Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 48772/CT-HTr
V/v trả lời chính sách thuế

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2016

 

Kính gửi: VPĐD Công ty Nomura Trading tại Hà Nội
(Đ/c: Phòng 401, tầng 4, tòa nhà Coaỉimex, 33 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội
MST: 0101548071)

Trả lời công văn số 01/2016/CV-CTTP ngày 16/5/2016 của VPĐD Công ty Nomura Trading tại Hà Nội (sau đây gọi là Công ty) hỏi về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật thuế TNCN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ:

+ Tại Khoản 2 Điều 2 Các khoản thu nhập chịu thuế:

"2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

b.1) Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

b.2) Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

b.3) Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

b.4) Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

b.5) Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

b.6) Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

b.7) Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

b.8) Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

b.9) Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng cỏ điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

b.10) Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

b.11) Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

Các khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp không tính vào thu nhập chịu thuế hướng dẫn tại điểm b, khoản 2, Điều này phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyn quy định. "

+ Tại Điểm i Khoản 1 Điều 3 Các khoản thu nhập được miễn thuế:

"i) Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày; làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:

i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.

Ví dụ 2: Ông A có mức lương trả theo ngày làm việc bình thường theo quy định của Bộ luật Lao động là 40.000 đồng/giờ.

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày thường, cá nhân được trả 60.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

60.000 đồng/giờ - 40.000 đồng/giờ = 20.000 đồng/giờ

- Trường hợp cá nhân làm thêm giờ vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, cá nhân được trả 80.000 đồng/giờ thì thu nhập được miễn thuế là:

80.000 đồng/giờ — 40.000 đồng/giờ = 40.000 đồng/giờ

i.2) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phải lập bảng kê phản ánh rõ thời gian làm đêm, làm thêm giờ; khoản tiền lương trà thêm do làm đêm, làm thêm giờ đã trả cho người lao động. Bảng kê này được lưu tại đơn vị trả thu nhập và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan thuế. "

Căn cứ các quy định nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

1. Trường hợp người lao động có chế độ nghỉ phép năm nhưng không sử dụng hết số ngày phép, những ngày phép còn lại được Công ty trả bằng tiền lương ngoài giờ thì khoản thu nhập này thuộc thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính. Trường hợp Công ty có chi trả tiền lương làm việc trong những ngày nghỉ phép năm với mức đơn giá tiền lương cao hơn so với ngày làm việc bình thường thì khoản chênh lệch tiền lương được trả cao hơn theo quy định của Bộ luật Lao động là thu nhập miễn thuế TNCN theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 3 Thông tu số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

2. Trường hợp người lao động thôi việc, công ty chỉ trả trợ cấp thôi việc cho người lao động thì khoản thu nhập trợ cấp thôi việc này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Tiết b.6 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

3. Khoản trợ cấp hưu trí một lần không tính vào thu nhập, chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Tiết b.6 Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 11 l/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị VPĐD Công ty Nomura Trading tại Hà Nội liên hệ với Phòng Thuế Thu nhập cá nhân.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để VPĐD Công ty Nomura Trading tại Hà Nội được biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng Thuế TNCN;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, HTr(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Mai Sơn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 48772/CT-HTr năm 2016 về chính sách thuế thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 48772/CT-HTr
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 22/07/2016
  • Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
  • Người ký: Mai Sơn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản