Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8217:2009

ĐẤT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI – PHÂN LOẠI

Soil classification for hydraulic engineering

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định việc phân loại đất gặp phổ biến trong tự nhiên được sử dụng trong xây dựng công trình thủy lợi. Tiêu chuẩn này áp dụng trong khảo sát, thiết kế, thi công, nghiên cứu địa chất công trình phục vụ cho quy hoạch, thiết kế mới, cải tạo sửa chữa hoặc nâng cấp các công trình thủy lợi.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:

2.1 Đất (soil)

Là vật thể địa chất nằm ở lớp vỏ trái đất và ở thể mềm, rời đặc trưng, không có khả năng hoặc có không đáng kể các liên kết kết tinh.

2.2 Kết cấu của đất (soil texture)

Là đặc trưng phản ánh về ba đặc điểm của đất:

- Độ lớn, hình dạng và đặc điểm mặt ngoài của các hạt rắn, đặc biệt là các hạt thô;

- Sự sắp xếp và quan hệ lẫn nhau giữa các hạt rắn, nghĩa là: mức độ phá hủy cấu tạo của đất, mức độ nén chặt và độ ẩm tự nhiên của đất;

- Mức độ liên kết và tính chất của sự liên kết giữa các hạt rắn.

2.3 Cấu tạo của đất (soil structure)

Là đặc trưng phản ánh sự sắp xếp trong không gian giữa các hạt rắn của đất, đặc điểm và chiều dầy lớp đất phân bố ở trong không gian.

2.4 Đất rời (dispersive soil)

Là đất mà trong trạng thái ẩm ướt không xuất hiện sự dính bám giữa các hạt đơn lẻ và bị rời rạc khi khô; Còn gọi là đất không dính;

2.5 Đất dính (binder)

Là đất mà trong trạng thái ẩm ướt xuất hiện sự dính bám giữa các hạt đơn lẻ, có thể nhồi nặn thành các hình dạng tùy ý, khi khô vẫn giữ nguyên được hình thể đã có và có độ cứng chắc nhất định. Theo nghĩa rộng, đất dính là tất cả các loại đất bụi, đất sét và các loại đất hạt thô có chứa hàm lượng hạt bụi và hạt sét ≥10%.

2.6 Đất bùn (silt)

Gồm các loại đất sét, đất bụi, đất cát pha sét có hoặc không chứa hữu cơ thuộc các trầm tích trẻ trong môi trường ngập nước, sự cố kết tự nhiên rất khó khăn. Đặc trưng của đất bùn là có hệ số rỗng , chỉ số chảy lớn, mềm nhão, sức chịu tải không đáng kể.

2.7 Vật chất hữu cơ (organic composition of soil)

Có trong đất bao gồm các di tích động – thực vật đã bị phân hủy hoàn toàn hoặc chưa hoàn toàn. Vật chất hữu cơ đã bị phân hủy hoàn toàn tạo thành mùn và các hợp chất có cấu trúc vi – ẩn tinh, còn khi chưa bị phân hủy hoàn toàn có dạng sợi, dạng xơ xốp. Vật chất hữu cơ có trong đất thổ nhưỡng và đất có nguồn gốc trầm tích hồ, hồ - đầm lầy, đầm lầy.

2.8 Các muối (hòa tan dễ và vừa) hay gặp trong đất (common salt in soil)

Các muối canxi sulfat và các clorua, sulfat, natri cacbonat, kali, canxi, magiê… (CaSO4. 2H2O, anhydrit – CaSO4, halit – NaCL, KCL, CaCL2,MgCL2, MgSO4, Na2SO4, Na2CO3 v.v…). Tổng hàm lượng các muối (hòa tan dễ và vừa) Pm, tính bằng phần trăm khối lượng ở nhiệt độ (105 ± 5)oC.

2.9 Tỷ lệ các hạt trong đất (grain content)

Là phần trăm khối lượng khô của cỡ hạt nào đó so với tổng khối lượng khô của mẫu đất.

2.10 Kích thước hạt (grain content)

Là đường kính quy đổi của hạt (theo nghĩa tương đối), tính bằng milimét.

2.11 Hệ số không đồng nhất, Cu (coefficient of uniformity)

Là đại lượng chỉ mức độ không đồng đều của thành phần hạt;

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8217:2009 về đất xây dựng công trình thủy lợi – phân loại

  • Số hiệu: TCVN8217:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản