THỨC ĂN CHĂN NUÔI – XÁC ĐỊNH BÁN ĐỊNH LƯỢNG AFLATOXIN B1 – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỚP MỎNG
Animal feeding stuffs – Semi-quantitative determination of Aflatoxin B1 – Thin-layer chromatographic methods
1.1. Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định aflatoxin B1 trong thức ăn chăn nuôi. Các phương pháp này chỉ có thể dùng để xác định bán định lượng.
1.2. Phương pháp A có thể áp dụng cho các thức ăn chăn nuôi đơn:
- Các hạt có dầu và khô dầu của chúng, cụ thể là hạt lạc, cùi dừa khô, hạt lanh, hạt đậu tương, hạt cọ babassu;
- Bột sắn;
- Mầm ngô;
- Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc;
- Bột đậu;
- Bã khoai tây và bột khoai tây.
Khi có mặt chất gây cản trở phép xác định theo phương pháp A, thì nên tiến hành xác định theo phương pháp B.
1.3. Phương pháp B có thể áp dụng cho thức ăn chăn nuôi đã được trộn trước và thức ăn chăn nuôi đơn mà không được đề cập trong 1.2.
Phương pháp này không áp dụng cho thức ăn chứa bã ép của cam, chanh.
Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi.
TCVN 6952:2001 (ISO 6498:1998), Thức ăn chăn nuôi – Chuẩn bị mẫu thử.
Phần mẫu thử được chiết bằng cloroform sau đó lọc. Phần dịch lọc được làm sạch trên cột silica gel.
Dịch rửa giải được làm bay hơi và cặn được hòa tan trong một thể tích quy định của cloroform hoặc hỗn hợp benzen và axetonitril.
Cho chạy sắc ký lớp mỏng một chiều đối với phương pháp A và sắc ký hai chiều đối với phương pháp B trên một phần dung dịch này.
Xác định hàm lượng aflatoxin B1 bằng mắt hoặc bằng đo huỳnh quang, bằng cách kiểm tra sắc ký đồ dưới ánh sáng tử ngoại và so sánh với aflatoxin B1 chuẩn đã biết trước nồng độ được chấm trên cùng một tấm với dịch chiết của phần mẫu thử.
Việc hình thành dẫn xuất hemiaxetal khẳng định sự có mặt của aflatoxin B1.
Chỉ sử dụng các thuốc thử tinh khiết phân tích, và nước cất hoặc nước đã khử ion hoặc nước ít nhất có độ tinh khiết tương đương.
4.1. Cloroform, làm ổn định bằng 0,5 % đến 1,0 % etanol 96% (phần thể tích).
4.2. n-Hexan.
4.3. Ete dietyl, dạng khan, không chứa peroxit.
4.4. Benzen/axetonitril, hỗn hợp (98 + 2).
Trộn 98 thể tích benzen với 2 thể tích axetonitril.
4.5. Cloroform/metanol, hỗn hợp (97 + 3).
Trộn 97 thể tích cloroform với 3 thể tích metanol.
4.6. Dung môi khai triển (developing solvents).
Các dung môi phải được đựng trongbình có nắp đậy. Khi quy định dùng bình bão hòa, thì những bình này được lót bằng giấy hút ẩm và để cho phần trong bình bão hòa hơi dung môi.
4.6.1. Cloroform/axeton, hỗn hợp (90 + 10).
Trộn 90 thể tích cloroform với 10 thể tích axeton trong bình chưa bão hòa.
4.6.2. Ete dietyl/metanol/nước, hỗn hợp (96 + 3 + 1).
Trộn 96 thể tích ete dietyl với 3 thể tích metanol và 1 thể tích nước trong bình chưa bão hòa.
4.6.3. Ete dietyl/metanol/nước, hỗn hợp (94 + 4,5 + 1,5).
Trộn 94 thể tích ete dietyl với 4,5 thể tích metanol và 1,5 thể tích nước trong bình đã bão hòa.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4806:2007 (ISO 06495 : 1999) về thức ăn chăn nuôi - xác định hàm lượng clorua hoà tan trong nước
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5281:2007 (ISO 5510:1984) về thức ăn chăn nuôi - xác định hàm lượng lysin hữu dụng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5283:2007 về thức ăn chăn nuôi - xác định hàm lượng tryptophan
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8674:2011 (ISO 14565:2000) về thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng vitamin A – Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8676:2011 (ISO 14182:1999) về thức ăn chăn nuôi – Xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ – Phương pháp sắc ký khí
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8678:2011 (ISO 30024:2009) về thức ăn chăn nuôi – Xác định hoạt độ phytaza
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7596:2007 (ISO 16050:2003) về thực phẩm - xác định Aflatoxin B1, và hàm lượng tổng số Aflatoxin B1, B2, G1 và G2 trong ngũ cốc, các loại hạt và các sản phẩm của chúng - phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8542:2010 về thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng bacitracin kẽm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
- 1Quyết định 729/QĐ-BKHCN năm 2007 về việc công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6599:2000 (ISO 6651 : 1987) về thức ăn chăn nuôi - xác định hàm lượng aflatoxin B1 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4806:2007 (ISO 06495 : 1999) về thức ăn chăn nuôi - xác định hàm lượng clorua hoà tan trong nước
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5281:2007 (ISO 5510:1984) về thức ăn chăn nuôi - xác định hàm lượng lysin hữu dụng
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5283:2007 về thức ăn chăn nuôi - xác định hàm lượng tryptophan
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8674:2011 (ISO 14565:2000) về thức ăn chăn nuôi – Xác định hàm lượng vitamin A – Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8676:2011 (ISO 14182:1999) về thức ăn chăn nuôi – Xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật nhóm phospho hữu cơ – Phương pháp sắc ký khí
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8678:2011 (ISO 30024:2009) về thức ăn chăn nuôi – Xác định hoạt độ phytaza
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7596:2007 (ISO 16050:2003) về thực phẩm - xác định Aflatoxin B1, và hàm lượng tổng số Aflatoxin B1, B2, G1 và G2 trong ngũ cốc, các loại hạt và các sản phẩm của chúng - phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8542:2010 về thức ăn chăn nuôi - Xác định hàm lượng bacitracin kẽm bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6599:2007 (ISO 6651: 2001)
- Số hiệu: TCVN6599:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực