Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
BỆNH ĐỘNG VẬT - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN - PHẦN 14: BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG Ở TRÂU BÒ
Animal disease - Diagnostic procedure - Part 14: Haemorrhagic septicemia in cattle disease
CẢNH BÁO - Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn này quy định quy trình chẩn đoán bệnh tụ huyết trùng ở trâu, bò do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
Bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò (haemorrhagic septicemia in cattle disease)
Bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trâu, bò do vi khuẩn P. multocida gây ra, thường xảy ra ở thể nhiễm trùng máu với đặc điểm đặc trưng là trâu, bò chết nhanh, tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết cao.
CHÚ THÍCH: Bệnh phổ biến ở châu Á và châu Phi. Ở châu Á, bệnh chủ yếu do vi khuẩn Pasteurella multocida serotype B (theo phân loại của Cater và Haddleston) gây ra.
Trong tiêu chuẩn này chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.
Xem Phụ lục A và Phụ lục B về mô tả các dung dịch thuốc thử.
- Thạch máu.
- Thạch Macconkey.
- Canh thang BHI.
- Thạch urê.
- Môi trường nước pepton
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
- Tủ ấm, có thể duy trì nhiệt độ 37 oC.
- Tủ sấy.
- Nồi hấp.
- Buồng cấy.
- Kính hiển vi quang học.
- Tủ lạnh.
- Que cấy.
- Đèn cồn.
- Đĩa Petri để đổ môi trường.
- Panh.
- Kéo.
- Lamen (coverlip).
- Phiến kính.
- Pipet thủy tinh các cỡ.
- Lọ thủy tinh các cỡ: 100 ml, 200 ml, 500 ml và 1000 ml.
5.1 Chẩn đoán lâm sàng
5.1.1 Đặc điểm dịch tễ
Động vật cảm nhiễm: Trâu, bò mọi lứa tuổi đều có thể nhiễm bệnh, tuy nhiên động vật non mẫn cảm với bệnh hơn động vật già.
Bệnh có tính chất lây lan cục bộ địa phương, từng vùng nhất định, những vùng lầy lội, ruộng nước, khí hậu nóng ẩm.
Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng hay gặp nhất là vào đầu mùa mưa. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp.
Bệnh thường phát khi có stress như: Sự thay đổi về khí hậu đột ngột, do điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng kém hoặc do vận chuyển động vật.
5.1.2 Triệu chứng lâm sàng
Bệnh thường xảy ra ở thể quá cấp tính và thể cấp tính, con vật chết nhanh từ vài h đến hai ngày từ khi xuất hiện những triệu chứng lâm sàng.
Con vật đờ đẫn, sốt từ 41 oC đến 42 oC, khó thở, có khi ho khan. Con vật chảy nước mắt, nước dãi, nước mũi nhiều.
Sưng, phù ở vùng ngực có thể lan xuống cổ và yếm.
Có triệu chứng thần kinh: hung dữ, điên cuồng ...
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-7:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán – phần 7: bệnh đậu cừu và đậu dê
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-10:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán – phần 10: bệnh lao bò
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-13:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 13: bệnh sảy thai truyền nhiễm do Brucela
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-15:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 15: bệnh xoắn khuẩn Do Leptospira
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-16:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 16: bệnh phù ở lợn do vi khuẩn E. Coli
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-17:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 17: bệnh do vi khuẩn Staphylococcus Aureus gây ra ở gà
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3576:1981 về trâu bò - quy định về đánh số
- 8Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 194:1994 về vacxin thú y - Quy trình kiểm nghiệm vacxin kép tụ huyết trùng và đóng dấu lợn nhược độc
- 1Quyết định 2562/QĐ-BKHCN năm 2023 hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia về Bệnh thuỷ sản và Bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-7:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán – phần 7: bệnh đậu cừu và đậu dê
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-10:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán – phần 10: bệnh lao bò
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-13:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 13: bệnh sảy thai truyền nhiễm do Brucela
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-15:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 15: bệnh xoắn khuẩn Do Leptospira
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-16:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 16: bệnh phù ở lợn do vi khuẩn E. Coli
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-17:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 17: bệnh do vi khuẩn Staphylococcus Aureus gây ra ở gà
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3576:1981 về trâu bò - quy định về đánh số
- 9Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 194:1994 về vacxin thú y - Quy trình kiểm nghiệm vacxin kép tụ huyết trùng và đóng dấu lợn nhược độc
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-14:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 14: bệnh tụ huyết trùng ở trâu bò
- Số hiệu: TCVN8400-14:2011
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2011
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra