PHỤ GIA THỰC PHẨM – PHƯƠNG PHÁP THỬ NHẬN BIẾT (ĐỊNH TÍNH)
Food additives – Identification tests
Lời nói đầu
TCVN 6534:1999 hoàn toàn phù hợp với phần X: phương pháp thử nhận biết (định tính) trong sách Hướng dẫn các quy định kỹ thuật, các lưu ý chung, các kỹ thuật phân tích chung, phương pháp thử nhận biết, dung dịch thử (TS) và các tài liệu tham khảo khác của JECFA (Guide to specifications, general notices, general analytical techniques, identification tests, test solutions and other reference materials – JECFA – FAO FOOD and nutrition paper - 5 rev. 2).
TCVN 6534:1999 do ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F4 Phụ gia thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
PHỤ GIA THỰC PHẨM – PHƯƠNG PHÁP THỬ NHẬN BIẾT (ĐỊNH TÍNH)
Food additives – Identification tests
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử nhận biết (định tính) các chất sau đây có trong phụ gia thực phẩm: axetat, nhôm, amoni [NH4]+, benzoat, bicacbonat, bisunfit, bromat, bromua, canxi, cacbonat, clorua, xitrat, đồng, fero xyanua, iodua, sắt, lactat, manhê, mangan, nitrat, nitrit, peroxit, photphat, kali, natri, sunfat, sunfit, tartrat thiosunfat, kẽm.
Dung dịch thử (TS) xem phần XIII trong sách Hướng dẫn các quy định kỹ thuật, các lưu ý chung, các kỹ thuật phân tích chung, phương pháp thử nhận biết, dung dịch thử (TS) và các tài liệu tham khảo khác của JECFA (Guide to specifications, general notices, general analytical techniques, identification tests, test solutions and other reference materials – JECFA – FAO FOOD and nutrition paper – 5 rev. 2).
2.1. Axetat
Khi đun nóng với axit sunfuric và cồn, axit axetic hoặc các axetat tạo thành etyl axetat, chất này có thể nhận biết được bởi mùi đặc trưng của nó. Với các dung dịch trung tính axetat, dung dịch thử sắt (III) clorua (TS) sẽ cho một màu đỏ đậm, màu đỏ này sẽ mất khi thêm một axit vô cơ.
2.2. Nhôm
Dung dịch các muối nhôm tác dụng với dung dịch thử amoniac (TS) cho kết tủa dạng keo, màu trắng, không tan khi có dư dung dịch thử amoniac (TS). Với dung dịch thử natri hydroxit (TS) hoặc dung dịch thử natri sunfua (TS) cũng tạo ra kết tủa tương tự, nhưng kết tủa này bị hòa tan khi cho dư các thuốc thử trên.
2.3. Amoni [NH4]+
Dung dịch thử natri hydroxit (TS) phân hủy các muối amoni, làm thoát ra khí amoniac có thể nhận biết được bởi mùi của nó và tính kiềm khi thử trên giấy quì đỏ. Nếu có gia nhiệt, quá trình phân hủy này diễn ra nhanh hơn.
2.4. Benzoat
Các dung dịch trung bình benzoat cho kết tủa màu hồng như màu thịt cá hồi với dung dịch thử clorua sắt (TS). Từ các dung dịch benzoat hơi đậm đặc, dung dịch thử axit sunfuric loãng (TS) sẽ kết tủa axit benzoic tự do, chất này tan dễ dàng trong ête.
2.5. Bicabonat
Xem cacbonat.
2.6. Bisunfit
Xem sunfit.
2.7. Bromat
Các dung dịch bromat được axit hóa bằng axit nitric (1 : 20), cho kết tủa tinh thể màu trắng khi thêm 2 hay 3 giọt dung dịch thử nitrat bạc (TS), kết tủa này tan khi đun nóng. Khi thêm một giọt dung dịch thử natri nitrit (TS) cho kết tủa màu vàng nhạt.
Các dung dịch bromat được axit hóa bằng axit nitric (1 : 20), tạo màu vàng tới nâu ánh đỏ khi thêm 5 hoặc 6 giọt dung dịch thử natri nitrit (TS). Còn khi thêm 1 ml clorofooc và khuấy, lớp clorofooc sẽ chuyển màu vàng tới nâu ánh đỏ.
2.8. Bromua
Brom tự do được giải phóng khỏi các dung dịch bromua khi thêm từng giọt dung dịch thử clo (TS). Khi lắc với clorofooc, brom này sẽ hòa tan, làm màu clorofooc từ đỏ tới nâu ánh đỏ. Khi
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6469:1998 (Phần I JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - phương pháp đánh giá các chỉ tiêu ngoại quan và vật lý do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6470:1998 (Phần IV JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định cho phẩm màu thực phẩm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6471:1998 (Phần VI JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định cho các chất tạo hương do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10632:2015 về Phụ gia thực phẩm - Kali nitrat
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6469:1998 (Phần I JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - phương pháp đánh giá các chỉ tiêu ngoại quan và vật lý do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6470:1998 (Phần IV JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định cho phẩm màu thực phẩm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6471:1998 (Phần VI JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định cho các chất tạo hương do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6534:2010 về Phụ gia thực phẩm - Phép thử nhận biết
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10632:2015 về Phụ gia thực phẩm - Kali nitrat
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6534:1999 (Phần X JECFA – FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - phương pháp thử nhận biết (định tính) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6534:1999
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1999
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực