Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THAN ĐÁ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ẨM TOÀN PHẦN
Hard coal - Determination of total moisture
Lời nói đầu
TCVN 172:2011 thay thế TCVN 172:2007
TCVN 172:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 589:2008
TCVN 172:2011 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC27 Nhiên liệu khoáng rắn biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Hàm lượng ẩm là một thông số quan trọng đối với chất lượng của than.
Hàm lượng ẩm của than không phải là một giá trị tuyệt đối và những điều kiện xác định nó phải được tiêu chuẩn hóa. Các kết quả thu được theo những phương pháp khác nhau quy định ở đây phải so sánh được trong phạm vi giới hạn dung sai.
Khi xác định hàm lượng ẩm toàn phần của than đá phải quan tâm chặt chẽ với việc lấy mẫu. Vì thế tiêu chuẩn này có mối quan hệ khăng khít với các phần của ISO 13909, Than đá và cốc - Lấy mẫu cơ giới và TCVN 1693 (ISO 18283) Than đá và cốc - Lấy mẫu thủ công.
Một vấn đề quan trọng của việc chuẩn bị mẫu thử để xác định hàm lượng ẩm là nguy cơ của độ lệch do sự thất thoát vô ý của hàm lượng ẩm. Điều này phụ thuộc vào sự kín khít của vật chứa mẫu, mức hàm lượng ẩm trong mẫu, các điều kiện môi trường, quy trình chia và giản lược mẫu được sử dụng. Các nội dung trên được mô tả chi tiết trong ISO 13909-4 hoặc TCVN 1693 (ISO 18283).
Phụ thuộc vào khối lượng, kích thước danh nghĩa lớn nhất và sử dụng những điều kiện thuận lợi trong lấy mẫu, có thể làm khô mẫu ngay sau khi lấy mẫu (khô không khí), sau đó làm giảm cỡ hạt và chuẩn bị mẫu thử để xác định hàm lượng ẩm của mẫu khô không khí. Hoặc cách khác là chuyển toàn bộ mẫu đến phòng thí nghiệm và xác định hàm lượng ẩm toàn phần.
THAN ĐÁ - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ẨM TOÀN PHẦN
Hard coal - Determination of total moisture
Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp xác định hàm lượng ẩm toàn phần của than đá, phương pháp hai giai đoạn và phương pháp một giai đoạn. Cả hai phương pháp đó là chọn giữa sấy khô trong không khí và sấy khô trong môi trường nitơ. Phụ thuộc vào cấp than, có thể có sự chênh lệch mang tính hệ thống giữa các kết quả thu được bằng cách sử dụng các phương pháp khác nhau trên các phần mẫu nhỏ của cùng một mẫu. Phương pháp sử dụng môi trường khí nitơ phù hợp với tất cả các loại than đá; phương pháp làm khô trong môi trường không khí chỉ phù hợp với loại than đá không bị ôxy hóa.
CHÚ THÍCH: Rất khó định nghĩa thuật ngữ "không bị ôxy hóa". Thông thường, than thuộc cấp biến tính rất cao (như than antraxit) không bị ôxy hóa dưới điều kiện mô tả trong tiêu chuẩn này. Đối với các loại than khác có thể kiểm tra xác nhận thông qua các thí nghiệm.
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).
TCVN 1693 (ISO 18283), Than đá và cốc - Lấy mẫu thủ công.
ISO 1231-2, Solid mineral fuels - Vocabulary - Part 2: Terms relating to sampling, testing and analysis (Nhiên liệu khoáng rắn - Từ vựng - Phần 2: Thuật ngữ liên quan đến lấy mẫu, thử nghiệm và phân tích).
ISO 11722, Solid mineral fuels - Hard coal - Determination of moisture in general analysis test sample by drying in nitrogen. (Nhiên liệu khoáng rắn - Than đá - Xác định hàm lượng ẩm trong mẫu thử phân tích chung bằng cách làm khô trong nitơ).
ISO 13909-1 : 2001, Hard coal and coke - Mechanical sampling - Part 1: General introduction. (Than đá và cốc - Lấy mẫu cơ giới - Phần 1: Giới thiệu chung).
ISO 13
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6257:1997 (ISO 1018 : 1975) về Than đá - Xác định độ ẩm lưu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 251:2007 (ISO 1953 : 1994) về Than đá - Phân tích cỡ hạt bằng sàng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 174:2011 (ISO 562:2010) về Than đá và cốc - Xác định hàm lượng chất bốc
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8620-2:2010 (ISO 5068-2:2007) về Than nâu và than non - Xác định hàm lượng ẩm - Phần 2: Phương pháp khối lượng gián tiếp xác định hàm lượng ẩm trong mẫu phân tích
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6015:2007 (ISO 5074:1994) về Than đá - Xác định chỉ số nghiền Hardgrove
- 1Quyết định 1637/QĐ-BKHCN năm 2019 hủy bỏ Tiêu chuẩn quốc gia về Than đá do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6257:1997 (ISO 1018 : 1975) về Than đá - Xác định độ ẩm lưu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 172:2007 (ISO 589 : 2003) về Than đá - Xác định độ ẩm toàn phần
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 251:2007 (ISO 1953 : 1994) về Than đá - Phân tích cỡ hạt bằng sàng
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1693:2008 (ISO 18283 : 2006) về Than đá - Lấy mẫu thủ công
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 174:2011 (ISO 562:2010) về Than đá và cốc - Xác định hàm lượng chất bốc
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8620-2:2010 (ISO 5068-2:2007) về Than nâu và than non - Xác định hàm lượng ẩm - Phần 2: Phương pháp khối lượng gián tiếp xác định hàm lượng ẩm trong mẫu phân tích
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6015:2007 (ISO 5074:1994) về Than đá - Xác định chỉ số nghiền Hardgrove
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 172:2019 về Than đá - Xác định hàm lượng ẩm toàn phần
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 172:2011 (ISO 589:2008) về Than đá - Xác định hàm lượng ẩm toàn phần
- Số hiệu: TCVN172:2011
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2011
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra