Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7595-1 : 2007

THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH OCRATOXIN A TRONG NGŨ CỐC VÀ SẢN PHẨM NGŨ CỐC – PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO LÀM SẠCH BẰNG SILICA GEL

Foodstuffs – Determination of ochratoxin A in cereals and cereal products – Part 1: High performance liquid chromatographic method with silica gel clean up

Lời nói đầu

TCVN 7595-1:2007 hoàn toàn tương đương với ISO 15141-1:1998;

TCVN 7595-1:2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH OCRATOXIN A TRONG NGŨ CỐC VÀ SẢN PHẨM NGŨ CỐC – PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO LÀM SẠCH BẰNG SILICA GEL

Foodstuffs – Determination of ochratoxin A in cereals and cereal products – Part 1: High performance liquid chromatographic method with silica gel clean up

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định ocratoxin A với các hàm lượng lớn hơn 0,4mg/kg.

Phương pháp này đã được đánh giá thành công trong hai nghiên cứu liên phòng thử nghiệm theo ISO 5725:1986 [1], thực hiện trên bột mì có chứa hàm lượng ocratoxin A từ 0,4 mg/kg đến 1,2 mg/kg.

CHÚ THÍCH Kinh nghiệm của nhiều phòng thử nghiệm cho thấy rằng phương pháp này cũng có thể áp dụng cho ngũ cốc, quả khô, các hạt có dầu, đậu đỗ, rượu vang, bia, nước quả ép và cà phê nguyên liệu, xem [2], [3] và [4].

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.

TCVN 4851-89 (ISO 3696:1987) Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm. Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.

3. Nguyên tắc

Sau khi đã axit hóa bằng axit clohydric và nồng độ ion được tăng bằng cách bổ sung magiê clorua, dùng toluene để chiết ocratoxin A (OTA). Làm sạch dịch chiết trên một cột nhỏ silicagel và xác định ocratoxin A bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trên cột pha đảo, nhận dạng và sửa đổi bằng huỳnh quang. Kết quả được xác minh lại bằng dẫn xuất với bo triflorua trong dung dịch metanol [5], [6], nếu cần.

CẢNH BÁO Ocratoxin A gây độc đến gan, thận và có thể gây ung thư. Phải tuân thủ các yêu cầu phòng ngừa về an toàn thích hợp [7] khi xử lý các hợp chất như thế và đặc biệt là tránh xử lý chúng dưới dạng khô vì bản chất tĩnh điện học có thể dẫn đến sự phân tán và hít phải. Các dụng cụ thủy tinh có thể khử nhiễm bằng dung dịch natri hypoclorit 4 %. Cần chú ý tới lời cảnh báo của Tổ chức Quốc tế về Nghiên cứu bệnh ung thư (Tổ chức Y tế Thế giới) [8], [9].

4. Thuốc thử

Trong suốt quá trình phân tích, chỉ sử dụng thuốc thử được công nhận đạt chất lượng tinh khiết phân tích và chỉ sử dụng nước cất hoặc nước loại 1 của TCVN 4851 (ISO 3696), trừ khi có quy định khác. Dung môi phải đạt chất lượng để dùng cho phân tích HPLC.

4.1. Natri sunfat, dạng khan.

4.2. Axit axetic băng, j(CH3COOH) » 98 %.

4.3. Dung dịch axit clohydric, c(HCl) = 2 mol/l.

4.4. Dung dịch magiê clorua, c(MgCl2) = 0,4 mol/l.

4.5. Axetonitril.

4.6. Toluen.

4.7. n-Hexan.

4.8. Diclorometan.

4.9. Axeton.

4.10. Metanol.

4.11. Hỗn hợp dung môi I: toluen (4.6) và axit axetic băng (4.2) với các phần tương ứng là 99 1 theo các phần thể tích (V V).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7595-1:2007 (ISO 15141-1:1998) về thực phẩm - xác định ocratoxin A trong ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc - Phần 1: Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao làm sạch bằng silica gel

  • Số hiệu: TCVN7595-1:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản