Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11927:2017

CAC/GL 85-2014

THỊT VÀ SẢN PHẨM THỊT - HƯỚNG DẪN KIỂM SOÁT TEANIA SAGINATA (SÁN DÂY) TRONG THỊT TRÂU BÒ

Meat and meat products - Guidelines for the Control of Taenia Saginata in Meat of Domestic Cattle

Lời nói đầu

TCVN 11927:2017 tương đương với CAC/GL 85-2014;

TCVN 11927:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F8 Thịt và sản phẩm thịt biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Bệnh gạo ở trâu bò là bệnh lây nhiễm do metacestode (ấu trùng) (ví dụ: nang sán) của Taenia saginata (sán dây) , trước đây gọi là Cysticercus bovis, ở mô cơ trâu bò. Người nhiễm bệnh (nhiễm sán dây trâu bò) khi ăn thịt chưa chế biến hoặc chưa nấu chín có chứa nang sán còn sống. Tình trạng nhiễm sán dây trâu bò là khác nhau ở các quần thể người trên thế giới, một số nước có tỷ lệ nhiễm bệnh cao. Rất ít quốc gia không có T. saginata. Bệnh gạo ở trâu bò không cần phải thông báo với Tổ chức Thú y thế giới (OIE).

T. saginata ít có ý nghĩa đối với sức khỏe cộng đồng vì hầu hết các triệu chứng lâm sàng là lành tính hoặc không biểu hiện triệu chứng rõ ràng 1). Tuy nhiên T. saginata có ảnh hưởng lớn đối với kinh tế vì các lý do sau:

- Nguồn lực tham gia quá trình kiểm tra thịt hằng ngày;

- Hạ cấp và xử lý các thân thịt bị nhiễm bệnh (hoặc xử lý thông thường để bất hoạt các nang sán như đông lạnh hoặc nấu chín);

- Khi xác định đàn vật nuôi bị nhiễm bệnh, cần tăng cường kiểm tra gia súc tại trang trại.

Khi xem xét các hệ thống vệ sinh thịt, các biện pháp kiểm soát không dựa trên nguy cơ đối với thịt và các sản phẩm thịt trong thương mại có thể không thích hợp với mức giảm nguy cơ đã đạt được.

Khi ký sinh trùng xuất hiện phổ biến ở trâu bò nuôi sẽ làm tăng nguy cơ đối với người tiêu dùng, do việc kiểm dịch thịt sau giết mổ thông thường khó phát hiện.

Tiêu chuẩn này kết hợp với các phần của Khung quản lý nguy cơ (RMF) để quản lý các mối nguy vi sinh được đề cập trong CAC/GL 63-2007, cụ thể là:

- Các hoạt động quản lý nguy cơ ban đầu;

- Xác định và lựa chọn các biện pháp quản lý nguy cơ;

- Thực hiện các biện pháp kiểm soát;

- Giám sát và đánh giá.

Tiêu chuẩn này dựa trên TCVN 8209:2009 (CAC/RCP 58-2005), trong đó đưa ra các hướng dẫn chung về phương pháp tiếp cận dựa trên nguy cơ trong vệ sinh thịt.

TCVN 11927:2017 tương đương với CAC/GL 85-2014 với các thay đổi về biên tập như sau:

CAC/GL 85-2014

TCVN 11927:2017

1  Lời giới thiệu

Lời giới thiệu

2  Mục đích

1  Phạm vi áp dụng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11927:2017 (CAC/GL 85-2014) về Thịt và sản phẩm thịt - Hướng dẫn kiểm soát teania saginata (sán dây) trong thịt trâu bò

  • Số hiệu: TCVN11927:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản