Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8400-7:2011

BỆNH ĐỘNG VẬT - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN – PHẦN 7: BỆNH ĐẬU CỪU VÀ ĐẬU DÊ

Animal disease - Diagnostic procedure - Part 7: Sheep pox and goat pox disease

CẢNH BÁO - Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Các phòng thí nghiệm sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học để không phải bị nhiễm bệnh nghề nghiệp hoặc thất thoát các mầm bệnh từ phòng thí nghiệm ra môi trường.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình chẩn đoán bệnh đậu trên cừu và dê.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Bệnh đậu cừu (sheep pox disease)

Bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các vi rút đậu cừu (SPPV) thuộc giống Capripoxvirus của họ Poxviridae.

2.2. Bệnh đậu dê (goat pox disease)

Bệnh truyền nhiễm gây ra bởi các vi rút đậu dê (GTPV) thuộc giống Capripoxvirus của họ Poxviridae.

CHÚ THÍCH: Không có sự khác biệt đáng kể về mặt lâm sàng giữa bệnh gây ra do vi rút đậu cừu và vi rút đậu dê

3. Thuốc thử và vật liệu thử

Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hai lần không chứa DNase hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.

Xem Phụ lục A về mô tả tất cả các dung dịch thuốc thử.  Dung dịch axit sulfuric (H2SO4) 1 N

- Axeton (C3H6O) đậm đặc.

- Etanol đậm đặc (99,99 %).

- Etanol 70 % đến 75 %.

- Kháng nguyên chuẩn vi rút đậu dê

- Kháng thể thỏ kháng vi rút đậu dê.

- Kháng thể dê kháng vi rút đậu dê.

- Chất gắn kết cho ELISA kháng nguyên (Rabbit anti-goat IgG-horseradish peroxidase conjugate)

- Chất gắn kết cho phương pháp kháng thể huỳnh quang (anti-GTPV gamma-globulin conjugated to fluorescein isothiocyanate)

- Chất gắn kết cho phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp (anti-rabbit gamma-globulin conjugated to FITC).

- Etylen diamin tetra-axit axetic (EDTA).

- Proteinase K.

- Phenol.

- Cloroform.

- Isoamylalcohol.

- Bột agarose.

- Dung dịch TAE.

- Etidi bromua.

- Thuốc nhuộm, thang chuẩn dùng cho điện di sản phẩm PCR.

- Enzym EcoRI.

- Kít chiết tách ADN.

- Kít nhân gen.

- Primer và probe phát hiện ADN của vi rút đậu dê.

- Môi trường tăng trưởng (Dulbecco’s Modified Eagle’s Medium).  Môi trường bảo quản (Glasgow Eagle’s Medium).

- Huyết thanh thai bê (FCS).

- Tế bào tinh hoàn hoặc thận cừu.

4. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thí nghiệm và cụ thể sau đây:

- Tủ lạnh.

- Tủ ấm, tủ ấm CO2.

- Tủ sấy.

- Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 10-4 g.

- Nồi hấp.

- Buồng an toàn sinh học cấp 2.

- Máy ly tâm lạnh.

- Máy khuấy từ.

- Kính hiển vi đảo ngược (dùng soi tế bào).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-7:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán – phần 7: bệnh đậu cừu và đậu dê

  • Số hiệu: TCVN8400-7:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản