Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
PHỤ GIA THỰC PHẨM - PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU NGOẠI QUAN VÀ VẬT LÝ
Food additives - Methods for evaluating appearance and physical properties
Lời nói đầu
TCVN 6469 : 1998 hoàn toàn phù hợp với phần I của sách Hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật cho những chú ý chung, thử nhận biết, dung dịch thử và các tài liệu tham khảo khác của JECFA (Guide to specifications, general notices, general analytical techniques, identification tests, test solutions and other reference materials - JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 rev 2).
TCVN 6469 : 1998 do ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F4 Phụ gia thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
PHỤ GIA THỰC PHẨM - PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁC CHỈ TIÊU NGOẠI QUAN VÀ VẬT LÝ
Food additives - Methods for evaluating appearance and physical properties
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp để đánh giá các chỉ tiêu ngoại quan và vật lý của phụ gia thực phẩm.
Phương pháp dưới đây sử dụng 100 ml mẫu. Trong các trường hợp cần thiết hoặc muốn sử dụng lượng mẫu nhỏ hơn, có thể dùng phương pháp của McCullough và các cộng sự [J.Chem. Ed 47, 57 (1970)] chỉ dùng cho lượng mẫu 50 μl.
1.1 Định nghĩa
1.1.1 Dải chưng cất
Khoảng chênh lệch giữa nhiệt độ quan sát được lúc bắt đầu có dịch cất khi chưng cất và nhiệt độ quan sát tại thời điểm đã cất được một thể tích dịch cất được quy định, hay khi đã đạt đến điểm khô.
1.1.2 Điểm sôi ban đầu
Nhiệt độ biểu thị trên nhiệt kết ngay khi giọt ngưng đầu tiên rơi khỏi đáy ống ngưng tụ.
1.1.3 Điểm khô
Điểm khô là nhiệt độ được ghi ngay khi giọt cuối cùng của chất lỏng bay hơi khỏi điểm thấp nhất trong bình chưng cất, không còn một chút chất lỏng nào trên thành bình.
1.2 Thiết bị, dụng cụ
1.2.1 Bình chưng cất
Dùng bình chưng cất đáy tròn 200 ml làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt có đủ lượng mẫu thử (trên 100 ml). Nếu buộc phải dùng mẫu ít hơn 100 ml, có thể sử dụng bình chưng cất nhỏ hơn có dung tích gấp đôi lượng chất lỏng. Bình 200 ml có chiều dài tổng cộng bằng 17,9 cm và đường kính trong của cổ bình bằng 2,1 cm. Gắn vào khoảng giữa cổ bình, cách đáy khoảng 12 cm, một ống nhánh dài 12,7 cm có đường kính trong bằng 5 mm, nghiêng xuống dưới một góc 750 so với phương thẳng đứng.
1.2.2 Thiết bị ngưng tụ
Dùng một ống ngưng bằng thuỷ tinh chịu nhiệt, thẳng, dài 56 cm - 60 cm và được bao bọc bởi một lớp nước sao cho khoảng 40 cm ống tiếp xúc với môi trường lạnh. Đáy (đầu dưới) của thiết bị ngưng tụ có thể được uốn cong để đặt ống cung cấp hay nó có thể nối với một bộ phận khớp nối cong, có tác dụng như ống cung cấp.
Chú thích - Mọi dụng cụ thí nghiệm thuỷ tinh có các đầu nối thon được dùng nếu như dụng cụ này cho các kết quả tương đương như kết quả thu được trong bình chưng cất và thiết bị ngưng tụ đã mô tả ở trên.
1.2.3 Bình hứng (thu)
Bình hứng là một bình hình trụ dung tích 100 ml có vạch chia 1 ml và đã được hiệu chuẩn "để chứa". Bình này dùng để đong mẫu cũng như để hứng sản phẩm chưng cất.
1.2.4 Nhiệt kế
Nên dùng nhiệt kế nhúng một phần đã được chuẩn hoá chính xác, với vạch chia độ thực tế nhỏ nhất (không lớn hơn 0,20) để tránh việc cần phải nội suy. Các nhiệt kế thích hợp hiện có như sê-ri ASTM 37C tới 410C, và 1020C tới 1070C hay như loại MCA R - 1 tới R - 4, hoặc tương đương.
1.2.5 Nguồn nhiệt
Đèn đốt Bunsen là nguồn nhiệt được dùng. Tuy nhiên, có thể dùng bếp điện nếu nó cho các kết quả có thể so sánh được với kết quả từ bếp gas.
Chú thích - Nhiệt độ quy định ở tiêu chuẩn này là độ C (0C).
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6465:1998 về phụ gia thực phẩm - Chất tạo ngọt - Socbitol
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6466:1998 về phụ gia thực phẩm - Chất tạo ngọt - Siro socbitol
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6467:1998 (CAC Tập 1 A-1995) về phụ gia thực phẩm - Hương liệu Etyl vanilin
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6468:1998 (Phần II, JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định các thành phần vô cơ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6470:1998 (Phần IV JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định cho phẩm màu thực phẩm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6471:1998 (Phần VI JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định cho các chất tạo hương do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6534:1999 (Phần X JECFA – FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - phương pháp thử nhận biết (định tính) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9961:2013 về Phụ gia thực phẩm – Chất tạo màu – Sắt oxit
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6465:1998 về phụ gia thực phẩm - Chất tạo ngọt - Socbitol
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6466:1998 về phụ gia thực phẩm - Chất tạo ngọt - Siro socbitol
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6467:1998 (CAC Tập 1 A-1995) về phụ gia thực phẩm - Hương liệu Etyl vanilin
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6468:1998 (Phần II, JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định các thành phần vô cơ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6470:1998 (Phần IV JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định cho phẩm màu thực phẩm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6471:1998 (Phần VI JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định cho các chất tạo hương do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6534:1999 (Phần X JECFA – FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - phương pháp thử nhận biết (định tính) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6469:2010 về Phụ gia thực phẩm - Phương pháp đánh giá ngoại quan và xác định các chỉ tiêu vật lý
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9961:2013 về Phụ gia thực phẩm – Chất tạo màu – Sắt oxit
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6469:1998 (Phần I JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - phương pháp đánh giá các chỉ tiêu ngoại quan và vật lý do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6469:1998
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1998
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra