Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8400-5:2011

BỆNH ĐỘNG VẬT - QUY TRÌNH CHUẨN ĐOÁN - PHẦN 5: BỆNH TIÊN MAO TRÙNG

Animal disease - Diagnostic procedure - Part 5: trypanosomosis disease

Lời nói đầu

TCVN 8400-5:2011 được chuyển đổi từ 10 TCN 821:2006 thành tiêu chuẩn quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

TCVN 8400-5:2011 do Cục Thú y biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BỆNH ĐỘNG VẬT - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN - PHẦN 5: BỆNH TIÊN MAO TRÙNG

Animal disease - Diagnostic procedure - Part 5: Trypanosomosis disease

1. Phạm vi áp dụng

Quy trình này quy định quy trình chẩn đoán bệnh tiên mao trùng trên động vật như trâu, bò, lợn, ngựa, đê, cừu, chó mèo…

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

Bệnh tiên mao trùng (trypanosomosis disease)

Bệnh ký sinh trùng đường máu gây ra bởi giống Trypanosoma sp.

CHÚ THÍCH: Bệnh không lây trực tiếp từ con vật ốm sang con vật lành mà do các loại ruồi trâu và mòng hút máu truyền bệnh. Các loài động vật mắc bệnh là trâu, bò, lợn, ngựa, dê, cừu, chó mèo… Ở Việt Nam, mới chỉ xác định được loài Trypanosoma evansi gây bệnh cho động vật như trâu, bò, lợn, ngựa.

3. Thuốc thử

Trong tiêu chuẩn này chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.

- Cồn 70o

- Metanol

- Giemsa

- Natri xitrat 3,8%

4. Thiết bị, dụng cụ

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thí nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

- Bông

- Kéo

- Kim tiêm

- Kính hiển vi

- Lamen

- Máy li tâm

- Ống hematocrit

- Ống nghiệm

- Phiến kính

- Xiranh.

5. Quy trình chẩn đoán

5.1. Chẩn đoán lâm sàng

5.1.1. Đặc điểm dịch tễ

Bệnh tiên mao trùng có thể gặp hầu hết các vật nuôi như trâu, ngựa, bò, lợn, cừu, dê, chó và mèo.

Bệnh thường xảy ra ở vùng núi và trung du, bệnh thường ít xảy ra ở đồng bằng.

Bệnh thường xảy ra khi thời tiết khắc nghiệt, thức ăn khan hiếm vào thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 (vụ đông xuân, do vậy bệnh còn gọi là bệnh “đổ ngã vụ đông xuân”).

5.1.2. Triệu chứng lâm sàng

5.1.2.1. Thể cấp tính

Con vật mắc bệnh sốt cao từ 40oC đến 41oC; sốt theo chu kỳ còn gọi là sốt hồi quy; mắt sưng, đỏ tía; khi con vật sốt cao thường thể hiện triệu chứng thần kinh: quay cuồng, đi vòng tròn, chân run rẩy… Con vật có thể chết.

Nếu con vật không chết sẽ chuyển sang thể mạn tính mang trùng.

5.1.2.2. Thể mạn tính

Sốt cách nhật: sốt từ 40oC đến 41oC trong 2 ngày đến 3 ngày, sau đó nghỉ từ 4 ngày đến 6 ngày;

Con vật gầy, da khô; con vật bị thiếu máu và suy nhược;

Biểu hiện thủy thũng ở nh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-5:2011 về bệnh động vật - quy trình chuẩn đoán - phần 5: bệnh tiên mao trùng

  • Số hiệu: TCVN8400-5:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản