Hệ thống pháp luật

TCVN 8400-12:2011

BỆNH ĐỘNG VẬT - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN - PHẦN 12: BỆNH BẠCH LỊ VÀ THƯƠNG HÀN Ở GÀ

Animal disease - Diagnostic procedure - Part 12: Fowl typhoid and pullorum disease

CẢNH BÁO - Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình chẩn đoán bệnh thương hàn và bệnh bạch lị trên gà.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Bệnh bạch lị (fowl typhoid)

Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Salmonella pullorum (S. pullorum) gây ra trên gà.

2.2. Bệnh thương hàn (pullorum disease)

Bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Samonella gallinarum (S. gallinarum) gây ra trên gà.

CHÚ THÍCH: Bệnh bạch lị và thương hàn ở gà có nhiều đặc điểm giống nhau về bệnh sử, triệu chứng lâm sàng, dịch tễ, bệnh tích và các biện pháp phòng chống bệnh. Tuy nhiên, bệnh bạch lị thường xảy ra trên gà con, ở thể cấp tính, nhiễm trùng huyết và gà lớn có thể mang trùng và bệnh ở thể cận lâm sàng. Bệnh thương hàn gà thường xảy ra trên gà với đặc điểm đặc trưng: lây lan nhanh, tỉ lệ nhiễm cao và gà con có thể mắc bệnh ở thể cấp tính. Những năm gần đây, nhiều tài liệu xếp hai loại vi khuẩn này vào chung một loài Salmonella enterica nhánh enterica (subspecies enterica) typ huyết thanh gallinarum - pullorum, nhưng chúng thuộc một hay hai typ huyết thanh khác nhau vẫn còn là vấn đề tranh luận.

3. Môi trường nuôi cấy và thuốc thử

Trong tiêu chuẩn này chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hoặc nước có chất lượng tương đương.

- Môi trường thông thường: thạch máu, canh thang BHI (brain heart infusion broth).

- Môi trường chọn lọc: thạch MacConKey, thạch BG (briliant green agar) hoặc thạch XLD (xyloselysine-deoxycholate agar).

- Môi trường tăng sinh: nước selenit cystein, tetrathionat, RVS (Rappaport-Vassiliadis soya).

- Máu bê, thỏ hoặc cừu.

- Canh thang peptone (peptone water).

- Thạch Kligler hoặc thạch TSI (Triple Sugar Iron).

- Thạch lysin-sắt (lysine iron agar) hoặc canh thang lysin decarboxylase.

- Thạch simon xitrat.

- Ure.

- Maltoza.

- Ornithine.

- Ducitol.

- Kháng huyết thanh chuẩn Salmonella định typ O9.

- Thuốc thử Kovac’s.

- Thạch nguyên chất (agar bacteriological).

4 Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:  Thiết bị điện di.-

 Tủ ấm, có thể duy trì nhiệt độ 37oC.

- Tủ sấy.

- Buồng cấy.

- Kính hiển vi quang học.

- Tủ lạnh.

- Que cấy.

- Đĩa Petri.

- Lọ thủy tinh, dung tích 100 ml, 200 ml, 500 ml và 1 000 ml.

5. Cách tiến hành

5.1 Chẩn đoán lâm sàng

5.1.1 Đặc điểm dịch tễ

- Bệnh có thể lây truyền qua trứng.

- Sản lượng trứng giảm.

- Tỷ lệ ấp nở giảm: tăng tỉ lệ chết phôi và chết non.

5.1.2 Triệu chứng lâm sàng

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8400-12:2011 về bệnh động vật - quy trình chẩn đoán - phần 12: bệnh bạch lị và thương hàn ở gà do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: TCVN8400-12:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 27/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản