Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1745/TCLN-KHTC
V/v tăng cường thực hiện chế độ báo cáo tng hợp trong lĩnh vực lâm nghiệp

Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2017

 

Kính gửi: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Ngày 05/02/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 241/QĐ-BNN-TCLN về việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Sau hơn 04 năm triển khai, báo cáo về lâm nghiệp cơ bản đáp ứng yêu cầu cung cấp số liệu làm căn cứ để dự báo, phục vụ các nhiệm vụ: xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành; chỉ đạo, điều hành trong lâm nghiệp; cung cấp thông tin định hướng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế, bất cập: i) Đầu mối thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo ở các địa phương chưa rõ ràng; ii) số liệu báo cáo còn chưa thực sự thống nhất giữa Trung ương và địa phương, giữa các đơn vị trong ngành,...; iii) Độ tin cậy của số liệu khó được kiểm chứng; iv) Kết quả tổng hợp số liệu về khai thác gỗ rừng trồng còn chưa sát với thực tế và sản lượng tiềm năng;

Triển khai Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 với những yêu cầu và đòi hỏi cao hơn trong công tác xây dựng, triển khai, điều hành, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch trên phạm vi toàn quốc và từng địa phương; nhằm phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong công tác tổng hợp thống kê, quản lý cơ sở dữ liệu ngành, Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

1. Tiếp tục thực hiện chế độ báo cáo tổng hợp trong lĩnh vực lâm nghiệp theo Quyết định số 241/QĐ-BNN-TCLN;

2. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc rà soát, tổng hợp báo cáo về kết quả khai thác gỗ rừng trồng đảm bảo các yêu cầu: đầy đủ, kịp thời, sát với thực tế và sản lượng khai thác tiềm năng của địa phương (chi tiết tại Phụ lục gửi kèm)./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thứ trưởng, TCT Hà Công Tuấn (để b/c);
- UBND các tỉnh, tp trực thuộc TW (để chỉ đạo);
- Lưu: VT, KHTC.(130)

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Văn Hà

 

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG TỔNG HỢP, THỐNG KÊ KẾT QUẢ KHAI THÁC GỖ RỪNG TRỒNG
(Kèm theo Văn bản s 1745/TCLN-KHTC ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Tng cục Lâm nghiệp)

1. Khái niệm

Sản lượng gỗ rừng trồng là khối lượng gỗ tròn (đường kính từ 12cm trở lên), gỗ nguyên liệu (đường kính từ 6-12 cm), củi ,...) được khai thác từ rừng trồng hoặc cây gỗ trồng phân tán.

2. Căn cứ xác định

- Diện tích rừng trồng là rừng sản xuất trên địa bàn;

- Tuổi khai thác chính trung bình của rừng trồng trên địa bàn;

- Năng suất bình quân/ha của rừng trồng trên địa bàn;

- Khối lượng, sản lượng gỗ, củi khai thác thực tế trên địa bàn.

3. Phương pháp tổng hợp, thống kê sản lượng khai thác gỗ rừng trồng

3.1. Đối với rừng trồng của các t chức (gồm các doanh nghiệp lâm nghiệp, các ban quản lý rừng; và các tổ chức khác trong năm có hoạt động khai thác gỗ)

Chi cục Kiểm lâm tỉnh chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn tổng hợp số liệu về kết quả khai thác gỗ rừng trồng của các tổ chức trên cơ sở báo cáo của các đơn vị (về diện tích, sản lượng khai thác), trong đó:

Sản lượng khai thác (m3) = Diện tích khai thác (ha) x Sản lượng gỗ bình quân khi khai thác (m3/ha).

3.2. Đối với rừng trồng của hộ gia đình, cá nhân

Kiểm lâm địa bàn tổng hợp, báo cáo hạt Kiểm lâm, UBND huyện về sản lượng khai thác gỗ rừng trồng của các hộ gia đình, cá nhân. Phương pháp xác định như sau:

a) Tính sản lượng gỗ khai thác bình quân/ha rừng trồng

Công thức tính:

                                                         (1)

Trong đó:

- : Sản lượng gỗ khai thác bình quân/ha rừng trồng trên địa bàn trong 12 tháng qua;

- xi: Sản lượng gỗ khai thác của rừng trồng loài i trong 12 tháng qua;

- di: Diện tích rừng trồng loài i được khai thác trong 12 tháng qua.

b) Tính sản lượng gỗ khai thác trên địa bàn

Công thức tính:

X =  * D                                                         (2)

Trong đó:

- X: Sản lượng gỗ khai thác trên địa bàn;

- : Sản lượng gỗ khai thác bình quân/ha;

- D: Diện tích rừng trồng được khai thác trên địa bàn tại kỳ báo cáo. Trường hợp các hộ gia đình cá nhân báo cáo không đầy đủ, diện tích rừng trồng được khai thác trên địa bàn = Diện tích rừng trồng là rừng sản xuất trên địa bàn/Tuổi khai thác chính trung bình của rừng trồng trên địa bàn.

Ví dụ:

Trên địa bàn xã A có 1.400 ha rừng trồng là rừng sản xuất của các hộ gia đình, cá nhân, phân bố đều theo các tuổi, tuổi khai thác chính trung bình của rừng trồng trên địa bàn là 07 năm, sản lượng sẽ bình quân khi khai thác là 70 m3/ha, như vậy:

- Diện tích khai thác g rừng trồng tập trung hàng năm của xã A là: 1.400 ha/07 = 200 ha/năm;

- Sản lượng khai thác khai thác g rừng trồng tập trung hàng năm của xã A là: 200 ha x 70 m3/ha = 14.000 m3.

4. Kỳ báo cáo

Báo cáo kết quả khai thác gỗ rừng trồng được tổng hợp trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp theo Quyết định số 241/QĐ-BNN-TCLN, cụ thể:

- Báo cáo tháng: Ngày 20 hàng tháng;

- Báo cáo năm: Ngày 20 tháng 12.

5. Tổng hợp báo cáo

a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

- Lập, gửi báo cáo theo đúng quy định tại Quyết định số 241/QĐ-BNN-TCLN và hướng dẫn tại văn bản này;

- Giao trách nhiệm cho Chi cục Kiểm lâm/Hạt Kiểm lâm/Kiểm lâm địa bàn tổ chức tổng hợp, báo cáo về kết quả khai thác gỗ rừng trồng.

b) Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương./.

 

MẪU BIỂU 01.

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ KHAI THÁC GỖ RỪNG TRỒNG

TT

CHỈ TIÊU

ĐƠN VỊ TÍNH

K HOẠCH NĂM

KẾT QUẢ THỰC HIỆN

TRONG KỲ BÁO CÁO

LŨY KẾ TỪ ĐẦU NĂM

SO VỚI KH (%)

I

RỪNG TRNG TẬP TRUNG

 

 

 

 

 

1

Diện tích khai thác

ha

 

 

 

 

1.1

Tổ chức

ha

 

 

 

 

1.2

Hộ gia đình, cá nhân

ha

 

 

 

 

2

Khối lượng gỗ khai thác

m3

 

 

 

 

2.1

Tổ chức

m3

 

 

 

 

 

Gỗ tròn (D> 12cm)

 

 

 

 

 

 

Gỗ nguyên liệu (D từ 6-12 cm)

 

 

 

 

 

2.2

Hộ gia đình, cá nhân

m3

 

 

 

 

 

Gỗ tròn (D> 12cm)

 

 

 

 

 

 

Gỗ nguyên liệu (D từ 6-12 cm)

 

 

 

 

 

II

KHAI THÁC CÂY PHÂN TÁN

 

 

 

 

 

1

Khối lượng gỗ khai thác

m3

 

 

 

 

1.1

Tổ chức

m3

 

 

 

 

 

Gỗ tròn (D> 12cm)

 

 

 

 

 

 

Gỗ nguyên liệu (D từ 6-12 cm)

 

 

 

 

 

1.2

Hộ gia đình, cá nhân

m3

 

 

 

 

 

Gỗ tròn (D> 12cm)

 

 

 

 

 

 

Gỗ nguyên liệu (D từ 6-12 cm)

 

 

 

 

 

III

KHAI THÁC GỖ CAO SU

m3

 

 

 

 

1

Hiện tích khai thác

ha

 

 

 

 

1.1

Tổ chức

ha

 

 

 

 

1.2

Hộ gia đình, cá nhân

ha

 

 

 

 

2

Khối lượng gỗ khai thác

m3

 

 

 

 

2.1

Tổ chức

m3

 

 

 

 

 

Gỗ tròn (D> 12 cm)

 

 

 

 

 

 

Gỗ nguyên liệu (D từ 6-12 cm)

 

 

 

 

 

2.2

Hộ gia đình, cá nhân

m3

 

 

 

 

 

Gỗ tròn (D> 12cm)

 

 

 

 

 

 

Gỗ nguyên liệu (D từ 6-12 cm)

 

 

 

 

 

IV

Củi

Ste