Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 75/2015/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2015 |
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
Chính phủ ban hành Nghị định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.
Nghị định này quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng, phát triển lâm sản ngoài gỗ, nâng cao thu nhập gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020.
1. Hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo đang sinh sống ổn định tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, có thực hiện một trong các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng: bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên; trồng rừng, cây lâm sản ngoài gỗ trên đất quy hoạch phát triển rừng được Nhà nước giao đất; nhận khoán bảo vệ rừng.
2. Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Điều 54 Luật Đất đai, tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, thực hiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng nhận khoán.
3. Tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 3. Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng
1. Đối tượng rừng khoán bảo vệ được hỗ trợ:
a) Diện tích rừng Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ;
b) Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên Nhà nước giao cho các công ty lâm nghiệp quản lý;
c) Diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây viết chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) quản lý.
2. Đối tượng và hạn mức nhận khoán bảo vệ rừng được hỗ trợ:
a) Đối tượng: Hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn quy định tại
b) Hạn mức diện tích rừng nhận khoán được hỗ trợ theo quy định tại Khoản 3 Điều này tối đa là 30 héc-ta (ha) một hộ gia đình.
3. Quyền lợi và trách nhiệm của người nhận khoán:
a) Được hỗ trợ tiền khoán bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;
b) Được hưởng lợi từ rừng và thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng theo quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.
4. Trách nhiệm, quyền hạn của người giao khoán:
a) Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, Công ty lâm nghiệp, Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý đối tượng rừng quy định tại Khoản 1 của Điều này thực hiện trách nhiệm và quyền hạn của chủ rừng theo quy định pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;
b) Lập dự toán, tổ chức kiểm tra, giám sát và thanh toán kịp thời tiền hỗ trợ theo quy định tại Điểm a Khoản 3 của Điều này cho đối tượng nhận khoán.
Điều 4. Hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung
1. Đối tượng rừng: Rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên.
2. Đối tượng được hỗ trợ:
a) Hộ gia đình quy định tại
b) Cộng đồng dân cư thôn quy định tại
3. Mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ bảo vệ rừng là 400.000 đồng/ha/năm;
b) Hỗ trợ trồng rừng bổ sung, mức hỗ trợ theo thiết kế - dự toán, tối đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 03 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 03 năm tiếp theo. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
4. Trách nhiệm và quyền lợi của hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn được hưởng chính sách bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 5. Hỗ trợ trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ
1. Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch phát triển rừng sản xuất đã giao ổn định, lâu dài cho hộ gia đình được hỗ trợ một lần cho chu kỳ đầu tiên để trồng rừng sản xuất bằng loài cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ.
2. Mức hỗ trợ từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng/ha để mua cây giống, phân bón và chi phí một phần nhân công bằng tiền đối với trồng cây lấy gỗ, cây lâm sản ngoài gỗ tùy theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng theo thiết kế - dự toán. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và thiết kế - dự toán.
3. Quyền lợi và trách nhiệm của hộ gia đình được hưởng chính sách về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 6. Hỗ trợ trồng rừng phòng hộ
Diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch trồng rừng phòng hộ đã giao cho hộ gia đình thi được Nhà nước cấp kinh phí theo thiết kế - dự toán để trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng và được hưởng lợi từ rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 7. Trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy
Hộ gia đình nghèo tham gia trồng rừng quy định tại
1. Căn cứ thiết kế - dự toán trồng rừng, ngoài số tiền được hỗ trợ quy định tại
- Hạn mức vay: Tối đa là 15.000.000 đồng/ha.
- Thời hạn cho vay: Từ khi trồng đến khi khai thác chính theo chu kỳ kinh doanh của loài cây trồng nhưng không quá 20 năm.
Mức vay và thời gian vay cụ thể do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận phù hợp với quy định tại Nghị định này. Thời hạn trả gốc và lãi một lần khi khai thác chính.
2. Cho vay phát triển chăn nuôi:
Hộ gia đình quy định tại
- Hạn mức vay: Tối đa 50.000.000 đồng.
- Thời hạn cho vay: Tối đa 10 năm.
Mức vay và thời gian vay cụ thể do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận phù hợp với quy định tại Nghị định này.
3. Lãi suất và hỗ trợ lãi suất vay:
a) Hộ gia đình được vay theo quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này với mức lãi suất là 1,2%/năm;
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ phần lãi suất tiền vay còn lại.
4. Cơ cấu lại nợ và xử lý rủi ro: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Điều 9. Nguồn vốn thực hiện chính sách
1. Ngân sách nhà nước đảm bảo các khoản chi quy định tại các
a) Ngân sách trung ương hỗ trợ 100% kinh phí đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi;
b) Ngân sách trung ương hỗ trợ 50% kinh phí đối với địa phương có tỷ lệ điều tiết nguồn thu về Trung ương dưới 50%, ngân sách địa phương đảm bảo 50% nhu cầu kinh phí;
c) Các địa phương còn lại sử dụng ngân sách địa phương thực hiện.
2. Ngân sách trung ương thực hiện cấp hỗ trợ lãi suất cho các ngân hàng theo quy định tại
Điều 10. Trách nhiệm của các Bộ, ngành
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Nghị định này, đề xuất biện pháp xử lý và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền;
b) Hướng dẫn thực hiện Nghị định này theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền;
c) Định kỳ sơ kết, tổng kết báo cáo Chính phủ hàng năm.
2. Ủy ban Dân tộc
Quyết định công nhận các thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực II, III vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2016 - 2020 theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp nhu cầu, cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch 05 năm và hàng năm để thực hiện Nghị định này.
4. Bộ Tài chính
a) Bố trí ngân sách thực hiện các chính sách quy định tại Nghị định này;
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
b) Kiểm tra, giám sát, xử lý và tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
6. Các Bộ, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện các quy định tại Nghị định này.
Điều 11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
1. Chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện; kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách quy định tại Nghị định này ở địa phương.
2. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã điều tra thực tế, xác định xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II, III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ, tổng hợp và báo cáo Ủy ban Dân tộc để xem xét và quyết định công nhận; rà soát, công nhận hộ nghèo theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Hướng dẫn xác định loài cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để làm căn cứ hỗ trợ, cho vay; chỉ đạo xây dựng, ban hành định mức về giống, phân bón, nhân công cụ thể cho từng loại cây trồng trên địa bàn; hướng dẫn lập thiết kế - dự toán khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 02 tháng 11 năm 2015.
2. Trong trường hợp có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cùng một nội dung thì áp dụng theo quy định của Nghị định này.
3. Sau năm 2020, việc trợ cấp gạo theo
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, thi hành Nghị định này./.
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; | TM. CHÍNH PHỦ |
- 1Quyết định 120/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông báo 61/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì cuộc họp bàn dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách xóa đói, giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào dân tộc giai đoạn 2015 - 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Thông báo 145/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 tại cuộc họp lần thứ 8 của Ban Chỉ đạo do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Công văn 4453/VPCP-KGVX năm 2016 về tổng hợp đề xuất áp dụng cơ chế của Nghị quyết 30a do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 2Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 3Luật đất đai 2013
- 4Quyết định 120/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án bảo vệ và phát triển rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2015 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông báo 61/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chủ trì cuộc họp bàn dự thảo Nghị định về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách xóa đói, giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào dân tộc giai đoạn 2015 - 2020 do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Thông báo 145/TB-VPCP năm 2015 kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải Trưởng Ban Chỉ đạo nhà nước về Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020 tại cuộc họp lần thứ 8 của Ban Chỉ đạo do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Nghị định 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 8Thông tư 27/2015/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hảnh
- 9Công văn 4453/VPCP-KGVX năm 2016 về tổng hợp đề xuất áp dụng cơ chế của Nghị quyết 30a do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Thông tư 81/2016/TT-BTC hướng dẫn cơ chế hỗ trợ lãi suất do thực hiện chính sách tín dụng theo Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 11Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Hướng dẫn 4288/NHCS-TDNN năm 2015 về nghiệp vụ cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo quy định tại Nghị định 75/2015/NĐ-CP do Ngân hàng Chính sách xã hội ban hành
Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020
- Số hiệu: 75/2015/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 09/09/2015
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 995 đến số 996
- Ngày hiệu lực: 02/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra