Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
PHỤ GIA THỰC PHẨM - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHO PHẨM MÀU THỰC PHẨM
Food additives - Methods for food colours
Lời nói đầu
TCVN 6470 : 1998 hoàn toàn phù hợp với phần IV của sách Hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật cho những chú ý chung, thử nhận biết, dung dịch thử và các tài liệu tham khảo khác của JECFA (Guide to specifications, general notices, general analytical techniques, identification tests, test solutions and other reference materials - JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 rev 2).
TCVN 6470 : 1998 do ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F4 Phụ gia thực phẩm biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
PHỤ GIA THỰC PHẨM - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHO PHẨM MÀU THỰC PHẨM
Food additives - Methods for food colours
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định cho phẩm màu thực phẩm.
1 Xác định clorua theo natri clorua
1.1 Thiết bị
Thiết bị chuẩn độ điện thế, với điện cực chỉ định bạc, điện cực so sánh calomel, và cầu nối la dung dịch kali sunfat bão hoà.
1.2 Cách tiến hành
Cân 0,5 - 1,0 g mẫu phẩm màu, hoà tan trong 100 ml nước, và axit hóa bằng 5 ml dung dịch axit nitric 1,5 N. Đặt điện cực bạc vào dung dịch màu và nối điện cực calomel với dung dịch bằng cầu nối kali sunfat bão hoà. Có thể loại bỏ cầu nối kali sunfat bão hoà bằng cách dùng một điện cực thuỷ tinh làm điện cực so sánh. Điều này là đơn giản thiết bị một cách đáng kể và điện cực thuỷ tinh này đủ ổn định để được sử dụng như một điện cực so sánh cho kiểu chuẩn độ này.
Xác định hàm lượng clorua của dung dịch bằng chuẩn độ với dung dịch bạc nitrat 0,1 N, và tính toán kết quả theo natri clorua, 1 ml dung dịch bạc nitrat 0,1 N = 0,00585 g natri clorua.
Biểu thị kết quả bằng phần trăm của lượng mẫu đã lấy.
Chú thích - Nhiệt độ quy định ở tiêu chuẩn này là độ C (0C).
2 Các chất không tan trong clorofooc
2.1 Thiết bị
- tủ sấy, dải nhiệt độ: 00 - 2000;
- bếp điện, đun sôi được tetraclorua cacbon (CCl4) (điểm sôi 76,80);
- chén nung, có lớp lọc bằng bông thuỷ tinh;
- bình hút chân không;
- máy hút chân không;
- bình hút ẩm.
2.2 Thuốc thử
- tetraclorua cacbon, loại thuốc thử, hay;
- clorofooc, loại thuốc thử;
(Các loại thuốc thử này được gọi là "dung môi" trong phần "cách tiến hành").
2.3 Cách tiến hành
Tiến hành thử theo cách sau: Trộn lượng mẫu cân theo yêu cầu (W1) với 100 ml dung môi trong cốc có mỏ dung tích 250 ml, khuấy đều, đun đến sôi trên bếp điện trong tủ hút (fume hood). Lọc dung dịch nóng trên vào 1 chén nung đã cân trước (W2). Chuyển cặn trong cốc có mỏ vào chén nung bằng dung môi. Rửa cặn trong chén nung với từng phần 10 ml dung môi cho đến khi nước rửa không màu. Đặt chén nung này vào tủ sấy và sấy ở 1000 - 1500 trong 3 giờ. Để nguội chén nung trong bình hút ẩm. Cân chén nung đã nguội (W3).
2.4 Tính toán
Tính phần trăm chất không hoà tan trong tetraclorua cacbon hay clorofooc (PIM) trong mẫu, theo công thức sau:
Tính kết quả là phần trăm chất không tan trong tetraclorua cacbon (CCl4) hay clorofooc có trong mẫu phân tích.
3.1 Nhận biết
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6466:1998 về phụ gia thực phẩm - Chất tạo ngọt - Siro socbitol
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6467:1998 (CAC Tập 1 A-1995) về phụ gia thực phẩm - Hương liệu Etyl vanilin
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6468:1998 (Phần II, JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định các thành phần vô cơ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6469:1998 (Phần I JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - phương pháp đánh giá các chỉ tiêu ngoại quan và vật lý do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6471:1998 (Phần VI JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định cho các chất tạo hương do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6534:1999 (Phần X JECFA – FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - phương pháp thử nhận biết (định tính) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6466:1998 về phụ gia thực phẩm - Chất tạo ngọt - Siro socbitol
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6467:1998 (CAC Tập 1 A-1995) về phụ gia thực phẩm - Hương liệu Etyl vanilin
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6468:1998 (Phần II, JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định các thành phần vô cơ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6469:1998 (Phần I JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - phương pháp đánh giá các chỉ tiêu ngoại quan và vật lý do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6471:1998 (Phần VI JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định cho các chất tạo hương do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6534:1999 (Phần X JECFA – FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - phương pháp thử nhận biết (định tính) do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6470:2010 về Phụ gia thực phẩm - Phương pháp thử đối với các chất tạo màu
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6470:1998 (Phần IV JECFA - FAO FOOD and nutrition paper - 5 Rev. 2) về phụ gia thực phẩm - Phương pháp xác định cho phẩm màu thực phẩm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6470:1998
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1998
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra