Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6900-2 : 2001

ISO 78-2 : 1999

HOÁ HỌC - CÁCH TRÌNH BÀY TIÊU CHUẨN - PHẦN 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOÁ HỌC

Chemistry - Layouts for standards –Part 2: Methods of chemical analysis

Lời nói đu

TCVN 6900-2 : 2001 hoàn toàn tương đương với ISO 78-2:1999 Chemistry - Layouts for standards - Part 2: Methods of chemical analysis.

TCVN 6900-2 : 2001 do Ban Kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC47 “Hoá học" biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

Lời giới thiệu

Các tiêu chuẩn về phương pháp phân tích hóa học được khuyến cáo biên soạn phù hợp với hướng dẫn chung nêu ở phần 3 của ISO/IEC Directives về công việc kỹ thuật của ISO và áp dụng cách trình bày tiêu chuẩn với những chi tiết cụ thể được nêu ở tiêu chuẩn này.

Cần lưu ý. đây chỉ là hướng dẫn cách trình bày. Hướng dẫn này nên vận dụng phù hợp với từng yêu cầu riêng. Có thể không cần thiết phải có tất cả các phần nhỏ trong một tiêu chuẩn, những phần không yêu cầu có thể bỏ qua.

Để trợ giúp giải quyết những vướng mắc khi soạn thảo và trình bày tiêu chuẩn về phương pháp phân tích hóa học. Ban kỹ thuật ISO/TC 47 đã biên soạn một bộ tiêu chuẩn về cách trình bày tiêu chuẩn, bao gồm:

- cách trình bày tiêu chuẩn một phương pháp phân tích hóa học với các chú ý khi áp dụng (ISO 78-2);

- cách trình bày tiêu chuẩn đối với các phương pháp phân tích bằng dụng cụ với các chú ý khi việc áp dụng (ISO 78-3 và ISO 78-4).

Tiêu chuẩn cho một sản phẩm hóa học phải có hình thức nhất quán. Ngoài việc quy định các đặc tính của sản phẩm, còn phải chỉ rõ cách xác định những đặc tính đó. Một phương pháp tiêu chuẩn về phân tích hóa học (phương pháp thử) có thể được kết hợp trong nội dung tiêu chuẩn cho một sản phẩm hóa. Các phương pháp thử có thể được trình bày thành các mục riêng, các phụ lục hoặc những phần riêng. Tuy nhiên, một phương pháp thử thường được ban hành thành một tiêu chuẩn riêng để dễ viện dẫn trong các tiêu chuẩn khác. Điều này sẽ rút gọn nội dung của tiêu chuẩn sản phẩm hóa và nếu có một phương pháp chung về phân tích hóa học áp dụng được cho sản phẩm đó thì tiêu chuẩn sản phẩm chỉ cần trích dẫn nó.

 Việc chấp nhận cách trình bày và soạn thảo tiêu chuẩn đảm bảo rằng:

- không bỏ qua bất kỳ một điều quan trọng nào trong quá trình soạn thảo tiêu chuẩn;

- các đề mục khác nhau định đưa vào tiêu chuẩn luôn được sắp xếp theo cùng một trình tự;

- các đề mục cần tìm, dù đó là phần nội dung chính hay phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn, đều có thể nhanh chóng tìm ra (điều này đặc biệt quan trọng khi một phần nội dung tiêu chuẩn được chuyển dịch hoặc khi hai nội dung đang được so sánh):

- đơn giản hoá, hợp lý hoá và tiêu chuẩn hoá các phương pháp thử, thuốc thử vá các dụng cụ thiết bị thử sử dụng trong các phòng thí nghiệm;

- từng tiêu chuẩn hoặc tài liệu khác trong lĩnh vực hoá học được soạn thảo càng rõ càng càng tốt.

 

HOÁ HỌC - CÁCH TRÌNH BÀY TIÊU CHUẨN - PHẦN 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HOÁ HỌC

Chemistry - Layouts for standards –Part 2: Methods of chemical analysis

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc về cách trình bày và diễn đạt phương pháp phân tích hóa học trong các tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng cho các phương pháp thử khác.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6398 (tất cả các phần) (ISO 31) Đại lượng và đơn vị.

ISO 1000 Đơn vị SI và khuyến cáo cách sử dụng các dẫn suất của chúng và một số đơn vị khác.

TCVN 6910 : 2001 (ISO 5725, tất cả các phần) Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và của kết quả đo.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6900-2:2001 (ISO 78-2 : 1999) về Hoá học - Cách trình bày tiêu chuẩn - Phần 2: Các phương pháp phân tích hoá học do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6900-2:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 28/12/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản