Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2375:1987

TƠ TẰM DÂU

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ ĐỨT

Raw silk

Method for determination of winding

Tiêu chuẩn này thay thế cho TCVN 2375-78 quy định phương pháp xác định số lần đứt của tơ tằm dâu trong một đơn vị thời gian hay trên một đơn vị khối lượng tơ khi cuốn tơ từ gàng sang ống.

Độ đứt được xác định bằng cách đánh ống 25 con tơ trong 1 giờ, sau đó tính số lần đứt.

1. Thiết bị và dụng cụ

- Máy đánh ống kiểm tra độ đứt mối, có thể điều chỉnh tốc độ 140m/ph và 168m/ph. Cấu tạo của máy gồm than máy và các giá đỡ găng. Máy có thể đánh ống một lúc 5 hoặc 10 gàng tơ.

- Gàng có 6 cánh, chân cánh gàng được gắn với chân gàng bằng ren ốc nhằm điều chỉnh chu vi gàng trong khi lồng con tơ vào gàng. Khối lượng gàng quy định 500 đến 530g.

2. Kiểm tra trước khi xác định

Trước khi tiến hành xác định phải kiểm tra vị trí và trạng thái của các rê tơ. Những rê tơ nào bị mòn phải thay thế.

Tốc độ đánh ống theo quy định sau:

- Tốc độ đánh ống 140m/ph đối với tơ có độ nhỏ từ 13 đen đến 17 đen trở xuống.

- Tốc độ đánh ống 168m/ph đối với tơ có độ nhỏ từ 18 đen trở lên.

3. Lấy mẫu

3.1. Dùng những con tơ đã lấy mẫu theo TCVN 2367-87 để xác định độ đứt. Trong những con tơ đó, một nửa số con tơ đánh ống từ ngoài vào, số còn lại đánh ống từ trong ra.

3.2. Thời gian cuốn tơ từ gàng sang ống chia ra 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Không tính số lần đứt mối của tơ trong giai đoạn đầu. Số lần đứt chỉ tính trong giai đoạn cuối tùy theo độ nhỏ của tơ, thời gian đầu và cuối được quy định như sau:

Chỉ số den

Thời gian đầu (ph)

Thời gian cuối (ph)

13 - 17

10

60

28 - 33

5

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2375:1987 về tơ tằm dâu - Phương pháp xác định độ đứt

  • Số hiệu: TCVN2375:1987
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1987
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 16/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản