Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5105 : 2009

THỦY SẢN VÀ SẢN PHẨM THỦY SẢN – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO

Fish and fishery products – Determination of ash content

Lời nói đầu

TCVN 5105 : 2009 thay thế TCVN 5105 : 1990;

TCVN 5105 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F11 Thủy sản biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỦY SẢN VÀ SẢN PHẨM THỦY SẢN – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO

Fish and fishery products – Determination of ash content

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng tro tổng số và tro không tan trong nước trong nguyên liệu, bán thành phẩm và sản phẩm thủy sản.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 5726 : 1990, Thủy sản – Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu.

3. Nguyên tắc

Mẫu được nung ở nhiệt độ trong khoảng từ 500 oC đến 550 oC để đốt cháy hết các hợp chất hữu cơ rồi cân phần tro còn lại.

4. Thuốc thử

Chỉ sử dụng thuốc thử tinh khiết phân tích, nước sử dụng là nước cất đã loại khoáng hoặc nước có chất lượng tương đương.

4.1. Hydro peroxit (H2O2) hoặc axit nitric (HNO3) đậm đặc.

5. Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể như sau:

5.1. Chén nung, có nắp đậy, dung tích 30 ml.

5.2. Bếp điện.

5.3. Lưới amiăng.

5.4. Lò nung,  có thể điều chỉnh nhiệt độ, chính xác đến ± 10 oC.

5.5. Tủ sấy, có thể điều chỉnh nhiệt độ, chính xác đến ± 2 oC.

5.6. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,001 g.

5.7. Bình hút ẩm.

5.8. Cốc thủy tinh, dung tích 250 ml.

5.9. Phễu thủy tinh.

5.10. Đũa thủy tinh.

5.11. Giấy lọc không tro.

6. Lấy mẫu

Tiến hành lấy mẫu theo TCVN 5276 : 1990.

7. Cách tiến hành

7.1. Xác định tro tổng số

Cân 10 g đến 15 g mẫu thử, chính xác đến 0,001 g, cho vào chén nung (5.1) đã biết trước khối lượng. Mẫu thử được đốt từ từ trên bếp điện (5.2) có lót lưới amiăng (5.3) cho đến khi cháy hoàn toàn thành than đen (khi đốt không được để mẫu thử cháy thành ngọn lửa). Cho chén chứa mẫu thử vào lò nung (5.4), nâng nhiệt độ từ từ đến khoảng từ 500 oC đến 5500C và giữ ở nhiệt độ đó trong khoảng 6 h đến 7 h đến khi mẫu thử thành tro trắng. Nếu sau thời gian trên, tro vẫn còn đen thì lấy chén nung ra, để nguội rồi cho thêm vài giọt hydro peroxit hoặc axit nitric đậm đặc (4.1) rồi tiếp tục nung mẫu đến khi thành tro trắng.

Tắt điện lò nung, chờ cho nhiệt độ hạ bớt thì lấy chén tro ra, cho vào bình hút ẩm (5.7), để nguội 30 min rồi cân, chính xác đến 0,001 g. Tiếp tục nung ở nhiệt độ như trên trong 30 min, để nguội và cân. Tiến hành nung và cân cho đến khi thu được khối lượng không đổi.

7.2. Xác định tro không tan trong nước

Hòa tan tro tổng số (xem 7.1) vào nước trong cốc thủy tinh dung tích 250 ml (5.8). Dùng đũa thủy tinh (5.10) để khuấy đều mẫu, đun sôi và lọc qua phễu thủy tinh (5.9) bằng giấy lọc không tro (5.11). Rửa lại phần trên giấy lọc bằng nước. Cho giấy lọc và cặn vào chén nung (5.1) đã biết trước khối lượng, nung ở nhiệt độ 500 o

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5105:2009 về thủy sản và sản phẩm thủy sản - xác định hàm lượng tro

  • Số hiệu: TCVN5105:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản