Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 1697:1987

KÉN TƯƠI TẰM DÂU - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Mulberry raw cocoons - specifications

Tiêu chuẩn này thay thế TCVN 1697-75, áp dụng cho kén tươi (nhộng sống) của tằm ăn lá dâu (bom byx morit), sản xuất tại các xí nghiệp ươm tơ của Nhà nước và các hợp tác xã trồng dâu nuôi tằm lấy kén ươm.

1. Khái niệm chung

1.1. Kén tốt: Kén có cùi dày và chắc, trên bề mặt có nếp nhăn nhỏ và đều.

1.2. Kén xấu: Tên gọi chung cho các loại kén sau : kén mỏng cùi, jén hẹp né nặng, kén không điển hình, kén điếc, kén đôi và kén thủng.

1.2.1 Kén mỏng cùi: Kén dễ bị bóp bẹp nhưng nhìn qua vỏ kén vẫn không thấy được nhộng bên trong.

1.2.2 Kén hẹp né nặng: Kén có những đường lõm, vết nhăn hằn sâu trên vỏ kén mà chiều dài tổng cộng quá 10mm.

1.2.3 Kén không điển hình: Kén có hình dạng sai khác với kén bình thường trong cùng một giống.

1.2.4 Kén điếc: Kén mà nhộng bên trong đã chết dính vào thành trong của vỏ kén (không có tiếng động khi lắc kén), nước của xác nhộng chưa thấm ra bên ngoài vỏ kén.

1.2.5 Kén đôi: Kén có hai con nhộng trở lên nằm chung trong một kén.

1.2.6 Kén thủng : kén có lỗ thủng ở bất kỳ chỗ nào trên vỏ kén.

1.3. Kén mỏng: Kén có vỏ mỏng, nhìn qua vỏ kén có thể thấy được nhộng bên trong.

1.4. Kén thối: Kén mà nhộng hoặc tằm đã chết, nước của nhộng, tằm chết thấm ra làm bẩn vỏ kén.

1.5. Tỷ lệ cùi kén: Tỷ số phần trăm giữa khối lượng vỏ kén đã bóc bỏ phần áo kén và khối lượng toàn kén trước khi cắt bỏ nhộng lấy cùi.

1.6. Tỷ lệ kén lên mối: Tỷ số phần trăm giữa số kén lên mối đến cùng sau vòng quay thứ 50 của guồng quay và tổng số kén đem ươm.

1.7. Tỷ lệ kén xấu lẫn loại: Tỷ số phần trăm giữa khối lượng kén xấu lẫn loại và khối lượng kén mẫu thử.

1.8. Lô kén: Lượng kén không quá 100kg có chất lượng đồng nhất được sản xuất tại một cơ sở, giao nhận cùng một lúc và thanh toán cùng một hoá đơn.

2. Yêu cầu kỹ thuật.

2.1. Kén tốt ngoài những quy định như điều 1.1 có thể có một trong những khuyết tật sau:

- Kén có cùi hơi mỏng;

- Kén có nếp nhăn thô hơn bình thường;

- Kén kẹp né nhẹ (trên vỏ kén có nhiều đường lõm và vết nhăn nhưng tổng cộng chiều dài không quá 10mm);

- Kén có những vết bẩn màu vàng, màu nâu hoặc màu đen do các nguyên nhân bên ngoài mà khi đem ươm sau lần tìm mối đầu tiên thì những vết này không còn nữa;

- Kén nhọn một đầu hoặc hai đầu nhưng có cùi dày và chắc.

2.2 Phân hạng chất lượng

2.2.1. Chất lượng lô kén được phân hạng theo hai chỉ tiêu kỹ thuật chính là tỷ lệ cùi kén và tỷ lệ kén lên mối, cho phép tỷ lệ lẫn loại theo quy định trong bảng 1.

2.2.2. Lô kén trắng và kén vàng được phân hạng theo tỷ lệ cùi như bảng 1.

2.2.3. Lô kén trắng và kén vàng được phân hạng chất lượng kết hợp giữa hai chỉ tiêu tỷ lệ cùi kén và tỷ lệ kén lên mối theo bảng 2.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1697:1987 về kén tươi tằm dâu - yêu cầu kỹ thuật

  • Số hiệu: TCVN1697:1987
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 18/04/1987
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản