Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5060:1990

CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI - CÁC QUY ĐỊNH CHỦ YẾU VỀ THIẾT KẾ
Hydraulic structure – Principal regulation for design

Nhóm H

Tiêu chuẩn này chính thức áp dụng khi lập sơ đồ quy hoạch, dự án đầu tư, luận chứng kinh tế kĩ thuật, thiết kế kĩ thuật và bản vẽ thi công các công trình thủy lợi được xây dựng mới, sửa chữa và mở rộng.

Không áp dụng tiêu chuẩn này để thiết kế đê và các công trình giao thông thủy.

Khi thiết kế các công trình -thủy lợi, ngoài việc tuân thủ những quy định cơ bản nêu trong tiêu chuẩn này, phải tuân theo các quy định trong các tiêu chuẩn thiết kế của từng loại công trình thủy lợi hiện hành,.

1. Quy định chung

1.1. Tuỳ theo thời gian sử dụng của chúng, các công trình. thủy lợi được chia thành công trình lâu dài và công trình tạm thời.

Công trình lâu dài là công trình được sử dụng thường xuyên.

Công trình tạm thời là công trình chỉ được sử dụng trong thời kỳ xây đựng hoặc sửa chữa các công trình lâu dài. Ví dụ: đê quai, công trình dẫn, xả lưu lượng thi công, âu thuyền chỉ sử dụng trong thời gian xây dựng v.v...

1.2. Tuỳ theo mục đích và tầm quan trọng của chúng, các công trình thủy lợi lâu dài được chia thành: công trình chủ yếu và công trình thứ yếu.

1.2.1. Công trình thủy lợi chủ yếu là công trình khi bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng tới sự làm việc bình thường của các nhà máy điện; ngừng hay giảm cấp nước vào các hệ thống tới; gây úng, ngập vùng đất bảo vệ, ngừng giảm lưu lượng vận tải thủy hoặc hoạt động cửa cảng sông. Ví dụ: đập, đập tràn, cửa lấy nước và công trình thu nước, kênh đẫn, kênh tới chính và kênh giao thông thủy, tuy nen, ống dẫn nước, bể áp lực và tháp điều áp, nhà trạm thủy điện, trạm bơm, âu thuyền và công trình nâng tàu, bến cảng, công trình thủy công của các nhà máy nhiệt điện, công trình cho cá qua và bảo vệ cá.

1.2.2. Công trình thủy lợi thứ yếu là công trình, khi bị hư hỏng, sẽ ảnh hưởng đến sự làm việc bình thường của công trình thủy lợi chủ yếu, ví dụ: cửa van sửa chữa, tường và đê hướng dòng và phân cách, cọc neo của âu thuyền, bến cảng phụ, công trình gia cố bờ, cầu công tác không chịu tải trọng của các máy nâng v.v...

1.3. Khi xác định cấp của các công trình thủy lợi lâu dài, cần phải xét đến hậu quả do công trình dâng nước bì sự cố và do phá vỡ chế độ khai thác:

1.3.1. Khi xác định các hậu quả do công trình dâng nước bị sự cố gây ra, phải xét tới:

Các thành phố, các khu dân cư, các khu công nghiệp, các công trình dân dụng và quốc phòng, các trục giao thông chính v.v... ở hạ lưu đầu mối công trình thủy lợi;

Chiều cao lớn nhất của các công trình dâng nước và dung tích của hồ chứa;

Cấu tạo địa chất nền, mức độ động đất trong vùng và đặc điểm địa hình của tuyến công trình.

Tùy thuộc vào hậu quả do sự cố các công trình thủy lợi dâng nước và chiều cao đập, đặc điểm địa chất nền công trình, loại vật liệu làm đập, cấp của chúng được xác định theo bảng 1.

Bảng 1

Đập vật liệu địa phương

Đập bê tông và bê tông cết thép, đá xây, kết cấu dưới nước của nhà trạm thủy điện, công trình nâng tàu, tường chắn đất, và những công trình bê tông và bê tông cốt thép khác tham gia vào việc tạo tuyến áp lực

Cấp công trình

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5060:1990 về công trình thủy lợi - các quy định chủ yếu về thiết kế do Bộ Xây dựng ban hành

  • Số hiệu: TCVN5060:1990
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 12/03/1990
  • Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản