Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 2683:2012

ĐẤT XÂY DỰNG - LẤY MẪU, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN MẪU

Soils - Sampling, packing, transportation and curing otsamples

Lời nói đầu

TCVN 2683:2012 được chuyển đổi từ TCVN 2683:1991 thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 2683:2012 do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng- Bộ Xây dựng biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐẤT XÂY DỰNG - LẤY MẪU, BAO GÓI, VẬN CHUYỂN VÀ BẢO QUẢN MẪU

Soils - Sampling, packing, transportation and curing otsamples

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu về phương pháp lấy, bao gói, vận chuyển và bảo quản các mẫu đất đá để xác định thành phần, các tính chất vật lí và cơ học khi dùng làm nền và môi trường phân bố công trình xây dựng.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này có sử dụng một số thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1

Mẫu đất đá (Sample of soil)

Được lấy thành hai loại: mẫu nguyên trạng (giữ nguyên kết cấu) và mẫu không nguyên trạng (kết cấu bị phá hoại).

2.2

Mẫu đất đá nguyên trạng (Undestroyed sample of soil)

Khi lấy xong vẫn giữ được nguyên kết cấu, thành phần, trạng thái và các tính chất như trong thiên nhiên (quy ước bỏ qua ảnh hưởng của sự thay đổi trạng thái ứng suất khi tách mẫu ra khỏi môi trường). Mẫu không giữ nguyên được kết cấu, thành phần, trạng thái và tính chất là mẫu không nguyên trạng.

Trong khảo sát xây dựng thường chỉ lấy mẫu nguyên trạng và mẫu có kết cấu không nguyên vẹn nhưng giữ được thành phần hạt hoặc độ ẩm. Ngoài ra, còn lấy mẫu lưu để mô tả và lưu hồ sơ.

3. Quy định chung

3.1 Mẫu đất đá được lấy từ các công trình thăm dò đã làm sạch (hố đào, hố móng, hào, vết lộ, lỗ khoan ...) hoặc đáy bồn nước.

3.2 Các công trình khoan đào phải được bảo vệ không cho nước mặt và nước mưa thấm vào.

3.3 Số lượng và kích thước mẫu đất đá phải đủ để tiến hành toàn bộ các thí nghiệm trong phòng theo quy định của phương án khảo sát.

4. Lấy mẫu

4.1 Lấy mẫu nguyên trạng

4.1.1 Mẫu nguyên trạng được lấy từ hố khai đào và từ lỗ khoan.   Để lấy mẫu, dùng dao, xẻng, ống có đế vát phía ngoài (ống vát), cung dây ... hoặc ống mẫu nguyên trạng.

4.1.2 Mẫu giữ nguyên trạng mà không cần đóng hộp thì lấy thành dạng khối lập phương hoặc khối chữ nhật (thường có kích thước 25 cm x 25 cm x 25 cm).

4.1.3 Mẫu phải đóng hộp mới giữ được nguyên trạng thì lấy bằng ống vát, đảm bảo theo yêu cầu của 3.1. Chiều cao ống vát không được nhỏ hơn đường kính ống.

4.1.4 Cho phép lấy mẫu nguyên trạng của đất loại sét cứng và nửa cứng, cũng như đất hòn lớn, bằng cách chụp và ấn đầu hộp chứa mẫu vào khối đất.

4.1.5 Khi khoan, ống mẫu nguyên trạng phải đảm bảo lấy được mẫu có độ ẩm tự nhiên với đường kính (cạnh) tương ứng với thiết bị thí nghiệm. Khi chọn kích thước ống mẫu, cần xét đến phạm vi phá hủy xung quanh mẫu nguyên trạng. Bề rộng của phạm vi này được lấy bằng 3 mm đối với đá bền vững, 5 mm đối với đất loại sét có trạng thái từ dẻo chảy đến chảy, 10 mm đối với đất loại cát và đất loại sét có trạng thái từ dẻo mềm đền cứng, 20 mm đối với đất hòn lớn.

Đường kính tối thiểu của mẫu nguyên trạng nêu như sau: đá phải có đường kính 50 mm,   đất loại cát và loại sét phải có đường kính 90 mm, đất hòn lớn phải có đường kính 200 mm. Chiều cao mẫu không nhỏ hơn đường kính và nên lớn h

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2683:2012 về Đất xây dựng - Lấy mẫu, bao gói, vận chuyển và bảo quản mẫu

  • Số hiệu: TCVN2683:2012
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2012
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản