Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9487 : 2012

QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, LẬP BẢN ĐỒ ĐẤT TỶ LỆ TRUNG BÌNH VÀ LỚN

Intructrion for soil investigation and mapping at medium and large scales

Lời nói đầu

TCVN 9487:2012 được chuyển đổi từ 10 TCN 68 - 84 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 9487:2012 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ khoa học và Công nghệ công bố.

 

QUY TRÌNH ĐIỀU TRA, LẬP BẢN ĐỒ ĐẤT TỶ LỆ TRUNG BÌNH VÀ LỚN

Intructrion for soil investigation and mapping at medium and large scales

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định nội dung, phương pháp, các bước tiến hành Điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn, phục vụ quy hoạch nông nghiệp, kiểm kê, đánh giá đất và các mục đích khác đòi hỏi thông tin về điều kiện đất của vùng.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4046:1985, Đất trồng trọt - Phương pháp lấy mẫu.

TCVN 6647:2007 (ISO 11464:2006), Chất lượng đất - Xử lý sơ bộ mẫu để phân tích lý hóa.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

3.1

Tỷ lệ bản đồ (scale of Map)

Bản đồ tỷ lệ lớn là những bản đồ có tỷ lệ từ 1/25.000 trở lên. Bản đồ tỷ lệ trung bình là những bản đồ có tỷ lệ nhỏ hơn 1/25.000 đến 1/100.000. Trong những tài liệu đất đã có ở Việt Nam, bản đồ đất tỷ lệ lớn được xây dựng phổ biến là 1/5.000, 1/10.000 và 1/25.000; tỷ lệ trung bình phổ biến là 1/50.000 và 1/100.000.

3.2

Đất (soil)

Đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng.

[TCVN 6495-1 : 1999 (ISO 11074-1 : 1996)]

3.3

Phân loại đất (soil classification)

Việc đặt tên cho đất và sắp xếp theo thứ bậc của hệ thống phân vị. Việc đặt tên cho đất được dựa trên cơ sở các kết quả nghiên cứu về tiêu chuẩn phân loại có liên quan đến nguồn gốc phát sinh, đặc điểm hình thành, hình thái phẫu diện và đặc điểm lý hóa học đất. Phân loại đất cho một vùng lãnh thổ cần thực hiện 4 bước như sau:

1) Lựa chọn hệ thống phân loại và xác định cấp phân vị cần áp dụng (tùy theo mục tiêu nghiên cứu và tỷ lệ bản đồ cần xây dựng);

2) Thu thập và nghiên cứu các thông tin về điều kiện hình thành đất (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thảm phủ, sử dụng và cải tạo đất);

3) Khảo sát thực địa: Ghi nhận các thông tin về điều kiện hình thành đất và đặc điểm bề mặt đất của điểm và khu vực quan sát, nghiên cứu hình thái phẫu diện đất, xác định sơ bộ các tầng, đặc tính chuẩn đoán đất và tên đất;

4) Phân tích đất: Phân tích đầy đủ các chỉ tiêu có liên quan đến phân loại đất được đề nghị tùy theo khu vực khảo sát (như thành phần cơ giới, chất hữu cơ và mùn trong đất, phản ứng đất, độ phèn, độ mặn trong đất …). Trên cơ sở nghiên cứu kết quả phân tích lý hóa học đất kết hợp với hình thái phẫu diện đất để xác định chính thức các tầng, đặc tính chuẩn đoán đất và tên đất.

3.4

Bản đồ đất (soil map)

Bản độ thể hiện phân bố không gian của các đơn vị chú dẫn bản đồ đất và các yếu tố phụ kèm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9487:2012 về Quy trình điều tra, lập bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn

  • Số hiệu: TCVN9487:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản