Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8400-3:2010

BỆNH ĐỘNG VẬT – QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN – PHẦN 3: BỆNH GIUN XOẮN

Animal disease – Diagnostic procedure –Part 3: Diagnostic procedure for trichinellosis disease

Lời nói đầu

TCVN 8400-3:2010 do Cục Thú y biên soạn, Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 8400 Bệnh động vật – Quy trình chẩn đoán gồm có các phần sau:

- TCVN 8400-1:2010 Bệnh động vật – Quy trình chẩn đoán – Phần 1: Bệnh lở mồm long móng;

- TCVN 8400-2:2010 Bệnh động vật – Quy trình chẩn đoán – Phần 2: Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra trên lợn;

- TCVN 8400-3:2010 Bệnh động vật – Quy trình chẩn đoán – Phần 3: Bệnh giun xoắn;

- TCVN 8400-4:2010 Bệnh động vật – Quy trình chẩn đoán – Phần 4: Bệnh Niu cát xơn.

 

BỆNH ĐỘNG VẬT – QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN – PHẦN 3: BỆNH GIUN XOẮN

Animal disease – Diagnostic procedure –Part 3: Diagnostic procedure for trichinellosis disease

CẢNH BÁO – Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn sức khỏe thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình chẩn đoán bệnh giun xoắn trên động vật.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

Bệnh giun xoắn/bệnh giun bao (Trichinellosis)

Các loài giun xoắn thuộc giống Trichinella, ngành Nemathelminthis, lớp Nematoda, bộ Trichocephalida, họ Trichinellidae. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non còn ấu trùng sống ở cơ vân, cuộn tròn hình xoắn ốc, là bệnh truyền lây giữa người và động vật.

3. Thuốc thử và liều thử

Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước đã khử khoáng hoặc nước có độ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.

3.1. Axit clohydric (HCl) 25% hoặc 37%.

3.2. Bột pepsin

4. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

- Bình lắng thủy tinh quả lê dung dịch 2 lít hoặc 3 lít

- Bình thủy tinh dung tích 2 lít hoặc 3 lít

- Bông cồn

- Cốc đong thủy tinh dài 50ml

- Đĩa Petri

- Kéo

- Nhiệt kế

- Kính ép cơ chuyên dụng

- Kính hiển vi với các độ phóng đại 150 lần, 200 lần và 400 lần

- Lưỡi dao sử dụng một lần

- Màng lọc (cỡ lỗ 180mm)

- Máy khuấy từ gia nhiệt

- Máy xay thịt

- Panh

- Phễu lọc thủy tinh

- Thanh khuấy từ.

5. Lấy mẫu

5.1. Mẫu huyết thanh

Sát trùng vị trí lấy mẫu máu bằng bông cồn. Dùng bơm kim tiêm vô trùng lấy từ 2ml đến 3ml, để đông chắt lấy phần huyết thanh. Dùng bông khô tiệt trùng lau ở vị trí vừa lấy máu xong.

5.2. Mẫu cơ

Các vị trí thích hợp lần lượt là

- Lợn: Cơ hoành, cơ lưỡi, cơ vùng mặt, cơ bụng

<
HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-3:2010 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 3: Bệnh giun xoắn

  • Số hiệu: TCVN8400-3:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản