Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
QUY PHẠM THỰC HÀNH VỆ SINH ĐỐI VỚI THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP AXIT THẤP VÀ AXIT THẤP ĐÃ AXIT HÓA
Recommended international code of hygienic practice for low-acid and acidified low-acid canned foods
Lời nói đầu
TCVN 5542:2008 thay thế TCVN 5542:1991;
TCVN 5542:2008 hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 23-1979, soát xét 2-1993;
TCVN 5542:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F5 Vệ sinh thực phẩm và chiếu xạ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
QUY PHẠM THỰC HÀNH VỆ SINH ĐỐI VỚI THỰC PHẨM ĐÓNG HỘP AXIT THẤP VÀ AXIT THẤP ĐÃ AXIT HÓA
Recommended international code of hygienic practice for low-acid and acidified low-acid canned foods
Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc đóng hộp và việc xử lý nhiệt các loại thực phẩm axit thấp và thực phẩm axit thấp đã axit hóa được đóng trong vật chứa kín. Tiêu chuẩn này không áp dụng cho thực phẩm đóng trong vật chứa kín cần giữ ở điều kiện lạnh. Phụ lục 1 áp dụng cho thực phẩm axit thấp đã axit hóa.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau đây:
2.1. Thực phẩm axit (acid food)
Thực phẩm có pH tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 4,6.
2.2. Thực phẩm axit thấp đã axit hóa (acidified low-acid food)
Thực phẩm đã được xử lý để sau khi xử lý nhiệt có được pH cân bằng nhỏ hơn hoặc bằng 4.6.
2.3. Chế biến và đóng gói vô trùng (aseptic processing and packaging)
Đóng sản phẩm đã tiệt trùng vào vật chứa vô trùng rồi ghép kín bằng nắp vô trùng trong môi trường không có vi sinh vật.
2.4. Lỗ thoát hơi (bleeders)
Các lỗ nhỏ qua đó hơi nước và các khí khác thoát ra từ thiết bị thanh trùng trong quá trình gia nhiệt.
2.5. Thực phẩm đóng hộp (canned food)
Thực phẩm vô trùng được đóng trong vật chứa kín.
2.6. Làm sạch (cleaning)
Loại bỏ các phần thừa, bẩn, bụi hoặc các chất không phù hợp khác ra khỏi thực phẩm.
2.7. Mã hiệu cụ thể (code lot)
Mã hiệu cụ thể được ghi trên vật chứa qua đó biết được thời gian sản xuất của các sản phẩm được sản xuất trong một khoảng thời gian xác định.
2.8. Thời gian nâng nhiệt (coming- up – time)
Thời gian kể từ khi tác nhân truyền nhiệt trung gian đi vào nồi thanh trùng đã đóng kín đến khi nhiệt độ nối đạt được nhiệt độ thanh trùng cần thiết, kể cả thời gian đuổi khí.
2.9. Độ vô trùng của thực phẩm đã xử lý nhiệt (commer cial sterility of thermally processed food)
Trạng thái đạt được bằng cách xử lý nhiệt riêng biệt hoặc kết hợp với các biện pháp xử lý khác làm cho thực phẩm không còn chứa các vi sinh vật mà có thể phát triển được trong sản phẩm khi giữ ở điều kiện thường không có lạnh giống với điều kiện môi trường khi sản phẩm được bảo quản và phân phối.
2.10. Độ vô trùng của thiết bị và vật chứa dùng để bao gói và chế biến vô trùng thực phẩm (commercial sterility of equipment and containers used for aseptic processing and packaging of food)
Trạng thái đạt được bằng cách xử lý nhiệt riêng biệt hoặc kết hợp với các biện pháp xử lý khác làm cho thiết bị, dụng cụ không còn chứa các vi sinh vật mà có thể phát triển được trong thực phẩm ở điều kiện môi trường khi sản phẩm được bảo quản và phân phối.
2.11. Khử trùng (disinfection)
Việc giảm số lượng vi sinh vật tới mức không ảnh hưởng đối với thực phẩm bằng các tác nhân hóa học hợp vệ sinh và/hoặc bằng các phương pháp vật lý mà không làm ảnh hưởng xấu đối với thực phẩm.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6214:1996 (CAC/RCP 33 - 1985) về quy phạm thực hành vệ sinh khai thác, sản xuất và tiêu thụ nước khoáng thiên nhiên do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 10TCN 786:2006 về tiêu chuẩn rau quả quy phạm thực hành vệ sinh đối với cơm dừa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9218:2012 về Nước rau quả - Quy phạm thực hành vệ sinh đối với cơm dừa khô
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9774:2013 (CAC/RCP 60-2005) về Quy phạm thực hành về ngăn ngừa và giảm nhiễm thiếc vô cơ trong thực phẩm đóng hộp
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10167:2013 (CAC/RCP 47-2001) về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với vận chuyển thực phẩm dạng rời và thực phẩm bao gói sơ bộ
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6214:1996 (CAC/RCP 33 - 1985) về quy phạm thực hành vệ sinh khai thác, sản xuất và tiêu thụ nước khoáng thiên nhiên do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5542:1991 (CAC/RCP 23 - 1979) về qui phạm về vệ sinh đối với đồ hộp thực phẩm axít thấp và đã axít hoá
- 3Tiêu chuẩn ngành 10TCN 786:2006 về tiêu chuẩn rau quả quy phạm thực hành vệ sinh đối với cơm dừa do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5603:2008 (CAC/RCP 1-1969, REV.4-2003) về Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung đối với vệ sinh thực phẩm
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9218:2012 về Nước rau quả - Quy phạm thực hành vệ sinh đối với cơm dừa khô
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9774:2013 (CAC/RCP 60-2005) về Quy phạm thực hành về ngăn ngừa và giảm nhiễm thiếc vô cơ trong thực phẩm đóng hộp
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9994:2013 (CAC/RCP 53-2003, REV 2010) về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với rau quả tươi
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10167:2013 (CAC/RCP 47-2001) về Quy phạm thực hành vệ sinh đối với vận chuyển thực phẩm dạng rời và thực phẩm bao gói sơ bộ
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5542:2008 (CAC/RCP 23-1979, Rev.2-1993) về quy phạm thực hành vệ sinh đối với thực phẩm đóng hộp axit thấp và axit thấp đã axit hoá
- Số hiệu: TCVN5542:2008
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2008
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra