Quảng Bình, Kom Tum, Đắk Nông

Thực tế hiện nay, rừng phòng hộ chưa được điều chỉnh theo tiêu chí quy định tại Nghị đinh 156/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lâm nghiệp, nên rừng phòng hộ còn tồn tại ở cả độ dốc trên và dưới 15⁰. Vì vậy, trong Thông tư đã quy định những diện tích có độ dốc dưới 15⁰ được phát trắng thực bì khi trồng rừng; còn đối với diện tích có độ dốc trên 15 độ thì phát dọn thực bì theo băng hoặc theo đám. Không được đốt, nhằm hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, ảnh hưởng xấu đến chức năng phòng hộ của rừng.

6.

Hiện nay không có định mức kinh tế kỹ thuật cho các biện pháp lâm sinh quy định tại Thông tư này, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn.

Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật các biện pháp lâm sinh; bổ sung hạng mục phát dọn thực bì.

Kon Tum

1. Định mức trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh thực hiện theo quy định tại Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 6/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.

2. Định mức nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng chưa được ban hành, Tổng cục Lâm nghiệp xin ghi nhận và nghiên cứu xây dựng để trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét ban hành trong thời gian tới.

7.

Khoản 13, 14, Điều 3 quy định cây mục đích và cây phi mục đích còn rất chung chung. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có danh mục cây mục đích cụ thể phù hợp với mục đích sử dụng rừng của từng địa phương để tránh việc lợi dụng văn bản trong quá trình thực hiện.

 

Bắc Giang

1. Khái niệm cây mục đích và cây phi mục đích được quy định phụ thuộc vào mục đích sử dụng rừng. Vì vậy, tại khoản 13, 14, của Điều 3 Thông tư 29/2018/TT-BNN-PTNT chỉ quy định về nguyên tắc chung, không quy định được danh mục cụ thể cây mục đích và cây phi mục đích trên phạm vi toàn quốc.

2. Để tránh việc lợi dụng văn bản trong quá trình thực hiện, địa phương có thể ban hành danh mục các loài cây mục đích và phi mục đích phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để quản lý.

8.

Hiện nay có nhiều hộ gia đình có nhu cầu tự thực hiện các biện pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có trồng bổ sung hoặc làm giàu rừng tự nhiên, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn chi tiết việc lập hồ sơ trình duyệt để thực hiện các biện pháp lâm sinh.

 

Bắc Giang

Việc lập hồ sơ trình duyệt các biện pháp lâm sinh : trồng rừng, cải tạo rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh, thực hiện theo Thông 23/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 Hướng dẫn một số nội dung quản lý công trình lâm sinh. Còn đối với các biện pháp lâm sinh: Nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng, sẽ được bổ sung khi sửa đổi Thông tư 23/2016, hiện nay đang lấy ý kiến góp ý để hoàn thiện; dự kiến ban hành vào cuối năm 2019.

9.

Điều 6. Về nuôi dưỡng rừng tự nhiên đối tượng mới chỉ quy định cây gỗ tham gia vào tán rừng từ 400 cây/ha trở lên hoặc cây tái sinh mục đích có chiều cao trên 1m với số lượng từ 500 cây/ha trở lên. Tuy nhiên chưa nói rõ về mức độ dây leo như thế nào mới dùng biện pháp tác động là thực hiện phát dây leo đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn.

Diện tích rừng tự nhiên thuộc đối tượng nuôi dưỡng trong tình trạng dây leo phát triển mạnh, chèn ép, bám quấn thân cây, che chụp tán cây gỗ có mức độ từ 40% trở lên tính theo tỷ lệ cây gỗ bị dây leo đeo bám và dây leo mọc thành cụm, đám phủ tán cây rừng.

Đồng Nai

1. Nếu dây leo là cây phi mục đích thì cần loại bỏ để nâng cao chất lượng rừng.

2. Chưa có quy định về mức độ dây leo cần biện pháp tác động là thực hiện phát dây leo; Tổng cục Lâm nghiệp xin ghi nhận và nghiên cứu sẽ đưa nội dung này vào khi xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật đối với nuôi dưỡng rừng.

10.

Điểm a khoản 2, Điều 10, quy định cây đặc sản rừng, cây lâm sản ngoài gỗ chỉ xem là cây phụ trợ hoặc trồng xen là thiếu khả thi trong điều kiện giao khoán trồng rừng phòng hộ vì cây phụ trợ này là cây đem lại nguồn thu cho hộ.

 

Đồng Nai

Cây để trồng rừng phòng hộ với mục đích chính là đảm bảo phát huy chức năng phòng hộ của rừng, chọn loài cây trồng chính phải đáp ứng theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 10, Thông tư số 29/2019/TT-BNNPTNT. Còn các cây trồng xen khác là cây phù trợ, nhằm tăng thu nhập cho người trồng rừng phòng hộ, phù hợp với quy định tại Điều 25 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

11.

Điểm đ, khoản 2, Điều 10. Về trồng mới rừng quy định mật độ trồng rừng 400 cây/ha trở lên là quá mức trong điều kiện giao khoán là không thực hiện được, thực tế tại đơn vị mật độ 50 cây/ha phân bố đều qua 15 năm đã khép tán toàn bộ, hộ nhận khoán đã không thể sản xuất dưới tán rừng, đề nghị Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn điều chỉnh giảm mật độ đối với trồng rừng phòng hộ.

 

Đồng Nai

1. Việc quy định mật độ đối với cây trồng chính là để đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng.

2. Việc trồng xen cây lương thực, cây thực phẩm, cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu, cây lâm sản ngoài gỗ chỉ được phép trồng kết hợp khi rừng chưa khép tán hoặc không làm ảnh hưởng xấu đến cây trồng chính.

12.

Hiện nay, trên lâm phận các Ban quản lý rừng phòng hộ có rừng trồng thuần hoặc hỗn giao với cây gỗ lớn nhưng chủ yếu các loài cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Được phép trồng theo dự án 661) giao khoán cho hộ gia đình. Do vậy, để chuyển diện tích này thành rừng phòng hộ không thể cải tạo cây trồng toàn diện để trồng mới mà thực hiện biện pháp lâm sinh phù hợp là trồng bổ sung cây gỗ lớn để chuyển đổi nhưng Thông tư không quy định biện pháp này, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn.

 

Đồng Nai

Việc chuyển đổi cải tạo diện tích trồng cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm trong rừng phòng hộ, đề nghị thực hiện theo quy định tại điểm c, Điều 12 trồng lại rừng, Thông tư số 29/2019/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018.

VIII. THÔNG TƯ SỐ 30/2018/TT-BNNPTNT NGÀY 16/11/2018 CỦA BỘ NN&PTNT QUY ĐỊNH DANH MỤC LOÀI CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH, CÔNG NHẬN GIỐNG VÀ NGUỒN GIỐNG, QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

TT

Nội dung khó khăn, vướng mắc

Đề xuất, kiến nghị của địa phương

Địa phương

Nội dung giải đáp

1.

1. Bổ sung văn bản quy định về thời hạn sử dụng lô hạt giống để địa phương thực hiện.

2. Điều 15, Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT quy định về hồ sơ vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính, trong thành phần hồ sơ không quy định phải có Chứng nhận chất lượng sinh lý lô hạt giống.

 

Đăk Lăk

- Thời hạn sử dụng quy định tại khoản 1, Điều 14 là thời hạn của “nguồn giống”, không phải thời hạn của “lô hạt giống”. Thời hạn của “nguồn giống” được quy định tại khoản 5, Điều 12.

- Thời hạn sử dụng, chất lượng lô hạt đã được quy định tại các Tiêu chuẩn về hạt giống. Hiện nay, tiêu chuẩn quốc gia về hạt giống về cơ bản đã có đối với các loài cây lâm nghiệp chính nhân giống bằng hạt, như: Dầu rái, Keo tai tượng, Mỡ, Sa mộc, Sao đen, Thông nhựa, Thông mã vĩ, Thông ba lá. Còn tiêu chuẩn hạt giống một số loài khác: Hồi, Quế, Tràm cừ, Tràm lá dài.. sử dụng nhân giống bằng hạt, Tổng cục Lâm nghiệp đang tiếp tục chỉ đạo xây dựng

2.

Điều 11, Khoản 1: Tiêu chí công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp là "đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống được công nhận". Tuy nhiên Bộ Nông nghiệp và PTNT chưa ban hành tiêu chuẩn quốc gia về các loài cây trồng lâm nghiệp chính nên địa phương không có cơ sở thực hiện các nội dung liên quan.

Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp ban hành tiêu chuẩn quốc gia về các loài cây trồng lâm nghiệp chính

Điện Biên

Hiện nay các tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống đã được xây dựng và ban hành, như: TCVN về cây trội, rừng giống chuyển hóa, rừng giống, vườn giống và vườn cây đầu dòng. Đối với TCVN về lâm phần tuyển chọn, Tổng cục LN đang chỉ đạo xây dựng và hoàn thành trong năm 2019.

3.

Đề nghị hướng dẫn đối với quản lý vật liệu giống cây lâm nghiệp; Hướng dẫn cụ thể nội dung thanh tra, kiểm tra sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp.

 

Hải Phòng

- Quản lý vật liệu giống cây lâm nghiệp chính đã được quy định cụ thể tại Mục 3, Chương III, Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT. Nội dung quản lý, đối tượng quản lý, hồ sơ yêu cầu ….đã được quy định tại mục này.

- Nội dung thanh tra, kiểm tra ..là kiểm tra việc chấp hành các quy định tại Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT về hồ sơ, trình tự thực hiện theo quy định và theo các quy định của pháp luật về thanh tra.

4.

Khoản 1 Điều 17 quy định tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng vật liệu giống do mình sản xuất, kinh doanh. Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành quy định bảo đảm để Chi cục Kiểm lâm thực hiện giám sát việc sản xuất, kinh doanh vật liệu giống đối với nguồn giống do Sở Nông nghiệp và PTNT công nhận.

Bổ sung quy định “hằng năm trước khi tổ chức sản xuất, kinh doanh đề nghị các đơn vị xây dựng Kế hoạch sản xuất, kinh doanh giống của đơn vị mình gửi Chi cục Kiểm lâm để tổ chức kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất, tiêu thụ giống cây lâm nghiệp”.

Tuyên Quang

- Việc kiểm tra, giám sát đã được quy định tại điểm đ, khoản 2, Điều 18 Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT: “Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra, thanh tra …và xử lý các vi phạm về quản lý sản xuất, kinh doanh giống….”.

- Việc quản lý theo chuỗi quy định tại Thông tư này, yêu cầu các tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về chất lượng giống do mình sản xuất. Như vậy, việc quản lý đã chặt chẽ nên không cần bổ sung quy định gửi “Kế hoạch sản xuất, kinh doanh giống”.

5.

- Tại thông tư này chưa rõ về thẩm quyền quản lý, kiểm tra.

- Bổ sung thêm quy định về phân cấp trách nhiệm thực hiện ở địa phương (cấp huyện) nhằm đảm bảo việc quản lý.

- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phải có giấy phép sản xuất giống, tuy nhiên Thông tư chưa hướng dẫn nội dung này.

- Đề nghị bổ sung về thẩm quyền quản lý, kiểm tra của các cấp.

Vĩnh Phúc

Quảng Bình

Vĩnh Phúc

- Điểm đ, khoản 2, Điều 18 Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT quy định Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố tổ chức kiểm tra, thanh tra…và xử lý các vi phạm về quản lý sản xuất, kinh doanh giống…Vì vậy, thẩm quyền thanh tra, kiểm tra là Sở NN và PTNT nên Sở NN&PTNT sử dụng bộ máy của đơn vị để tiến hành thanh tra, kiểm tra.

- Về điều kiện sản xuất kinh doanh giống đã được quy định tại Điều 36, Pháp Lệnh giống cây trồng. Mặt khác, theo quy định của pháp luật, điều kiện kinh doanh không được phép quy định trong Thông tư.

6.

Điểm b khoản 4 Điều 12, quy định trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ thực hiện kiểm tra hiện trường và lập báo cáo thẩm định trình Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại diện chuyên gia nhà khoa học, cơ quan quản lý. Hội đồng thẩm định gồm đại diện chuyên gia nhà khoa cơ quan quản lý không phù hợp với nguồn giống là vườn cây đầu dòng cung cấp hom ( diện tích nhỏ, thời gian công nhận 3 năm).

 

Nghệ An

Vườn cung cấp hom có thể có diện tích nhỏ (theo quy định diện tích tối thiểu 500m2), nhưng là nơi cung cấp nhiều vật liệu nhân giống (cung cấp vật liệu nhân giống để sản xuất cây giống trồng hàng chục ha rừng trong 1 năm). Vì vậy, về quy trình công nhận vẫn phải thực hiện như các nguồn giống khác.

7.

Điều 16 về công bố tiêu chuẩn giống cây trồng lâm nghiệp chính, Tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính phải công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống do mình sản xuất kinh doanh và không được thấp hơn tiêu chuẩn quốc gia. Hình thức công bố như thế nào? Gửi cho cơ quan nào?

Tiêu chuẩn quốc gia: tổ chức cá nhân kinh doanh giống phải mua để áp dụng? hay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mua bộ tiêu chuẩn công bố cho các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính trên địa bàn tỉnh áp dụng?

Các loại cây không thuộc danh mục cây lâm nghiệp chính có phải công bố hay không và cách quản lý chất lượng như thế nào?

 

Nghệ An

- Việc công bố Tiêu chuẩn áp dụng theo quy định tại Điều 24 - NĐ 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007; Khoản 8, Điều 1, NĐ 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018; Khoản 1, Điều 62 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

- Theo quy định tại khoản 1, Điều 21 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật “Bộ Khoa học và Công nghệ giữ quyền xuất bản và phát hành tiêu chuẩn quốc gia”. Vì vậy, các tổ chức/cá nhân có nhu cầu phải mua để sử dụng.

- Đối với các loài cây không thuộc danh mục cây trồng LN chính không bắt buộc, nhưng khuyến khích áp dụng.

8.

Điểm c khoản 2 Điều 18, "Thường xuyên cập nhật công bố công khai danh mục nguồn giống được công nhận hoặc hủy bỏ quyết định công nhận, đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp lên trang tin của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; thông báo cho Tổng cục Lâm nghiệp về việc công nhận hoặc hủy bỏ quyết định công nhận nguồn giống ngay sau khi ban hành quyết định"

 

Nghệ An

Theo quy định hiện nay không cấp chứng nhận đơn vị đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước về LN tại địa phương phải kiểm tra điều kiện kinh doanh (hậu kiểm), theo quy định tại Điều 36, Pháp Lệnh giống cây trồng. Và những đơn vị đủ điều kiện kinh doanh sẽ được cập nhật thông tin và thông báo cho Tổng cục LN theo quy định.

 

Đơn vị sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp: cập nhật như thế nào vì bây giờ không cấp chứng nhận đơn vị đủ điều kiện sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp?

- Cần bổ sung hướng dẫn điều kiện, thủ tục hủy bỏ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính để thực hiện tốt quy định tại điểm c khoản 2 Điều 18 Thông tư này.

 

Cà Mau

 

9.

Điểm đ khoản 2 Điều 18 Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các vi phạm về quản lý sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật, xử lý vi phạm thì xử lý như thế nào, căn cứ văn bản nào?

Điểm b khoản 3 điều 18, chấp hành việc kiểm tra và xử lý của cơ quan nhà nước chuyên ngành theo quy định của pháp luật. Xử lý áp dụng quy định tại văn bản nào?

 

Nghệ An

Xử lý vi phạm theo Quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm Nghiệp (Điều 14: Vi phạm về kinh doanh giống cây trồng LN chính; Điều 22: Vận chuyển lâm sản trái pháp luật; Điều 24: Vi phạm quy định về hồ sơ.

10.

- Bổ sung Điều và Bời lời, Đước đôi, Mấm vào Phụ lục I.

- Cần đa dạng các loài cây lâm nghiệp trồng rừng chính; cần bổ sung thêm các loài cây gỗ lớn, cây lâm sản ngoài gỗ ở các tỉnh phía Nam.

 

Gia Lai, Cà Mau, Đồng Nai

Tổng cục Lâm nghiệp ghi nhận và nghiên cứu để đề xuất với Bộ NN&PTNT theo hướng ban hành khung tiêu chí loài cây trồng lâm nghiệp chính, còn danh mục về loài cây cụ thể do địa phương ban hành.

11.

Mục 3 - Quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chỉ đề cập đến việc quản lý đối với các loại vật liệu giống như lô hạt giống, cây giống trong bình mô, lô cây giống; chưa đề cập đến vật liệu giống là hom. Trong khi đó hom cũng là một loại vật liệu giống, thực tế hiện nay việc mua bán trao đổi hom đang diễn ra ở nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh cây giống lâm nghiệp vì vậy cũng cần có các quy định quản lý cụ thể

Bổ sung vật liệu giống hom để việc quản lý được đầy đủ và chặt chẽ hơn

Quảng Bình

Việc quản lý chất lượng cây giống chủ yếu thông qua nguồn giống được công nhận và hồ sơ vật liệu giống. Như vậy, quy trình quản lý đã chặt chẽ, nếu thực hiện đầy đủ các khâu theo quy định thì chất lượng cây giống đã đảm bảo.

12.

Điều 17, trong việc quản lý sản xuất kinh doanh vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính, cần có quy định về việc giám sát các nguồn vật liệu giống đưa vào sản xuất, đảm bảo quản lý chặt chẽ hơn việc sản xuất giống.

Đx: bổ sung nội dung đối với tất cả các lô vật liệu giống khi thu hái hoặc sản xuất cây giống, yêu cầu chủ cơ sở sản xuất kinh doanh có văn bản thông báo gửi Chi cục Kiểm lâm để được theo dõi, kiểm tra và giám sát.

Quảng Bình

Trong Thông tư đã quy định tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về chất lượng giống do mình sản xuất; việc quản lý nguồn vật liệu giống đưa vào sản xuất đã được quy định đảm bảo chặt chẽ, giảm thủ tục hành chính và tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất, kinh doanh giống. Trách nhiệm quản lý của các cơ quan nhà nước đã được quy định tại Điều 18 Điều 18 Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT

13.

Việc bỏ quản lý chất lượng lô hạt giống, lô cây con dẫn đến không kiểm soát được chất lượng giống cây trồng đem đi trồng rừng.

 

Kon Tum

Nhằm giảm TTHC, trong Thông tư quy định không cấp chứng nhận nguồn gốc lô vật liệu giống và lô cây con; tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng vật liệu giống do mình sản xuất; lập bảng kê và lưu giữ hồ sơ liên quan chứng minh nguồn gốc vật liệu giống, là tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.

IX. THÔNG TƯ SỐ 31/2018/TT-BNNPTNT NGÀY 16/11/2018 CỦA BỘ NN&PTNT QUY ĐỊNH VỀ PHÂN ĐỊNH RANH GIỚI RỪNG

1.

Chưa có quy định về Kinh phí phân định ranh giới rừng, cắm mốc bảng trên thực địa. Tại Khoản 3 Điều 16 quy định "Chủ rừng có trách nhiệm cắm mốc, bảng trên thực địa và quản lý bảo vệ mốc, bảng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng". Tuy nhiên, hiện nay nguồn kinh phí của các đơn vị chủ rừng cho công tác quản lý bảo vệ rừng còn hạn hẹp, chưa có khoản chi cụ thể cho công tác phân định, cắm mốc ranh giới (hiện nay chỉ có các Công ty Lâm nghiệp và sắp tới là các VQG, BQL RDD, BQL RPH thực hiện đóng mốc ranh giới, nhưng là ranh giới sử dụng đất, chưa có mốc phân định ranh giới rừng)

Đề nghị có hướng dẫn về kinh phí cho công tác phân định, cắm mốc ranh giới rừng, đặc biệt là đối với các tổ chức nhà nước

Điện Biên

Kinh phí phân định ranh giới rừng được quy định tại điểm k khoản 1 Điều 87 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.

2.

Điều 11, Khoản 1, Điểm b: Không quy định về các đánh số hiệu mốc để thống nhất trên toàn quốc và dễ thực hiện.

Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp xem xét hướng dẫn.

Điện Biên

Tại Điều 11 Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT đã quy định rõ nội dung hình thức, cỡ chữ và màu sơn ghi trên mốc. Cách ghi nội dung và đánh số hiệu mốc theo thứ tự sau: đầu tiên là tên chủ rừng, sau đó là loại rừng, cuối cùng là số hiệu mốc thống nhất trên toàn quốc để các chủ rừng thực hiện.

3.

Điều 4 chỉ đề cập về việc phân định ranh giới theo lô, khoảnh, tiểu khu và theo ranh giới chủ rừng mà chưa có nội dung phân định ranh giới 3 loại rừng (rừng đặc dụng, RPH, RSX). Do đó đề nghị phân định ranh giới theo quy hoạch 3 loại rừng để thuận lợi cho việc quản lý.

 

Điện Biên

Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT là thực hiện theo khoản 2 Điều 6 Luật Lâm nghiệp quy định phân định ranh giới rừng thống nhất trên phạm vi cả nước theo tiểu khu, khoảnh, lô rừng theo các chủ rừng trên bản đồ và trên thực địa mà không phân định ranh giới theo quy hoạch 3 loại rừng (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất).

X. THÔNG TƯ SỐ 32/2018/TT-BNNPTNT NGÀY 16/11/2018 CỦA BỘ NN&PTNT QUY ĐỊNH VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ RỪNG, KHUNG GIÁ RỪNG

TT

Nội dung khó khăn, vướng mắc

Đề xuất, kiến nghị của địa phương

Địa phương

Nội dung giải đáp

1.

Nội dung về giá quyền sử dụng rừng(Gsd) là giá trị mà chủ rừng có thể được hưởng từ rừng trong khoảng thời gian được giao, được thuê rừng tính bằng tiền trên một héc ta (ha) rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên theo Quy chế quản lý và sử dụng rừng do Nhà nước ban hành. Như vậy, đối với đa số diện tích rừng được giao, thuê thì giá trị sử dụng rừng chủ yếu là giá trị tăng trưởng của rừng trong thời gian được giao, thuê (thu nhập từ lượng tăng trưởng, phần sinh khối thêm qua thời gian quản lý bảo vệ và kinh doanh từ rừng). Tuy nhiên, trong Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT không đề cập đến nội dung này do vậy chưa phản ánh được quyền lợi của bên được giao, thuê rừng

 

Đăk Lăk

- Quyền hưởng lợi của bên được giao rừng, thuê rừng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT.

- Trong trường hợp định giá quyền sử dụng rừng thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 32/2018/TT-BNNPTNT.

2.

Điểm c, khoản 1, Điều 11 quy định: "giá thuê rừng được xác định thông qua đấu giá cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về đấu giá": Quy định Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đã được cho thuê đất có rừng (cần lập hoặc bổ sung hồ sơ thuê rừng) hoặc trường hợp chỉ duy nhất một đơn xin thuê rừng thì không phải đấu giá thuê rừng

Bổ sung quy định tính giá cho thuê rừng trong trường hợp không phải đấu giá cho thuê rừng:

Đăk Lăk

Tại điểm c, Khoản 1, Điều 11 quy định “Giá cho thuê rừng được xác định thông qua đấu giá cho thuê rừng theo quy định của pháp luật về đấu giá”. Do đó, việc xác định giá đấu giá được thực hiện theo quy định của Luật đấu giá tài sản.

3.

Tại Khoản 3 của Điều 11, 12: Định giá rừng, chỉ áp dụng cho khoản 3 Điều 91 của Luật Lâm nghiệp. Đề nghị áp dụng cho cả Khoản 5 Điều 91 của Luật Lâm nghiệp “Trường hợp khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

 

Quảng Nam

Theo quy định của Luật Lâm nghiệp, Thông tư này chỉ hướng dẫn các nội dung giao tại Khoản 3 Điều 90 của Luật Lâm nghiệp; Trong từng trường hợp cụ thể theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền sẽ xác định cách thức triển khai thực hiện, trường hợp áp dụng theo quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT thì phải thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư này.

4.

Điểm 4 Điều 9 quy định xác định mức lãi suất tiền gửi mức lãi suất bình quân tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm tại ngân hàng thương mại trên địa bàn ở thời điểm định giá. Đề nghị xác định cụ thể lãi suất tiết kiệm tiền gửi của đối với đối tượng là cá nhân hay doanh nghiệp.

Đề nghị ban hành quy định về trình tự thủ tục và cấp thẩm quyền phê duyệt đối với các dự án cải tạo rừng.

Bắc Giang

- Tại điểm b, khoản 4, Điều 5 của Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT quy định cách xác định tỷ lệ chiết khấu r; theo đó Việc xác định tỷ lệ lãi suất hàng năm hay lãi suất trung bình thực hiện theo quy định của ngân hàng thương mại trên địa bàn.

- Trình tự, thủ tục về phê duyệt dự án cải tạo rừng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

XI. THÔNG TƯ SỐ 33/2018/TT-BNNPTNT NGÀY 16/11/2018 CỦA BỘ NN&PTNT QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU TRA, KIỂM KÊ VÀ THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG

TT

Nội dung khó khăn, vướng mắc

Đề xuất, kiến nghị của địa phương

Địa phương

Nội dung giải đáp

1.

Điều 2. Đối tượng áp dụng: Quy định "áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng". Như vậy, có thể áp dụng Thông tư này để thực hiện công tác điều tra chi tiết hiện trạng rừng không? hay chỉ quy định về điều tra trong thống kê, kiểm kê rừng theo định kỳ.

Qua nội dung, phương pháp điều tra, kiểm kê rừng tại Thông tư 33 nhận thấy: về phương pháp áp dụng hướng theo nội dung thực hiện kiểm kê rừng định kỳ, trên quy mô lớn. Việc xác định đặc điểm khu rừng cụ thể đến từng loài cây, nhóm gỗ cần được điều tra chi tiết với dung lượng mẫu lớn hơn. vì vậy, cần có quy định cụ thể về điều tra chi tiết đặc điểm khu rừng, không áp dụng nội dung điều tra kiểm kê rừng cho công tác điều tra chi tiết

Đăk Lăk

Phương pháp điều tra diện tích và chất lượng rừng đã được quy định chi tiết tại Điều 10 đến Điều 22 Thông tư.

2.

Điều 3 một số từ ngữ chưa đưa vào thông tư: Thế nào là cây tái sinh? Thế nào là cây gỗ?

Đề nghị bổ sung giải thích các thuật ngữ này

Quảng Bình

Thuật ngữ “Cây tái sinh” đã được quy định tại khoản 19 Điều 3 Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 quy định về các biện pháp lâm sinh.

3.

Điểm d, Khoản 2, Điều 11: “Điều tra cây gỗ và cây tre nứa bao gồm: xác định tên loài cây, phẩm chất cây, đo chiều cao vút ngọn, đường kính thân tại vị trí 1,3m; trường hợp cần tính toán trữ lượng rừng bị mất thì đo đường kính tại vị trí 1,3m đối với cây đã bị chặt hạ vẫn còn trên hiện trường, đo đường kính gốc chặt đối với cây bị chặt chỉ còn gốc”.

Đề nghị hướng dẫn rõ cách tính trữ lượng đo đường kính gốc chặt đối với cây đã bị chặt chỉ còn gốc.

 

Quảng Nam, Bắc Giang

Thông tư hướng dẫn phương pháp và nội dung điều tra trữ lượng rừng hiện hữu. Đối với những diện tích rừng đã mất không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Thông tư.

4.

Điểm b khoản 2 Điều 12 chưa quy định cỡ đường kính bắt đầu đo 6 cm hay 8 cm đối với cây rừng tại vị trí 1,3m để tính thể tích cây đứng

Ban hành quy định cỡ đường kính bắt đầu đo đối với cây rừng tại vị trí 1,3 m để tính thể tích cây đứng.

Quảng Bình

Thông tư không có giải thích các khác niệm như đề nghị của Tỉnh. Tuy nhiên theo tài liệu tập huấn hướng dẫn kỹ thuật điều tra rừng ban hành kèm theo quyết định số số 689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp) đã hướng dẫn việc tính toán trữ lượng rừng chỉ đo đường kính 1,3 đối với cây có đường kính >= 6cm.

5.

Điểm đ khoản 2 Điều 17, công thức V =G.H.F, đề nghị giải thích rõ công thức tính tiết diện ngang thân cây (G); F hình số áp dụng như thế nào đối với từng loại rừng; H là chiều cao cây, bổ sung H là chiều cao vút ngọn.

 

Quảng Bình

Điểm d, khoản 2 Điều 11 đã quy định chiều cao cây được xác định là chiều cao vút ngọn

6.

Tại điểm a khoản 1, Điều 33: Quy định: “trong thời hạn 15 ngày … chủ rừng nhóm I có trách nhiệm báo cáo kiểm lâm địa bàn về biến động diện tích rừng được giao …” sẽ khó thực hiện, vì trong thực tế khi vấn đề trồng rừng, khai thác rừng trồng do chủ rừng tự quyết định.

Đề nghị bổ sung thêm các biện pháp khắc phục và chế tài xử lý khi các chủ rừng nhóm I không báo cáo kiểm lâm địa bàn kịp thời từ ngày có biến động về diện tích rừng cho phù hợp để Hạt Kiểm lâm thực hiện đúng quy định hoặc nâng cấp phần mềm để mặc định đối tượng này để phần mềm tự chuyển trạng thái khi đủ cấp tuổi thành rừng hoặc đến chu kỳ khai thác.

Bình Định

Nghị định 35/2019/NĐ-CP có quy định chế tài xử phạt chủ rừng khi không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi có biến động về diện tích rừng được giao theo quy định của pháp luật (điểm a, Khoản 1, Điều 16).

7.

Điều 7 Quy định về Phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng đã chia rừng tự nhiên làm 05 trạng thái nhưng không phân ra trạng thái rừng phục hồi. Hiện tại, trạng thái rừng phục hồi đang được sử dụng trong kiểm kê hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp toàn quốc, do đó ảnh hưởng đến kết quả kiểm kê rừng hiện tại.

 

Kiên Giang

Điều 7 phân chia rừng tự nhiên theo trữ lượng, đối với rừng gỗ, căn cứ vào trữ lượng cây đứng (dưới 10 m3/ha đến trên 200 m3/ha) để phân chia thành các trạng thái rừng tương ứng (Rừng chưa có trữ lượng; Rừng nghèo kiệt; Rừng nghèo; Rừng trung bình; Rừng giàu). Rừng phục hồi không phải đối tượng điều chỉnh của Thông tư này

8.

Điểm b, khoản 2, Điều 32 quy định: “Sử dụng các thiết bị, dụng cụ đo vẽ, cập nhật cần thiết, bao gồm: máy vi tính cá nhân, máy định vị vệ tinh, máy tính bảng để khoanh vẽ các lô rừng có biến động”

Do trên thực tế có thể sử dụng các thiết bị khác như: Điện thoại di động thông minh, la bàn, thước dây … để đo, khanh vẽ lô biến động, do đó cần bổ sung, điều chỉnh thành “Sử dụng các thiết bị, dụng cụ đo vẽ, cập nhật cần thiết, bao gồm: máy vi tính cá nhân, máy định vị vệ tinh, máy tính bảng và các thiết bị dụng cụ khác để khoanh vẽ các lô rừng có biến động”.

 

Quảng Nam

Những thiết bị quy định tại Thông tư là thiết bị thông dụng hiện hành, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản việc theo dõi diễn biến rừng. không thể bổ sung cụm từ :"... và các thiết bị khác" khi chưa xác định được thiết bị đo vẽ khác với độ chính xác như thế nào.

9.

Khoản 1, Điều 33 quy định về thu thập thông tin biến động về rừng.

- Đề nghị bỏ quy định đối với chủ rừng nhóm I hoặc bổ sung quy mô diện tích đối với chủ rừng nhóm I từ 10 ha trở lên; thay thế cụm từ “diện tích rừng được giao, được thuê” thành “giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật”.

- Vì, Theo mẫu báo cáo thông tin biến động của chủ rừng hiện hành, nhiều thông tin chủ rừng nhóm I khó khăn thực hiện trong việc ghi thông tin theo mẫu như không có bản đồ hiện trạng, thông tin khoảnh, lô, đặt tên lô mới, ký hiệu trạng thái rừng ... Mặt khác, hiện nay chưa có chế tài xử lý, nếu chủ rừng nhóm I không thực hiện báo cáo.

Đề xuất, bổ sung quy mô diện tích đối với chủ rừng nhóm I >=10 ha.

Tuyên Quang

- Việc quy định điều tra đối với các chủ rừng nhóm I là cần thiết để phục vụ cho theo dõi diễn biến rừng.

- Nghị định 35/2019/NĐ-CP có quy định chế tài xử phạt chủ rừng khi không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi có biến động về diện tích rừng được giao theo quy định của pháp luật (điểm a, Khoản 1, Điều 16).

10.

Điểm a khoản 1 Điều 33 trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có biến động về diện tích rừng chủ rừng nhóm II có trách nhiệm báo cáo Hạt kiểm lâm cấp huyện, chủ rừng nhóm I có trách nhiệm báo cáo kiểm lâm địa bàn về biến động rừng. Trong trường hợp quá 15 ngày hoặc các chủ rừng không chịu báo cáo các biến động về diện tích rừng thì xử lý như thế nào?

Đề nghị có chế tài xử lý đối với các trường hợp chủ rừng không báo cáo hoặc báo cáo chậm so với quy định.

Quảng Bình

Thực hiện theo Quy định tại Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp (Điểm a, khoản 1 Điều 16)

11.

Tại điểm b khoản 2, Điều 33: Việc xác định rừng trồng đủ tiêu chí thành rừng trên thực tế rất khó thực hiện do đặc điểm loài cây, lập địa, đất đai, khí hậu,… khác nhau nên quy định chung là 03 năm sau khi nghiệm thu trồng rừng hoặc kết thúc thời vụ trồng rừng năm thứ nhất đối với rừng trồng đủ tiêu chí thành rừng là không khả thi, thiếu thực tế.

Nâng cấp phần mềm để mặc định đối tượng này để phần mềm tự chuyển trạng thái khi đủ cấp tuổi.

Bình Định

Rừng được xác định khi đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật cụ thể và được kiểm tra xác định ngoài thực tế, không thể sử dụng phần mềm tự động để chuyển trạng thái.

12.

Điểm a khoản 4 Điều 33; khoản 2 Điều 38; các biểu số 02, 03, 04, 05 Phụ lục IV

Các biểu số 02, 03, 04, 05 Phụ lục IV không cùng cấu trúc, chỉ tiêu tổng hợp với các biểu báo cáo của phần mềm cập nhật diễn biến rừng.

Đề nghị chỉnh sửa thiết kế các biểu báo cáo tổng hợp của phần mềm cập nhật diễn biến rừng trùng khớp với các mẫu biểu quy định của thông tư.

Bắc Giang

Hiện nay Tổng cục Lâm nghiệp đang triển khai cập nhật chỉnh sửa phần mềm FRMS, trong đó chỉnh sửa mẫu biểu báo cáo tổng hợp theo quy định tại phụ lục IV

13.

Điều 33, Khoản 3, Điểm a, b

- Nội dung kiến nghị: “Quy trình thực hiện theo dõi diễn biến rừng”

- Lý do kiến nghị: Tại Khoản 3, Điểm a quy định “Trong thời hạn 30 ngày kể từ nhận được báo cáo về biến động rừng của chủ rừng hoặc cán bộ kiểm lâm địa bàn, Hạt Kiểm lâm cấp huyện kiểm tra hồ sơ diễn biến rừng; kiểm tra xác minh tại hiện trường; cập nhật diễn biến vào phần mền cập nhật diễn biến rừng và đồng bộ kết quả cập nhật lên dữ liệu trung tâm” và Điểm b quy định “Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh kiểm tra, đánh giá mức độ đầy đủ của tài liệu, số liệu, cơ sở dữ liệu, kết quả cập nhật diễn biến rừng do Hạt Kiểm lâm cấp huyện báo cáo; tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng và diện tích chưa thành rừng của toàn tỉnh”.

Như vậy Hạt Kiểm lâm cấp huyện cập nhật và đồng bộ kết quả lên dữ liệu trung tâm trước khi Chi cục Kiểm lâm kiểm tra, đánh giá là không hợp lý.

Đề xuất: Cần quy định trước khi Hạt Kiểm lâm cấp huyện đồng bộ kết quả cập nhật lên dữ liệu trung tâm phải báo cáo Chi cục Kiểm lâm.

Quảng Ninh

Việc kiểm tra số liệu, báo cáo là các quy định nội bộ của địa phương. Thông tư không quy định cụ thể.

14.

Tại Điều 36, Khoản 3: theo dõi diễn biến RSX. Đối với RSX gồm rừng trong quy hoạch và ngoài quy hoạch, đề nghị hướng dẫn cách ghi chép vào các mẫu biểu của kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng đối với loại rừng này.

Đề nghị Tổng cục Lâm nghiệp xem xét hướng dẫn.

Điện Biên

Tổng cục Lâm nghiệp không được giao nhiệm vụ hướng dẫn chi tiết. Nội dung này đề nghị nghiên cứu Phụ lục 4 của Thông tư.

15.

Tại Điều 37: Chưa quy định nguyên nhân thay đổi quy hoạch 3 loại rừng

Bổ sung vào Thông tư và nâng cấp phần mềm

Bình Định

Thông tư điều chỉnh việc theo dõi diễn biến rừng ở thời điểm hiện tại. Khi có thay đổi về quy hoạch 3 loại rừng, thực hiện theo Điều 36 Thông tư này.

16.

Điều 37. theo dõi diễn biến rừng theo các nguyên nhân: Chưa có các nguyên nhân về thay đổi quy hoạch 3 loại rừng (chuyển đổi qua lại giữa RSX, RPH, RĐD, bổ sung theo vào diện tích QH3LR; thay đổi thông tin chủ quản lý rừng

Bổ sung thêm khoản 3 về thay đổi QH 03LR và khoản 4 về thay đổi chủ quản lý rừng

Đăk Lăk

17.

Khoản 2, điều 38 quy định: “Biểu tổng hợp theo dõi diễn biến rừng và diện tích chưa thành rừng của các cấp hành chính và chủ rừng nhóm II thực hiện theo các Biểu số 02, 03, 04 và Biểu số 05 Phụ lục IV kèm theo Thông tư này.

Hiện nay, phần mềm FRMS chưa phân cấp tài khoản quản lý theo chủ rừng nhóm II, do đó không thể xuất báo cáo theo biểu chủ rừng nhóm II, đề nghị bổ sung vào phần mềm FRMS.

 

Quảng Nam

- Hiện nay Tổng cục Lâm nghiệp đang triển khai cập nhật chỉnh sửa phần mềm FRMS, trong đó chỉnh sửa mẫu biểu báo cáo tổng hợp đối với chủ rừng nhóm II

18.

Chương V

- Các nội dung tại các biểu tổng hợp số liệu diễn biến rừng không thể hiện diện tích rừng trồng đã thành rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng, như vậy theo các biểu mẫu của Thông tư thì diện tích này không được tổng hợp vào độ che phủ rừng. Hiện nay, diện tích này đang được tổng hợp, tính vào độ che phủ rừng, nếu không tổng hợp thì độ che phủ rừng bị giảm.

Điều chỉnh lại mẫu biểu để tính diện tích rừng trồng đã thành rừng ngoài quy hoạch ba loại rừng vào độ che phủ rừng.

Đăk Nông

Hiện nay Tổng cục Lâm nghiệp đang triển khai cập nhật chỉnh sửa phần mềm FRMS, trong đó chỉnh sửa mẫu biểu báo cáo tổng hợp. Toàn bộ diện tích ngoài quy hoạch sẽ được tham gia tính tỷ lệ che phủ.

19.

Phụ lục I. Phân chia trạng thái rừng (kèm theo Thông số 33/2018/TT-BNNPTNT): Mã loại đất, loại rừng và trạng thái rừng quy định tại Phụ lục I của Thông số 33/2018/TT-BNNPTNT có nhiều sai khác với mã loại đất, loại rừng và trạng thái rừng trong cơ sở dữ liệu phần mềm cập nhật diễn biến rừng.

Phần mềm đòi hỏi máy vi tính cấu hình cao; Phần mềm chưa tích hợp đủ các lớp dữ liệu để biên tập bản đồ hoàn chỉnh; Chưa có cơ chế quy định bảo mật tài khoản, chia sẻ tài khoản và tài khoản sử dụng cho bộ phận, cơ quan liên quan.

Nâng cấp phần mềm

Bình Định, Đăk Lăk, Đồng Nai

Hiện nay Tổng cục Lâm nghiệp đang triển khai cập nhật chỉnh sửa phần mềm FRMS để khắc phục một số tồn tại: lỗi đồng bộ, tích hợp lớp bản đồ, chia sẻ tài khoản người dùng.

20.

Phụ lục I mục 2 (Rừng trồng) "Rừng gỗ trồng núi đất đạt tiêu chí M ≥ 10 m3"

- Đối với các loài cây sinh trưởng chậm khó đạt được tiêu chí trữ lượng khi hết thời gian chăm sóc là M ≥ 10 m3

Cho phép kéo dài thời gian chăm sóc để đạt được các tiêu chí thành rừng theo quy định.

Đăk Nông

Đây là nội dung liên quan đến quy định các biện pháp lâm sinh không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

21.

Bổ sung quy định cụ thể để biên tập bản đồ theo dõi diễn biến rừng

 

Nghệ An

Thông tư không quy định chi tiết vì Bản đồ hiện trạng rừng quy định theo tiêu chuẩn việt nam số TCVN 1165:2016

22.

Không quy định kinh phí theo dõi diễn biến rừng

Bổ sung theo quy định tại điểm c khoản 1, Điều 87 của Nghị định 156/2018/NĐ-CP

Bình Định

Thông tư quy định về các nội dung kỹ thuật. Đề nghị của địa phương không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư.

23.

Tại mục 1.2.1.1 phụ lục I. Phân chia trạng thái rừng, quy định trữ lượng rừng nghèo kiệt: 10 < M ≤ 50, rừng chưa có trữ lượng: M < 10.

Đề nghị điều chỉnh lại cho phù hợp: rừng nghèo kiệt 10 ≤ M ≤ 50, rừng chưa có trữ lượng: M <10.

 

Quảng Nam

Ghi nhận đề nghị của tỉnh.

24.

Các biểu trong phụ lục IV có các thông số theo dõi về rừng khác với biểu xuất ra từ phần mềm FRMS (do Tổng cục ban hành).

Đề nghị bổ sung thêm điều khoản về nguồn kinh phí tổ chức thực hiện. Nếu không có quy định nguồn kinh phí thực hiện để điều tra, đo đạc ngoài thực địa, mua sắm trang thiết bị phục vụ điều tra, các chi phí nội nghiệp, tổng hợp số liệu.... thì công tác điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng sẽ không thực hiện được.

- Xây dựng lại hệ thống biểu báo cáo diễn biến rừng trong phần mềm FRMS theo thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018.

- Xây dựng thông tư mới thay thế cho thông tư số 102/2000/TT-BNN/KL ngày 02/10/2000 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn lập dự toán cho các dự án theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp) quy định định mức quá thấp, không phù hợp với thực tế.

Bình Định, Lai Châu

- Hiện nay Tổng cục Lâm nghiệp đang triển khai cập nhật chỉnh sửa phần mềm FRMS, trong đó chỉnh sửa mẫu biểu báo cáo tổng hợp. Toàn bộ diện tích ngoài quy hoạch sẽ được tham gia tính tỷ lệ che phủ.

- Về xây dựng định mức trong theo dõi diễn biến rừng: Tổng cục Lâm nghiệp tiếp thu và sẽ đề xuất với Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi Thông tư 102/2000/TT-BNN-KL

25.

Quy định một số ký hiệu trạng thái rừng và mã số loại đất loại rừng khác với ký hiệu trạng thái rừng và mã số loại đất loại rừng trong cơ sở dữ liệu của phần mềm theo dõi diễn biến rừng FRMS (được xây dựng dựa vào Quyết định số 689/QĐ-TCLN-KL ngày 23/12/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về hướng dẫn kỹ thuật điều tra rừng). Điều này gây khó khăn rất lớn trong công tác cập nhật diễn biến rừng trên phần mềm FRMS

Đề nghị có hướng dẫn để thực hiện.

Quảng Nam, Quảng Trị

Hiện nay Tổng cục Lâm nghiệp đang triển khai cập nhật chỉnh sửa phần mềm FRMS, trong đó chỉnh sửa mẫu biểu báo cáo tổng hợp, điều chỉnh bảng mã phân loại đất loại rừng trong cơ sở dữ liệu để phù hợp với Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1425/TCLN-PCTT năm 2021 về giải pháp trong thực hiện pháp luật về lâm nghiệp do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành

  • Số hiệu: 1425/TCLN-PCTT
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 13/09/2019
  • Nơi ban hành: Tổng cục Lâm nghiệp
  • Người ký: Nguyễn Quốc Trị
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/09/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản