Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2376:1987

TƠ TẰM DÂU
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN VÀ ĐỘ GIÃN KHI ĐỨT SỢI
Raw silk

Method for determinationof breaking strength and breaking elongation

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 2376-78 quy định phương pháp xác định độ bền và độ giãn kéo đứt sợi bằng 2 phương pháp:

a) Xác định trên máy kéo đứt chùm sợi

b) Xác định trên máy kéo đứt sợi tơ đơn

1. Xác định trên máy kéo đứt chùm sợi

1.1. Thiết bị kiểm tra: Máy kéo đứt chùm sợi

1.2. Lấy mẫu: Trong khi guồng 100 mẫu tơ để xác định độ mảnh, guồng thêm 10 mẫu để kiểm tra độ bền và độ giãn khi kéo đứt sợi.

1.3. Phương pháp xác định

1.3.1. Trước khi tiến hành kéo đứt các con tơ phải xác định độ mảnh của các con tơ này trên cân Denier, chính xác đến 0,5 đen.

1.3.2. Trong khi kéo đứt, sức chịu kéo và độ giãn được một bộ phận của máy ghi lại thành biểu đồ trên giấy kẻ ô li. Trên trục biểu thị độ giãn (e 5) trong đó chia làm 14 khoảng mỗi khoảng ứng với 5%. Trên trục hoành biểu thị sức kéo gồm 12 khoảng, mỗi khoảng tương ứng với 2 kg.

1.4. Tính kết quả

1.4.1. Độ nền kéo đứt (S1) tính bằng N/tex hoặc G/đen theo công thức :

Trong đó:

Pi: Độ bền kéo đứt của từng mẫu tơ, (kG);

d : Độ mảnh của tơ mẫu (đen);

m : a số vòng của mỗi mẫu tơ (m = 100).

1000 : Hệ số đổi kG thành g

1.4.2. Độ giãn của tơ sống (E), tính bằng % theo công thức:

Trong

Ei : Độ giãn của con tơ mẫu

n : Số tơ mẫu được thử (n = 10).

Kết quả được lấy chính xác đến một con số sau dấu phẩy. Nguyên tắc làm tròn số áp dụng TCVN 1517-74.

2. Xác định trên máy kéo đứt dùng cho sợi tơ đơn

2.1. Thiết bị kiểm tra:Máy kéo đứt dùng cho sợi tơ đơn.

2.2. Lấy mẫu:Chọn 10 ống tơ bất kỳ trong 25 ống tơ đã được thử độ đứt. Mỗi ống tơ tiến hành 10 lần kéo đứt.

2.3. Phương pháp xác định

Lần lượt lấy từng ống tơ đưa vào thử trên máy kéo đứt.Trước khi thử chính thức, mỗi ống tơ phải được loại bỏ một lớp tơ mỏng trên cùng.Sau mỗi lần kéo đứt phải bỏ đi một đoạn tơ khoảng 15 mét mới tiếp tục thử.

Chiều dài làm việc của sợi tơ (khoảng cách giữa kẹp trên và dưới) bằng 500mm. Thời gian đứt sợi cố định khoảng 15 giây.

Để tạo cho sợi tơ có một sức căng cần thiết, cần treo vào cuối sợi tơ một quả cân nặng 1g.

2.4. Tính kết quả

Sau mỗi lần kéo đứt, cắt đoạn sợi tơ giữa hai chiếc kẹp gom lại.Sau đó cân các đoạn sợi tơ này trên cân phân tích, chính xác đến 0,1mg. Từ đó tính độ nhỏ của sợi tơcông thức:

Trong đó:

G : Tổng số khối lượng các đoạn tơ giữa hai chiếc kẹp (g);

L : Tổng số chiều dài của các đoạn tơ này (100 mẫu. 0,5 = 50m), (m);

9000 :Hệ số tính chuyển từ 1m thành 9000m.

2.4.1. Độ bền (St), tính bằng N/tex, xác định theo công thức:

Trong đó:

D : Độ mảnh của tơ đơn , (tex)

P : Lực trung bình làm đứt sợi tơ, (N)

Trong đó:

`Pi : Độ bền của từng sợi tơ, (N);

n : Số tơ mẫu, (n = 100)

ChúĐộ bền của tơ tằm dâu còn được tính bằng G/D xác định theo công thức chuyển đổi giữa hệ N/tex ra G/D như sau:

N/tex gần bằng 10 G/D

2.4.2. Độ giãn của tơ tằm dâu (E), tính bằng % xác định theo công thức :

Trong

Ei : Độ giãn của từng sợi tơ, %

n : Số tơ mẫu, (n = 100)

2.4.3. Kết quả của độ bền và độ giãn được lấy chính xác đến 2 con số sau dấu phẩy. Nguyên tắc làm tròn số được áp dụngTCVN 1517-74.

3. Độ bền và độ giãn khi đứt sợi phải xác định ở điều kiện nhiệt độ và độ ẩm quy định R = 65±5% và t°= 26±5°C.

Trường hợp không xác định được trong điều kiện quy định trong biên bản phải ghi rõ điều kiện nhiệt độ và ẩm độ thực tế đã làm.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2376:1987 về tơ tằm dâu - phương pháp xác định độ bền và độ giãn khi đứt sợi

  • Số hiệu: TCVN2376:1987
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 09/06/1987
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản