Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6663 -23 : 2015

ISO 5667-23 : 2011

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - LẤY MẪU - PHẦN 23: HƯỚNG DẪN LẤY MẪU THỤ ĐỘNG MẶT NƯỚC

Water quality - Sampling - Part 23: Guidance on passive sampling in surface waters

Lời nói đầu

TCVN 6663-23:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 5667-23:2011.

TCVN 6663-23:2015 do Tổng cục Môi trường biên soạn, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 6663 (ISO 5667) Cht lượng nước - Lấy mẫu gồm các tiêu chuẩn sau:

- Phần 1: Hướng dẫn thiết kế chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu,

- Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và lưu giữ mẫu nước,

- Phần 4: Hướng dẫn lấy mẫu nước hồ tự nhiên và hồ nhân tạo,

- Phần 5: Hướng dẫn lấy mẫu nước uống ở nhà máy xử lý và từ các hệ thống đường ống phân phối nước,

- Phần 6: Hướng dẫn lấy mẫu nước sông và suối,

- Phần 7: Hướng dẫn lấy mẫu nước và hơn trong các nhà máy hơi nước,

- Phần 8: Hướng dẫn lấy mẫu nước của căn ướt,

- Phần 9: Hướng dẫn lấy mẫu nước biển,

- Phần 10: Hướng dẫn lấy mẫu nước thải,

- Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm,

- Phần 13: Hướng dẫn lấy mẫu bùn nước cống và ở nhà máy xử lý nước,

- Phần 14: Hướng dẫn đảm bảo chất lượng lấy mẫu và lưu giữ mẫu nước môi trường,

- Phần 15: Hướng dẫn bảo quản mẫu và lưu giữ mẫu bùn và cặn trầm tích,

Bộ tiêu chuẩn ISO 5667 Water quality - Sampling còn các tiêu chuẩn sau:

- Part 12: Guidance on sampling of bottom sediments,

- Part 16: Guidance an biotesting of samples,

- Part 17: Guidance on sampling of suspended sediments,

- Part 18: Guidance on sampling of groundwater at contaminated sites,

- Part 19: Guidance on sampling of marine sediments,

- Part 20: Guidance on the use of sampling data for decision making - Compliance with thresholds and classification systems.

Lời giới thiệu

Có thể dùng dụng cụ lấy mẫu thụ động để kiểm tra nồng độ của các chất phân tích bao gồm kim loại, anion vô cơ, hợp chất hữu cơ phân cực (ví dụ hợp chất dược và thuốc bảo vệ thực vật phân cực), hợp chất hữu cơ không phân cực, (ví dụ hóa chất bảo vệ thực vật không phân cực) và hóa chất công nghiệp (ví dụ hydrocacbon thơm và biphenyl polychlorinated) trong môi trường nước.

Mức độ ô nhiễm trên nước mặt thường được đánh giá bằng cách lấy mẫu điểm (hay còn gọi là lấy mẫu chai hoặc lấy mẫu đơn). Cách lấy mẫu như vậy cho phép xác định nhanh mức độ ô nhiễm tại một thời điểm cụ thể. Mức độ ô nhiễm nước mặt có xu hướng tích lũy theo thời gian vì vậy phải đánh giá mức độ ô nhiễm trong một thời gian dài để có một phép đo đại diện cho chất lượng hóa học của vực nước. Việc này có thể thực hiện được bằng cách lấy mẫu điểm lặp, quan trắc liên tục, quan trắc sinh học hoặc lấy mẫu thụ động.

Lấy mẫu thụ động liên quan đến việc triển khai thiết bị lấy mẫu thụ động có sử dụng gradient khuếch tán để thu thập các chất ô nhiễm trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Tiếp theo quá trình này là quá trình trích chiết và phân tích các chất ô nhiễm trong phòng thí nghiệm.

Thiết bị lấy mẫu thụ động có thể sử dụng chế độ cân bằng hoặc chế độ động học. Ở chế độ cân bằng, thiết bị lấy mẫu thụ động đạt trạng thái cân bằng với môi trường được lấy mẫu, và đưa ra đơn vị đo nồng độ lại thời điểm lấy mẫu từ môi trường, ở chế độ động học, thiết bị lấy mẫu thụ động sẽ lấy theo cách đồng nhất và đưa ra đơn vị đo nồng độ chất ô nhiễm trung bình có trọng số theo thời gian trong suốt thời gian được tiếp xúc. Nơi lấy mẫu vào pha nhận ở dưới vị trí kiểm soát màng, sau đó thiết bị lấy mẫu thụ động hoạt độ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-23:2015 (ISO 5667-23:2011) về Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 23: Hướng dẫn lấy mẫu thụ động mặt nước

  • Số hiệu: TCVN6663-23:2015
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2015
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản