Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6053: 1995

CHẤT LƯỢNG NƯỚC - ĐO TỔNG ĐỘ PHÓNG XẠ ANPHA TRONG NƯỚC KHÔNG MẶN - PHƯƠNG PHÁP NGUỒN DÀY
Water quality - Measurement of gross alpha activity in non - saline water - Thick source method

Lời nói đầu

TCVN 6053: 1995 hoàn toàn tương ứng với ISO 9696: 1992

TCVN 6053: 1995 do Tiểu ban kỹ thuật Nước tinh lọc TCVN/TC/F9/SC1 và nước khoáng thuộc Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F9 Đồ uống biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.

CHẤT LƯỢNG NƯỚC- ĐO TỔNG ĐỘ PHÓNG XẠ ANPHA TRONG NƯỚC KHÔNG MẶN - PHƯƠNG PHÁP NGUỒN DÀY

Water quality - Measurement of gross alpha activity in non - saline water - Thick source method

Cảnh báo - Cần tham khảo các chỉ dẫn của nhà sản xuất về vận hành an toàn điện cao thế dùng trong dụng cụ đếm.

Trong tất cả các quy định của tất cả các nước đã được ban hành bao gồm việc sử dụng các chất phóng xạ trong phòng thí nghiệm. Các quy định này là bắt buộc và hội đồng quy định cần tiếp xúc với những người sẽ sử dụng.

Các hướng dẫn đặc biệt về việc chuẩn bị các nguồn anpha được đưa ra trong điều 7.

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Chất cần được xác định

Tiêu chuẩn này chỉ ra phương pháp xác định tổng độ phóng xạ ỏ trong nước không mặn đối với nuclit phóng xạ ỏ mà không bay hơi ở 3500C. Phương pháp này có thể xác định nuclit phóng xạ có thể bay hơi được đo trong khoảng xác định bằng chu kỳ bán huỷ, duy trì thể mẹ (của loại dễ bay hơi) và quá trình đo (thời gian đếm).

1.2. Khả năng áp dụng

Phương pháp này có thể áp dụng cho nước nguồn và nước uống và có thể mở rộng cho nước mặn hoặc nước khoáng, nhưng với độ nhạy kém hơn.

1.3. Khoảng áp dụng

Khoảng áp dụng phụ thuộc vào số lượng chất vô cơ có trong nước và các đặc tính (tốc độ đếm phông và hiệu suất đếm) của máy đếm.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

Các tiêu chuẩn sau đây chứa các điều khoản có liên quan qua đó tạo nên các điều khoản của tiêu chuẩn này. Vào thời điểm ban hành, các bản in có hiệu lực. Tất cả các tiêu chuẩn đều phải soát xét, và các bên thoả thuận dựa trên cơ sở của tiêu chuẩn này được khuyến khích nghiên cứu khả năng áp dụng những lần xuất bản mới nhất của các tiêu chuẩn ghi dưới đây. Các thành viên của IEC và ISO giữ các số đăng ký các tiêu chuẩn quốc tế hiện hành.

Tiêu chuẩn quốc tế 5667-1: 1980, chất lượng nước - Lấy mẫy - Phần 1: Hướng dẫn cách thiết lập kế hoạch lấy mẫu.

TCVN 5992: 1995 Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 2: Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu.

TCVN 5993: 1995 Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển mẫu.

3. Nguyên tắc

Mẫu được axit hoá để cho ổn định, được làm cho bay hơi gần như khô, được chuyển sang dạng sunphat và sau đó nung ở 3500C. Một phần tro còn lại chuyển sang khay đếm và tổng độ phóng xạ anpha được đo bằng cách đếm trong bộ detector hạt α hoặc hệ thống máy đếm đã hiệu chuẩn trước qua chất chuẩn phóng xạ α .

4. Thuốc thử

Tất cả các loại thuốc thử phải là thuộc loại tinh khiết phân tích và không được có phóng xạ α .

Chú thích 1- Phương pháp chuẩn bị thuốc thử trắng để kiểm tra chất lượng của chất phóng xạ hoặc chất nhiễm bẩn được đưa ra trong 10.1.

4.1. Dung dịch chuẩn, 241Am

Chú thích

2) 241Am thích hợp hơn 239Pu, bởi vì đi cùng với 239Pu lại thường có mặt 241Pu dẫn đến sự tăng 241Am trong dung dịch chuẩn của nguồn, mà cũng vì thế nguồn luôn luôn được làm sạch. Hợp chất uranium có thành phần đồng vị đã biết khó thu được và có độ nhạy khác với của 239Pu (xem 9.3).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6053:1995 (ISO 9696: 1992) về chất lượng nước - Đo tổng độ phóng xạ anpha trong nước không mặn - Phương pháp nguồn dày do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6053:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản