Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7477: 2005

ISO 3842 : 2001

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – MÂM KÉO – TÍNH LẮP LẪN

Road vehicles – Fifth wheels - Interchangeability

TCVN 7477: 2005

 
Lời nói đầu

TCVN 7477: 2005 hoàn toàn tương đương với ISO 3842 : 2001

TCVN 7477: 2005 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC22 Phương tiện giao thông đường bộ và Cục

Đăng kiểm Việt Nam phối hợp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

 

PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ – MÂM KÉO – TÍNH LẮP LẪN

Road vehicles – Fifth wheels - Interchangeability

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các kích thước đặc trưng cần thiết đối với việc lắp đặt và khả năng lắp lẫn của mâm kéo ở trên khung (khung phụ hay mặt đế) của ô tô đầu kéo dùng để kéo sơ mi rơ moóc có trang bị:

- Chốt kéo cỡ 50 được định nghĩa trong TCVN 7475: 2005, hoặc

- Chốt kéo cỡ 90 được định nghĩa trong TCVN 7476: 2005

Những kích thước không quy định thì theo nhà sản xuất.

Chú thích: Các điều kiện thử và yêu cầu độ bền đối với chốt kéo cỡ 50 và cỡ 90 được quy định trong tiêu chuẩn ISO 8717.

2 Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 7475: 2005 Phương tiện giao thông đường bộ – Chốt kéo sơ mi rơ moóc cỡ 50 – Kích thước cơ bản và kích thước lắp đặt/ lắp lẫn.

TCVN 7476: 2005 Phương tiện giao thông đường bộ – Chốt kéo sơ mi rơ moóc cỡ 90 – Kích thước cơ bản và kích thước lắp đặt/ lắp lẫn.

ISO 1726 – Road vehicles – Mechanical coupling between tractors and semi-trailer – Interchangeability

(Phương tiện giao thông đường bộ – Khớp nối cơ khí giữa ôtô đầu kéo và sơ mi rơ moóc - Tính lắp lẫn).

ISO 8717 – Commercial road vehicles - Fifth wheel couplings – Strength tests (Ô tô chở hàng – Khớp nối mâm kéo - Thử độ bền).

3 Yêu cầu chung

3.1 Lỗ bắt bu lông

3.1.1 Trên khung

Vị trí của lỗ bắt bu lông trên khung được chỉ dẫn trên hình 1.

Chú thích:

1 Chốt (phù hợp với TCVN 7475:2005 hoặc TCVN 7476:2005)

2 Trục dọc của ô tô đầu kéo.

Hình 1. Kích thước và vị trí của lỗ lắp mâm kéo trên khung.

3.1.2 Trên khớp nối mâm kéo

Vị trí của lỗ bắt bu lông trên mâm kéo như chỉ dẫn trên hình 2.

3.2 Lắp đặt

Mâm kéo 50 mm (FW 50) phải được lắp bằng ít nhất tám bu lông M16 có cấp bền tối thiểu 8.8, bố trí đối xứng qua trục dọc và ngang của mâm kéo. Mâm kéo 90 mm (FW 90) phải được lắp bằng 12 bu lông M16 có cấp bền tối thiểu 8.8.

3.3 Góc nghiêng

Góc nghiêng dọc của mâm kéo nhỏ nhất phải bằng ±120 khi mâm kéo được lắp bằng bu lông hoặc đai ốc lên giá thử (xem hình 2).

Mâm kéo có góc nghiêng ngang lớn nhất bằng ± 30 có thể được coi là phù hợp với tiêu chuẩn này (xem ISO 1726).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7477: 2005 (ISO 3842 : 2001) về Phương tiện giao thông đường bộ - Mâm kéo - Tính lắp lẫn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7477:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 13/03/2006
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 06/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản