Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THÉP VÀ GANG - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐỒNG - PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ 2,2’-DIQUINOLYL
Steel and cast iron - Determination of copper content -2,2'-Diquinolyl spectrophotometric method
Lời nói đầu
TCVN 8514:2010 hoàn toàn tương với ISO 4946:1984.
TCVN 8514:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 17 Thép biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THÉP VÀ GANG - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐỒNG - PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ 2,2’-DIQUINOLYL
Steel and cast iron - Determination of copper content -2,2'-Diquinolyl spectrophotometric method
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp quang phổ 2,2’-diquinolyl để xác định hàm lượng đồng trong thép và gang.
Phương pháp này áp dụng cho hàm lượng đồng trong phạm vi 0,02 % (khối lượng) đến 5,0 % (khối lượng).
Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất kể cả các sửa đổi, nếu có.
TCVN 1811:2008 (ISO 14284:1996), Thép và gang - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu để xác định thành phần hoá học.
Hoà tan khối lượng mẫu phân tích bằng các axit thích hợp.
Bốc khói với axit pecloric để loại các axit clohydric và nitric và làm mất nước axit silixic.
Dùng axit ascobic khử đồng (II) về đồng (I) trong dung dịch axit clohydric. Tạo phức màu của đồng (I) với 2,2’-diquinolyl.
Đo quang phổ ở bước sóng 545 nm.
Trong quá trình phân tích, nếu không có thoả thuận nào khác, chỉ sử dụng thuốc thử có độ tinh khiết phân tích và chỉ dùng nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, không chứa đồng.
4.1. Sắt độ tinh khiết cao, chứa 0,001% (khối lượng) đồng hoặc nhỏ hơn.
4.2. Axit clohydric, r = 1,19 g/ml.
4.3. Axit nitric, r = 1,40 g/ml.
4.4. Axit pecloric, r = 1,54 g/ml.
CHÚ THÍCH: Có thể dùng axit pecloric, r = 1,67 g/ml, 100 ml axit pecloric,r =1,54 g/ml, tương đương với 79 ml axit pecloric, r = 1,67 g/ml.
4.5. Axit pecloric, dung dịch pha loãng 1 + 7
4.6. Dimetylfomanmid (N,N-dimetylfomamid), (r = 0,994 g/ml).
4.7. Axit ascobic, dung dịch 200 g/l.
Hoà tan 20 axit ascobic trong nước, pha loãng đến 100 ml và lắc kỹ.
Pha dung dịch ngay trước khi dùng.
4.8. 2,2’-Diquinolyl, dung dịch
Hoà tan 0,60 g 2,2’-diquinolyl (cuproin) trong dimetylfomamid (4.6), pha loãng bằng chính dimetylfomamid tới 1 lit và lắc kỹ.
Bảo quản dung dịch này trong chai thuỷ tinh màu tối và để tránh ánh sáng.
4.9. Đồng, dung dịch tiêu chuẩn.
4.9.1. Đồng, dung dịch tiêu chuẩn tương đương với 1,0 g đồng trên lit.
Dùng cân có độ chính xác 0,0001 g, cân 1,0000 g đồng có độ tinh khiết cao và hoà tan trong một thể tích nhỏ nhất axit nitric (4.3).
Đun đến sôi để loại bỏ khói nitrơ. Làm nguội và chuyển vào bình định mức 1000 ml, thêm nước đến vạch và lắc kỹ.
1 ml dung dịch tiêu chuẩn chứa 1,00 mg Cu.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 303:2010 về Thép và gang - Xác định hàm lượng tantan - Phương pháp phân tích hóa học
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 301:2010 về Thép và gang - Xác định hàm lượng Bo - Phương pháp phân tích hóa học
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 299:2010 về Thép và gang - Xác định hàm lượng titan - Phương pháp phân tích hóa học
- 1Quyết định 2913/QĐ-BKHCN năm 2010 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-3:2001 (ISO 5725-3 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 3: Các thước đo trung gian độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-4:2001 (ISO 5725-4 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 4: Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-5:2002 (ISO 5725-5 : 1998) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 5: các phương pháp khác xác định độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-6:2002 (ISO 5725-6 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 6: Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1811:2009 (ISO 14284 : 1996) về Thép và gang - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử để xác định thành phần hóa học
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 303:2010 về Thép và gang - Xác định hàm lượng tantan - Phương pháp phân tích hóa học
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 301:2010 về Thép và gang - Xác định hàm lượng Bo - Phương pháp phân tích hóa học
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 299:2010 về Thép và gang - Xác định hàm lượng titan - Phương pháp phân tích hóa học
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8514:2010 (ISO 4946:1984) về Thép và gang - Xác định hàm lượng đồng - Phương pháp quang phổ 2,2''-diquinolyl
- Số hiệu: TCVN8514:2010
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra