Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8400-15:2011

BỆNH ĐỘNG VẬT - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN - PHẦN 15: BỆNH XOẮN KHUẨN DO LEPTOSPIRA

Animal disease - Diagnostic procedure - Part 15: Leptospirosis

CẢNH BÁO - Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Các phòng thí nghiệm sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học để không phải bị nhiễm bệnh nghề nghiệp hoặc thất thoát các mầm bệnh từ phòng thí nghiệm ra môi trường.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình chẩn đoán bệnh xoắn khuẩn đối với gia súc.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

Bệnh xoắn khuẩn do leptospira (leptospirosis disease)

Bệnh do các chủng xoắn khuẩn Leptospira thuộc loại vi khuẩn hiếu khí gây ra trên người và gia súc, gây sốt, vàng da, đái ra huyết sắc tố hay máu, viêm gan thận, rối loạn tiêu hóa và có thể sảy thai. Gia súc (lợn) bị bệnh nặng khi mổ ra có mùi khét.

3. Thuốc thử và vật liệu thử

Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương không có Rnase, trừ có quy định khác.

- Cồn 96 o

- Bovine albumin serum (BSA)

- Thạch

- Kháng nguyên Leptospira (15 chủng - Phụ lục B).

4. Thiết bị và dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

- Kính hiển vi nền đen, vật kính 10 hoặc 20

- Tủ lạnh thường, tủ ấm, tủ sấy

- Nồi chưng cách thuỷ, nồi hấp tiệt trùng

- Máy hoặc bút đo pH

- Buồng cấy vô trùng

- Máy cất nước

- Micropipet, thể tích hút từ 10 µl cho tới 1000 µl

- Bình nón các loại, ống đong hình trụ các loại

- Lam kính, lamen, khay để lam kính

- Que trộn, đèn cồn, bút chì viết kính

- Ống nghiệm các loại, giá để ống nghiệm

- Màng lọc milipore 0,22 µm.

5. Cách tiến hành

5.1. Chẩn đoán lâm sàng

5.1.1 Đặc điểm dịch tễ

Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, lũ lụt.

Các loài gậm nhấm và thú hoang được coi là nguồn mang bệnh chủ yếu.

Đường xâm nhập của vi khuẩn chủ yếu qua đường tiêu hóa, gia súc ăn phải thức ăn nước uống nhiễm nước tiểu của gia súc mang mầm bệnh và nhiễm nước tiểu của loài gậm nhấm, do sự lây nhiễm với gia súc nuôi tại nhà (chó).

5.1.2 Triệu chứng lâm sàng

5.1.2.1 Thể cấp tính

5.1.2.1.1 Trâu bò, dê, cừu

- Sốt kéo dài từ 1 ngày đến 8 ngày, mệt mỏi, bỏ ăn.

- Vàng da.

- Chảy nước mắt.

- Gia súc cho sữa mất sữa đột ngột và có hiện tượng viêm vú.

- Mủ chảy ra từ khoang mũi (dê, cừu).

- Thiếu máu và đái ra huyết sắc tố, đặc biệt ở gia súc non.

5.1.2.1.2 Chó

- Sốt từ 40 0C đến 41 0C, trước khi chó chết thân nhiệt hạ xuống 36 0C đến 36,5 0C. 

- Ủ rũ, nôn mửa, run rẩy, viêm não, tiêu chảy, trong phân có lẫn máu.

- Vàng da nặng, niêm mạc xuất huyết.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-15:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 15: bệnh xoắn khuẩn Do Leptospira

  • Số hiệu: TCVN8400-15:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản