Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỆNH ĐỘNG VẬT – QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN BỆNH NHIỆT THÁN
Animal disease – Diagnostic procedure for anthrax
Lời nói đầu
TCVN 5274:2010 thay thế TCVN 5274:1990;
TCVN 5274:2010 do Cục Thú y biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
BỆNH ĐỘNG VẬT – QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN BỆNH NHIỆT THÁN
Animal disease – Diagnostic procedure for anthrax
CẢNH BÁO: Bệnh nhiệt thán là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa người và động vật. Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn sức khỏe thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn này quy định quy trình chẩn đoán bệnh nhiệt thán trên động vật do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:
2.1. Bacillus anthracis
Trực khuẩn gram dương, hiếu khí, không di động, có hình thành giáp mô và nha bào.
2.2. Bệnh nhiệt thán (anthrax)
Bệnh nhiệt thán (bệnh than) là bệnh truyền nhiễm của nhiều loài động vật và có thể lây sang người, do vi khuẩn Bacillus anthracis gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở thể quá cấp tính, thứ cấp tính và ít khi xảy ra ở thể mạn tính.
Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, hình thái vi khuẩn và đặc điểm được kết luận trên môi trường cấy, giám định khả năng mẫn cảm với penicilin hoặc độc lực vi khuẩn bằng phản ứng chuỗi polyme (PCR).
4. Môi trường nuôi cấy và thuốc thử
Trong tiêu chuẩn này chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước có chất lượng tương đương.
- Thạch
- Thạch máu
- Thạch bicarbonat
Pha 100 ml thạch vào 83 ml nước. Hấp và để nguội ở 50 oC trong nồi cách thủy. Thêm 7 ml huyết thanh ngựa hay máu ngựa (lọc vô khuẩn nếu cần) và 10 ml dung dịch natri bicarbonat 7 % (huyết thanh ngựa, máu ngựa và natri bicarbonat nên để ở 50 oC trước khi thêm vào thạch). Lắc đều và đổ ra đĩa Petri.
- Thạch polymyxin-lysozym-EDTA-tali (I) axetat (PLET)
Hòa tan thạch BHI (thạch tim não) trong nước (lượng thạch theo hướng dẫn của nhà sản xuất). Thêm EDTA 0,3 g/l và tali (I) axetat (C2H3O2TI) 0,4 g/l, hấp vô trùng ở 121 oC trong 15 min. Để môi trường nguội tới 50 oC, thêm polymyxin B sulfat 30 000 UI/lít và lysozym 300 000 UI/l. Lắc đều và đổ ra đĩa Petri.
- Canh thang BHI.
- Agaroza.
- Ethidi bromua (EtBr).
- Giấy tẩm penicillin.
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
- Thiết bị điện di.
- Tủ ấm, có thể duy trì nhiệt độ 37 oC.
- Tủ sấy.
- Buồng cấy.
- Kính hiển vi quang học.
- Tủ lạnh.
- Que cấy.
- Đĩa Petri.
- Lọ thủy tinh, dung tích 100 ml, 200 ml, 500 ml và 1 000 ml.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-17:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 17: bệnh do vi khuẩn Staphylococcus Aureus gây ra ở gà
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-5:2011 về bệnh động vật - quy trình chuẩn đoán - phần 5: bệnh tiên mao trùng
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5273:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán bệnh dịch tả lợn
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-3:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh giun xoắn
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-30:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 30: Bệnh Marek ở gà
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-32:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 32: Bệnh Gumboro ở gia cầm
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-39:2016 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 39: Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-40:2016 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 40: Bệnh nhiễm trùng huyết ở thủy cầm do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-42:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 42: Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ
- 1Quyết định 2339/QĐ-BKHCN năm 2010 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-17:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 17: bệnh do vi khuẩn Staphylococcus Aureus gây ra ở gà
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-5:2011 về bệnh động vật - quy trình chuẩn đoán - phần 5: bệnh tiên mao trùng
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5154:2009 về vi sinh vật trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi - Phương pháp phát hiện Bacillus anthracis
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5273:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán bệnh dịch tả lợn
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-3:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh giun xoắn
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-30:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 30: Bệnh Marek ở gà
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-32:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 32: Bệnh Gumboro ở gia cầm
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-39:2016 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 39: Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính ở gà
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-40:2016 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 40: Bệnh nhiễm trùng huyết ở thủy cầm do vi khuẩn Riemerella anatipestifer gây ra
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-42:2019 về Bệnh động vật - Quy trình chuẩn đoán - Phần 42: Bệnh dịch tả loại nhai lại nhỏ
- 12Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-52:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 52: Bệnh nhiệt thán ở gia súc
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5274:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán bệnh nhiệt thán
- Số hiệu: TCVN5274:2010
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2010
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra