Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5002:1989

(ISO 1838 - 1975)

DỨA TƯƠI

HƯỚNG DẪN BẢO QUẢN VÀ CHUYÊN CHỞ

Fresh pineapples

Guide to storage and transport

Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 1838 – 1975 quy định các điều kiện bảo quản, có hay không làm lạnh nhân tạo, đối với dứa tươi, Ananas comosus (Linnaeus) merrill, trong thời gian bảo quản giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ và trong thời gian chuyên chở bằng đường biển.

I. Điều kiện thu hoạch và đưa vào kho

1.1. Các thứ của loài dứa

Tiêu chuẩn này đề cập tới dứa quả tươi dùng để bảo quản thuộc các nhóm cây trồng sau:

- Cayenne Lisse (Loại và Hilo)

- Baronne de Rotschild

- Queen (Matal Queen, Ripley Queen, Mac Gregor) Comte de Paris, Alexandra

- Abacaxi (Sugarloaf, Eleuthera, Pernambuco)

- Red Spanish (Singapore, Spanish, Cabezona)

Danh sách này không hạn chế.

1.2. Thu hái

Độ chín của dứa tươi phải được xác định theo giai đoạn của điều kiện sinh lý của chúng(1) và số ngày từ ngày thu hái đến khi bán cho người bán lẻ.

Có ba độ chín biểu kiến nhận biết theo màu sắc vỏ quả:

- Độ 1: gốc quả bắt đầu có màu vàng – da cam, gọi là quả bắt đầu chín;

- Độ 2: Màu vàng – da cam, phát triển từ một phần từ dưới đến trên nửa quả, gọi là quả chín một nửa

- Độ 3: Màu vàng – da cam bắt đầu lan từ nửa quả đến toàn bộ quả, gọi là quả chín.

Màu sắc không phải là căn cứ chính xác để đánh giá độ chín thực tế của dứa.

Độ chín thực tế của dứa được quy định bằng cách xét trạng thái thịt quả trên mặt cắt ngang thẳng góc với trục quả ở chỗ quả có đường kính lớn nhất.

Giai đoạn sớm nhất để bảo quản ứng với độ chín biểu kiến 1.

Quả của “thứ” Cayenne lisse đã trải qua giai đoạn chín tối ưu có mặt cắt ngang với các vùng “trong mờ” chiếm hơn một nửa diện tích mặt cắt (trừ diện tích lõi). Giai đoạn tối ưu để bảo quản được xác định bằng độ chín biểu kiến 2 hay 3 tuỳ theo thời gian bảo quản, màu sắc của thịt quả và sự lan rộng của vùng “trong mờ” trên mặt cắt ngang của quả.

1.3. Đặc trưng chất lượng để bảo quản

Dứa phải nguyên vẹn, sạch và chắc, có ngọn và một phần cuống không có bao hoa, đẹp mã, có mắt to.

Dứa không được có triệu chứng bị rám nắng hay bị nứt sâu dù đã lành hay nứt nông chưa lành. Dứa không được có những rối loạn sinh lý hay những rối loạn ẩn hoạ rõ ràng cũng như không có các côn trùng nhìn thấy được (kiến,…). Tuy nhiên những rệp cây (Dysmicoccus brevipes) không phá hại cây trồng ở các nước ôn đới được phép với số lượng ít.

Dứa không được có những vết tổn thương chưa lành hay những vết dập mới vì dứa rất nhạy cảm với các vết dập, dần dần bị hư hỏng trong bảo quản.

Trên mặt cắt ngang của quả không được có nhiều vết rám rộng xuất hiện xung quanh lõi.

Đối với các cây trồng ngoài nhóm “Queen” thì qủa dứa không được có dạng “con nhím” nghĩa là có mắt dứa lồi lên. Phần cuống dính vào quả phải có độ dài từ 10 đến 30 mm và mặt cắt của nó phải sạch và được sát trùng bằng một chất diệt nấm được chấp nhận (ví dụ bột chế phẩm từ axit benzoic). Các v

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5002:1989 (ISO 1838 - 1975)

  • Số hiệu: TCVN5002:1989
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 27/12/1989
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản