Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8718:2012

ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TRƯNG TAN RÃ CỦA ĐẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Soils for hydraulic engineering construction - Laboratory test method for determination of the disintegration characteristics of soil

Lời nói đầu

TCVN 8718:2012 được chuyển đổi từ Tiêu chuẩn 14 TCN 132:2005 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8718:2012 do Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC ĐẶC TRƯNG TAN RÃ CỦA ĐẤT TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Soils for hydraulic engineering construction - Laboratory test method for determination of the disintegration characteristics of soil

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại đất hạt mịn (đất sét, đất bụi, đất cát pha sét) không chứa hoặc chứa hạt sỏi sạn nhỏ với hàm lượng không quá 10%, dùng cho xây dựng công trình thủy lợi.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn dưới đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này:

TCVN 8217:2009, Đt xây dựng công trình thủy lợi - Phân loại.

TCVN 8732:2012, Đất xây dựng công trình thủy lợi - Thuật ngữ và định nghĩa.

TCVN 2683:2012, Đất xây dựng - Phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bo quản mẫu.

TCVN 4196:2012, Đất xây dựng - Phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm trong phòng thí nghiệm.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa, ký hiệu, đơn vị đo nêu trong TCVN 8217:2009, TCVN 8732:2012 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1. Sự tan rã của đất (the disintegration of soil)

Là quá trình đất bị phá vỡ kết cấu khi ngâm trong nước.

3.2. Độ tan rã của đất (degree of disintegration of soil)

Là mức độ kết cấu của đất bị phá hủy khi ngâm trong nước, ký hiệu là Dtr, biểu thị bằng phần trăm (%); đất có độ tan rã càng lớn thì càng kém ổn định ở trong nước.

3.3. Tốc độ tan rã của đất (disintegration rate of soil)

Là mức độ kết cấu của đất bị phá hủy khi ngâm trong nước theo thời gian tương ứng.

3.4. Hình thức tan rã của đất (form of disintegration of soil)

Là cách thức kết cấu đất bị phá hủy khi ngâm trong nước, có thể là: bị vỡ vụn dần từ ngoài vào trong; hoặc bị nứt vỡ dần thành các mảnh, cục nhỏ; hoặc bị nhão ra thành vữa rồi lọt qua lưới của quang treo; hoặc chỉ bị nứt vỡ thành một số cục to và nằm lại trên lưới của quang treo.

4. Quy định chung

4.1. Mẫu đất lấy về dùng cho thí nghiệm tan rã phải đảm bảo yêu cầu về chất lượng theo quy định trong TCVN 2683:2012. Mẫu thí nghiệm được chuẩn bị từ mẫu đất nguyên trạng, hoặc từ mẫu đất bị phá hoại kết cấu nhưng sau đó đã được chế bị đầm chặt lại đạt khối lượng thể tích khô đơn vị và độ ẩm yêu cầu.

4.2. Mẫu thí nghiệm có dạng hình hộp, kích thước mẫu nhỏ: 5 cm x 5 cm x 5 cm hoặc mẫu lớn: 7 cm x 7 cm x 7 cm; thông thường hay áp dụng loại mẫu có hình trụ tròn với đường kính và chiều cao tương đương để thuận tiện lấy hoặc chế bị mẫu. Đối với đất không chứa sạn sỏi hạt nhỏ (cỡ hạt từ 2 mm đến 5 mm), thì áp dụng mẫu nhỏ; đất có chứa một ít (không quá 10%) sạn sỏi hạt

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8718:2012 về Đất xây dựng công trình thủy lợi - Phương pháp xác định các đặc trưng tan rã của đất trong phòng thí nghiệm

  • Số hiệu: TCVN8718:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 02/10/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản