Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
RAU QUẢ
HƯỚNG DẪN BAO GÓI SẴN
Guide to the prepacking of fruits and vegetables
LỜI NÓI ĐẦU
TCVN 5369 – 1991 phù hợp với ISO 7558 – 1988.
TCVN 5369 – 1991 do Trung tâm Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng khu vực 1 biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị và được Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành theo quyết định số 343/QĐ ngày 11 tháng 6 năm 1991.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại rau, quả và quy định điều kiện và phương pháp bao gói sẵn và bao gói để vận chuyển các loại rau quả chủ yếu, bán tươi.
Tiêu chuẩn này phù hợp ISO 7558 – 1988.
Vật liệu được dùng để bao gói sẵn phải tuân theo các tiêu chuẩn về sức khỏe và vệ sinh và phải có khả năng bảo vệ sản phẩm. Có thể sử dụng các loại vật liệu sau đây:
- Các túi bằng màng chất dẻo và bằng giấy xách tay được; túi bằng màng chất dẻo và bằng giấy tốt như đĩa bằng chất dẻo;
- “Ống” lưới xách được hay các “ống” lưới và các túi làm bằng chất dẻo, sợi vít cô, sợi phíp dệt hay phối hợp với loại vật liệu này;
- Khay hay hộp (có chiều cao hơn 25mm) làm bằng cactôn, giấy bồi, chất dẻo hay bột gỗ có đáy phẳng hay đáy nghiêng. Vật liệu bao gói có thể dùng để trang trí và mầu sắc (thí dụ trang trí phải trong suốt; dưa chuột có thể được bao gói bằng vật liệu bao gói có mầu xanh lá cây, với điều kiện là bất kỳ một khuyết tật nào nhìn thấy được trên sản phẩm sẽ không bị che khuất bởi cách tạo dáng, mầu sắc, cỡ, …
Tuy vậy, vật liệu bao gói sử dụng có thể thay đổi theo mỗi nước và theo những quy định có liên quan.
Một sản phẩm được coi là đã được bao gói sẵn khi nó đã được đưa vào một bao gói mà không có mặt người mua, cho dù bản chất của bao gói đó như thế nào, bao gói đó bao bọc sản phẩm một phần hay hoàn toàn thì lượng sản phẩm chứa trong đó không thể bị biến đổi mà bao gói đó không bị mở hay biến đổi đáng kể, hay không có sự biến đổi đáng kể nào của sản phẩm. Hàng bao gói sẵn được đưa ra bán bao gồm cả sản phẩm và bao bì.
Các hệ thống bao gói sẵn chính được nêu ở các mục từ 2.1 đến 2.8.
2.1. Hệ thống A - Dùng trực tiếp màng mỏng co hoặc dãn
Hệ thống này được dùng chủ yếu để bao gói một quả hoặc rau có thể tích lớn (thí dụ như cam, quít, dưa chuột trong nhà kính, rau diếp, xà lách, bắp cải).
2.2. Hệ thống B - sử dụng một dải màng mỏng với một khay hay hộp
Hệ thống này được sử dụng đặc biệt đối với rau và quả thể tích nhỏ. Bao gói được tạo thành chứa một số vật phẩm. Bao gói gồm một khay hay hộp được quấn vòng quanh bằng một dải màng mỏng (thường là co dãn được).
Dải màng mỏng được quấn dọc theo cạnh dài hơn của khay hay hộp nhằm để chừa những khe hở, sau khi tạo thành bao gói trên các cạnh ngắn hơn để không khí lưu thông. Do đó kiểu bao gói sẵn này đặc biệt phù hợp với các rau quả có tốc độ mất độ ẩm cao do bay hơi (vì một độ ẩm không khí tương đối cao có thể làm tăng nhanh sự phát triển nhiễm vi khuẩn).
Không thể nào lấy được một số vật phẩm ra khỏi bao gói mà không làm rách màng mỏng. Màng mỏng bao gói được dán lại bằng nhiệt, song song với cạnh dài của bao bì (khay hay hộp). Khối lượng của vật chứa thường không được quá 1 kg.
2.3. Hệ thống C - Dùng màng mỏng bọc một khay hay hộp để tạo thành một bao gói hoàn chỉnh
Kiểu bao gói này được sử dụng cho các quả và rau có thể tích nhỏ. Một bao gói được tạo thành chứa một vài vật phẩm. Các màng mỏng thấm hơi nước được sử dụng (thí dụ màng mỏng pôlivininclorua, có hay không có một lớp chống ngưng tụ hơi nước đặc biệt).
Các màng mỏng một trục (theo chiều của cuộn) phải có cùng một bề rộng bằng hay lớn hơn một chút so với chiều dài lớn nhất của khay hay hộp. Các màng mỏng co hai trục phải rộng hơn kích thước rộng nhất của khay hay hộp sao cho sau khi co, màng mỏng tạo nên một lớp bọc trên các mặt ngang của khay hay hộp.
Các màng mỏng căng thường được dán bằng nhiệt song song với chiều dài của khay hay hộp. Các màng mỏng căng thường được đúc theo đáy hộp.
2.4. Hệ thống D - Bao gói sẵn trong “ống” lưới
Kiểu bao gói này chủ yếu sử dụng cho các rau quả nhỏ không chịu được hư hỏng do cơ học. Bao gói được tạo thành chứa được vài vật phẩm.
“Ống” lưới được làm kín một đầu trước khi xếp đầy hàng, và đầu kia sau khi xếp đầy hàng. Như vậy, tạo thành một túi kín, khi sử dụng những “ống” có thể mở rộng đường kính thì cần đổ đầy ống sao cho tỉ lệ giữa chiều dài cuối cùng và đường kính cuối cùng không quá 3:1.
Nói chung, “ống” lưới được dùng để đựng các sản phẩm có dạng cầu (như các loại cam, quít, hành và khoai tây). Khối lượng chứa thường trong khoảng từ 1 đến 3kg.
2.5. Hệ thống E - Bao gói sẵn trong túi lưới
Điều kiện và cách s
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5304:1991 (ISO 6949 - 1988)
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5367:1991 (ISO 6634:1982) về rau quả và các sản phẩm từ rau quả - xác định hàm lượng asen - phương pháp quang phổ bạc dietyldithiocacbamat do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5487:1991 (ISO 6636/2 - 1981) rau quả và các sản phẩm chế biến - xác định hàm lượng kẽm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4869:1989 (ST SEV 437 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử độ bền nén do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10429:2014 (ISO/IEC GUIDE 76:2008) về Xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ - Khuyến nghị đối với việc đề cập các vấn đề về người tiêu dùng
- 1Quyết định 2920/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5304:1991 (ISO 6949 - 1988)
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5367:1991 (ISO 6634:1982) về rau quả và các sản phẩm từ rau quả - xác định hàm lượng asen - phương pháp quang phổ bạc dietyldithiocacbamat do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5487:1991 (ISO 6636/2 - 1981) rau quả và các sản phẩm chế biến - xác định hàm lượng kẽm bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4841:1989 (ISO 1990/1 - 1982) về quả - tên gọi - danh mục đầu
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4842:1989 (ISO 1991/1 : 1982) về Rau - Tên gọi - Danh mục đầu chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4869:1989 (ST SEV 437 - 77) về Bao bì vận chuyển và bao gói - Phương pháp thử độ bền nén do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10429:2014 (ISO/IEC GUIDE 76:2008) về Xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ - Khuyến nghị đối với việc đề cập các vấn đề về người tiêu dùng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5369:1991 (ISO 7558:1988) về rau quả - hướng dẫn bao gói sẵn do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- Số hiệu: TCVN5369:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 11/06/1991
- Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học Nhà nước
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra